[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
cụ chuẩn ạ, con mà đủ sức vào ams, chuyên khtn, sư phạm....các kiểu khéo nổ hơn pháo hoa rồi
chẳng qua học kém quá lại quay lại chê bộ dục, rồi đội kỹ năng đàn ca sáo nhị lên đầu, chê con ng ta chỉ biết luyện gà, giải toán mẹo :D
Đạo đức giả nhiều mà cụ.
"Tôi không cần con học giỏi, tôi không cần cuộc sống giàu sang, tôi cũng không quan trọng vợ mình có đẹp hay không. Với tôi, chỉ cần bình yên hạnh phúc là đủ." Tụi thất bại nó hay biện minh thế.

Chứ con học giỏi, nhà giàu, vợ đẹp, quyền lực cao là mơ ước của tất cả đàn ông nói riêng và giống đực nói chung. Tuy nhiên, nói phét không mất thuế nên chém thế nào chả được.
2 cụ không đủ thông minh để nhìn ra rằng những còm này của các cụ thể hiện rất rõ trình độ tư duy kém và tâm lý nhỏ nhen của các cụ.

Phương pháp tư duy khoa học không được dạy và rèn ở Việt Nam cho nên rất nhiều (có lẽ đa số?) người Việt có kiểu suy nghĩ này, kể cả những người có rất nhiều bằng cấp,

Chắc 2 cụ vẫn chưa hiểu đâu. Để em giải thích thêm nhé:
Người giống như các cụ nhưng ở "phía bên kia" thì sẽ còm là
"chắc các cụ là giáo viên đang kiếm sống bằng cách lừa đảo, ép bọn trẻ con học những dạng toán kiểu này cho nên mới cổ xúy"
hoặc "các cụ là những người thất bại trong đời sống nên phải lôi cái kỹ năng giải toán chuyên này ra khoe".
2 cụ đã hiểu chưa ạ?
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,748
Động cơ
261,004 Mã lực
2 cụ không đủ thông minh để nhìn ra rằng những còm này của các cụ thể hiện rất rõ trình độ tư duy kém và tâm lý nhỏ nhen của các cụ.

Phương pháp tư duy khoa học không được dạy và rèn ở Việt Nam cho nên rất nhiều (có lẽ đa số?) người Việt có kiểu suy nghĩ này, kể cả những người có rất nhiều bằng cấp,

Chắc 2 cụ vẫn chưa hiểu đâu. Để em giải thích thêm nhé:
Người giống như các cụ nhưng ở "phía bên kia" thì sẽ còm là
"chắc các cụ là giáo viên đang kiếm sống bằng cách lừa đảo, ép bọn trẻ con học những dạng toán kiểu này cho nên mới cổ xúy"
hoặc "các cụ là những người thất bại trong đời sống nên phải lôi cái kỹ năng giải toán chuyên này ra khoe".
2 cụ đã hiểu chưa ạ?
hài nhỉ, từ vài còm về học tập mà đã suy ra ngay đc trình độ tư duy kém và tâm lý nhỏ nhen :D
hỏi khí không phải cụ thân thế và sự nghiệp ntn ạ :D
 

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
hài nhỉ, từ vài còm về học tập mà đã suy ra ngay đc trình độ tư duy kém và tâm lý nhỏ nhen :D
hỏi khí không phải cụ thân thế và sự nghiệp ntn ạ :D
Hầy dà, cụ vẫn không hiểu.

Nếu em là Ngô Bảo Châu thì quan điểm của em trong thớt này cũng không có thêm sức nặng gì cả, vì quan điểm của em được bảo vệ bằng nội dung em post trong thớt này chứ không phải bằng tên tuổi em.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,748
Động cơ
261,004 Mã lực
Hầy dà, vẫn không hiểu.

Nếu em là Ngô Bảo Châu thì quan điểm của em trong thớt này cũng không có thêm sức nặng gì cả, vì quan điểm của em được bảo vệ bằng nội dung em post trong thớt này chứ không phải bằng tên tuổi em.
vậy thì đả kích cá nhân là cách để đưa ra quan điểm tranh luận?
 

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
vậy thì đả kích cá nhân là cách để đưa ra quan điểm tranh luận?
WTF?
Vì 2 cụ đả kích cá nhân cho nên em mới vạch ra cho 2 cụ thấy.

Giống như trước đó, đ/c Hanoianxxx gì đó cũng vậy, cho nên em cho đ/c đó hưởng thành quả của chính mình.
Phải như thế thì mới thủng :)
 
Chỉnh sửa cuối:

tasx

Xe tăng
Biển số
OF-207902
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
1,372
Động cơ
11,471 Mã lực
Đề có khoai, các cháu mới nhiệt tình cần thầy. Thủ tục có rườm rà, chúng ta mới nhiệt tình cần cán bộ giúp đỡ.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,045
Động cơ
120,224 Mã lực
Toán kiểu này em lạ gì.

Nếu chưa được học và luyện cách giải bao giờ thì trong 1 triệu đứa học sinh cả triệu đứa sẽ bó tay hết. Dù kiến thức toán của bọn học sinh này về lý thuyết thì đủ để giải bài toán, và trong 1 triệu đứa có nhiều đứa rất xuất sắc, nhưng chúng nó cũng không thể giải được vì không thể tự nghĩ ra các thủ thuật giải trong thời gian ngồi làm bài được.

Nhưng nếu được luyện các dạng bài và các thủ thuật giải thì tỷ lệ học sinh giải được bài toán sẽ tăng vọt, có thể lên đến 70-80% nếu bài toán không có biến đổi nhiều so với dạng bài tủ.
Thật ra thì giỏi 1 nghề nào đó cũng trước tiên là nhờ thực hành nhiều mà cụ.
Quan trọng là chúng ta xây dựng giáo trình hiện đại hơn cho hs đặc biệt để cập nhật các bài toán hiện đại, phù hợp với nền khoa học ngày nay, không phải loay hoay làm mãi mấy bài toán của những thế kỷ trước nữa thì mới có ích. Hơn nữa cần phải định hướng rõ ràng và từ từ từng bước không gượng ép chứ học nhiều rồi sau làm coder thì cũng k cần đi quá sâu.
 

magicianfs

Xe tăng
Biển số
OF-67726
Ngày cấp bằng
5/7/10
Số km
1,793
Động cơ
449,989 Mã lực
Nhờ hồi bé từ cấp 1 sang cấp 2 em vào trường chuyên ở huyện, hồi những năm 1995. Ngay lớp 6 bọn em đã phải học Toán Lý Hóa, Tiếng Anh. Mà toán thì học cả lũy thừa, tổ hợp chỉnh hợp, Lý thì mô men lực, Hóa lớp 7 có oxi hóa khử... nói chung đủ hết. Mấy bài trên kia ăn thua gì. Sau lên cấp 3 em ko ra thi ra trường chuyên Tỉnh mà học cấp 3 ở quê. Mặc dù học lớp chọn nhưng vẫn thấy nhàn quá thể vì mấy cái cấp 3 đã học 70-80 % từ cấp 2 rồi.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Sự thật về những tấm huy chương vàng Olympic toán quốc tế của Việt Nam
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
– Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
– Phải có đủ thành phần nam, nữ.
– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm).
– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Theo lời kể của nguyên phó chủ tịch FPT Lê Quang Tiến.
May be an image of 4 people, people standing and text that says Thầy Lê Bả Khánh Trình giành Huy chương Vàng năm 1979.


983983

254 comments
190 shares
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Sự thật về những tấm huy chương vàng Olympic toán quốc tế của Việt Nam
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
– Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
– Phải có đủ thành phần nam, nữ.
– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm).
– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Theo lời kể của nguyên phó chủ tịch FPT Lê Quang Tiến.
May be an image of 4 people, people standing and text that says Thầy Lê Bả Khánh Trình giành Huy chương Vàng năm 1979.
983983

254 comments
190 shares
Đọc cũng hay phết nhỉ, hehe
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Đọc cũng hay phết nhỉ, hehe
Đọc thấy thiếu 1 điều quan trọng nhất là ở Mỹ thì cũng luyện gà, ko luyện thì làm sao mà giỏi? Cái khác nhau chỉ ở tên gọi, nếu coi chuyên là luyện với tuyển chọn thì nói thật VN gọi Mỹ bằng cụ. Đến những môn như quần vợt còn chuyên từ bé tí, bố của Maria Sharapova còn tìm cách đưa sang Mỹ từ 5t thì đủ hiểu xã hội phát triển đến độ nào.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Sự thật về những tấm huy chương vàng Olympic toán quốc tế của Việt Nam
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
– Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
– Phải có đủ thành phần nam, nữ.
– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm).
– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Theo lời kể của nguyên phó chủ tịch FPT Lê Quang Tiến.
Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Tại sao VN luyện gà mà chỉ đứng top 10

Vì sao Mỹ không cho tiền, không dạy dỗ mà đội tuyển đứng top 3?

Nếu VN bỏ luyện gà thì sao? Có lên top 3 như Mỹ hay xuống top 100?

Anh/chị hãy phân tích các khía cạnh tích cực/tiêu cực của việc luyện gà và đi thi lấy thành tích của đội tuyển Việt Nam. :))
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Ồ, tôi còn biết rằng đối với olympic thể thao, chính phủ Mỹ cũng không bỏ tiền ra chi cho vận động viên. Bọn keo kiệt!
 

Hoangyen91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803445
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
156
Động cơ
11,361 Mã lực
Tuổi
72
Chính vì quá hiểu cái nền giáo dục này nên e thầm hứa nếu mình có điều kiện,con e lên lớp 8-9,lúc đấy là nó tự có thể lo những cái tối thiểu cho bản thân là e cho nó đi du học luôn
Cụ cứ suy nghĩ giống em, cả 3 đứa con em đều cho du học ở nước ngoài từ khi hết cấp 2.
Các cháu nhà em bảo học bên này dễ hơn, nhưng các cháu phải học nhiều thứ khác từ các bạn bản xứ ( phong cách đối xử, nhân cách, kỹ năng sống….) những thứ mà ngày các cháu ở VN không được học.
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
5,653
Động cơ
541,172 Mã lực
Mục tiêu như này em nghĩ hoàn toàn xác đáng vì tầm quan trọng của nghề giáo và (nếu) các thầy cô đạt được chất lượng đào tạo như mong đợi của xã hội.

Nhưng em thấy nhiều đời rồi, nó không phải là quyết định của ông Bộ trưởng bộ GDDT, mà chí ít phải là Bộ nội vụ và ông Phó TT phụ trách, may ra mới cải cách được.
Ở đất nước có nền giáo dục cao nhất thế giới Phần Lan thì chỉ có người giỏi mới được làm giao viên vì lương nhà giáo thuộc dạng cao nhất xã hội, cơ mà học sinh Phần Lan lại chỉ học từ 9h sáng đến 3.4h chiều gì đó và ko có bài tập về nhà cũng như học thêm:)
 

kk2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812715
Ngày cấp bằng
18/5/22
Số km
1,074
Động cơ
8,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giờ em chỉ lo các dãy số 0 $ thôi.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,045
Động cơ
120,224 Mã lực
Các cụ hay lấy ví dụ các nền giáo dục phát triển học ít mà học sinh vẫn giỏi nhưng theo em biết thì sự khác biệt mà các cụ nói chỉ là bề nổi thôi. Để làm được như họ thì cần có nguồn lực cực lớn để cá nhân hóa giáo dục. Họ học ít nhưng có nguồn lực để khuyến khích cho những nhóm học sinh có năng khiếu khác nhau và các em năng khiếu này có điều kiện tiếp xúc với nguồn lực còn lớn hơn gà nòi của ta, chứ không phải không có bài tập thì học sinh chơi game hay chạy nhảy thời gian còn lại. Dĩ nhiên với các em đại trà thì ngoài giờ học đúng là toàn vận động, chơi thể thao.

Em cũng chưa có cái nhìn đủ sâu nhưng em nghĩ không nên chỉ nhìn khơi khơi và đòi áp nguyên là dễ đâu. XH của họ vận động khác ta rất nhiều. Nhìn vào nước phát triển thì xem ta có thể tối ưu được gì hơn với điều kiện hiện có thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Đúng là chính phủ Mỹ (hầu như) không tham gia vào quá trình luyện và tuyển chọn gà.
Nhưng đó không phải là vấn đề chính. CP hay tư nhân không quan trọng lắm trong trường hợp này, vì chi phí rất nhỏ so với quy mô kinh tế của nó.

Cái khác biệt rõ nhất là xã hội tư bản (chính phủ, giáo viên, phụ huynh, học sinh...) không lãng phí vào một hệ thống rộng khắp để tuyển chọn, đào tạo và đưa gà chọi đi thi.

Ở VN, kể cả khi CCCM và con CCCM không liên quan gì đến hệ thống này nhưng vẫn phải đóng thuế nuôi hệ thống đấy.

Hết thế hệ này sang thế hệ khác, năm nào cũng có hàng vạn học sinh, hàng trăm / nghìn giáo viên dành riêng cho hệ thống này, và mỗi người tiêu tốn hàng nghìn giờ mỗi năm chỉ để luyện gà chọi.

Trong số hàng vạn học sinh gà nòi mỗi năm thì được độ 20-30 người đi thi quốc tế các môn, có ẵm giải gì về hay không thì về cơ bản chẳng thay đổi gì cho đất nước. Lúc trưởng thành thì may ra có một vài người trong số mấy vạn đó làm đúng chuyên môn chuyên sâu của ngành chọi gà mà họ được luyện, và họ thường làm việc ở nước ngoài, vì nền kinh tế + nền khoa học VN không đủ trình độ tiếp thu kiến thức của họ.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,618
Động cơ
356,954 Mã lực
Cụ cứ suy nghĩ giống em, cả 3 đứa con em đều cho du học ở nước ngoài từ khi hết cấp 2.
Các cháu nhà em bảo học bên này dễ hơn, nhưng các cháu phải học nhiều thứ khác từ các bạn bản xứ ( phong cách đối xử, nhân cách, kỹ năng sống….) những thứ mà ngày các cháu ở VN không được học.
Mợ sn 91 hay nick mợ ghi thế
Tên mợ trùng với tên mẹ em :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top