[Funland] Sút cầu âu là gì?

Biển số
OF-780713
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
97
Động cơ
33,689 Mã lực
Tuổi
38

Đố ai tìm được định nghĩa ở bất kỳ đâu ngoài ở OF này. Dân mê bóng nghe là biết, nhưng cũng chẳng ai hiểu tại sao gọi như thế. Nếu phải giải thích thì có thể nói như sau: đấy là một cú sút từ xa mà bóng vút lên trời, vẽ thành một đường cong tuyệt đẹp vượt ngoài tầm của bất kỳ thủ môn nào.

Điều duy nhất mà thủ môn có thể làm là cong mình bay lên một cách tuyệt vọng, như thể sửa soạn một tư thế đẹp nhất chỉ để chiêm ngưỡng khoảnh khắc cầu vồng lóe sáng, trước khi rơi vào địa ngục của sự tủi hổ, nhục nhã, đối lập với cái huy hoàng chói sáng mà đối phương vừa tạo nên.


Còn đơn giản hơn, bật cho họ xem clip bàn thắng của Patrik Schick trong trận Czech - Scotland. Có lẽ người ta đã tìm xong chủ nhân bàn thắng đẹp nhất giải. Mà cũng có lẽ là cú sút cầu âu đẹp nhất từ trước tới nay.

Kỳ lạ thay, những tiền đạo người Czech luôn tạo nên những siêu phẩm mà lẽ ra phải đến từ những quái kiệt Nam Mỹ. Karen Poborsky với cú sục bóng huyền thoại vào lưới Bồ Đào Nha ở Euro 1996 là một minh chứng khác.

Và cú sút lá vàng rơi từ chấm phạt đền được gọi theo tên người sáng tạo ra nó: Antonin Panenka. Cú sút mà không ai dám tưởng tượng ở lượt đá luân lưu cuối cùng mang về cho Tiệp Khắc danh hiệu vô địch châu Âu 1976.


Bóng đá Tiệp long lanh như pha lê Bohemia, và mong manh hệt như thế. Pha lê Tiệp nhất quả đất, nhưng những thương hiệu pha lê nổi tiếng nhất lại không phải của người Tiệp.

Tiệp Khắc là đất hứa của lớp thanh niên Việt 80-90 với câu chuyện về chàng trai ôm mộng đi buôn pha lê nhưng trở thành tỷ phú vàng bạc nhờ bán bỉm và bvs.

Tiệp Khắc còn là xứ sở thần tiên của tuổi thơ những năm 80-90 với những Công chúa Arabela hay Maika Cô bé từ trên trời rơi xuống.

Tiệp Khắc cũng là xứ sở của bia. Với người Tiệp, Budweiser là chỉ dẫn địa lý cho dòng bia huyền thoại Budweiser (Budva), còn lọai bia cùng tên của Mỹ có vị không khác gì... nước đái bò.

Tiệp Khắc là vùng đất thấm đẫm chất sự phóng túng, ma mị của người bohemien. Chỉ ở những nơi tinh hoa hội tụ ấy mới tạo nên những huyền thoại khó tin.

Ngày hôm nay, cái tên Tiệp Khắc đã không còn, nhưng chất phóng túng di gan ấy vẫn hiển hiện. Rạng sáng mai chúng ta chứng kiến Czech và Slovakia bước vào loạt trận quyết định. Lại một đêm trắng để chờ đón những pha bóng long lanh như crystal và say nồng như hương vị Staropramen.
Xưa em đọc truyện tranh Subasa, gọi là cú sút “Lá vàng rơi”, hay còn gọi là cú vuốt “Quả chuối”. Thực tế thời hiện đại thì có : Beckham thực hiện rất thành thục.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Em đâu có nói sút cầu âu không phải là cú sút cầu vồng qua đầu thủ môn đâu Cụ.
Nhưng khi nghe từ sút cầu âu mình cần hiểu 2 vế: đó là một cú sút vồng cầu từ xa đích nhắm là qua đầu thủ môn
Hai là cú sút đó rất khó ghi bàn, 5 ăn 5 thua hoặc 3 ăn 7 thua tuỳ trình độ cầu thủ và may mắn.
Hiểu đc 2 điều này một lúc sẽ không có tranh cãi nữa.
Thực tế là xưa giờ cú sút cầu âu ghi bàn đâu có nhiều, dù có ghi bàn thì rất đẹp và gây phấn khích từ khán giả.
Cần phải nói rõ ở đây các tình huống '5 ăn 5 thua' thường dành cho các pha tranh chấp . Chẳng hạn, "Cá Tráp đã có một pha xoạc bóng 5 ăn 5 thua khiến cho chính cầu thủ này bị đau". Còn tình huống tấn công sút bóng mà đối phương phòng ngự chặt chẽ quá thì "Cá Tráp Cháu đã có một cú sút hú họa từ ngoài vòng cấm, bóng bật từ hạ bộ hậu vệ từ từ lăn vào lưới...".
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Những kẻ khốn nạn - Những người khốn khổ, đều nghĩa như nhau dịch từ 1 cuốn của Cụ Victor Hugo. 1 từ dùng thời Pháp, 1 thời bây giờ. Cầu âu đầu thế kỷ trước chắc gì đã giống cầu âu đầu thế kỷ này ! Không biết cách giải thích trên Cụ lấy từ đâu nhưng Cầu được dùng chỉ cái nhà nữa Cụ ơi ! Để nhà Cháu tìm lại cái ảnh về Cầu quán.
Xưa, NGHE các trận bóng qua truyền thanh, nhà Cháu chả nghe thấy từ cầu âu. Mới đây mới thấy nói "sút cầu âu về phía khung thành của đội XXX"
'Cầu âu' theo nghĩa cụ Sển dẫn ở trên tương đương với 'bâng quơ/hú họa'. Chẳng hạn như cụ Lady Borton khi đi tìm tư liệu về ông Cụ thì PV báo QĐND đã tả lại:
Tôi đã không tìm được điều gì. Hoàn toàn không. Nhưng trước khi ra sân bay rời Luân Đôn, tôi ngồi “chơi” với mục tìm kiếm trên chiếc máy tính trữ các thư mục của Lưu trữ Quốc gia Anh. Một cách cầu âu, tôi đánh chữ “Nguyen Ai Quoc”.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Một bài thơ của một phó thường dân khác có nhắc đến 'cầu âu':
KIM CHUNG ĐÓNG CỬA
“Chuông Vàng” tốn bạc mới im đây
Ai cũng mừng cho xứ sở nầy
Gái hết “cầu âu” gìn trọn tiết
Trai không “tài xiểu” giữ toàn thây
Đủ ăn đủ mặc nhà thêm ổn
Ít ác ít gian ngục bớt đầy
Tệ ấy trừ rồi trừ tệ khác
Cho dân đỡ khổ được vui vầy.
(Lãng Ba) 8-1-55
Giải thích: Kim Chung là sòng bạc lớn nhứt ở Sài Gòn do Pháp mở ra. Nó ở chỗ mì “La Cay” đường Nguyễn Tri Phương dưới thời VNCH. Kim chung=Chuông vàng. Cầu âu là đánh me. Tài xiểu là đánh tài xiểu (tài xỉu thời nay)
 

Cá Tráp Cháu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-568460
Ngày cấp bằng
10/5/18
Số km
746
Động cơ
154,314 Mã lực
Tuổi
48
Cần phải nói rõ ở đây các tình huống '5 ăn 5 thua' thường dành cho các pha tranh chấp . Chẳng hạn, "Cá Tráp đã có một pha xoạc bóng 5 ăn 5 thua khiến cho chính cầu thủ này bị đau". Còn tình huống tấn công sút bóng mà đối phương phòng ngự chặt chẽ quá thì "Cá Tráp Cháu đã có một cú sút hú họa từ ngoài vòng cấm, bóng bật từ hạ bộ hậu vệ từ từ lăn vào lưới...".
Xoạc bóng ai mà dùng 5 ăn 5 thua Cụ.
Phải dùng 50-50 chứ?
Từ ngữ vùng miền khác nhau Cụ ạ, em cũng đã có nói ở còm trên rồi.
Vô Nam Trung Bộ hay Nam Bộ không ai dùng từ hú hoạ cả.
Cụ dùng thì ng ta cũng hiểu nhưng trong này không ai dùng hết.
Em cũng xin nhắc lại từ cầu âu trong hàng động sút bóng là 1 cú sút cầu vồng từ xa, có tính hên xui, xui nhiều hơn hên, hên nhiều hơn xui do nhiều yếu tố.
Có khi cả do gió, do chói nắng... nữa ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Từ ngữ vùng miền khác nhau Cụ ạ, em cũng đã có nói ở còm trên rồi.
Vô Nam Trung Bộ hay Nam Bộ không ai dùng từ hú hoạ cả.
Cụ dùng thì ng ta cũng hiểu nhưng trong này không ai dùng hết.
Thì đã có bâng quơ thay thế rồi đó.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,980
Động cơ
553,400 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
'Cầu âu' theo nghĩa cụ Sển dẫn ở trên tương đương với 'bâng quơ/hú họa'. Chẳng hạn như cụ Lady Borton khi đi tìm tư liệu về ông Cụ thì PV báo QĐND đã tả lại:
Tôi đã không tìm được điều gì. Hoàn toàn không. Nhưng trước khi ra sân bay rời Luân Đôn, tôi ngồi “chơi” với mục tìm kiếm trên chiếc máy tính trữ các thư mục của Lưu trữ Quốc gia Anh. Một cách cầu âu, tôi đánh chữ “Nguyen Ai Quoc”.
Thì nhà Cháu cũng cho cầu âu nghĩa là cú sút ăn may đấy chứ ! Nếu cầu là cong thì quỹ đạo của 1 viên đạn cũng cong chứ đừng nói quả bóng bay khỏi chân, tất nhiên không thẳng được !
Đi tìm từ nguyên của 1 từ khó lắm, người giải thích kiểu này thấy có lý, người khác bác lại, rồi giải thích kiểu khác cũng có lý ! Tranh luận nhau suốt, chả ai chịu ai. Đọc sách của Cụ An Chi viết về từ nguyên các từ thấy hay lắm ạ !
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Một ví dụ khác:
Sau đó tôi lại gọi cho ông Lê Khắc Cầm, một nhà nghiên cứu văn học hiện nay, trước năm 1975, ông là giáo sư Anh văn của Trường Quốc Học – Huế. Tôi gọi “cầu âu” thôi, bởi cứ cho rằng ông giáo sư đạo mạo này ít khi có thì giờ theo dõi đá banh. Thế nhưng tôi lại găp may một lần nữa. Ông Cầm sốt sắng trả lời ngay...
----------------------------
Như vậy, qua 2 ví dụ trên chắc chắn rằng từ 'cầu âu' ngày xưa tương đương với từ 'hên xui /bâng quơ / hú họa' ngày nay. Âu cũng là một biến thể khác cần tham khảo.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,118
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Khi nào một cầu thủ quyết định tung ra một cú sút cầu âu?. Đó là khi thấy thủ môn đã lên cao rời khỏi khung thành như trường hợp P.Schick ghi bàn trận CH Séc - Scottland vừa rồi. Đó chính xác là một cú sút cầu âu!. Vì nó được sút từ rất xa và bay qua đầu thủ môn.
View attachment 6295371
Đó mới là cầu âu. Còn các cụ khác toàn chém lung s tung
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,118
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Thì nhà Cháu cũng cho cầu âu nghĩa là cú sút ăn may đấy chứ ! Nếu cầu là cong thì quỹ đạo của 1 viên đạn cũng cong chứ đừng nói quả bóng bay khỏi chân, tất nhiên không thẳng được !
Đi tìm từ nguyên của 1 từ khó lắm, người giải thích kiểu này thấy có lý, người khác bác lại, rồi giải thích kiểu khác cũng có lý ! Tranh luận nhau suốt, chả ai chịu ai. Đọc sách của Cụ An Chi viết về từ nguyên các từ thấy hay lắm ạ !
Ko phải cứ cong là cầu âu
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,118
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Những kẻ khốn nạn - Những người khốn khổ, đều nghĩa như nhau dịch từ 1 cuốn của Cụ Victor Hugo. 1 từ dùng thời Pháp, 1 thời bây giờ. Cầu âu đầu thế kỷ trước chắc gì đã giống cầu âu đầu thế kỷ này ! Không biết cách giải thích trên Cụ lấy từ đâu nhưng Cầu được dùng chỉ cái nhà nữa Cụ ơi ! Để nhà Cháu tìm lại cái ảnh về Cầu quán.
Xưa, NGHE các trận bóng qua truyền thanh, nhà Cháu chả nghe thấy từ cầu âu. Mới đây mới thấy nói "sút cầu âu về phía khung thành của đội XXX"
Sút cầu âu đc biết từ rất lâu rồi. Từ nhỏ e chơi bóng đã có rồi.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,827
Động cơ
469,099 Mã lực
Bắn cầu âu :)).
 

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,130
Động cơ
258,322 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là lâu lắm rồi, em mới được nghe lại từ sút "cầu âu". Suýt nữa thì quên hẳn cái từ này
Ngay từ khi bé xíu biết đá bóng, thì em đã nói và nghe nhiều từ này rồi, có lẽ cũng phổ biến khi ấy. Và tất nhiên, ai đá bóng, có thể cũng đều từng nghịch với quả bóng 1 vài lần kiểu sút "cầu âu" này, vì nó đẹp, nó ko có quy luật
 

Hòa Sưu

Xe buýt
Biển số
OF-453486
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
609
Động cơ
210,750 Mã lực
Nơi ở
Thành Nam
Cầu may cái gì , các cụ toàn suy diễn lung tung :))

Sút cầu âu là sút bóng xoáy từ trên xuống, hoặc gọi là rót bóng, bóng đi đường vòng cung thường là qua đầu thủ môn và đi vào khung thành. Ngày xưa đá bóng bọn em hay gọi là câu bóng.

Nó có 2 kiểu : Kiểu thứ nhất là bóng đi căng, xoáy từ trên xuống. Kiểu này cực kỳ đẹp mắt. Kỹ thuật là đá vào 1/3 phía trên quả bóng bằng lòng bàn chân sao cho bóng đi thẳng nhưng xoáy xuống. Kiểu thứ 2 là rót bóng , lúc này mu bàn chân tiếp xúc với phần dưới quả bóng và chân cực kỳ lỏng sao cho bóng lên cao nhưng có điểm rơi xuống dưới. Giống như kỹ thuật đá bi-a khi các cụ muốn bi trắng nhảy qua đầu bi khác.
e chưa hình dung kiểu t1 của cụ, kiểu t2 thì e hiểu nôm na dạng vuốt bóng như cantona hay ghi bàn ở mu
 

Cá Tráp Cháu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-568460
Ngày cấp bằng
10/5/18
Số km
746
Động cơ
154,314 Mã lực
Tuổi
48
e chưa hình dung kiểu t1 của cụ, kiểu t2 thì e hiểu nôm na dạng vuốt bóng như cantona hay ghi bàn ở mu
Kiểu thứ nhất chắc Cụ ấy nhầm kiểu sút mu chính diện hay mu lai má.
Hồi ấy bọn em toàn gọi là đá mu giữa.:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top