Tài xe công thì họ ít có thời gian lên đây giãi bày. Các cụ đi xe nhỏ cứ chửi xả họ như đúng rồi. 1 cái xe nặng trên 30 tấn, dài tối thiểu 20m, nó chạy làm sao như cái xe full 7 người 2 tấn ngắn 5m được. Giờ các cụ thử nhảy lên cái xe 2 bánh pcx chở 3 người lớn 60kg đằng sau rồi lạng lách ở tốc độ 50km xem nó có dễ ko. Bth tài xe công vào cua mà nhanh 1 chút đã lật rồi. Lí do mà họ hay bò làn trái em nghĩ là để giảm thiểu rủi ro. Nếu bám sát gpc thị họ chỉ có 1 nguy cơ bị xe bé tạt đầu. Như trong vụ tai nạn trên nếu có gpc cứng thì có lẽ xe Ford ev chỉ bị văng vào gpc rồi văng ra hoặc xoay/lật và tỉ lệ chết người sẽ thấp hoặc gần như ko có do tốc độ va ko quá cao, phía trc và bên phải của làn xe công chạy ko có chướng ngại vật là 1 xe khác để có thể gây ra vụ chèn bánh rán. Nếu xe công có bẻ lái sang trái theo thói quen né chướng ngại vật thì đã có gpc cứng làm bia giảm tốc. Còn nếu họ cứ phăm² chạy làn trong như các cụ nói thì có 2 nguy cơ gây tai nạn thảm khốc. Nếu bị xe bên trái hay phải tạt, nếu đánh lái xử lý xe hoàn toàn có thể bị lật trái/phải, và chiếc thùng công không khác gì búa tạ đập xuống các xe khác đang chạy song² 2 bên hông xe. Chưa kể khi lật xe xoay ngang chắn hoàn toàn các làn còn lại gây tắc nghẽn gt nghiêm trọng, thiệt hại kte còn lớn gấp nhiều lần.
Trở lại vụ tai nạn: xe công đi đúng làn và đúng tốc độ cho phép. Xe con vào nhánh vượt nhưng ko đủ khoảng cách và điều kiện, vượt ẩu nên tai nạn xảy ra. Giả dụ như 1 vài cụ muốn dìm tài công đi tù là xe công rà phanh nhường. Trong trường hợp xe Ford ev chạy lọt, còn xe công có thể bị xe khác húc từ đằng sau. 2 xe hư hỏng, còn cái kẻ vượt ẩu thì thoát, như thế có công bằng ko? Và cái kẻ vượt ẩu kia theo thói quen 1 lần, 2 lần, n lần vượt ẩu đc thì ở lần n+ nó sẽ gây thảm họa. Và ông tài trong bài có vẻ như đã có lần thứ n+1 nhưng ko còn lần sau nữa. Cho nên em hoàn toàn ủng hộ tài xe công trong vụ việc trên.