Nhà cháu có việc này chia sẻ cùng các cụ :
Chả là xe cháu dạo này máy có vẻ to, cháu dự là kẹt bướm rồi
. Định đi rửa chế thì chợt nhớ ra có cụ nói về việc cá lò xo chỗ bướm ga bị bẩn và hiện tượng có vẻ giống cụ đấy nên xịt rửa hệ thống lò xo sạch trước khi đem rửa chế. Đêm qua lúc phi lên cầu vượt có đạp tý ga, đến lúc xuống nhả chân ga thấy xe vẫn phi ầm ầm, buông hẳn chân ga để số 4 xe tự chạy tầm 35km/h. Lòng mừng rỡ chiếc xe yêu tự update lên cờ rui con tro
, mỗi tội kim xăng tụt thê thảm vì máy lúc nào cũng ngoạc cái mồm ra
. Cơ bản xe wagon nhà ta kín quá, cách âm tốt nên với việc cáp chân ga kẹt ở 1 khoảng nhỏ sẽ làm người ngồi trong xe khó cảm nhận việc máy rồ lớn hơn bình thường (nhất là với trường hợp xe không có đồng hồ tua máy như nhà cháu). Nhà cháu có linh cảm không lành về bướm em xe nhà cháu nên về kiểm tra một lượt phụ khoa bên ngoài trước khi quyết định rửa bím thì mới phát hiện, hoá ra cáp chân ga đã sơ cứng kẹt từ bao giờ nên không trả hết ga đc
, bảo sao nó cứ rồ như con điên làm em cứ tưởng có turbo tăng áp. May trong đống đồ cũ còn cái cáp chân ga mới nên nửa đêm cháu thay luôn. Việc thay cũng đơn gian, các cụ tháo cái lọc gió, dùng cờ lê 10 - 12 là có thể tự thao tác được.
Sau vụ này nhà cháu đúc kết :
Hiện tượng :
- Kim nhiệt lên nhanh ngay ở quảng đường ngắn lăn bánh từ chỗ đỗ.
- Nhả chân ga mà xe vẫn đi ở 1 tốc độ nhất định không đổi.
- Vòng tua máy tăng cao hơn bình thường dù chỉ là 1 chút (đồng hồ tua máy sẽ dễ nhận hơn)
- Nhanh hết xăng
Khắc phục :
- Nhẹ thì tháo ra xịt WD-40 ( cái này hơn RP7 ở chỗ là nó không ăn mòn và có chứa dầu trơn) cho sạch rồi dầu mỡ nhồi vào cho nó trơn.
- Nặng thì thay mới, mà cái này cũng rẻ, các cụ cứ thay mới cho lành.
Phòng ngừa :
- Cái gì đạp nhiều nó cũng bị dão nên thi thoảng các cụ tranh thủ lúc rửa chế hay làm gì đó mà tháo lọc gió thì bồi cho xin ít dầu mỡ vào bên trong cái đoạn sắt cong cong gá lên CHK (chỗ này em nghi là nguyên nhân gây kẹt do ma sát lâu ngày ở cái góc cong, chứng tỏ chưa chắc cong đã là con các cụ nhỉ
)
- Chan ga trên xe có cái chỉnh tăng giảm theo độ dãn dần của dây cáp, nếu thấy đã tăng hết thì nên thay dây cáp. Vì đó là ngưỡng căng hết của cáp rồi, để lâu hơn có thể nhẹ là kẹt như nhà cháu hoặc đứt giữa đường thì đúng là
lúc đấy chỉ có nước
cầu cứu người thân.
Các cụ chắc đều đã biết việc này, nhà cháu mới va vấp với máy móc nên cũng chia sẻ kinh nghiệm, các cụ phạt cũng nhẹ tay cho nhà cháu kẻo nhà cháu chột lớn