Nếu mà chỉ nói riêng về không chiến thì ta thua Mỹ là cái chắc rồi nhưng tất tay ta có được bao nhiêu máy bay đâu nên cùng lắm nó rơi đến con số trăm thôi, tất tay thì Mỹ rụng vài ngìn chiếc quả là kinh hoàng nhỉ. Giờ thỉnh thoảng ở đâu đó rơi 1 cái máy bay là tin chấn động rồi thử hỏi ngày xưa hằng ngày dân Mỹ phải đón nhận tin tức về những phi công không trở về của họ thì quả là nặng nề nhỉ !
Một trong những trận chiến trên không kinh điển của ta:
Em cóp ở đây ạ:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.10.html
Ngày 27/6/1972, lực lượng máy bay tiêm kích của ta hạ 5 chiếc F-4E của Không quân Mỹ, gồm:
- Phi công Mig-21MF Bùi Đức Nhu (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 68-0314 của Sullivan và Richard L. Francis (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ đóng tại Uborn, Thái Lan).
- Phi công Mig-21MF Nguyễn Đức Soát (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 67-0248 của John P. Cerak và David B. Dingee (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ tại Uborn, Thái Lan).
- Phi công Mig-21MF Ngô Duy Thư (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 67-0243 (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Uborn, Thái Lan), Mỹ nhận chiếc này bị thương.
- Phi công Mig-21MF Phạm Phú Thái (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 69-7271 của Aikman và Thomas J. Hanton (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 390, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 366 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Takhli, Thái Lan).
- Phi công Mig-21MF Bùi Thanh Liêm (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 69-7296 của R.C. Miller và Richard H. McDow (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 390, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 366 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Takhli, Thái Lan).
Về chiếc F-4E số 3 (tốp ra) và 4 (tốp vào) đều bị bắn trên không phận khu vực Pa-Háng. Phía Mỹ nhận chiếc F-4E số 1 bị SAM-2 bắn, chiếc số 3 bị bắn hỏng nhưng không rơi (nên không có tên phi công).
Đây nữa: Mấy Bài này cụ Triumf chắc là rất rõ !
Ngày 27/6/1972, địch tổ chức đánh lớn vào Hà Nội. Lực lượng gồm 24 chiếc mang bom, 20 chiếc F4 làm nhiệm vụ yểm hộ. Tiêm kích địch vào trước 12 phút khống chế ngay sân bay Nội Bài, Gia Lâm. Một lực lượng F4 phục sẵn, chờ ta ở vùng trời Nghĩa Lộ, Vĩnh Phú. Một số F105D mang tên lửa Srai đánh phá các trạm ra đa dẫn đường. Với cách bố trí bài bản như vậy, Mỹ tin chắc đã khóa tay được Mig lần này. Sở Chỉ huy đã đánh giá đùng tình hình và cho 2 trung đoàn Mig21 chủ động xuất kích và đã giáng cho Mỹ những đòn bất ngờ.
10h15’: Biên đội Nguyễn Đức Nhu số 1, Hạ Vĩnh Thành số 2, xuất kích từ sân bay Nội Bài, trước khi F4 kịp lao vào khống chế. Biên đội lên độ cao 5000m, vừa đến vùng trời Nghĩa Lộ thì phát hiện 4 chiếc F4 đnag bay theo đội hình kéo dài từng đôi một. Số 1 bí mật tiếp cận và bắn rơi tại chỗ một F4. Đội hình địch bị bất ngờ hốt hoảng sà xuống thấp. Chỉ huy sở E927 cho biên đội rút khỏi chiến đấu.
Máy bay F4 bị bắn rơi, phi công địch kêu cứu. Từng tốp 2 đến 4 chiếc F4, F105 quần đảo ở khu vực Hoà Bình, Mộc Châu, Vạn Yên, Sơn La yểm hộ để trực thăng vào cứu giặc lái.
Đánh địch đang tổ chức cứu nạn là thời cơ rất thuận lợi, Sở chỉ huy E927 đưa biên đội Nguyễn Đức Soát số 1, Ngô Duy Thư số 2 vào khu vực Hoà Bình, Vạn Yên. Sở chỉ huye binh chủng dẫn biên đội Mig21 của E921 gồm Phạm Phú Thái số 1, Bùi Thanh Liêm số 2 theo hướng Yên Bái-Nghĩa Lộ. Biên đội Nguyễn Đức Soát cất cánh lúc 11h53’, lên độ cao 5000m, cách địch 20km. Biên đội đã phát hiện 2 chiếc F4 ở độ cao 3000m. Vào thế có lợi, biên đội trưởng xin phép sở chỉ huy vào công kích. Được lệnh, anh dẫn số 2 lao vào tốp F4. Biên đội Soát, Thư tiếp cận địch từ phía sau, từ trên cao lao xuống, nhanh chóng rút ngắn cự ly đến tốp F4. Soát nhấn nút phóng tên lửa, một chiếc F4 xì khói nhưng chưa bùng cháy. Anh vào gần hơn bắn tiếp quả thứ hai, tên lửa nổ tốt. Chiếc F4 như bó đuốc lao cắm đầu xuống núi. Khi nhìn thấy mục tiêu cháy rõ ràng, Nguyễn Đức Soát mới thoát ly chiến đấu về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn.
Ngô Duy Thư phát hiện một tốp 4 chiếc F4 bên trái, anh báo cáo đội trưởng xin vào công kích. Bí mật tiếp cận, tốp F4 vẫn bay bình thường chưa biết có thần chết đang đuổi sau lưng. Thư phóng liền 2 quả tên lửa vào chiếc F4 đi cuối cùng. Tăng lực nhiều nên dầu còn ít, anh thoát ly về hạ cánh tại sân bay Hoà Lạc.
Biên đội Thái, Liêm cất cánh từ Yên Bái lúc gần 12h và đang bay trên vùng trời Nghĩa Lộ. Trong lúc này, biên đội Soát, Thư đang tiến công tiêm kích địch ở vùng trời Hoà Bình - Vạn Yên. Biên đội Thái, Liêm đến Nghĩa Lộ gặp 4 chiếc F4 ở thế đối đầu. Trời nhiều mây, vòng trở lại đuổi theo lưng chúng chưa chắc còn thấy. Thái quyết định cùng số 2 bay về phía trước vì đoán chắc thế nào cũng còn bọn ở phía sau. Quả nhiên, Thái phát hiện ở phía trước, bên trái cách 15km, cùng chiều với biên đội có 4 chiếc F4 đang phân tốp đan chéo nhau, lượn vòng đề phòng Mig bất ngờ tiến công. Quan sát phía sau có địch, Thái lệnh cho số 2 tăng lực lên hàng ngang, số 1 bắn chiếc bên trái, số 2 bắn bên phải. Hai Mig tiến đến cự ly công kích tốt, Thái cách địch 1300m và Liêm cách địch 1500m. Thái phát lệnh phóng, số 1, số 2 cùng bóp cò. Hai quả tên lửa như hai nhát kiếm chọc thẳng vào hai chiếc F4 đang làm động tác bay cắt kéo. Hai máy bay gần như cùng bốc cháy đồng thời.
Trong 1h, ba biên đội Mig21 xuất kích, bắn rơi tại chỗ 5 chiếc F4. Đây là một trong những trận đánh xuất sắc của hai trung đoàn Mig trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ vào miền Bắc.
Trích "Phi công tiêm kích" - Lê Hải