[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
559
Động cơ
8,541 Mã lực
Tuổi
36
2 tác giả của cuốn sách này đã đạt giải Nobel về kinh tế 2024. Chỉ mất có 10 năm để thế giới chứng thực và công nhận nghiên cứa của các tác giả này.

C41D4F12-0005-498C-8506-6996E25038D8.png


EE420301-927D-494F-99F3-F51EC6F6BB3F.jpeg
 

beef mập

Xe buýt
Biển số
OF-809320
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
602
Động cơ
37,417 Mã lực
Nơi ở
Vietnam 🇻🇳
"Tại sao các quốc gia thất bại?" (Why Nations Fail) của Daron Acemoglu và James A. Robinson là một cuốn sách nghiên cứu sâu rộng về lý do tại sao một số quốc gia trở nên thịnh vượng, trong khi các quốc gia khác lại rơi vào nghèo đói và bất ổn.

Tóm tắt nội dung chính:

1. Lý thuyết chính: Thể chế kinh tế và chính trị:

Cuốn sách lập luận rằng sự thịnh vượng hay thất bại của các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào thể chế kinh tế và chính trị. Các quốc gia thịnh vượng là những quốc gia có thể chế bao trùm (inclusive), khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế. Trong khi đó, các quốc gia thất bại là những nước có thể chế bóc lột (extractive), nơi quyền lực tập trung vào tay một số ít người và các nguồn lực bị khai thác để phục vụ lợi ích cá nhân của nhóm nhỏ này.



2. Thể chế bao trùm vs. Thể chế bóc lột:

Thể chế bao trùm đảm bảo quyền sở hữu tài sản, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào hoạt động kinh tế, và xây dựng một hệ thống chính trị mở, với sự phân chia quyền lực và trách nhiệm.

Thể chế bóc lột tập trung quyền lực vào một nhóm nhỏ, thường ngăn cản người dân tham gia vào hoạt động kinh tế hoặc sử dụng quyền lực để khai thác tài nguyên thiên nhiên và người lao động.



3. Ví dụ lịch sử:

Acemoglu và Robinson sử dụng nhiều ví dụ lịch sử để minh họa cho lập luận của mình. Họ so sánh giữa Bắc và Nam Mỹ, giải thích sự khác biệt giữa Hoa Kỳ (nơi thể chế bao trùm phát triển) và các quốc gia Nam Mỹ như Peru hay Colombia (nơi thể chế bóc lột chiếm ưu thế).

Họ cũng bàn về các nền văn minh cổ đại, như La Mã và nhà nước thời phong kiến châu Âu, để chỉ ra rằng sự thay đổi về thể chế là yếu tố quyết định thành công hay thất bại.



4. Tầm quan trọng của thay đổi thể chế:

Cuốn sách nhấn mạnh rằng sự thay đổi thể chế (đặc biệt là chuyển từ thể chế bóc lột sang bao trùm) là điều kiện quan trọng để quốc gia có thể phát triển. Điều này thường đòi hỏi sự xáo trộn mạnh mẽ trong xã hội, như cách mạng hay cải cách chính trị sâu rộng.



5. Phản bác các lý thuyết khác:

Cuốn sách phản bác các lý thuyết truyền thống về sự phát triển quốc gia, chẳng hạn như lý thuyết địa lý (cho rằng vị trí địa lý quyết định thành công) hoặc văn hóa (cho rằng văn hóa và tín ngưỡng là yếu tố chính).




Kết luận:

Cuốn sách khẳng định rằng sự khác biệt về phát triển giữa các quốc gia không phải là điều tất yếu, mà có thể thay đổi thông qua việc xây dựng các thể chế chính trị và kinh tế bao trùm.
 

DurexSSL

Xe buýt
Biển số
OF-855596
Ngày cấp bằng
20/3/24
Số km
661
Động cơ
36,353 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Quân đội mạnh, ăn cướp chuyên nghiệp và bán vũ khí là con đường giàu mạnh và thống trị nhanh nhất

Ví dụ cụ thể trực quan: Các nước thực dân cũ, mới, đế quốc xâm chiếm thuộc địa, cướp tài nguyên, đô hộ người bản xứ, tạo ra chiến tranh, thi triển thực dân kiểu mới, bán vũ khí ...chỉ trong 500 năm đã trở thành top các quốc gia giàu mạnh nhất
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,791
Động cơ
500,031 Mã lực
Muốn cao hơn người khác thì phải treo lên cổ họ
 

dheIa

Xì hơi lốp
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,135
Động cơ
188,328 Mã lực
Quân đội mạnh, ăn cướp chuyên nghiệp và bán vũ khí là con đường giàu mạnh và thống trị nhanh nhất
...
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có quân đội mạnh, thành ăn cướp chuyên nghiệp và có vũ khí để bán!?
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
281
Động cơ
7,162 Mã lực
Tuổi
30
Cụ nào đọc rồi cho hỏi là trong quyển này nó có so sánh hay nhắc đến Achentina vs Hàn Quốc không ạ? Nếu có thì mai em sẽ đi kiếm về đọc.
 

Lã Phá Luân

Xe máy
Biển số
OF-826347
Ngày cấp bằng
14/2/23
Số km
96
Động cơ
1,456 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sự thịnh vượng của 1 quốc gia theo e có 2 yếu tố thôi:
1.là yếu tố con người, dân tộc nào thông minh, chăm chỉ thì khả năng sẽ thịnh vượng, còn dân tộc nào chỉ số thông minh thấp thì chắc chắn nghèo, dẫn chứng cụ thể là đất nước Nam Phi từ khi người da đen lên nắm quyền thì ngày càng nghèo đi
2. là yếu tố có môi trường hòa bình ổn định để phát triển

Còn thể chế nào cũng được miễn có 2 yếu tố trên là quốc gia đó thịnh vượng
 
Chỉnh sửa cuối:

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,307
Động cơ
269,045 Mã lực
Loanh quanh kiểu gì cũng lại quay về câu chuyện TB với XHCN
Tư bản với CNXH giờ giao thoa nhau theo bước tiến thời đại toàn cầu hóa rồi chứ không còn cực đoan đối chọi gay gắt như thời sơ khai nữa. Giờ mà còn tranh luận về vấn đề này e thấy quá nhàm chán rồi
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
281
Động cơ
7,162 Mã lực
Tuổi
30
Hây, em vừa download bản tiếng Anh về đọc ngay tắc lự, thấy là không hay lắm. Cái 2 ông này nhìn thấy và dùng để giải thích cho việc 1 quốc gia giàu hay nghèo ( là sự không không công bằng, tập trungtư liệu sản xuất vào số ít) thực ra chỉ là biểu hiện chứ không phải bản chất, thành ra mọi lập luận của 2 ngài mang tính chủ quan quá, đọc cứ như kiểu cố nhìn ra chỉ 1 đặc điểm của sự vật để mô tả toàn bộ sự vật vậy. Các ngài cũng chỉ cố gắng mô tả sự bất bình đẳng trong sở hữu tư liệu sản xuất theo lăng kính 1 màu của mình mà thôi. Nói chung thà lôi bộ Tư bản của ngài Các Mác ra đọc còn thấy thời sự và chân thực hơn.
Quyển này nói chung chả ảnh hưởng gì VN nên xuất bản đọc thoải mái, nhưng bên tàu thì chắc cấm.
 

kimdan

Xe hơi
Biển số
OF-326568
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
125
Động cơ
285,412 Mã lực
Bộ đôi tác giả Acemoglu và Robinson còn viết 1 cuốn sách nữa cũng khá nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế chính trị là "Economic Origins of Dictatorship and Democracy" in năm 2006 (Cambridge Univ Press) cố gắng phân tích để hiểu tại sao ... Cuốn đó in trước 6 năm cuốn sách thứ 2 vừa được dịch sang tiếng Việt.
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
281
Động cơ
7,162 Mã lực
Tuổi
30
Một tài liệu cố gắng so sánh 2 thể chế kinh tế - chính trị để giải thích cho nước giàu, nước nghèo. Nếu được hỏi là tại sao thể chế của mẽo quốc và Philipine giống nhau mà không giàu như nhau thì 2 ngài ấy sẽ đưa ra việc Phi tham nhũng hơn, bầu cử gian lận nhiều hơn - chấm hết - các ngài ấy sẽ không cho biết tại sao nó lại như thế. Các ngài ấy dẫn đề quyển sách bằng câu chuyện biểu tình lật đổ chính phủ ở Ai Cập rồi kết cho cái dẫn đề ấy là Ai Cập nghèo vì bất bình đăng do đó có cách mạng nhưng rồi vẫn nghèo ... chơ vơ và lạc đề vãi chưởng.

Em đọc để xem có giải thích vì sao Hàn Quốc tập trung tư liệu sx cho các gia đình cha bòn ở mức độ cao lại phát triển hơn Achentina tự do luân chuyển vốn và khá bình đẳng rất nhiều ... thì lại không thấy có.

Tác phẩm này chả hiểu sao được giải Noben??? Chắc là do nó có mô tả nhiều (dù chỉ là biểu hiện) về các tội ác của thực dân châu âu, cái nhìn mà các ngài phát giải noben chưa quen nên thấy tác phẩm có tính đột phá chăng? Cái này thì với dân của nước ngọn cờ đầu đứng lên phá bỏ thực dân như nước ta thì nó tầm thường quá.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,671,183 Mã lực
Cuốn này nó ra đời cũng lâu rồi. Em nhớ hồi đó là 3 bên dịch để đăng ký in sách tại Việt Nam.

Ban đầu em có dự mấy buổi sem và giới thiệu bản dịch của ông Quang A.

Đọc bản dịch đó hơi khó hiểu vì nhiều thuật ngữ đưa vào TV nó mới, với dẫu sao bác ý không hoàn toàn là dân kinh tế học. Đọc nguyên bản còn dễ hiểu hơn.

Về trình bày và phân tích, sao các cụ không nghĩ theo hướng là các tác giả đã có đâỳ đủ các yếu tố tạo nên một quốc gia trong tay. Họ đang thử lắp ghép và thay đổi trọng số để khớp với thực tế nhất?
 

X_axe

Xe buýt
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
828
Động cơ
6,401 Mã lực

X_axe

Xe buýt
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
828
Động cơ
6,401 Mã lực
Thêm một số thông tin về tranh luận của Ngân hàng thế giới "Thể chế quan trọng đối với phát triển và thịnh vượng, bây giờ điều đó càng đúng"

Institutions matter for growth and prosperity, today more than ever

 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
184
Động cơ
479,629 Mã lực
Một tài liệu cố gắng so sánh 2 thể chế kinh tế - chính trị để giải thích cho nước giàu, nước nghèo. Nếu được hỏi là tại sao thể chế của mẽo quốc và Philipine giống nhau mà không giàu như nhau thì 2 ngài ấy sẽ đưa ra việc Phi tham nhũng hơn, bầu cử gian lận nhiều hơn - chấm hết - các ngài ấy sẽ không cho biết tại sao nó lại như thế. Các ngài ấy dẫn đề quyển sách bằng câu chuyện biểu tình lật đổ chính phủ ở Ai Cập rồi kết cho cái dẫn đề ấy là Ai Cập nghèo vì bất bình đăng do đó có cách mạng nhưng rồi vẫn nghèo ... chơ vơ và lạc đề vãi chưởng.

Em đọc để xem có giải thích vì sao Hàn Quốc tập trung tư liệu sx cho các gia đình cha bòn ở mức độ cao lại phát triển hơn Achentina tự do luân chuyển vốn và khá bình đẳng rất nhiều ... thì lại không thấy có.

Tác phẩm này chả hiểu sao được giải Noben??? Chắc là do nó có mô tả nhiều (dù chỉ là biểu hiện) về các tội ác của thực dân châu âu, cái nhìn mà các ngài phát giải noben chưa quen nên thấy tác phẩm có tính đột phá chăng? Cái này thì với dân của nước ngọn cờ đầu đứng lên phá bỏ thực dân như nước ta thì nó tầm thường quá.
Các giải Nobel về xã hội ( kính tế, văn học, hoà bình _) những năm gần đây đã bị chính trị hóa
Đặc biệt là giải hòa bình
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top