- Biển số
- OF-707721
- Ngày cấp bằng
- 15/11/19
- Số km
- 1,196
- Động cơ
- 115,671 Mã lực
- Tuổi
- 51
Phác đồ điều trị chuẩn là chẳng có phác đồ nào cả, đau (bệnh) đâu chữa đấy.! Chữa theo triệu chứng.Túm lại cụ nào biết giúp em nếu khỏe mạnh bình thường thì nhiễm cov19 có bị làm sao kh? Nếu chỉ hắt hơi xổ mũi nhức đầu sốt... Xong uống Paracetamol mấy hôm khỏi thì em chả sợ thằng cov19 này nữa. Tâm lý của em và gia đình đang là dính cov19 là nguy cơ lắm nên thấy sợ, mà sợ dễ sinh ra hoảng loạn đi trốn, đi tích đồ...
Cách chữa trị thông thường:
Ăn nghỉ điều độ.
Uống kháng sinh phòng bội nhiễm VK khác .
Theo dõi biến chứng.
Tăng Thể lực, người đề kháng tốt sẽ dễ phục hồi hơn.
Dù có thuốc men, máy móc tốt hỗ trợ , cộng Bác sĩ kinh nghiệm ( gs là đương nhiên) vẫn có khả năng biến chứng nặng.
Những điều trên chỉ có tính lý thuyết và thiên hướng tốt, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi nhưng không tuyệt đối.
Thực tế TQ, đã có 82 % vẫn qua khỏi. Các dữ liệu sơ bộ cho thấy COVID-19 gây triệu chứng nhẹ ở 82% bệnh nhân, số còn lại 18% bị nặng hoặc nguy kịch, trong đó 2- 4 % tử vong (tỉ lê tương đối tùy theo mỗi nước). Ở Ý chết nhiều đa phần từ 80-95 tuổi, VN tuổi đó bt cũng đi rồi không cần dịch.
Em thấy tử vong khoảng 2-3 % còn khó hơn trúng số đề mà tập trung người trên 70 tuổi, không phải lo. Em chả lo gì cả, nếu ai có dính còn theo xác xuất chọn 1/40, còn tính theo độ tuổi < 60 có khi chỉ 1/60. Tây nó chả sợ vì xác xuất chết nhỏ hơn các nguyên nhân khác là vì thế.
Ung thư VN 160000 ca/năm, chết 80000 ca, bq 6000 người tháng chả ai sợ. TNGT chết bq 8000 người/năm, bq 26 ngươi/ ngày cũng đâu ai lo lắng gì... nếu so với dịch cái nào nguy cơ hơn.
........................
WHO quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn:
Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi.
Không phải bệnh nhân nào cũng trải qua cả 3 giai đoạn, Có bệnh nhân chỉ bị giai đọan 1 hoặc 2.
Giai đoạn 1:
Theo giáo sư Matthew B.Frieman, ĐH Maryland (Mỹ) về bệnh COVID-19,
Virus corona chủng mới COVID-19 bám trên tế bào cơ thể người bị nhiễm và sinh sôi
Ngày đầu mới nhiễm, virus gắn chặt vào DNA của người như một tế bào bt, nó âm thầm bám vào các tế bào mô nên kệ miễn dịch của cơ thể không phát hiện ra, Và nó (Covid 19) âm thầm sinh sôi với số lượng ngày càng lớn. Khi đó Hệ miễn dịch của người bệnh vẫn không phát hiện, không có phản ứng và triệu chứng bệnh (là Giai đọan ủ bệnh nhưng vẫn lây nhiễm).
Sau đó, khi số lượng Virus tăng đủ lớn, nó bắt đầu tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào Cilia bảo vệ tế bào niêm dịch. Làm bệnh nhân ho, đau ngực, sốt.
Phổi Mất đi lớp tế bào Cilia bảo vệ tế bào niêm dịch, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập khiến nhiều bệnh nhân COVID-19 bị viêm cả hai lá phổi, đi kèm triệu chứng khó thở. Viêm phổi kẽ hai bên
Giai đoạn 2 :
Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khống chế Virus và khắc phục những tổn thương. Bình thường quá trình này chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus. Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ giết tất cả tế bào khác trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh của vật chủ làm "Bệnh nhân càng bị tổn thương hơn bởi chính hệ miễn dịch của họ. Các chất bẩn càng tích tụ trong phổi khiến tình trạng viêm thêm xấu đi", giáo sư Frieman giải thích.
Giai đoạn 3:
Tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp nặng và tử vong . Nếu bệnh nhân không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng như "tổ ong".
Và nó còn gây ra nhiều phá hoại nguy hiểm khác nữa.... có thể có những biến thể mới ngoài khả năng kiểm soát của con người, dù tương lai sẽ tìm ra thuốc khống chế nó.
Khi con người tìm ra được Vaccin thì Nó đã gây hậu quả cho Các nước rồi. Thế nên mới gọi là Đại Dịch.
Chỉnh sửa cuối: