[Funland] Tắc đường và quy hoạch đô thị: Hà Nội, Tp. HCM nên phát triển đô thị theo chiều rộng (dispersed city) hay đô thị nén (compacted city)?

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Không làm đc thì thuê chuyên gia nc ngoài, như các khu cn do Singapore thiết kế đấy. Loay hoay mãi thì tìm cách khác.
Thấy bàn ra bàn vào cuối cùng càng rối rắm.

Đi tắt đón đầu là thế chứ còn gì nưa.Châu Âu Mĩ kinh nghiệm cả mấy trăm năm rồi. Để cho mấy ông sinh viên kĩ sư XD, Kiến trúc quoanh năm chơi AOE, HL thiết kế thì có vứt.

Như Vin đấy, mua công nghệ xe Đức cũng là đi tắt đón đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

ntvinh1602

Xe buýt
Biển số
OF-79148
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
648
Động cơ
424,530 Mã lực
Bài toán ở HN và HCM hiện tại cơ bản là chưa có high capacity public transport như metro thôi. Có rồi thì tự khắc bất động sản và thói quen sinh hoạt của cư dân sẽ thay đổi. Chả phải bàn nhiều. Về cơ bản quy hoạch metro như đã phê duyệt là thấy đi đúng hướng rồi. Còn bao giờ tới đích thì chịu, nhưng chắc khá lâu. Cũng không quan trọng, đô thị là dài hạn, nhiều thế hệ đời người. Cứ đi đúng cái đã là được.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,974
Động cơ
634,671 Mã lực
Vấn đề lớn nhất của QH VN nằm ở chỗ QH để bán đất chứ ko phải QH để phát triển:
Bất cứ một mô hình nào khi quá lớn thì cần phải tách nhỏ ra để dễ kiểm soát. Nên thay vì phình lớn, phát triển cái đang có thì người ta sẽ lập khu mới và liên thông với khu cũ bằng các trục đường chính, cao tốc, ... Các tuyến này đều cần tốc độ lưu thông cao nên hạn chế nhánh rẽ, hai bên là cây xanh, tuyệt ko có nhà cửa buôn bán gì ráo.
Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì khi xây dựng các tuyến đường liên kết thì tuyền làm theo kiểu nhà mặt phố dẫn đến ăn ở buôn bán dọc các trục này còn đông hơn trong khu vực chính nên gây ra tắc nghẽn.

Một vấn đề nữa là những đường cong mềm mại:
Khoảng năm 200x (em ko nhớ chính xác lắm) Tp HCM xây dựng tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời cũng thay thế một loạt các cây cầu giao cắt với tuyến đường này. Cụ thể là nâng cao độ cầu để tuyến HS TS có thể di chuyển dưới cầu. Một loạt các cây cầu đều thực hiện như vậy. Chỉ duy nhất cầu Lê Văn Sỹ là làm xong mà cao độ vẫn như cũ nên phải lắp đèn xanh đỏ ở đây. Cũng chả hiểu vì sao lại như vậy và cũng đã có nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này nhưng cũng chìm vào quên lãng. Hiện nay tuyến HS TS cũng khá thông thoáng vào giờ cao điểm vì đi dưới cầu, không giao cắt với các trục đường chính nhưng riêng cái chỗ giao cắt với đường Lê Văn Sỹ thì tắc kinh hoàng.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Đô thị muốn nén gì thì nén, phải có hệ thống giao thông ngầm, chằng chịt như tổ kiến, mới tải được. Lúc đó trên mặt đất giảm tải đi nhiều thì mới cao tầng được.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,894
Động cơ
493,313 Mã lực
Chẳng có cái quy hoạch nào ngoài tiêu chí có lô đất là phang vào chung cư
 

Mieumieu

Xe đạp
Biển số
OF-700331
Ngày cấp bằng
17/9/19
Số km
30
Động cơ
96,692 Mã lực
Tuổi
34
Theo tưởng tượng của tôi thì hn và hcm nên quy hoạch phát triển ngược với bây giờ, thay vì "mở rộng" từ trung tâm ra vùng ven, thì ta quy hoạch và phát triển từ vùng ven vào trung tâm.
Mô hình sẽ là hệ thống xen kẽ kiểu như các bác vẽ hoa có nhiều cánh, nhiều tầng ấy. Vd "vẽ" quy hoạch một đóa hoa có 3 tầng (lớp) dân:
Các tầng dân cư vùng ven xa trung tâm nhất sẽ được quy hoạch xây dựng bài bản, độ nén cao theo hướng càng xa trung tâm mật độ cao hơn. Sau đó ta xen kẽ một "lớp" văn phòng, khu dịch vụ... giải quyết việc làm cho vùng ven và một phần "lớp" dân cư cận trung tâm.
"Lớp" dân cư cận trung tâm sẽ được quy hoạch nén ở xa trung tâm, và càng gần trung tâm thì mật độ càng thấp.
Giữa "lớp" dân cư cận trung tâm và vùng lõi cũng là một vùng quy hoạch dịch vụ, việc làm...quy mô lớn,ttạo việc làm cho dân vùng trung tâm và cận trung tâm.
Kết nối giữa 3 lớp dân cư sẽ là 3 vùng làm việc,và càng ở trung tâm, mật độ nén sẽ cao, bù lại thì khu vực cảnh quan cũng sẽ chiếm diện tích lớn.
Như vậy ta sẽ có:
Vùng xa nhất của tp sẽ có giá nhà rẻ, mật độ cực cao, cảnh quan tốt do tận dụng đất dự trữ giá rẻ. Vùng làm việc là các tỉnh xung quanh hoặc ngay tại tp.
Vùng cận trung tâm sẽ tập trung đa phần là người làm việc tại tp. Những người có điều kiện, thích thóanng đãng sẽ chọn vùng tầng thấp là vùng giáp lõi. Người ít đk hơn sẽ chọn khu mật độ cao xa trung tâm hơn.
Vùng trung tâm, lõi tp sẽ gần như phục vụ cho những người làm việc tại vùng lõi và cận trung tâm tp.
Các trường đh, nghề sẽ tập trung nhiều hơn ở "lớp" vùng cận trung tâm và vùng ven.
Xây dựng từ ngoài vào trong vì hiện giờ ngọai thành còn chỗ "thở". Nếu chậm vài năm nữa là cái giá phải trả cực đắt, khó có khả năng quy hoạch.
Một khi vùng ven ổn sẽ kéo giãn dân từ nội thành ra, hỗ trợ quy hoạch khu vực trung tâm.
Hiện nay thì vùng ven tp chả có cơ sở hạ tầng, việc làm tốt thì rất khó để giãn dân, hạn chế chiều đi vào trung tâm.
Chưa kể quy định "ngoại ô thì đất phải to, nhà phải rộng" khiến khu vực này càng nghèo nàn lụp xụp.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,675
Động cơ
562,279 Mã lực
Theo tưởng tượng của tôi thì hn và hcm nên quy hoạch phát triển ngược với bây giờ, thay vì "mở rộng" từ trung tâm ra vùng ven, thì ta quy hoạch và phát triển từ vùng ven vào trung tâm.
Mô hình sẽ là hệ thống xen kẽ kiểu như các bác vẽ hoa có nhiều cánh, nhiều tầng ấy. Vd "vẽ" quy hoạch một đóa hoa có 3 tầng (lớp) dân:
Các tầng dân cư vùng ven xa trung tâm nhất sẽ được quy hoạch xây dựng bài bản, độ nén cao theo hướng càng xa trung tâm mật độ cao hơn. Sau đó ta xen kẽ một "lớp" văn phòng, khu dịch vụ... giải quyết việc làm cho vùng ven và một phần "lớp" dân cư cận trung tâm.
"Lớp" dân cư cận trung tâm sẽ được quy hoạch nén ở xa trung tâm, và càng gần trung tâm thì mật độ càng thấp.
Giữa "lớp" dân cư cận trung tâm và vùng lõi cũng là một vùng quy hoạch dịch vụ, việc làm...quy mô lớn,ttạo việc làm cho dân vùng trung tâm và cận trung tâm.
Kết nối giữa 3 lớp dân cư sẽ là 3 vùng làm việc,và càng ở trung tâm, mật độ nén sẽ cao, bù lại thì khu vực cảnh quan cũng sẽ chiếm diện tích lớn.
Như vậy ta sẽ có:
Vùng xa nhất của tp sẽ có giá nhà rẻ, mật độ cực cao, cảnh quan tốt do tận dụng đất dự trữ giá rẻ. Vùng làm việc là các tỉnh xung quanh hoặc ngay tại tp.
Vùng cận trung tâm sẽ tập trung đa phần là người làm việc tại tp. Những người có điều kiện, thích thóanng đãng sẽ chọn vùng tầng thấp là vùng giáp lõi. Người ít đk hơn sẽ chọn khu mật độ cao xa trung tâm hơn.
Vùng trung tâm, lõi tp sẽ gần như phục vụ cho những người làm việc tại vùng lõi và cận trung tâm tp.
Các trường đh, nghề sẽ tập trung nhiều hơn ở "lớp" vùng cận trung tâm và vùng ven.
Xây dựng từ ngoài vào trong vì hiện giờ ngọai thành còn chỗ "thở". Nếu chậm vài năm nữa là cái giá phải trả cực đắt, khó có khả năng quy hoạch.
Một khi vùng ven ổn sẽ kéo giãn dân từ nội thành ra, hỗ trợ quy hoạch khu vực trung tâm.
Hiện nay thì vùng ven tp chả có cơ sở hạ tầng, việc làm tốt thì rất khó để giãn dân, hạn chế chiều đi vào trung tâm.
Chưa kể quy định "ngoại ô thì đất phải to, nhà phải rộng" khiến khu vực này càng nghèo nàn lụp xụp.
Ý tưởng của cụ sáng tạo nhưng e nghĩ có thể chưa thực tế lắm:
"Các tầng dân cư vùng ven xa trung tâm nhất sẽ được quy hoạch xây dựng bài bản, độ nén cao theo hướng càng xa trung tâm mật độ cao hơn.": Thực tế càng xa trung tâm sẽ càng khó thu hút dân, và văn phòng, đã chấp nhận ở xa thì người ta sẽ đòi hỏi nhà đất rộng, do vậy e sợ cả nhà đầu tư (xây dựng) và người dân sẽ ko có động lực xây/ở nhà cao tầng như ý đồ của nhà quy hoạch.
Ngoài ra văn phòng, doanh nghiệp có tính kết nối và tương tác lẫn nhau. Chính vì vậy tất cả các nước phát triển khu vực lõi của đô thị (CBD) đều là nơi có mật độ nén cao và là nơi hầu hết các doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu xây thành 3 vùng như cụ thì rất khó cho việc tập trung kinh doanh, ví dụ như DN đặt ở vùng ven xa phía Đông giao dịch với DN vùng ven xa phía Tây,... việc kết nối, giao dịch sẽ cực kỳ tốn kém về thời gian di chuyển...
 

newmtc

Xe điện
Biển số
OF-194599
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
2,108
Động cơ
345,208 Mã lực
Theo e quy hoạch kiểu bàn cờ như thời Pháp là chuẩn, sau này ta quy hoạch theo kiểu Nga đường vành đai và hướng tâm nhưng số lượng đường quá ít lại chậm hoàn thành nên ko đáp ứng được yêu cầu
tỉ lệ đường / dân số quá ít thì kiểu gì cũng chết cụ nhỉ ? chưa kể đi láo nháo!
 

newmtc

Xe điện
Biển số
OF-194599
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
2,108
Động cơ
345,208 Mã lực
Theo tưởng tượng của tôi thì hn và hcm nên quy hoạch phát triển ngược với bây giờ, thay vì "mở rộng" từ trung tâm ra vùng ven, thì ta quy hoạch và phát triển từ vùng ven vào trung tâm.
Mô hình sẽ là hệ thống xen kẽ kiểu như các bác vẽ hoa có nhiều cánh, nhiều tầng ấy. Vd "vẽ" quy hoạch một đóa hoa có 3 tầng (lớp) dân:
Các tầng dân cư vùng ven xa trung tâm nhất sẽ được quy hoạch xây dựng bài bản, độ nén cao theo hướng càng xa trung tâm mật độ cao hơn. Sau đó ta xen kẽ một "lớp" văn phòng, khu dịch vụ... giải quyết việc làm cho vùng ven và một phần "lớp" dân cư cận trung tâm.
"Lớp" dân cư cận trung tâm sẽ được quy hoạch nén ở xa trung tâm, và càng gần trung tâm thì mật độ càng thấp.
Giữa "lớp" dân cư cận trung tâm và vùng lõi cũng là một vùng quy hoạch dịch vụ, việc làm...quy mô lớn,ttạo việc làm cho dân vùng trung tâm và cận trung tâm.
Kết nối giữa 3 lớp dân cư sẽ là 3 vùng làm việc,và càng ở trung tâm, mật độ nén sẽ cao, bù lại thì khu vực cảnh quan cũng sẽ chiếm diện tích lớn.
Như vậy ta sẽ có:
Vùng xa nhất của tp sẽ có giá nhà rẻ, mật độ cực cao, cảnh quan tốt do tận dụng đất dự trữ giá rẻ. Vùng làm việc là các tỉnh xung quanh hoặc ngay tại tp.
Vùng cận trung tâm sẽ tập trung đa phần là người làm việc tại tp. Những người có điều kiện, thích thóanng đãng sẽ chọn vùng tầng thấp là vùng giáp lõi. Người ít đk hơn sẽ chọn khu mật độ cao xa trung tâm hơn.
Vùng trung tâm, lõi tp sẽ gần như phục vụ cho những người làm việc tại vùng lõi và cận trung tâm tp.
Các trường đh, nghề sẽ tập trung nhiều hơn ở "lớp" vùng cận trung tâm và vùng ven.
Xây dựng từ ngoài vào trong vì hiện giờ ngọai thành còn chỗ "thở". Nếu chậm vài năm nữa là cái giá phải trả cực đắt, khó có khả năng quy hoạch.
Một khi vùng ven ổn sẽ kéo giãn dân từ nội thành ra, hỗ trợ quy hoạch khu vực trung tâm.
Hiện nay thì vùng ven tp chả có cơ sở hạ tầng, việc làm tốt thì rất khó để giãn dân, hạn chế chiều đi vào trung tâm.
Chưa kể quy định "ngoại ô thì đất phải to, nhà phải rộng" khiến khu vực này càng nghèo nàn lụp xụp.
Vụ T3 nội bài bị khó vì đất trục đó giờ đắt quá rồi!
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,482
Động cơ
115,497 Mã lực
Lý luận này để anh Vượng xây 50 tầng ở Giảng võ, hay là anh nào đó đập ga Hàng cỏ đi xây cao tầng đây mà! Nén thế thì sang Gia Lâm, Đông Anh, vào Hà Tây cũ mà nén. Thôi, lý luận lằng nhằng chẳng qua thèm mấy miếng đất vàng trung tâm chứ có tốt đẹp gì đâu.
Cụ chuẩn. Lại đội lái vào tạo dư luận ấy chứ gì. Học thuyết đô thị nén của Thú Dê bao năm bị chửi thối mặt giờ lại moi lên à? Ấy nhưng mà khả năng theo chiều nén cao lắm đấy. Nén thế mới nhanh bán được đất vàng, mới dễ làm ra thành tích kinh tế, tăng trưởng GDP, lại chỉ cần loanh quanh 1-2 nhiệm kỳ là có thể hái "thành quả". Nhà đầu tư xây nhà cao vút cũng dễ thanh khoản, quay vòng tiền nhanh. Nhà thầu có công có việc không ngơi tay. Anh em trên cao dưới thấp người được danh được thành tích, kẻ được chấm được mút. Tất cả các bên cùng vui, cùng vỗ tay vào, cùng nhào cùng đẩy.

Chứ giờ làm các quyết sách hạ tầng lâu dài, ví như xây khu đô thị mới hiện đại xa trung tâm cũ, xây đường xá to đẹp thì xin tiền các cụ gãy lưỡi, mà có khi cũng không có mà cho, mút mùa mới hồi vốn, lại dễ ăn đấu tố. Cứ cho là có tâm có tầm quyết chí làm, nhưng phải 4-5 nhiệm kỳ giữ gìn bảo vệ chủ trương, may ra mới thấy thắng lợi, mà ông sau lên chẳng nghĩ như mình, nó lại phá nát bét ra thì xôi không oản cũng không.

Thôi, bao năm thuê Tây thuê Nhật quy hoạch rồi có ra gì đâu, có đi đến đâu đâu. Thôi, lại nén thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,319
Động cơ
137,315 Mã lực
Đầu năm mới e xin mời các cụ tranh luận xem giải pháp nào cho việc phát triển đô thị tại các Tp lớn tại Việt Nam như HN, HCM ... Bài viết hơi dài nhưng e nghĩ cũng chưa thể phân tích được hết vấn đề, rất mong nhận được đóng góp của các cụ...:)
-----------------------------------------------

Trong 10-15 năm gần đây, chúng ta có 1 quan điểm phổ biến dãn dân ra khỏi khu vực trung tâm là giải pháp để giải quyết tắc đường, quá tải hạ tầng đô thị, bản chất là cách tiếp cận phát triển đô thị theo chiều rộng "dispersed city" đối lập với cách tiếp cận phát triển đô thị nén "compact city". Tuy nhiên, nhìn lại những gì đạt được e nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quan điểm này.

Quan sát hiện tượng tắc đường ở các đô thị lớn như HN, HCM chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Về thời gian: Tập trung vào giờ cao điểm, sáng đi làm và chiều tan sở
- Về địa điểm: Tập trung tại các trục giao thông hướng tâm vào trung tâm TP, trong đó: Sáng thì tắc chiều vào, chiều thì tắc chiều ra.
- Tắc đường ngày càng lan rộng, cùng với sự mở rộng của TP, tắc từ khu trung tâm nay lan rộng, đặc biệt ở các khu tiếp giáp trung tâm.
Cụ nói sao chứ riêng về phần Tp HCM và cái đoạn bôi đen thì em không đồng ý lắm. Tp HCM chỗ nào mà đông thì đông từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời gần mọc lần nữa nha cụ, chứ không có cái khoản cao điểm đâu, giữa trưa nắng nó vẫn tắc.
 

Mieumieu

Xe đạp
Biển số
OF-700331
Ngày cấp bằng
17/9/19
Số km
30
Động cơ
96,692 Mã lực
Tuổi
34
Ý tưởng của cụ sáng tạo nhưng e nghĩ có thể chưa thực tế lắm:
"Các tầng dân cư vùng ven xa trung tâm nhất sẽ được quy hoạch xây dựng bài bản, độ nén cao theo hướng càng xa trung tâm mật độ cao hơn.": Thực tế càng xa trung tâm sẽ càng khó thu hút dân, và văn phòng, đã chấp nhận ở xa thì người ta sẽ đòi hỏi nhà đất rộng, do vậy e sợ cả nhà đầu tư (xây dựng) và người dân sẽ ko có động lực xây/ở nhà cao tầng như ý đồ của nhà quy hoạch.
Ngoài ra văn phòng, doanh nghiệp có tính kết nối và tương tác lẫn nhau. Chính vì vậy tất cả các nước phát triển khu vực lõi của đô thị (CBD) đều là nơi có mật độ nén cao và là nơi hầu hết các doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu xây thành 3 vùng như cụ thì rất khó cho việc tập trung kinh doanh, ví dụ như DN đặt ở vùng ven xa phía Đông giao dịch với DN vùng ven xa phía Tây,... việc kết nối, giao dịch sẽ cực kỳ tốn kém về thời gian di chuyển...
Tôi ko bk hn thế nào, nhưng ở sg vùng ven là giáp các tỉnh, thì bên phía các tỉnh tập trung kcn và dân sống nhộn nhịp lắm. Tôi ghi rõ khu vùng ven thì dân họ sẽ làm việc ở các tỉnh và một phần ở tp.
Có rất nhiều người hàng ngày đi từ tỉnh vào tp làm việc, và ngựơc lại. Bao quanh hcm là rất nhiều kcn của đô thị vùng. Chỉ cần có quy hoạch dân cư bài bản, đủ tiện ích thì sẽ hút dân nội ô và dân tỉnh tập trung về.
So với các nước phát triển trước trăm năm thì rất khó. Đa phần họ xây mới hoàn toàn trên vùng trắng, hoặc họ có tầm nhìn quy hoạch rất tốt. Còn tình trạng vn hiện nay là như mèo mửa rồi. Nên nếu muốn làm từ trong ra ngòai cực khó, đồng thời ko đủ nội lực. Mà chỗ nào khó thì nên làm sau khi ta đủ kinh nghiệm và tiền bạc.
Cứ tư tưởng trung tâm phải đẹp hơn ngọai thành thì đương nhiên ngọai thành sẽ đổ vào trung tâm, sông chết vào bằng đk rồi. Muốn giãn dân thì phải có "bằng chứng" cho họ xem là nơi đó đầy đủ việc làm, tiện ích... thậm chí phải hơn trung tâm hiện taị. Chứ cái j cũng ôm vào trung tâm, khu ngọai thàmh như ổ chuột..... rồi hô hào suông và dùng vũ lực thì ai phục.
 
Chỉnh sửa cuối:

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Đầu năm mới e xin mời các cụ tranh luận xem giải pháp nào cho việc phát triển đô thị tại các Tp lớn tại Việt Nam như HN, HCM ... Bài viết hơi dài nhưng e nghĩ cũng chưa thể phân tích được hết vấn đề, rất mong nhận được đóng góp của các cụ...:)
-----------------------------------------------

Trong 10-15 năm gần đây, chúng ta có 1 quan điểm phổ biến dãn dân ra khỏi khu vực trung tâm là giải pháp để giải quyết tắc đường, quá tải hạ tầng đô thị, bản chất là cách tiếp cận phát triển đô thị theo chiều rộng "dispersed city" đối lập với cách tiếp cận phát triển đô thị nén "compact city". Tuy nhiên, nhìn lại những gì đạt được e nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quan điểm này.

Quan sát hiện tượng tắc đường ở các đô thị lớn như HN, HCM chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Về thời gian: Tập trung vào giờ cao điểm, sáng đi làm và chiều tan sở
- Về địa điểm: Tập trung tại các trục giao thông hướng tâm vào trung tâm TP, trong đó: Sáng thì tắc chiều vào, chiều thì tắc chiều ra.
- Tắc đường ngày càng lan rộng, cùng với sự mở rộng của TP, tắc từ khu trung tâm nay lan rộng, đặc biệt ở các khu tiếp giáp trung tâm.

Như vậy, dường như mục đích dãn dân theo hướng phát triển đô thị theo chiều rộng đã không mang lại kết quả mong đợi. Đây cũng là tình trạng mà một số Tp lớn trên TG như Mumbai (Ấn Độ), Cairo (Ai Cập), Ryadh (Ả-rập Xê-út)... đang phải giải quyết.

Trên thực tế, chúng ta ai cũng muôn mua nhà gần chỗ làm việc để giảm bớt thời gian di chuyển, không mấy ai muốn đi làm xa cả. Nhưng sau 10-20 năm dãn dân, phần lớn công sở, các hoạt động kinh tế chính vẫn diễn ra ở khu vực trung tâm trong khi quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm đã làm nguồn cung nhà ở khu vực lõi ngày càng hạn chế, đẩy giá nhà trung tâm cao ở mức khó tiếp cận đối với đại đa số cư dân đô thị. Do vậy, dù muốn phần lớn người dân vẫn phải ra các khu xa để sinh sống, quãng đường di chuyển hàng ngày của họ ngày càng bị kéo dài hơn, sáng từng dòng người vẫn ùn ùn vào trung tâm đi làm và chiều lại ùn ùn kéo ra.

Để giải quyết tắc đường ai cũng biết cần phải phát triển GTCC, trong đó xương sống là hệ thống đường sắt đô thị vận chuyển khối lượng lớn. Nhưng với độ dàn trải của đô thị như hiện nay, đầu tư hạ tầng GTCC sẽ đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ và không biết bao giờ hoàn thiện được. Lấy Hà Nội làm vd, phải mất hơn 10 năm với gần 2,4 tỷ USD mới sắp hoàn thiện được 2 tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài khoảng 32km (16km/tuyến) nhưng mới chỉ giải quyết được 2 trục hướng tâm là Nhổn-Ga HN, và Cát Linh – Hà Đông. Với việc dân ở dàn trải như HN, theo quy hoạch sẽ cần ít nhất là 8 tuyến với chiều dài hơn 300km, gấp 10 lần quy mô hiện nay mới đáp ứng được việc kết nối GTCC 1 cách hoàn chỉnh cho Hà Nội, đó mới là GTCC,chưa nói đến các hạ tầng công cộng khác...

Con số đó cho thấy không biết bao giờ những Tp lớn như Hà Nội, với việc tiếp tục mở rộng kiểu vết dầu loang như hiện nay, mới giải quyết cơ bản được vấn đề tắc đường, quá tải đô thị.
Cụ dùng từ "chúng ta" ở đây là ai ? Éo phải em nhé.
Bàn về 1 vấn đề khoa học với một tư duy khối C, em thật. Vứt mệ mấy mớ lý luận dài dòng đi.

Để giải quyết vấn đề quy hoạch, chỉ cần 3 yếu tố căn bản.
1. Ngăn ngừa được lợi ích cá nhân khi xây dựng quy hoạch.( Nắn quy hoạch theo lợi ích cá nhân)
2. Cân bằng lợi ích khi xây dựng hoạch, triển khai và khai thác. Có thể sửa hiến pháp( nếu cần) để đảm bảo lợi ích mặt tiền khi làm xong hạ tầng( đường xá) thuộc về nhà nước để bù đắp chi phí xây dựng.
3. Xây dựng hệ thống các chỉ số tiêu chuẩn ( chỉ cần tham khảo các nước phát triển theo dòng thời gian). Ví dụ hệ số diện tích lưu thông/tổng diện tích đô thị (nén hoặc ko nén sẽ có hệ số khác nhau)........
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,675
Động cơ
562,279 Mã lực
Cụ dùng từ "chúng ta" ở đây là ai ? Éo phải em nhé.
Bàn về 1 vấn đề khoa học với một tư duy khối C, em thật. Vứt mệ mấy mớ lý luận dài dòng đi.

Để giải quyết vấn đề quy hoạch, chỉ cần 3 yếu tố căn bản.
1. Ngăn ngừa được lợi ích cá nhân khi xây dựng quy hoạch.( Nắn quy hoạch theo lợi ích cá nhân)
2. Cân bằng lợi ích khi xây dựng hoạch, triển khai và khai thác. Có thể sửa hiến pháp( nếu cần) để đảm bảo lợi ích mặt tiền khi làm xong hạ tầng( đường xá) thuộc về nhà nước để bù đắp chi phí xây dựng.
3. Xây dựng hệ thống các chỉ số tiêu chuẩn ( chỉ cần tham khảo các nước phát triển theo dòng thời gian). Ví dụ hệ số diện tích lưu thông/tổng diện tích đô thị (nén hoặc ko nén sẽ có hệ số khác nhau)........
Cái này mới là thiết lập nguyên tắc khi làm QH thôi mà cụ, e thấy nó giống như ý kiến chỉ đạo chung chung kiểu trồng cây gì, nuôi con gì thôi. Cụ cụ thể thêm nữa đi
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Quy hoạch nén BCD (Business Center District) cũng rất hay, nhưng nên làm 1 thành phố mới từ đầu, sẽ đẹp hơn và rẻ hơn nhiều so với GPMB ở thành phố cũ.

VD như NYC thì họ quy hoạch khu Manhattan ngay từ đầu, dạng lưới chữ nhật (grid), kích thước các Avenues (trục Bắc-Nam) rộng khoảng 30m (100 feet), kích thước các con phố trục Đông-Tây (cross streets) rộng khoảng 18m (60 feet). Các Avenues (đại lộ trục Bắc-Nam) dài khoảng 10km.

Và hơn nữa họ phải quy hoạch khu công viên Central Park rất lớn làm lá phổi điều hòa cho khu nén. Làm khu nén mà không có khu công viên cây xanh bên cạnh thì chết nhục vì ô nhiễm, bức bí ko có chỗ thư giãn thiên nhiên, và rất tốn điện.

Triển khai khu nén trong đô thị cũ là không khả thi, vướng vấn đề GPMB rất phức tạp, ko ai giải quyết được; mâu thuẫn lợi ích cực lớn. Muốn làm cần 1 cái ô chữ nhật đất sạch kích thước khoảng 10-20km2 (rộng 2-3 km x dài 5-10 km) tương đương diện tích của 1-3 quận cũ. Chia ô chữ nhật grid, thiết kế quy hoạch từ đầu đảm bảo thoát nước, đường giao thông (ngầm, trên bộ, trên không), PCCC, kiến trúc.

Về vấn đề giao thông HN hay SG, hay bất kỳ TP nào cỡ 10 triệu dân, thì cần mạng lưới GTCC metro ngầm và đường sắt trên cao. Lúc đó không cần mở đường ở khu vực trung tâm nữa. Khi đã có hệ thống metro, có thể nới lỏng quy định chiều cao, cho phép làm nhiều tòa nhà chọc trời, giao thông là đi bộ và GTCC (metro chủ đạo), hạn chế xe cá nhân ở khu nén.

Kết luận: XD đô thị mới vài triệu dân nên làm khu CBD là đô thị nén cao tầng (40-50-60-80 tầng).
Khu cũ thì có thể từ từ dần dỡ bỏ hạn chế chiều cao các tòa nhà văn phòng khi có hệ thống metro tốt. Còn nhà ở cao tầng (apartment building) thì phức tạp nhiều mặt, ví dụ như không có đất để XD trường học đúng chuẩn. Trẻ con cần được ưu tiên, trường học không thể nén được như căn hộ :))

=============================================================================
Đầu năm mới e xin mời các cụ tranh luận xem giải pháp nào cho việc phát triển đô thị tại các Tp lớn tại Việt Nam như HN, HCM ... Bài viết hơi dài nhưng e nghĩ cũng chưa thể phân tích được hết vấn đề, rất mong nhận được đóng góp của các cụ...:)
-----------------------------------------------

Trong 10-15 năm gần đây, chúng ta có 1 quan điểm phổ biến dãn dân ra khỏi khu vực trung tâm là giải pháp để giải quyết tắc đường, quá tải hạ tầng đô thị, bản chất là cách tiếp cận phát triển đô thị theo chiều rộng "dispersed city" đối lập với cách tiếp cận phát triển đô thị nén "compact city". Tuy nhiên, nhìn lại những gì đạt được e nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quan điểm này.

Quan sát hiện tượng tắc đường ở các đô thị lớn như HN, HCM chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Về thời gian: Tập trung vào giờ cao điểm, sáng đi làm và chiều tan sở
- Về địa điểm: Tập trung tại các trục giao thông hướng tâm vào trung tâm TP, trong đó: Sáng thì tắc chiều vào, chiều thì tắc chiều ra.
- Tắc đường ngày càng lan rộng, cùng với sự mở rộng của TP, tắc từ khu trung tâm nay lan rộng, đặc biệt ở các khu tiếp giáp trung tâm.

Như vậy, dường như mục đích dãn dân theo hướng phát triển đô thị theo chiều rộng đã không mang lại kết quả mong đợi. Đây cũng là tình trạng mà một số Tp lớn trên TG như Mumbai (Ấn Độ), Cairo (Ai Cập), Ryadh (Ả-rập Xê-út)... đang phải giải quyết.

Trên thực tế, chúng ta ai cũng muôn mua nhà gần chỗ làm việc để giảm bớt thời gian di chuyển, không mấy ai muốn đi làm xa cả. Nhưng sau 10-20 năm dãn dân, phần lớn công sở, các hoạt động kinh tế chính vẫn diễn ra ở khu vực trung tâm trong khi quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm đã làm nguồn cung nhà ở khu vực lõi ngày càng hạn chế, đẩy giá nhà trung tâm cao ở mức khó tiếp cận đối với đại đa số cư dân đô thị. Do vậy, dù muốn phần lớn người dân vẫn phải ra các khu xa để sinh sống, quãng đường di chuyển hàng ngày của họ ngày càng bị kéo dài hơn, sáng từng dòng người vẫn ùn ùn vào trung tâm đi làm và chiều lại ùn ùn kéo ra.

Để giải quyết tắc đường ai cũng biết cần phải phát triển GTCC, trong đó xương sống là hệ thống đường sắt đô thị vận chuyển khối lượng lớn. Nhưng với độ dàn trải của đô thị như hiện nay, đầu tư hạ tầng GTCC sẽ đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ và không biết bao giờ hoàn thiện được. Lấy Hà Nội làm vd, phải mất hơn 10 năm với gần 2,4 tỷ USD mới sắp hoàn thiện được 2 tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài khoảng 32km (16km/tuyến) nhưng mới chỉ giải quyết được 2 trục hướng tâm là Nhổn-Ga HN, và Cát Linh – Hà Đông. Với việc dân ở dàn trải như HN, theo quy hoạch sẽ cần ít nhất là 8 tuyến với chiều dài hơn 300km, gấp 10 lần quy mô hiện nay mới đáp ứng được việc kết nối GTCC 1 cách hoàn chỉnh cho Hà Nội, đó mới là GTCC,chưa nói đến các hạ tầng công cộng khác...

Con số đó cho thấy không biết bao giờ những Tp lớn như Hà Nội, với việc tiếp tục mở rộng kiểu vết dầu loang như hiện nay, mới giải quyết cơ bản được vấn đề tắc đường, quá tải đô thị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,675
Động cơ
562,279 Mã lực
Quy hoạch nén BCD (Business Center District) cũng rất hay, nhưng nên làm 1 thành phố mới từ đầu, sẽ đẹp hơn và rẻ hơn nhiều so với GPMB ở thành phố cũ.

VD như NYC thì họ quy hoạch khu Manhattan ngay từ đầu, dạng lưới chữ nhật (grid), kích thước các Avenues (trục Bắc-Nam) rộng khoảng 30m (100 feet), kích thước các con phố trục Đông-Tây (cross streets) rộng khoảng 18m (60 feet). Các Avenues (đại lộ trục Bắc-Nam) dài khoảng 10km.

Và hơn nữa họ phải quy hoạch khu công viên Central Park rất lớn làm lá phổi điều hòa cho khu nén. Làm khu nén mà không có khu công viên cây xanh bên cạnh thì chết nhục vì ô nhiễm, bức bí ko có chỗ thư giãn thiên nhiên, và rất tốn điện.

Triển khai khu nén trong đô thị cũ là không khả thi, vướng vấn đề GPMB rất phức tạp, ko ai giải quyết được; mâu thuẫn lợi ích cực lớn. Muốn làm cần 1 cái ô chữ nhật đất sạch kích thước khoảng 10-20km2 (rộng 2-3 km x dài 5-10 km) tương đương diện tích của 1-3 quận cũ. Chia ô chữ nhật grid, thiết kế quy hoạch từ đầu đảm bảo thoát nước, đường giao thông (ngầm, trên bộ, trên không), PCCC, kiến trúc.

Về vấn đề giao thông, thì cần mạng lưới GTCC metro ngầm và đường sắt trên cao. Lúc đó không cần mở đường ở khu vực trung tâm nữa.
Khi đã có hệ thống metro, có thể nới lỏng quy định chiều cao, cho phép làm nhiều tòa nhà chọc trời, giao thông là đi bộ và GTCC (metro chủ đạo), hạn chế xe cá nhân ở khu nén.

Kết luận: XD đô thị mới vài triệu dân nên làm khu CBD là đô thị nén cao tầng (40-50-60-80 tầng).
Khu cũ thì có thể từ từ dần dỡ bỏ hạn chế chiều cao các tòa nhà văn phòng khi có hệ thống metro tốt. Còn nhà ở cao tầng (apartment building) thì phức tạp nhiều mặt, ví dụ như không có đất để XD trường học đúng chuẩn. Trẻ con cần được ưu tiên, trường học không thể nén được như căn hộ :))

=============================================================================
Cảm ơn ý kiến của cụ, e nhìn thấy thấp thoáng cái central park ở Triển lãm Giảng Võ của Việt Nam, e cũng tự ngâm cứu và thấy có giải pháp để cải tạo khu cũ hài hòa lợi ích của người dân và chủ đầu tư, có gì e sẽ post thêm ý kiến về vấn đề này
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn ý kiến của cụ, e nhìn thấy thấp thoáng cái central park ở Triển lãm Giảng Võ của Việt Nam, e cũng tự ngâm cứu và thấy có giải pháp để cải tạo khu cũ hài hòa lợi ích của người dân và chủ đầu tư, có gì e sẽ post thêm ý kiến về vấn đề này
Cụ phải đưa ra cái lý lẽ, mô hình nào mà lấp được cái hồ giảng võ đi thì em mới ưng, cái hồ gươm với hồ tây mà lấp được làm nhà chọc trời nữa thì tuyệt. Em thấy bên NY người ta có để những cái hồ lặt vật vậy đâu.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,060
Động cơ
532,903 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đầu năm mới e xin mời các cụ tranh luận xem giải pháp nào cho việc phát triển đô thị tại các Tp lớn tại Việt Nam như HN, HCM ... Bài viết hơi dài nhưng e nghĩ cũng chưa thể phân tích được hết vấn đề, rất mong nhận được đóng góp của các cụ...:)
-----------------------------------------------

Trong 10-15 năm gần đây, tại Việt Nam có 1 quan điểm phổ biến dãn dân ra khỏi khu vực trung tâm là giải pháp để giải quyết tắc đường, quá tải hạ tầng đô thị, bản chất là cách tiếp cận phát triển đô thị theo chiều rộng "dispersed city" đối lập với cách tiếp cận phát triển đô thị nén "compact city". Tuy nhiên, nhìn lại những gì đạt được e nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quan điểm này.

Quan sát hiện tượng tắc đường ở các đô thị lớn như HN, HCM chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Về thời gian: Tập trung vào giờ cao điểm, sáng đi làm và chiều tan sở
- Về địa điểm: Tập trung tại các trục giao thông hướng tâm vào trung tâm TP, trong đó: Sáng thì tắc chiều vào, chiều thì tắc chiều ra.
- Tắc đường ngày càng lan rộng, cùng với sự mở rộng của TP, tắc từ khu trung tâm nay lan rộng, đặc biệt ở các khu tiếp giáp trung tâm.

Như vậy, dường như mục đích dãn dân theo hướng phát triển đô thị theo chiều rộng đã không mang lại kết quả mong đợi. Đây cũng là tình trạng mà một số Tp lớn trên TG như Mumbai (Ấn Độ), Cairo (Ai Cập), Ryadh (Ả-rập Xê-út)... đang phải giải quyết.

Trên thực tế, chúng ta ai cũng muôn mua nhà gần chỗ làm việc để giảm bớt thời gian di chuyển, không mấy ai muốn đi làm xa cả. Nhưng sau 10-20 năm dãn dân, phần lớn công sở, các hoạt động kinh tế chính vẫn diễn ra ở khu vực trung tâm trong khi quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm đã làm nguồn cung nhà ở khu vực lõi ngày càng hạn chế, đẩy giá nhà trung tâm cao ở mức khó tiếp cận đối với đại đa số cư dân đô thị. Do vậy, dù muốn phần lớn người dân vẫn phải ra các khu xa để sinh sống, quãng đường di chuyển hàng ngày của họ ngày càng bị kéo dài hơn, sáng từng dòng người vẫn ùn ùn vào trung tâm đi làm và chiều lại ùn ùn kéo ra.

Để giải quyết tắc đường ai cũng biết cần phải phát triển GTCC, trong đó xương sống là hệ thống đường sắt đô thị vận chuyển khối lượng lớn. Nhưng với độ dàn trải của đô thị như hiện nay, đầu tư hạ tầng GTCC sẽ đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ và không biết bao giờ hoàn thiện được. Lấy Hà Nội làm vd, phải mất hơn 10 năm với gần 2,4 tỷ USD mới sắp hoàn thiện được 2 tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài khoảng 32km (16km/tuyến) nhưng mới chỉ giải quyết được 2 trục hướng tâm là Nhổn-Ga HN, và Cát Linh – Hà Đông. Với việc dân ở dàn trải như HN, theo quy hoạch sẽ cần ít nhất là 8 tuyến với chiều dài hơn 300km, gấp 10 lần quy mô hiện nay mới đáp ứng được việc kết nối GTCC 1 cách hoàn chỉnh cho Hà Nội, đó mới là GTCC,chưa nói đến các hạ tầng công cộng khác...

Con số đó cho thấy không biết bao giờ những Tp lớn như Hà Nội, với việc tiếp tục mở rộng kiểu vết dầu loang như hiện nay, mới giải quyết cơ bản được vấn đề tắc đường, quá tải đô thị.
Sao không giải quyết tận gốc là hạn chế và tiến tới thắt chặt nhập cư nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top