[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Từ thời em đã học rồi, nhưng cũng giống như mọi thứ trên đời, ko phải cái gì cũng dành cho mọi người và toán kiểu này cũng thế! Nữa, là có người chơi thể thao, giỏi hoặc kém, thì Toán hay môn gì cũng tương tự, có gì mà cụ phải nâng cao quan điểm và mỉa mai thế nhỉ?
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,754
Động cơ
232,662 Mã lực
Mục tiêu học và dạy ở VN là làm được bài thi.
Các nước khác, thi/kiểm tra chỉ để kiểm nghiệm quá trình dạy và học.
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,775
Động cơ
-392,674 Mã lực
Con em gặp bài dạng này em cho bỏ luôn ko cần làm vì biết làm chả có ích gì:)
Em thì nghĩ k phải bài này nó ứng dụng cụ thể vào tính toán gì trong cuộc sống nhưng động não được những bài toán này nó cũng luyện tư duy cho học sinh
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Đúng là chính phủ Mỹ (hầu như) không tham gia vào quá trình luyện và tuyển chọn gà.
Nhưng đó không phải là vấn đề chính. CP hay tư nhân không quan trọng lắm trong trường hợp này, vì chi phí rất nhỏ so với quy mô kinh tế của nó.

Cái khác biệt rõ nhất là xã hội tư bản (chính phủ, giáo viên, phụ huynh, học sinh...) không lãng phí vào một hệ thống rộng khắp để tuyển chọn, đào tạo và đưa gà chọi đi thi.

Ở VN, kể cả khi CCCM và con CCCM không liên quan gì đến hệ thống này nhưng vẫn phải đóng thuế nuôi hệ thống đấy.

Hết thế hệ này sang thế hệ khác, năm nào cũng có hàng vạn học sinh, hàng trăm / nghìn giáo viên dành riêng cho hệ thống này, và mỗi người tiêu tốn hàng nghìn giờ mỗi năm chỉ để luyện gà chọi.

Trong số hàng vạn học sinh gà nòi mỗi năm thì được độ 20-30 người đi thi quốc tế các môn, có ẵm giải gì về hay không thì về cơ bản chẳng thay đổi gì cho đất nước. Lúc trưởng thành thì may ra có một vài người trong số mấy vạn đó làm đúng chuyên môn chuyên sâu của ngành chọi gà mà họ được luyện, và họ thường làm việc ở nước ngoài, vì nền kinh tế + nền khoa học VN không đủ trình độ tiếp thu kiến thức của họ.
Không có hệ thống rộng khắp nào chỉ để tuyển chọn và đào tạo gà đi thi quốc tế cả, cũng không có hàng vạn học sinh với hàng trăm ngàn giáo viên nào chỉ để làm việc này, nói như vậy là nói nhảm, xuyên tạc :))

Hệ thống trường chuyên là để tập hợp và phát huy khả năng các em học sinh giỏi, cho các em có một môi trường để phát triển.

Hệ thống này không cần thiết trong những nước đã có sẵn nền giáo dục phát triển, nơi các em học giỏi ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp cận mức độ giáo dục cao hơn, phù hợp với năng lực của mình, (vì thế không nhất thiết phải có môi trường tập trung).
Nhưng với điều kiện thiếu thốn về giáo dục như VN những năm trước, việc tập hợp này là cần thiết. Trường lớp cơ sở tốt hơn, thầy giỏi hơn, sách vở tài liệu đầy đủ hơn để cho các học sinh giỏi phát huy được năng lực học tập của mình.

Còn đội tuyển, đi thi... có nguyên nhân và cả bệnh thành tích ở đây, nhưng không thể nói là cả hệ thống trường chuyên là để tạo ra vài người đi thi quốc tế được :)) Ví dụ lớp chuyên Văn luôn tồn tại song hành với lớp chuyên Toán, mặc dù chả có giải Văn quốc tế nào để thi hết.

Đây là hệ thống mang tính lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh trong một giai đoạn. Đến nay thì vai trò của trường chuyên không còn như ngày trước nữa vì học sinh giỏi có nhiều điều kiện học tập và lựa chọn hơn rồi.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Thứ nhất em xin chúc mừng vì cụ giỏi bằng các cháu lớp 6 rồi đó.
Fun chút thôi, e cũng biết dạng bài này sẽ có cách giải riêng, nếu biết trước cách thì đúng là có thể giải được, tuy nhiên nên đặt vào hoàn cảnh lớp 6 thì có cần đến mức đưa vào bài thi đại trà không. Dạng này chỉ nên hạn chế đưa vào các kì thi học sinh giỏi. Con cháu chúng ta không cần phải cắm đầu giải những bài như thế này.
Học đh ra cũng đến cày uber grap rạc cẳng. Không luyện toán từ lớp 5,6 thế này thì nhớn tính sao đc lô đề , mà không giỏi lô đề thì đổi đời sao đc cụ ..he he
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Cụ viết có phần đúng, nhưng đúng rất it. Ai cũng hiểu là học thức rất quan trọng. Nhưng nhiều thứ khác còn quan trọng hơn không kém. Tôi khẳng định với Cụ là HS phương tây học rất nhẹ nhàng , rất thoải mái, Học mà chơi, chơi mà học Cụ ạ. Kỹ năng sống, thể chất nó liên quan cả 1 đời người. Tuổi thơ là giá trị căn bản cho mọi ước mơ trong tương lai đc chắp cánh bay lên thành Rồng thành Phượng.. Cụ nhìn lại đám trẻ VN chúng ta hiện có giống 1 lũ gà CN không ? hoặc ngược lại cực kỳ ma giáo, khôn lỏi. Thứ mà trẻ em PT không có nhiều. Đám trẻ PT 13 tuổi đã biết đi kiếm tiền vào cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ. Đám trẻ VN ăn ngủ còn chưa xong, vì vùi đầu mà học những thứ áp dụng không dành cho số đông. Tôi cho nó là giả tạo và là thành tích ảo của người lớn áp đặt .
Con Tôi từ 18, muốn ở với Tôi phải đóng tiền trong phạm vy có thể đấy Cụ ạ. Nó ko có bao nhiêu, nhưng nó thể hiện sự trách nhiệm làm người. Vừa đi học vừa đi làm, chứ lỳ ở đó thì Tôi tống cổ ra đường ngay.
tự cố gắng mà trả tiền học, chúng Tôi chỉ hỗ trợ 1 phần thôi, mặc dù Tôi phảy tay nhẹ nhàng cũng đủ để lo cho nó. Nhưng điều đó sẽ ko bh sảy ra. Bởi Tôi ko muốn biến nó thành 1 kẻ lười biếng và ỷ lại GĐ. Số đông ở PT là vậy rồi, Vừa học kiến thức , vừa phải ra đời để học hỏi và áp dụng trong cuộc sống. Như vậy mới hợp lý hơn là học cho có rồi chẳng bh dùng tới. Phí thời gian và phí tuổi thơ của tụi nhỏ.
Em tò mò chút cụ xá. Có phải cụ sống ở Đức ?
 

megaidep

Xe đạp
Biển số
OF-473409
Ngày cấp bằng
27/11/16
Số km
45
Động cơ
204,628 Mã lực
Tuổi
44
Không có hệ thống rộng khắp nào chỉ để tuyển chọn và đào tạo gà đi thi quốc tế cả, cũng không có hàng vạn học sinh với hàng trăm ngàn giáo viên nào chỉ để làm việc này, nói như vậy là nói nhảm, xuyên tạc :))

Hệ thống trường chuyên là để tập hợp và phát huy khả năng các em học sinh giỏi, cho các em có một môi trường để phát triển.

Hệ thống này không cần thiết trong những nước đã có sẵn nền giáo dục phát triển, nơi các em học giỏi ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp cận mức độ giáo dục cao hơn, phù hợp với năng lực của mình, (vì thế không nhất thiết phải có môi trường tập trung).
Nhưng với điều kiện thiếu thốn về giáo dục như VN những năm trước, việc tập hợp này là cần thiết. Trường lớp cơ sở tốt hơn, thầy giỏi hơn, sách vở tài liệu đầy đủ hơn để cho các học sinh giỏi phát huy được năng lực học tập của mình.

Còn đội tuyển, đi thi... có nguyên nhân và cả bệnh thành tích ở đây, nhưng không thể nói là cả hệ thống trường chuyên là để tạo ra vài người đi thi quốc tế được :)) Ví dụ lớp chuyên Văn luôn tồn tại song hành với lớp chuyên Toán, mặc dù chả có giải Văn quốc tế nào để thi hết.

Đây là hệ thống mang tính lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh trong một giai đoạn. Đến nay thì vai trò của trường chuyên không còn như ngày trước nữa vì học sinh giỏi có nhiều điều kiện học tập và lựa chọn hơn rồi.
Mỹ cũng có trường chuyên các cụ ạ, từ cấp 1, cũng phải thi phải tuyển. Mục đích chính của trường chuyên là để học sinh giỏi có thế học sâu hơn và ko bị chán. Cơ sở vật chất của trường chuyên và lớp chuyên ở Mỹ cũng tốt hơn, và tiền cũng là của chính quyền cung cấp. Bản thân em cũng là sản phẩm của trường chuyên lớp chọn ở VN, em học chuyên Toán từ lớp 5 đến hết đại học. Nói thật em chả bao giờ có mục tiêu đi thi quốc tế cả, nhưng mà học cũng các bạn cùng trình độ mình có động lực hơn. Mà theo em, tiền nhà nước đổ cho trường chuyên và giáo viên cũng chả ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục nói chung mấy. Những học sinh trường chuyên đằng nào cũng phải đi học, cũng cần trường lớp, cũng cần giáo. Tổng số học sinh cả nước có thay đổi đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Cụ viết có phần đúng, nhưng đúng rất it. Ai cũng hiểu là học thức rất quan trọng. Nhưng nhiều thứ khác còn quan trọng hơn không kém. Tôi khẳng định với Cụ là HS phương tây học rất nhẹ nhàng , rất thoải mái, Học mà chơi, chơi mà học Cụ ạ. Kỹ năng sống, thể chất nó liên quan cả 1 đời người. Tuổi thơ là giá trị căn bản cho mọi ước mơ trong tương lai đc chắp cánh bay lên thành Rồng thành Phượng.. Cụ nhìn lại đám trẻ VN chúng ta hiện có giống 1 lũ gà CN không ? hoặc ngược lại cực kỳ ma giáo, khôn lỏi. Thứ mà trẻ em PT không có nhiều. Đám trẻ PT 13 tuổi đã biết đi kiếm tiền vào cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ. Đám trẻ VN ăn ngủ còn chưa xong, vì vùi đầu mà học những thứ áp dụng không dành cho số đông. Tôi cho nó là giả tạo và là thành tích ảo của người lớn áp đặt .
Con Tôi từ 18, muốn ở với Tôi phải đóng tiền trong phạm vy có thể đấy Cụ ạ. Nó ko có bao nhiêu, nhưng nó thể hiện sự trách nhiệm làm người. Vừa đi học vừa đi làm, chứ lỳ ở đó thì Tôi tống cổ ra đường ngay.
tự cố gắng mà trả tiền học, chúng Tôi chỉ hỗ trợ 1 phần thôi, mặc dù Tôi phảy tay nhẹ nhàng cũng đủ để lo cho nó. Nhưng điều đó sẽ ko bh sảy ra. Bởi Tôi ko muốn biến nó thành 1 kẻ lười biếng và ỷ lại GĐ. Số đông ở PT là vậy rồi, Vừa học kiến thức , vừa phải ra đời để học hỏi và áp dụng trong cuộc sống. Như vậy mới hợp lý hơn là học cho có rồi chẳng bh dùng tới. Phí thời gian và phí tuổi thơ của tụi nhỏ.
Phương tây có sẵn nền tảng và xã hội đã định hình rõ nét nên thế được, nhưng còn những người muốn vươn lên trong xã hội đó, những dân nhập cư (kiểu dân TQ) thì vẫn phải rèn giũa từ bé chứ cụ nhỉ?
Nói đâu xa, nhìn qua TQ và NB với sự phát triển của họ, với hệ thống thi cử khắc nghiệt góp phần tạo nên những con người bền bỉ sẵn sàng hy sinh cái tôi cá nhân vì mục đích cao hơn, thì VN của chúng ta còn phải cố còn dài!
Nhờ những người học giỏi thời xưa, hay là nhờ đám học dốt mà đất nước ta được như ngày hôm nay, cụ nhỉ?
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,076
Động cơ
120,221 Mã lực
Phương tây có sẵn nền tảng và xã hội đã định hình rõ nét nên thế được, nhưng còn những người muốn vươn lên trong xã hội đó, những dân nhập cư (kiểu dân TQ) thì vẫn phải rèn giũa từ bé chứ cụ nhỉ?
Nói đâu xa, nhìn qua TQ và NB với sự phát triển của họ, với hệ thống thi cử khắc nghiệt góp phần tạo nên những con người bền bỉ sẵn sàng hy sinh cái tôi cá nhân vì mục đích cao hơn, thì VN của chúng ta còn phải cố còn dài!
Nhờ những người học giỏi thời xưa, hay là nhờ đám học dốt mà đất nước ta được như ngày hôm nay, cụ nhỉ?
Đúng là nền tảng XH của phương tây hơn VN rất nhiều. Nền tảng chúng ta còn thua xa TQ chứ nói gì phương tây.

Làm như họ thì phụ huynh phải như thế nào? Giáo viên của họ cũng có tư duy giáo dục đi liền với văn hóa XH phương tây ra sao?

Bây giờ các cụ cứ nêu tây họ làm thế này làm thế kia, thì cứ phân tích cụ thể yêu cầu giáo viên, nhà trường, phụ huynh phải thế nào về mặt nhận thức và kinh tế. Chúng ta đã sẵn sàng hoặc ít nhất là gần sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đó để mà triển khai chưa? Nếu chưa thì truyền thông phải tác động từ từ để tư duy dần thay đổi trước mới có thể áp dụng những thay đổi nhỏ nhỏ dần dần.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,828
Động cơ
180,198 Mã lực
Em thấy nhà nc có khi chả phải thay đổi, mà cần PH thay đổi thôi.
Con em học thấy bài nào đánh đố là bảo nó bỏ luôn, học điểm ko 10 thì 9 cũng chả làm sao. Thường các trường chỉ có 1 câu phụ của hình và 1 câu số học là khó. Tựu lại là các con học khá, ko cần giải đc bài khoai nhất về số học thường đc 9-9.5 điểm, đấy là con em học Archimedes cũng đc coi là khó rồi đấy.
Đứa sau học Ngôi sao, lớp thiên về Toán cấp 1, có học thêm 1 môn đc gọi là Toán tư duy, công thêm 1 môn Toán TA (cái này chắc dạy theo chương trình của Tây, mà Tây nào em ko biết). Môn Toán tư duy đã dạy các kiểu như toán xác suất, tìm đường đi ngắn nhất... kiểu như em học Toán rời rạc hồi đại học. Nhưng các con học ở cấp độ rất cơ bản, trực quan, kiểu cho cái hình điểm A-B rồi yêu cầu tìm các đường tới đó, xong trong các đường thì xác định đường ngắn nhất...
Con em lớp 1 thi lên lớp 2 là lớp chọn đó thì phải giải 1 bài khó là cho 1 dãy 6 chữ số ngẫu nhiên, tìm cách xếp lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn nhanh nhất. Ấy thế mà nó chả thêm nếm gì vẫn giải tốt. Nó bảo là con phải nghĩ mãi mới ra.
Em xem cũng ko thấy có gì oánh đố cả, và mấy bài toán của nó cũng hay phết. Con em vẫn phải làm bài tập hàng ngày nhưng chỉ 30 phút thôi, hnao ko tập trung thì hết nhiều thời gian hơn.
Em nhớ xưa đi học cũng hay có toán *,**,*** để cho bọn thích học giải, em cũng hay giải những bài này thấy cũng khoái. Bọn trẻ giờ cũng vậy, đứa nào khoái thì làm câu cuối, ko thì 9-9.5 là okie rồi.
Nói chung các cụ cứ yên tâm, nếu bố mẹ ko mắc bệnh thành tích thì con em các cụ học hành cũng nhẹ nhàng thôi.
Cái mà em chán nhất ở VN ko phải là cách dạy các môn TN, mà chán nhất là cách dạy các môn XH, cái mà VN cần cải tiến chính là các môn này.
Ps: à mà giờ môn Văn cũng có tự luận XH rồi, đỡ hơn trước, và mang tính logic đủ ý hơn là viết văn hay nên em coi đã có cải tiến. Tuy nhiên môn lịch sử vẫn phải nhớ thời gian, trận đánh... có vẻ chưa đc cải tiến mấy.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Các bác. Mỗi người 1 ý kiến ..em chả hiểu sâu sắc về Toán nhưng có ý kiến này.
Toán nội thì ae biết dồi. Vậy toán Ngoại thì các bác đang ở mấy nc giẫy dụa trong cơn hấp hối lập giúp cái thớt và chụp ảnh sách từ c1 đến hết c3 cho ae cần thì ngâm cứu cho con cháu.
Em vd là vậy . Các bác thấy dở thì thôi. Hay thì các bác ủng hộ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,828
Động cơ
180,198 Mã lực
Các bác. Mỗi người 1 ý kiến ..em chả hiểu sâu sắc về Toán nhưng có ý kiến này.
Toán nội thì ae biết dồi. Vậy toán Ngoại thì các bác đang ở mấy nc giẫy dụa trong cơn hấp hối lập giúp cái thớt và chụp ảnh sách từ c1 đến hết c3 cho ae cần thì ngâm cứu cho con cháu.
Em vd là vậy . Các bác thấy dở thì thôi. Hay thì các bác ủng hộ.
Em thấy đồn là sách Toán của Sing khó lắm, chả biết đúng ko, còn Mỹ thì đồn là ko có chương trình chuẩn, thầy cô tự soạn nên cũng hóng cùng cụ.
Mà sao mấy anh họ nhà em ở Ba Lan với Hà Lan con vẫn học thêm như điên, gia sư tới nhà dạy suốt. Còn anh bạn ở Mỹ bảo con anh ý học hết ở trường thì đi học thêm ở trung tâm xong tối đi oánh bóng chuyền 10h đêm mới về nhà đi ngụ luôn, ngày nào cũng thế.
Rồi con thầy giáo em bên Pháp phải học thêm rồi học tới 1-2h sáng để thi đc vào Grand Ecoles.
Em đọc tiểu thuyết Mỹ thấy cũng khối nhà bố mẹ ép con học, điểm kém cũng oánh như thường, cũng đua nhau vào trường xịn từ mẫu giáo tới đại học, cũng học thêm tùm lum rồi áp lực tự tử có cả. Bạn trên facebook của em sống ở Anh Úc Mỹ cũng khoe con vào đc gifted schools rồi vào lớp chọn, đc giải nọ kia đủ cả.
Nên cái nc ngoài các cụ nói nó cứ giống thiên đường ở đâu ý. Chứ em thấy tâm lý ganh đua muốn hơn ng của phụ huynh đâu cũng có.
Em chỉ thấy khác là ở các nc phát triển làm việc chân tay sống cũng ko khổ quá, vậy nên nếu ko thích hay ko có khả năng thì chắc cũng ko cần cố quá hoặc bố mẹ khó ép hơn VN. VN thì nghèo nên bố mẹ cứ bảo phải cố mà học cho sau này đỡ khổ.
 

Trongxanh2022

Xe buýt
Biển số
OF-813297
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
893
Động cơ
9,482 Mã lực
Toán khó nhề.
Cái này test IQ những đứa có thiên hướng toán học.
Chứ đứa thiên hướng xã hội nghệ thuật thì quan tâm quái gì.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Em thấy đồn là sách Toán của Sing khó lắm, chả biết đúng ko, còn Mỹ thì đồn là ko có chương trình chuẩn, thầy cô tự soạn nên cũng hóng cùng cụ.
Mà sao mấy anh họ nhà em ở Ba Lan với Hà Lan con vẫn học thêm như điên, gia sư tới nhà dạy suốt. Còn anh bạn ở Mỹ bảo con anh ý học hết ở trường thì đi học thêm ở trung tâm xong tối đi oánh bóng chuyền 10h đêm mới về nhà đi ngụ luôn, ngày nào cũng thế.
Rồi con thầy giáo em bên Pháp phải học thêm rồi học tới 1-2h sáng để thi đc vào Grand Ecoles.
Em đọc tiểu thuyết Mỹ thấy cũng khối nhà bố mẹ ép con học, điểm kém cũng oánh như thường, cũng đua nhau vào trường xịn từ mẫu giáo tới đại học, cũng học thêm tùm lum rồi áp lực tự tử có cả. Bạn trên facebook của em sống ở Anh Úc Mỹ cũng khoe con vào đc gifted schools rồi vào lớp chọn, đc giải nọ kia đủ cả.
Nên cái nc ngoài các cụ nói nó cứ giống thiên đường ở đâu ý. Chứ em thấy tâm lý ganh đua muốn hơn ng của phụ huynh đâu cũng có.
Em chỉ thấy khác là ở các nc phát triển làm việc chân tay sống cũng ko khổ quá, vậy nên nếu ko thích hay ko có khả năng thì chắc cũng ko cần cố quá hoặc bố mẹ khó ép hơn VN. VN thì nghèo nên bố mẹ cứ bảo phải cố mà học cho sau này đỡ khổ.
Cụ nói chuẩn quá!
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,076
Động cơ
120,221 Mã lực
Bạn em người Anh nó kể lúc nhỏ gia đình phải chuyển nhà đến chỗ ở để nó được vào trường công tốt đúng tuyến. Các trường tư cấp tiểu học, trung học thì nhiều khi học phí ngang học phí học ĐH của sinh viên nước ngoài (ở ĐH sv nội học phí rẻ hơn nhiều).

Còn nhiều gđ VN em biết thì là qua lao động chân tay, phần nhiều con em họ cũng học hành làng nhàng và sau đi làm tay chân, nhưng XH giàu nên cũng không quá vất vả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thành Thị 1

Xì hơi lốp
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
3,029
Động cơ
97,389 Mã lực
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
công nhận, bài này hồi lớp 6 e giải suốt, và bây h e giỏi thật!
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Các bác. Mỗi người 1 ý kiến ..em chả hiểu sâu sắc về Toán nhưng có ý kiến này.
Toán nội thì ae biết dồi. Vậy toán Ngoại thì các bác đang ở mấy nc giẫy dụa trong cơn hấp hối lập giúp cái thớt và chụp ảnh sách từ c1 đến hết c3 cho ae cần thì ngâm cứu cho con cháu.
Em vd là vậy . Các bác thấy dở thì thôi. Hay thì các bác ủng hộ.
Tiếc quá em không còn giữ mấy quyển này để chụp lên hầu các cụ mợ.

Nói chung không có kiểu toán "chuyên", mẹo mực, đánh đố. Nó cũng giống như SGK Toán mà em được học hồi nhỏ ở VN. Nhẹ nhàng, dễ hiểu.

Một số chỗ em thấy SGK Mỹ diễn đạt còn không tốt bằng SGK của VN ngày xưa, nhưng về cơ bản là tương đương.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Em thấy đồn là sách Toán của Sing khó lắm, chả biết đúng ko, còn Mỹ thì đồn là ko có chương trình chuẩn, thầy cô tự soạn nên cũng hóng cùng cụ.
Mà sao mấy anh họ nhà em ở Ba Lan với Hà Lan con vẫn học thêm như điên, gia sư tới nhà dạy suốt. Còn anh bạn ở Mỹ bảo con anh ý học hết ở trường thì đi học thêm ở trung tâm xong tối đi oánh bóng chuyền 10h đêm mới về nhà đi ngụ luôn, ngày nào cũng thế.
Rồi con thầy giáo em bên Pháp phải học thêm rồi học tới 1-2h sáng để thi đc vào Grand Ecoles.
Em đọc tiểu thuyết Mỹ thấy cũng khối nhà bố mẹ ép con học, điểm kém cũng oánh như thường,
Em nói về Mỹ thôi nhé, các nước khác em không biết đâu:

1- Đầu tiên nói tổng quan về tổ chức của hệ thống giáo dục công cho học sinh phổ thông:
+ Các trường công của một địa phương (cấp "hạt" - county - tạm coi như một tỉnh của VN) nằm dưới sự chỉ đạo của sở giáo dục địa phương (county) đó.
+ Ngân sách hoạt động của Sở GD địa phương chủ yếu từ thu thuế BĐS trên địa bàn
+ Lãnh đạo sở GD địa phương là một "hội đồng giáo dục" gọi là "school board" gồm vài người. Các thành viên hội đồng giáo dục này là do dân địa phương trực tiếp bầu ra (điểm mấu chốt là ở đây).

Như vậy dù là tổng thống Mỹ cũng không có bất kỳ quyền hạn gì đối với một giáo viên tiểu học, vì giáo viên này nằm dưới sự quản lý của trường, trường chịu sự lãnh đạo của school board, school board được dân bầu ra trực tiếp.

Tóm lại: dân địa phương đóng thuế BĐS để chi tiền cho giáo dục phổ thông trên địa bàn, và bầu ra một hội đồng quản lý việc sử dụng tiền (trong đó có việc quản lý các trường công).


2- Về SGK:
Không phải là do "mỗi thày cô tự soạn" như bạn mợ nói mà do mỗi "school board" tự lựa chọn. School board làm gì có khả năng tự soạn nội dung SGK đâu, mà chỉ là lựa chọn từ vài ba NXB nổi tiếng chuyên về biên soạn và xuất bản SGK.
Nội dung trong sách giáo khoa: là kiến thức cơ bản, không có các kiểu bài của lớp "chuyên" (đánh đố, mẹo mực, dạng bài "tủ" với cách giải đặc biệt, v.v...).

3- Về việc học thêm nhiều hay ít, bố mẹ bắt con học nhiều hay ít:
Cái này hoàn toàn do các gia đình tự quyết định. Trường lớp chính khóa hoàn toàn không yêu cầu HS phải học thêm gì ngoài chương trình SGK, lại càng không có chuyện chính thày cô ở lớp chính khóa lại đi dạy thêm (và thu tiền) học sinh của mình, và chắc chắn là không có chuyện kiểm tra, chấm điểm dựa vào các nội dung không có trong chương trình chính khóa.
Trong quá khứ, ở một địa phương nào đó rất có thể đã có các thày cô hoặc trường nào đó đã tìm cách kiếm tiền thêm bằng thủ thuật như vậy. Nhưng quay lại điểm (1), phụ huynh (tức là cử tri) sẽ không để cho tình trạng đó kéo dài vì họ bầu ra school board, mà school board quản lý các trường công trên địa bàn. Thành viên nào của school board mà không ủng hộ việc xóa sổ tình trạng đó thì sẽ bị tống cổ ra khỏi school board trong nhiệm kỳ sau.

4- Vậy thì những đứa học hành nhiều, học thêm.. thì chúng nó học gì?
Như đã có người post ở các trang trước, đó là chúng nó học (trước) các bộ môn sẽ được dạy ở đại học để chúng nó tiết kiệm tiền + thời gian khi đi học đại học (vì không phải học + trả học phí cho các môn này), và một phần nào đó là để được đánh giá tốt hơn trong mắt các cán bộ tuyển sinh vào ĐH. Ví dụ: về toán thì có các môn xác suất thống kê, vi phân, tích phân, giải tích, v.v.... Trong các ngành lý, hóa, sinh, tiếng Anh, lịch sử,, tâm lý học,... cũng đều có giáo trình các môn tương tự.

Việc một đứa HS học thêm các môn này nó cũng tương tự như đứa khác chơi thêm một môn thể thao hoặc nhạc cụ nào đó, hoặc tham gia thêm một hoạt động từ thiện, đóng góp cho cộng đồng, v.v... Tất cả các hoạt động "extra" này đều là tùy chọn, không bắt buộc, tùy điều kiện về trí tuệ, thể lực, năng khiếu, sở thích, thời gian, định hướng, mức độ quan tâm... của từng học sinh và gia đình.
Và tất cả các hoạt động này đều không ảnh hưởng gì đến điểm số ở lớp học chính khóa.
Các hoạt động này nói chung đều có tác dụng ít nhiều nhưng không phải là điều kiện tiên quyết để được nhận vào các trường ĐH.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Nói thêm về SGK:
CCCM có quan điểm cho rằng toán chuyên, lý chuyên, ... các bài mẹo mực, dạng bài "khó" là quan trọng cho trí thông minh của trẻ, là tiêu chí đánh giá năng lực... thì có thể soạn sách SGK chuyên sâu theo hướng này và chào bán cho các school board. Thị trường khổng lồ đấy!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top