Lại mạn đàm về côn xe swg
Sau nhiều năm âm thầm theo dõi và hỗ tr nhiều cụ thay côn cho xe. Nhà cháu phát hiện ra tại sao khi thay côn Tàu (bàn ép, lá côn, bi Tê) vào thì xe chạy chỉ mượt dc khoảng 2 năm đầu. Sau 2 năm thì ra & vào con ko còn dc mượt... Nhả con thường rung giật, thậm chí chết máy. (Nếu thay toàn bộ côn hãng thì ko bị nhưng giá thành quá cao... Gấp gần 5 lần côn Tàu)
Và lý do là đây:
Lá côn và bàn ép của Tàu dc làm bằng chất liệu có độ cứng hơn so với độ cứng của bánh đà. Vì vậy khi chạy 1 thời gian thì lá côn và bàn ép ko mòn, nhưng bánh đà thì bị mòn rất sâu. Nên các vấu lò so lá côn cọ xát, cào xước bánh đà nên khi ra côn xe ko dc mượt
Bề mặt (số 2) mòn lõm làm cho bề mặt (số 1) bị vấu lò so cào xước
Trong khi đó chất lượng lá côn còn trên 50%.
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao? Phải đặt 1 cái bánh đà Tàu để tìm hiểu.
Cuối cùng cũng phát hiện ra là bánh đà của Tàu có độ cứng bề mặt lớn hơn
Bánh đà theo xe. Và tương đồng với độ cứng của bàn ép tàu.
Kết luận:
Khi đã dùng côn Tàu thì nên dùng đồng bộ (bàn ép, bi T, lá côn, và cả bánh đà). Lúc đó vật liệu chế tạo của thằng Tàu đồng nhất, nên nó mòn đều cả bánh đà và bàn ép. (Đương nhiên là lá côn phải mềm hơn).
Quan trọng hơn là giá thành của bánh đà nhập về có giá chỉ bằng 2/3 giá thành lá côn mua hãng.
Vậy tiêu chí "ngon - bổ - rẻ" sẽ đúng nếu dùng đồng bộ.
(Bánh đà dzin theo xe sẽ cất đi để giành đến khi nào côn hãng rẻ như Tàu thì đem ra dùng)
Bánh đà mới của Tàu có giá chỉ bằng 1 cái lốp mit cho xe swg mà có cả bánh răng đề pa thì càng đáng giá với xe của cụ nào hay bị vấp đề khi nổ máy.