Ngay từ sáng 27, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến phố Khâm Thiên ân cần thăm hỏi, động viên nhân dân và các lực lượng vũ trang hãy biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu, quyết bắn rơi nhiều máy bay địch hơn nữa để trả thù cho đồng bào bị giết hại và chiến sĩ đã hy sinh.
Cũng sáng ngày 27 tháng 12, trong giao ban, Bộ tư lệnh Quân chủng đã nhận định: Địch đánh trở lại chủ yếu vẫn là Hà Nội, mặc dù chúng có thay đổi thủ đoạn nhưng ta đoán đúng ý đồ, chuẩn bị tốt mọi mặt, kể cả đạn tên lửa nên cả Hà Nội, Hải Phòng đều đánh thắng lớn, giòn giã, không bị bất ngờ. Để chuẩn bị cho không quân đánh máy bay cường kích ban ngày và đánh B.52 vào ban đêm, Bộ tư lệnh Quân chủng chỉ thị cho không quân phải chuẩn bị thật tốt mọi mặt, đêm nay quyết tâm đánh rơi B.52. Sư đoàn 361 tăng thêm lực lượng pháo, súng máy phòng không để bảo vệ cho 13 tiểu đoàn tên lửa.
Sáng ngày 27, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm ba đợt đánh phá dữ dội vào các trận địa tên lửa ở VL, TS, FT, DT và một số mục tiêu thuộc nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, Cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì. Pháo phòng không đã phát huy hỏa lực đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 86 ở trận địa TS đánh trả nhiều đợt, bắn rơi 1 máy bay F.4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 máy bay F.4 (một chiếc rơi ở Hiệp Hòa, một chiếc rơi ở Xuân Mai).
Ngày 27 tháng 12, sau khi đi thăm phố Khâm Thiên bị bom B.52 tàn phá, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến sở chỉ huy Quân chủng động viên, cổ vũ, biểu dương cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng đã giành thắng lợi rất lớn đêm 26 tháng 12. Đại tướng thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương biểu dương bộ đội phòng không đã lập công xuất sắc, góp phần đánh bại âm mưu của địch dùng B.52 gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri. Đồng chí nói: “Các đồng chí hãy đánh mạnh hơn nữa, bắn rơi nhiều B.52 để trả thù cho đồng bào ở Khâm Thiên và các nơi khác”. Sau đó, đồng chí thăm hỏi, nói chuyện và trao đổi với cán bộ chỉ huy không quân để tìm biện pháp bắn rơi bằng được B.52.
Kết quả trong đêm 26 và ngày 27 tháng 12, lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, giành thắng lợi lớn, bắn rơi 18 chiếc máy bay các loại, có 8 chiếc B.52; trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 10 chiếc, có 7 chiếc B.52; lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 8 chiếc, trong đó pháo 100 Quân khu Việt Bắc được công nhận bắn rơi 1 chiếc B.52.
Đây là một tổn thất nặng nề mà sau này các hãng thông tấn phương Tây đã bình luận: “Chưa bao giờ lực lượng không quân Mỹ vấp phải một lực lượng phòng không có hiệu lực đến như thế tại một thành phố như thành phố Hà Nội”.
Đội hình ra quân đêm 27 tháng 12 của bộ đội tên lửa chỉ còn 12 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 89 vẫn chưa sửa chữa khí tài xong.
Bị thất bại nặng nề trong trận đêm 26, các đêm sau địch giảm số lần xuất kích của B.52.
Đêm 27 tháng 12, địch dùng 36 lần chiếc B.52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; 18 lần chiếc B.52 vào đánh Đồng Mỏ. Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B.52, địch sử dụng 17 lần chiếc F.111 liên tục thay nhau vào đánh phá, gây căng thẳng cho bộ đội phòng không và nhân dân. Tại Hải Phòng, máy bay hải quân cũng thay nhau vào đánh phá khu vực cảng, Sở Dầu, nhà máy xi măng, sân bay Kiến An, cầu Quay.
Thực hiện quyết tâm của Bộ tư lệnh Quân chủng, phải tạo điều kiện cho không quân bắn rơi bằng được máy bay B.52, 22 giờ 20 phút đêm 27 tháng 12, Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân cho Phạm Tuân lái máy bay MIG.21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái. Được sở chỉ huy trung tâm của binh chủng, sở chỉ huy trung đoàn ở Mộc Châu (Sơn La) và ra-đa dẫn đường theo dõi, Phạm Tuân liên tục nhận được thông báo dẫn dắt về cự ly và hướng. Đến Sơn La, Phạm Tuân phát hiện được máy bay B.52 địch và xin công kích. Sở chỉ huy ra lệnh: “Bắn 2 tên lửa, thoát ly nhanh”. Lúc này, địch chưa phát hiện được MIG của ta bám đuôi. Chiến sĩ lái nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ, bám được B.52, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một quầng lửa trùm lên chiếc B.52 thứ hai. Phạm Tuân về hạ cánh an toàn tại sân bay Yên Bái. Đây là chiếc B.52 đầu tiên bị bộ đội không quân Việt Nam bắn rơi.
Ngay trong đêm 27, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc bắn rơi máy bay chiến lược B.52 địch.
Các cụ Vodka đi nào
Cũng sáng ngày 27 tháng 12, trong giao ban, Bộ tư lệnh Quân chủng đã nhận định: Địch đánh trở lại chủ yếu vẫn là Hà Nội, mặc dù chúng có thay đổi thủ đoạn nhưng ta đoán đúng ý đồ, chuẩn bị tốt mọi mặt, kể cả đạn tên lửa nên cả Hà Nội, Hải Phòng đều đánh thắng lớn, giòn giã, không bị bất ngờ. Để chuẩn bị cho không quân đánh máy bay cường kích ban ngày và đánh B.52 vào ban đêm, Bộ tư lệnh Quân chủng chỉ thị cho không quân phải chuẩn bị thật tốt mọi mặt, đêm nay quyết tâm đánh rơi B.52. Sư đoàn 361 tăng thêm lực lượng pháo, súng máy phòng không để bảo vệ cho 13 tiểu đoàn tên lửa.
Sáng ngày 27, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm ba đợt đánh phá dữ dội vào các trận địa tên lửa ở VL, TS, FT, DT và một số mục tiêu thuộc nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, Cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì. Pháo phòng không đã phát huy hỏa lực đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 86 ở trận địa TS đánh trả nhiều đợt, bắn rơi 1 máy bay F.4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 máy bay F.4 (một chiếc rơi ở Hiệp Hòa, một chiếc rơi ở Xuân Mai).
Ngày 27 tháng 12, sau khi đi thăm phố Khâm Thiên bị bom B.52 tàn phá, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến sở chỉ huy Quân chủng động viên, cổ vũ, biểu dương cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng đã giành thắng lợi rất lớn đêm 26 tháng 12. Đại tướng thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương biểu dương bộ đội phòng không đã lập công xuất sắc, góp phần đánh bại âm mưu của địch dùng B.52 gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri. Đồng chí nói: “Các đồng chí hãy đánh mạnh hơn nữa, bắn rơi nhiều B.52 để trả thù cho đồng bào ở Khâm Thiên và các nơi khác”. Sau đó, đồng chí thăm hỏi, nói chuyện và trao đổi với cán bộ chỉ huy không quân để tìm biện pháp bắn rơi bằng được B.52.
Kết quả trong đêm 26 và ngày 27 tháng 12, lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, giành thắng lợi lớn, bắn rơi 18 chiếc máy bay các loại, có 8 chiếc B.52; trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 10 chiếc, có 7 chiếc B.52; lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 8 chiếc, trong đó pháo 100 Quân khu Việt Bắc được công nhận bắn rơi 1 chiếc B.52.
Đây là một tổn thất nặng nề mà sau này các hãng thông tấn phương Tây đã bình luận: “Chưa bao giờ lực lượng không quân Mỹ vấp phải một lực lượng phòng không có hiệu lực đến như thế tại một thành phố như thành phố Hà Nội”.
Đội hình ra quân đêm 27 tháng 12 của bộ đội tên lửa chỉ còn 12 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 89 vẫn chưa sửa chữa khí tài xong.
Bị thất bại nặng nề trong trận đêm 26, các đêm sau địch giảm số lần xuất kích của B.52.
Đêm 27 tháng 12, địch dùng 36 lần chiếc B.52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; 18 lần chiếc B.52 vào đánh Đồng Mỏ. Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B.52, địch sử dụng 17 lần chiếc F.111 liên tục thay nhau vào đánh phá, gây căng thẳng cho bộ đội phòng không và nhân dân. Tại Hải Phòng, máy bay hải quân cũng thay nhau vào đánh phá khu vực cảng, Sở Dầu, nhà máy xi măng, sân bay Kiến An, cầu Quay.
Thực hiện quyết tâm của Bộ tư lệnh Quân chủng, phải tạo điều kiện cho không quân bắn rơi bằng được máy bay B.52, 22 giờ 20 phút đêm 27 tháng 12, Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân cho Phạm Tuân lái máy bay MIG.21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái. Được sở chỉ huy trung tâm của binh chủng, sở chỉ huy trung đoàn ở Mộc Châu (Sơn La) và ra-đa dẫn đường theo dõi, Phạm Tuân liên tục nhận được thông báo dẫn dắt về cự ly và hướng. Đến Sơn La, Phạm Tuân phát hiện được máy bay B.52 địch và xin công kích. Sở chỉ huy ra lệnh: “Bắn 2 tên lửa, thoát ly nhanh”. Lúc này, địch chưa phát hiện được MIG của ta bám đuôi. Chiến sĩ lái nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ, bám được B.52, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một quầng lửa trùm lên chiếc B.52 thứ hai. Phạm Tuân về hạ cánh an toàn tại sân bay Yên Bái. Đây là chiếc B.52 đầu tiên bị bộ đội không quân Việt Nam bắn rơi.
Ngay trong đêm 27, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc bắn rơi máy bay chiến lược B.52 địch.
Các cụ Vodka đi nào
Chỉnh sửa cuối: