Em fact-check một số thông tin vị 'bác sĩ' này phun rơm nhả rạ một xíu:
- Dầu thực vật loại nào đó không phải là tối ưu cho sức khỏe: Del có loại dầu nào tối ưu cho sức khỏe hết. Người là loài động vật ăn tạp nên thứ đồ ăn tối ưu cho sức khỏe là hổ lốn tả pí lù như món gì đó của đệ tử Hồng Thất Công.
- Loại dầu thực vật giá rẻ, không tốt, ...ví dụ minh họa là cái chai bóc nhãn: Các loại dầu thực vật dùng để ăn sản xuất/bán ở VN phải ghi rõ trên tem nhãn thành phần nguyên liệu, nên người mua sẽ biết được nó là dầu từ loại cây/hạt nào hay hỗn hợp dầu của loại cây/hạt nào. Không có dầu thực vật chung chung như bác sĩ đang phán. Nếu chỗ nào bán chai dầu không ghi rõ thành phần nguyên liệu từ cây/hạt nào, các cụ mợ gọi alo cho quản lý thị trường. Tết nhất tới nơi, nhận được cú alo các bác ây vui lắm.
- Gọi là dầu thực vật nghe có vẻ sức khỏe, sang mồm: Gọi thế để phân biệt với mỡ động vật. Qua mồm bác sĩ nó lại thành khác.
- Hexan gây ung thư: Chưa có cơ sở nào để kết luận hexan gây ung thư. Các cụ thích nhanh thì gõ hexan MSDS hay hexan SDS. Đào sâu hơn thì tìm công bố của EPA Mẽo hay qui định của EU. Sâu hơn nữa thì tìm các bài nghiên cứu về chủ đề này.
Hexan ngửi hít nuốt gây các vấn đề và hội chứng về thần kinh, hoặc/và vô sinh ở nam giới tùy theo mức độ phơi nhiễm.
Hexan là dung môi dùng trong rất nhiều quá trình sản xuất các sản phẩm cho người, bao gồm cả thuốc (kháng sinh). Trong chiết tách dầu ăn, hexan được thu hồi bằng cách hóa hơi để tách khỏi hỗn hợp dầu thô và sau đó ngưng tụ để tái sử dụng. Quá trình chế biết dầu sau đó còn nhiều bước gia nhiệt nữa, làm bay hơi hexan, nên lượng hexan tồn dư không đáng kể
- Khái niệm tinh luyện: bác sĩ phán cả tinh luyện dầu ô liu với tinh luyện dầu thực vật, gom cả hydro hóa vào quá trình này, hiểu lung tung về khái niệm tinh luyện.
Tinh luyện là để loại bỏ các tạp chất, trong sản xuất dầu ăn nó bao gồm cả bước cho dầu qua than hoạt tính hay khoáng sét hoạt tính. Dầu ăn sau bước này đảm bảo an toàn và ít độc hại hơn cái mồm của bác sĩ nhiều.
Tinh luyện dầu ô liu: Có bác nào phán cái này nhỉ? Em ạ luôn. Quá lắm thì dầu ô liu sau khi ép được cho chảy qua cái màng lọc để lọc cặn thô thôi ạ. Dầu ô liu đắt vì làm ra không đủ ăn. Sản lượng dầu ô liu mà như sản lượng dầu đỗ tương thì nó lại rẻ như bèo. Nhưng dầu ô liu quí vì nó chứa nhiều hoạt chất có lợi cho chức khỏe. Các loại hoạt chất này, như chất chống ô-xy hóa tự nhiên, định giá mức độ quí và giá bán của dầu. Nên dầu ô-liu mới có phân loại extra-virgin, virgin, với chỉ olive oil, phân loại tùy theo thời gian ép kể từ khi trái rụng khỏi cây, càng ép sớm thì độ virgin càng cao và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe còn càng nhiều. Em thông tin thêm là bã dầu ô-liu (phần xác còn lại sau khi ép dầu xong) đang được dùng để trộn với một ít tảo biển và silica và bán với giá 10 euro một kg để chống ảnh hưởng của sốt virus cho lợn với gà. Nên các cụ thấy chai dầu extra-virgin mà có 300k thì cứ mua mà bú cật lực. Trở lại cái chuyện tinh luyện dầu ô-liu thì luyện xong nó còn cái ... tinh dầu, bán được bằng giá dầu đậu nành là vui rồi.
- Hydro hóa: Bác sĩ hóng được ở đâu nên lại vẽ rắn thêm chân. Hydro hóa là việc bổ sung hydro để loại trừ bớt các liên kết carbon không no (C=C), hệ quả của nó là dầu bị chuyển thành thể rắn, mà thực tế là sền sệt như mỡ. Người ta thu sản phẩm này để dùng trong mỹ phẩm hoặc các ngành khác, tỉ dụ như làm chất bôi trơn để bác sĩ thò thụt thăm khám cho chị em đỡ bị đau. Del ai làm thế với dầu ăn cả.
- Dầu thực vật để được lâu: dĩ nhiên rồi, vì người ta lọc sạch (tinh luyện), qua cả than/khoáng hoạt tính, loại bỏ các chất gây oxy hóa, thậm chí bổ sung chất chống oxy hóa, nên để được lâu. Nhưng để 10 năm vẫn thế thì chỉ có bác sĩ mới dám phán.
- Dầu ô-liu để được 6 tháng: Bác sĩ lại phán bừa. Dầu ô-liu có sẵn các chất chống oxy hóa nên để cả năm đi bác sĩ. Bạn em ở Ý nó có cái chai thủy tinh bé bé có 20 lít, đến mùa nó vác cái chai đấy về quê đi lùng mua dầu ô-liu tươi về để ăn dần cả năm cho tới mùa sau. Còn bác sĩ, có lẽ thói quen nghề nghiệp nên bác sĩ cứ cầm chai dầu sóc lọ thường xuyên cho nó trộn oxy vào chì chắc chẳng lâu được.
- Dầu ô-liu đắt, được ép lạnh: nó đắt vì nó là dầu ô-liu. Dầu ô-liu không ép nóng. Ép nóng nhiệt độ lên tới cỡ 110 độ C thì dầu ô-liu nó còn bằng như dầu đậu nành thôi.
- Dầu dừa để 6 tháng: Cẩn thận nhé bác sĩ. Cái thứ dầu này nó chóng ôi, chỉ sau dầu gạo. Không biết cách lưu trữ thì khéo chưa được 1 tháng. Để được lâu là người ta phải cho chất chống oxy hóa thêm vào.
- Người người nhà nhà đều dùng mỡ lợn thời 193 mấy 194 mấy: 2 triệu người chết đói năm 1945 mà bác sĩ không nhớ nổi. Ăn còn chả đủ, mà phải kiếm tiền mua rượu ty với đóng thuế đinh cho đủ số. Lấy del đâu ra lợn mà có mỡ.
Dĩ nhiên là cuối cùng thì bác sĩ chỉ nói dầu rẻ tiền kém chất lượng thôi!