- Biển số
- OF-489283
- Ngày cấp bằng
- 17/2/17
- Số km
- 8,142
- Động cơ
- 82,962 Mã lực
Tuổi thơ cả nước đói mà có sắn ăn độn là ngon rồi. Ăn độn toàn sắn khô chứ không có sắn tươi mấy. Thỉnh thoảng được bữa lá sắn luộc ăn cũng được!
Món này em thích ăn ạ. Bố em hay nấu món này ngon ạ.Thi thoảng em nằm mơ được ăn món củ chuối nấu giả cầy
Ngộ độc xyanua ạEm cũng ko rõ trong củ sắn có chất gì mà hồi nhỏ mọi người bảo dễ bị say???
Hồi bé thì mẹ em hay nói ăn cơm lót dạ mới đc ăn sắn ko bị say, có cụ mợ nào say sắn ko ạ???
Hồi nhỏ mẹ hay bảo chúng em ăn cơm no mới được ăn sắn ko là say. Nên nhiều khi cũng ko dám ăn món này
Củ sắn bây giờ chế biến được nhiều món xôi,chè, hấp......chẳng biết có độc tố khi ăn sắn ko nhưng e thấy ngon ah!!!!
Thời tiết hơi se lạnh của tiết trời mùa thu lại thèm món xôi sắn
Hạt xôi mọng dẻo , sắn bở bùi bùi, hành lá thơm thơm, mỡ nước ngầy ngậy. Chỉ thế thôi không hành phi, dừa nạo, không giò, không chả, không ruốc, không thịt kho trứng rán, lạp sườn
Nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng hoà hợp cả về màu sắc, về vị, về hương. Đơn giản nhưng có sự khác biệt với các loại xôi của Hà nội như xôi ngô, xôi lúa, xôi xéo, xôi lạc, xôi đỗ đen, đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò, xôi trắng, thứ xôi sắn ngày xưa, thứ xôi mà thường xuất hiện khi mùa thu, đông đến. Trời rét, mưa phùn ăn gói xôi sắn nóng hổi thật tuyệt.bà Ngoại e hay làm ạ
Sắn là củ mì chứ cụ, củ mài là loại củ khác.Vì sắn tươi có nồng độ Xyanua nhẹ.
Sắn tươi cũng có nồng độ Aldehit và Fetamenol nhẹ.
Cho nên các cụ ta thường đào củ sắn (củ mài) lên, rồi phơi khô dưới nắng 1 vài ngày cho hả hết các độc tố mới chế biến ăn và/hoặc cho gia súc ăn. Chứ vừa móc dưới đất lên ăn ngay là ngộ độc, nhẹ thì hoa mày chóng mặt, nặng thì đi viện cấp cứu.
Dẻo luộc nhiều nước chút dặm tí muối nó trong, xong cầm lõi rút cái chấm đường đẫy mồm ăn nó ngọt lại có vị mặn đã lắm cụ ạLoại dẻo xong cho lên cột nhà dùng cán dao đập đập cho nó mềm ra ăn ạ. Cháu cũng ko thích ăn sắn bở vì nghẹn
Tinh bột bao gồm 2 thành phần là amylopectin (đa đường mạch phân nhánh) và amylose (đa đường mạch thẳng). Hàm lượng amylopectin càng lớn thì tinh bột càng dẻo (do dễ bị gelatin hoá) và dễ tiêu hoá trong ruột non hơn nhưng cũng dễ làm tăng đường (glucose) trong máu và tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Hàm lượng amylopectin trong tình bột sắn từ khoảng 60-85% trong loại củ bở và trên 85% trong loại củ dẻo.Sắn giờ lai tạo nhiều để bở hơn .
Ngay như bí đỏ, khoai môn , khoai tây giờ luộc kỹ tý là nhừ
Ngày xưa thì phải ninh
Em cũng ko rõ trong củ sắn có chất gì mà hồi nhỏ mọi người bảo dễ bị say???
Hồi bé thì mẹ em hay nói ăn cơm lót dạ mới đc ăn sắn ko bị say, có cụ mợ nào say sắn ko ạ???
Hồi nhỏ mẹ hay bảo chúng em ăn cơm no mới được ăn sắn ko là say. Nên nhiều khi cũng ko dám ăn món này
Củ sắn bây giờ chế biến được nhiều món xôi,chè, hấp......chẳng biết có độc tố khi ăn sắn ko nhưng e thấy ngon ah!!!!
Thời tiết hơi se lạnh của tiết trời mùa thu lại thèm món xôi sắn
Hạt xôi mọng dẻo , sắn bở bùi bùi, hành lá thơm thơm, mỡ nước ngầy ngậy. Chỉ thế thôi không hành phi, dừa nạo, không giò, không chả, không ruốc, không thịt kho trứng rán, lạp sườn
Nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng hoà hợp cả về màu sắc, về vị, về hương. Đơn giản nhưng có sự khác biệt với các loại xôi của Hà nội như xôi ngô, xôi lúa, xôi xéo, xôi lạc, xôi đỗ đen, đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò, xôi trắng, thứ xôi sắn ngày xưa, thứ xôi mà thường xuất hiện khi mùa thu, đông đến. Trời rét, mưa phùn ăn gói xôi sắn nóng hổi thật tuyệt.bà Ngoại e hay làm ạ
Có 2 loại sắn, sắn đỏ và sắn xanh, đỏ thì ăn thoải mái, xanh thì dễ bị say (ngộ độc) và cũng ko ngon như sắn đỏ.Cả tuổi thơ của em gắn liền với sắn và đây là triệu chứng
Triệu chứng say sắn, ngộ độc sắn xuất hiện sau khi ăn sắn với những biểu hiện như đau đầu, buồn rã chân tay, đau bụng,... Nguyên nhân là do trong sắn có chứa chất acid cyanhydric gây ngộ độc và thậm chí có thể tử vong nếu dung nạp với một lượng lớn.
Ăn sống đc nhưng chỉ làm vài miếng thôi. Làm j có cái rễ xoan nào xiên vào củ sắn, cụ lại nghe đồn rồisắn ăn sống sao được mợ
Củ sắn bị rễ xoan chọc vào thì luộc chín ăn khi đói vẫn ngộ độc mợ nhé
Các glucoside sinh xyanua tập trung ở vỏ (5-10 lần cao hơn ở ruột) nên động tác lột bỏ vỏ đã giúp giảm đáng kể các glucoside này. Do enzyme linamarase (có nhiều hơn ở phần ruột củ) xúc tác quá trình thủy phân glucoside thành cyanohydrin bị bất hoạt và biến tính khi nhiệt độ trên 72 độ C nên khi luộc sắn tới 100 độ C thì phản ứng tạo cyanohydrin bị dừng lại, làm HCN không tiếp tục sinh ra, tuy nhiên lượng glucoside chưa bị thủy phân thì vẫn còn lại trong ruột củ sắn và khi vào trong cơ thể thì vẫn có khả năng gây ngộ độc.Hồi xưa sắn ( khoai mì) là bọn em ăn độn thay cơm , cứ lột vỏ xong rửa sạch là mang đi luộc , chẳng bao giờ say...Có lẽ sắn xưa khác với sắn nay phải ko các cụ mợ ?