Vấn đề là đây là lần đầu tiên con virus này xuất hiện và thể hiện khả năng lây lan rất mạnh. Giới khoa học chưa có hiểu biết rõ ràng nhiều vấn đề về nó. Cụ thể chưa có sở cứ khoa học chính xác để khẳng định một số vấn đề sau:
- Tỷ lệ chết trên số người mắc là bao nhiêu. Nếu tính trên toàn cầu, tỷ lệ này đang khoảng 4,292 /118,926 =3,6%, nếu tính riêng Trung Quốc là 3,9%, Ý 6,2%, Iran 3,6%, Hàn Quốc 0,7%, Pháp 1,8%, Tây Ban Nha 2,1%, Mỹ 3,1%. Trong khi tỷ lệ chết của cúm mùa khoảng 0,1-0,2% (ở Mỹ). Nếu cụ cho rằng tỷ lệ chết vì Covid-19 cao vì chưa xét nghiệm hết, thì em cũng có thể nói: cúm mùa có xét nghiệm hết không, khi mà những người bị nhẹ nhiều khi hắt hơi sổ mũi qua loa thậm chí còn chả chịu uống thuốc chứ đừng nói đi khám. Vì thế ta cứ dựa vào số liệu chính thống của các chính phủ công bố thôi ạ.
- Tỷ lệ người mắc trên dân số nếu theo phương án self isolated cụ nói là bao nhiêu, khi tỷ lệ lên 5%, 10%, 15% dân số, gây áp lực lên hê thống y tế thì tỷ lệ chết có tăng lên không?
- Hiệu quả của miễn dịch cộng đồng như thế nào với virus này, có những virus thì miễn dịch cộng đồng rất có hiệu quả (ho gà, bại liệt, sốt rét v.v...) nhưng có những virus miễn dịch cộng đồng chả ăn thua gì ví dụ virus HIV. Đã có nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 được ghi nhận.
Và còn nhiều điều chưa chắc chắn nữa về con virus này...
Vậy đứng trước những điều chưa chắc chắn đó, có lựa chọn theo kiểu cẩn tắc vô áy náy cứ tìm hết cách ngăn nó lây lan, hi sinh một phần kinh tế, giáo dục, du lịch v.v... như Việt Nam, Trung Quốc, hoặc mềm dẻo self isolated như cách nói của cụ với các nước phương Tây.
Tuy nhiên có 1 sự khác biệt lớn trong 2 cách tiếp cận này là khả năng sửa sai. Ví dụ sau khi Âu Mỹ thí nghiệm thành công phương án mềm dẻo self isolated. Tỷ lệ người chết cũng không quá cao, virus cuối cùng cũng gây tác hại như cúm mùa mà thôi thì Việt Nam sẽ bảo: hay quá, cám ơn các anh Âu Mỹ đã chứng tỏ cho thế giới thấy con virus này không đang sợ, chúng ta lại mở cửa làm ăn, hút hít thôi. Học phí là khoảng 3-4 tháng đình trệ kinh tế. Nhưng lạy Chúa, nếu thí nghiệm của các anh Âu Mỹ sai thì sao? Lúc ấy các anh quay lại phương án siết chặt thế nào được nữa? Hậu quả cũng không thể tưởng tượng nổi cả về số người chết mà cả về kinh tế nữa cụ ạ.
Vì thế, cách tiếp cận thận trọng của Việt Nam trong điều kiện mình còn nghèo, hệ thống y tế còn yếu, khoa học còn hạn chế v.v.. là phù hợp. Việt Nam mình cũng chẳng yêu khoa học lắm nên không muốn làm thí nghiệm, còn các anh Âu Mỹ yêu khoa học từ xưa, muốn kiểm chứng giả thuyết và các hiểu biết của mình về Covid-19 thì cứ thoải mái, chúng em sẽ trật tự quan sát học hỏi và cám ơn các anh khi có kết quả thí nghiệm.
Nhưng mà vật thí nghiệm ở đây là ...