Điều kiện để lái xe khách và gác barrie cái nào khó hơn?Thế đi xe khách thì sao???
Điều kiện để lái xe khách và gác barrie cái nào khó hơn?Thế đi xe khách thì sao???
Cụ cũng đọc bằng mông nhỉ? Cụ nói đèn sai còn em bảo đèn đỏ xuất hiện khi lái xe không kịp quan sát. Vậy là ý nghĩa như nhau.Xem clip bằng cái mông thì như cụ nói là đúng. Còn xem bằng cái đầu thì đèn sai rõ ràng
Cụ chuẩn, cái chắn là báo hiệu cho tàu phải giảm tốc và dừng từ xa. Giả sử sự việc là có chướng ngại vật thật và họ phải để chắn để báo hiệu cho tàu dừng từ xa thì tàu vẫn cứ phi à???Vậy cái chắn đấy làm cảnh cho vui à?
Về lý thuyết mọi thứ sẽ đúng theo trình tự. Khi nhân viên chưa mở chắn, có nghĩa là chưa an toàn & lái tàu phải có nhiệm vụ quan sát từ xa & cần xử lý đúng trình tự là phải đi chậm lại, thậm chí đúng luật là tàu phải dừng lại. Còn tội lỗi, đúng sai trách nhiệm dừng tàu, chậm tàu tính sau. An toàn là trên hết.
Ở đâu ra khái niệm tàu cứ chạy đúng tốc độ còn bỏ qua, bất chấp tín hiệu chưa an toàn, chưa thông đường của ngành?
Theo luật, nhiệm vụ của lái tàu khi nhìn thấy bảng hiệu chắn đường, chưa cho phép thông đường là phải giảm tốc độ, kéo còi từ xa rồi. Kiểu như đi đường nhìn thấy đèn đỏ vậy. Chứ ko phải tới nơi rồi bảo phanh không kịp.
Vụ này thì chắc chắn nhân viên gác chắn đi tù rồi...những vụ ntn thì k thể thoát án đcBác nên lược bớt đoạn mô tả lại hình ảnh đã có. Ít nhất để người khác không cảm thấy bác đang mô tả lại theo chiều hướng nói điêu. Quan trọng hơn là người ta đọc xong không chụp cho bác cái mũ là người của đường sắt đang vào đây tổ lái.
Còn có rào chắn, có gác mà để tàu đến không biết như hình thế kia thì nên đi tù cho nó đỡ áy náy lương tâm
Cụ đọc lại các trang trước, xong sửa bài đi ko mai lại đủ gạch đá xây nhà.Otofun mà nhiều cụ có lẽ quen thói đi đường hay dùng luật rừng đề đi nhỉ? Luật là luật, đèn đỏ đã bật thì bắt buộc phải dừng lại...
Còn tất nhiên ở đây thì lỗi của nhân viên gác chắn sẽ là 1 án tù rồi...không thể khác được.
Nhưng lái xe con cũng có lỗi không tuân thủ Luật GTĐB dẫn tới tai nạn và thương vong nặng đã xảy ra, sẽ còn phải hối hận cả đời vì việc này...
Vậy hả cụ. Em nhảy tàu từ bé. Ngã mấy lần do đó sợ. Cứ thấy đường ray là tránh tàu.Cụ chưa gặp thì nghĩ vậy thôi. Ngày trước e cũng nghĩ giống cụ. Làm gì có chuyện tàu hỏa đến gần mà ko biết. Thế mà 1 lần đi thăm quan đỗ xe ở đoạn Phủ Lý xuống đi wc đứng hút thuốc mà chúng nó gọi e mới quay lại và nhìn thấy tàu đang đến gần đấy
thường những lối mở nhỏ kiểu này lầ đường bộ đang song song với đường sắt , rồi có một lối nhỏ tự phát nối từ đường quốc lộ vào đường làng ,nên đoạn cua gần như vuông góc và khoảng cách ngắn , lại bị che khuất bởi , cây cối , lều lán nên khi lái xe vừa đánh lái thoát khỏi cua thì đã rất gần đường sắt rồi , chỉ cần thiếu tập trung , hoạc đang vội + nhọ nữa là dễ nhận thảm họaLỗi của bên đường sắt vì rõ ràng nhân viên không hạ gác barie. Còn tại sao không hạ thì cần tìm hiểu nguyên nhân là nhân viên đã nhận thông báo hay lỗi tín hiệu hệ thống. Tuy nhiên nhân viên gác chắn phản ứng không phù hợp. Thay vì hạ gác để ngăn người tham gia giao thông thì lại lao ra mở gác ngăn tàu hỏa. Tàu hỏa va vào gác chắn thì thiệt hại ít chứ va vào người tham gia giao thông hoặc phương tiện đều thiệt hại nặng nề. Có vẻ không biết ưu tiên cái gì trong trường hợp này
Luật vớ luật vẩn mới gạch đá... đọc thì đủ hiểu việc nắm luật giao thông mơ hồ ntn, trong bài thi sát hạch có cả 1 tình huống ntn mà vẫn còn cãi cố.Cụ đọc lại các trang trước, xong sửa bài đi ko mai lại đủ gạch đá xây nhà.
Em xem clip, những việc hạ barrier, biển cảnh báo chắn ngang đường tàu lẽ ra nhân viên gác chắn phải làm trước khi tàu đến cả phút rồi. Đằng này họ mới vừa quay cái biển báo ra ngoài tàu đã vụt qua thì lỗi nhân viên gác chắn 100% ạ. Còn lái xe trả giá cho bài học khi qua đường giao nhau (cả sắt lẫn bộ) cần phải giảm tốc độ hoặc dừng hẳn rồi ngó nghiêng quan sát này là quá đắt ạ.Lỗi lái xe, đèn cảnh báo tàu hỏa chớp liên tục vẫn lao lên
Các cụ cứ nghĩ cái tàu như cái ô tô không bằng, muốn dừng trước đường ngang thì tàu phải hãm cách đấy mấy trăm mét, mấy trăm m đấy thì nhìn thế nào đc cái biển chắn ngang đấy, nhất là đoạn đg đa số có thẳng tuột mấy trăm mét đâu mà nhìn thấy.Cụ chuẩn, cái chắn là báo hiệu cho tàu phải giảm tốc và dừng từ xa. Giả sử sự việc là có chướng ngại vật thật và họ phải để chắn để báo hiệu cho tàu dừng từ xa thì tàu vẫn cứ phi à???
Đúng rồi, nhân viên gác chắn tầu sai rồi, lần sau đi qua đường sắt thấy gác chắn chưa hạ cứ phi qua thôi, nhân viên sai nhân viên phải rút kinh nghiệm.Nhiều ông nói như thánh. Nếu nv hạ chắn tàu thì xe nào cũng sẽ dừng. Nhanh hay chậm cũng dừng hết. Ko hạ thì đa phần xe vẫn đi vì nhiều nơi đèn nháy trước cả 10p. Còn khuất thế này thì quan sát thế nào đc mà kêu qua chắn tàu dừng 30s quan sát. Giao cắt có rào chắn thì tàu đến nv đs phải trách nhiệm đóng barie, ko đóng chắc chắn 90% là có tai nạn.
Đúng sai đã có cơ quan điều tra kết luận cụ nhé. Sao cụ nghĩ lái xe không nghe ngóng. Tàu hoả khi không kéo còi thì rất khó để nhận biết. Vậy nó mới sinh ra cái barie và người gác.Đúng rồi, nhân viên gác chắn tầu sai rồi, lần sau đi qua đường sắt thấy gác chắn chưa hạ cứ phi qua thôi, nhân viên sai nhân viên phải chịu.
Trong clip thì đèn đỏ chỉ bật khi xe ô tô đã vượt ngang đèn, tầm đó thì lái ô tô không nhìn thấy đèn.Thấy cccm tranh luận nhiệt tình quá, em mạo muội đóng góp vài lời ạ. Theo luật, đường bộ, em xin phép trích dẫn như sau:
Thời gian đóng chắn đường ngang khi tàu hỏa đến được quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:
- Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và tời; 90 giây đối với chắn thủ công;
- Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
Do đó chắc chắn người gác tầu sai trước. Còn việc có vào tù hay không phụ thuộc nhiều yếu tố khác, các yếu tố khách quan mà có thể nhìn clip không biết hết nội tình. Giá mà người gác tầu thay vì chạy ra kéo biển báo tầu, thì phi ra đầu xe ngăn xe lại, có lẽ đã tránh được tai nạn thảm khốc .
Về phía lái xe, đây cũng là bài học chung cho các cụ mợ khi lái xe. Nếu các cụ mợ để ý, thì gần như 100% người VN chúng ta sẽ chỉ dừng lại khi có thanh chắn tầu trên tuyến đường quen thuộc, còn nếu chỉ đèn đỏ thì nhiều người vẫn đi. Lý do đèn đỏ thường khá lâu trước khi tàu đến. Nên với nhưng tuyến đường quen thuộc, chúng ta hay có tâm lý chủ quan, gác chắn chưa xuống, là còn lâu tầu mới đến. Tai nạn thường xẩy ra khi ta chủ quan.