[Funland] Sự trỗi dậy của nước Mỹ, từ chiến tranh độc lập đến siêu cường số một (repost)

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,574
Động cơ
217,559 Mã lực
Điều này là đúng với tất cả các nước, không riêng Mỹ. Mỹ chỉ là ví dụ nổi bật, thành công nhất mà thôi.
Nghiên cứu Mỹ thì nghiên cứu xem nó đi lấy đồ ở đâu mà giàu thế, chứ cứ bảo cứ chăm làm, lđ vì dân mà được thì thôi không cần, bao nhiêu nước cũng thế rồi. Ngay cả Mỹ mãi đến 1941 cũng vẫn được xem là chiếu dưới dù kinh tế đã khủng.

Ở chiều đi xuống là nước Anh không biết lđ có vì dân hay không, dân Anh không biết có chăm làm hay không mà ngày càng lụn bại, hạm đội từng là số 1 giờ xuống số 5.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
Wellington giỏi né Napoleon tốt mà, chỉ gặp nhau trận cuối cùng.
Vâng oánh nhau thì né giỏi cũng là một lợi thế mà :D Có điều chỉ giỏi né không thì không thành đại ca được :))
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
Ngay cả Mỹ mãi đến 1941 cũng vẫn được xem là chiếu dưới dù kinh tế đã khủng.
Cụ nói ý này đúng này, trước chiến tranh thế giới 2 thì các phát kiến khoa học vẫn chủ yếu nằm ở châu Âu chứ ở Mỹ chỉ lác đác. Khi thế chiến xảy ra thì các tinh hoa lũ lượt kéo nhau sang Mỹ hết, từ đó Mỹ mới trở thành trung tâm về khoa học công nghệ của thế giới.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,179
Động cơ
318,423 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Em đồng ý với cụ, em ghét mấy thằng đem suy nghĩ của mình áp đặt cho người khác, ghét mấy thằng lấy chủ nghĩa tập thể để đè nén cá nhân, mà thực ra là vì lợi ích của thằng đứng đầu tập thể.
Phương Tây với nền kinh tế du mục, coi trọng chủ nghĩa tự do cá nhân thì lợi ích mới là quan trọng, họ hành động vì lợi ích, lí tưởng riêng của họ chứ không phải vì văn hóa tập thể, không đánh nhau vì khái niệm dòng họ, dân tộc một cách mơ hồ.
Nên em thấy cùng là chết trong chiến tranh, nhưng phần lớn người phương Tây biết họ chết cho cái gì, họ có thể đổi phe, nhảy sang theo đoàn quân của một nhà quý tộc hay một ông vua khác để bảo vệ lợi ích hay quan điểm (thực ra rồi cũng chết, nhưng chết do mình lựa chọn) :D
Còn ở mấy nước nông nghiệp, độc tài thì cái chết cho dân tộc chắc đã làm cho không biết bao người ngã xuống để củng cố quyền lực cho mấy ông vua mà không có sự lựa chọn.

Lịch sử lập quốc, đặc biệt thời mông muội thì tay ông nào chẳng dính đầy máu. Đến bây giờ cũng vậy, chỉ là ít dần đi (trên thực tế tháng 02/2022 có một ông hoang tưởng làm tăng lên), nên em nghĩ là ta không nên quá tin vào những lời rao giảng đạo đức, mà cần tìm nguyên nhân từ lợi ích sâu xa là gì, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, lợi ích trước mắt hoặc lâu dài,... Và ông nào cũng phải tẩy trắng mình.
Nhưng dù sao thế giới này cũng đang ngày càng tốt hơn, và em nghĩ rằng nó có công rất lớn của nền tư pháp minh bạch, nên em rất hâm mộ những đất nước mà quyền con người được coi trọng (coi trọng trên thực tế nhé, còn mấy ông hô khẩu hiệu thì thôi). Và biểu hiện rõ nhất của các quốc gia đó là người dân trên thế giới tìm cách đến đó để làm ăn, sinh sống.
Chủ nghĩa cá nhân phương Tây cũng mới xuất hiện gần đây, khoảng thế kỷ 17, 18 cùng với sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản thôi cụ ơi. Trước đó thì bọn Tây cũng đánh nhau chết vì đủ thứ lý do vớ vẩn: chiến tranh tôn giáo, xung đột giữa các ông vua, các lãnh chúa v.v... và cũng chả có lựa chọn gì đâu. Là nông nô hay nông dân trong địa hạt của lãnh chúa nào thì phải đi lính cho lãnh chúa đó thôi.

Những quý tộc thời trung cổ đã không tin tưởng vào chủ nghĩa cá nhân. Giá trị của một ai đó đã được xác định bởi vị trí của người ấy trong hệ thống xã hội, và bởi những gì người khác nói về họ. Bị cười nhạo là một sự sỉ nhục kinh khủng. Quý tộc dạy con cái của họ bảo vệ thanh danh của mình bằng bất cứ giá nào. Giống như chủ nghĩa cá nhân hiện đại, hệ thống giá trị thời trung cổ rời bỏ tưởng tượng, và đã thể hiện trong đá của những lâu đài trung cổ. Lâu đài hiếm khi có chứa phòng riêng cho những trẻ em (hoặc bất cứ ai khác, về vấn đề đó). Đứa con trai tuổi teen của một nam tước thời trung cổ đã không có một phòng riêng trên tầng hai của tòa lâu đài, với áp phích của Richard the Lionheart và Vua Arthur trên những bức tường, và một cánh cửa khóa trái mà cha mẹ nó không được phép mở tuỳ tiện. Nó ngủ chung cạnh nhiều thanh niên khác cùng trong một sảnh đường lớn. Nó luôn luôn cho thấy sự hiện diện, và luôn luôn phải chú ý vào những gì người khác thấy và nói. Một ai đó lớn lên trong những điều kiện như vậy tự nhiên kết luận rằng giá trị thực sự của một con người được xác định bởi vị trí của mình trong hệ thống xã hội, và bởi những gì người khác nói về mình.
 

John Locke

Xe máy
Biển số
OF-809735
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
72
Động cơ
19,609 Mã lực
Có một điều mà em thấy rất nhiều cụ khi nhắc đến thành công của nước Mỹ chủ yếu là nói đến: Vị trí địa lí (tránh được chiến tranh), nhân tài chạy sang, tài nguyên khổng lồ,.... mà hoặc là lờ đi (hoặc là không nghĩ đến) chính nền hành chính Mỹ, nền tư pháp Mỹ, nền giáo dục Mỹ,... mới là yếu tố chủ chốt tạo nên nước Mỹ hùng mạnh ngày nay.
Tại sao Mexico ngay cạnh nước Mỹ, cũng tránh được 2 cuộc chiến thế giới mà nhân tài không đến đó lập nghiệp, mà sao đất nước không phát triển; tại sao Brazil đất đai rộng lớn, tài nguyên bạt ngàn, con người đông đúc, tránh được 2 cuộc thế chiến mà đất nước mãi chỉ mức kha khá?
Tại sao Nam Hàn - Bắc Hàn, Đông Đức - Tây Đức cùng con người đó, tài nguyên đó,... mà khác nhau cả trời cả vực.
Nếu không nhìn vào nguyên nhân thực chất mà cứ đi đổ lỗi thì không thể giải quyết được vấn đề các cụ ạ.
 

John Locke

Xe máy
Biển số
OF-809735
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
72
Động cơ
19,609 Mã lực
Chủ nghĩa cá nhân phương Tây cũng mới xuất hiện gần đây, khoảng thế kỷ 17, 18 cùng với sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản thôi cụ ơi. Trước đó thì bọn Tây cũng đánh nhau chết vì đủ thứ lý do vớ vẩn: chiến tranh tôn giáo, xung đột giữa các ông vua, các lãnh chúa v.v... và cũng chả có lựa chọn gì đâu. Là nông nô hay nông dân trong địa hạt của lãnh chúa nào thì phải đi lính cho lãnh chúa đó thôi.
Khái niệm chủ nghĩa cá nhân thì mới xuất hiện như cụ nói, nhưng suy nghĩ, văn hóa cá nhân thì nó xuất hiện trước đó lâu rồi cụ. Và tất nhiên ở đâu cũng có văn hóa cá thể và văn hóa cộng đồng, chỉ là khác nhau tỉ lệ thôi, và em thấy bọn Âu Mỹ tỉ lệ nó cao vượt trội, trong khi mấy ông Á đông với Ả rập thì chủ yếu là văn hóa tập thể.
Phần chết như cụ nói, đủ thứ lí do vớ vẩn, nhưng chiến tranh tôn giáo (như mấy cái cuộc thập tự chinh đó), trong đó em lại càng thấy tiêu biểu cho cái chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa anh hùng của phương Tây. Rất, rất nhiều người tình nguyện mua đồ, bỏ nhà cửa, tự lên đường để tham gia.
Còn nông nô thì thôi, đâu có lựa chọn gì.
Nông dân thì đúng như cụ nói.
Cái khác nhau ở đây em nói đây là tỉ lệ thôi.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,179
Động cơ
318,423 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Khái niệm chủ nghĩa cá nhân thì mới xuất hiện như cụ nói, nhưng suy nghĩ, văn hóa cá nhân thì nó xuất hiện trước đó lâu rồi cụ. Và tất nhiên ở đâu cũng có văn hóa cá thể và văn hóa cộng đồng, chỉ là khác nhau tỉ lệ thôi, và em thấy bọn Âu Mỹ tỉ lệ nó cao vượt trội, trong khi mấy ông Á đông với Ả rập thì chủ yếu là văn hóa tập thể.
Phần chết như cụ nói, đủ thứ lí do vớ vẩn, nhưng chiến tranh tôn giáo (như mấy cái cuộc thập tự chinh đó), trong đó em lại càng thấy tiêu biểu cho cái chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa anh hùng của phương Tây. Rất, rất nhiều người tình nguyện mua đồ, bỏ nhà cửa, tự lên đường để tham gia.
Còn nông nô thì thôi, đâu có lựa chọn gì.
Nông dân thì đúng như cụ nói.
Cái khác nhau ở đây em nói đây là tỉ lệ thôi.
Cụ có sở cứ gì để nói văn hóa cá nhân của Phương Tây đã xuất hiện từ lâu, trước thời Phục Hưng không?
Còn nếu cứ xung phong chiến đấu chết vì 1 lý tưởng nào đó mà là chủ nghĩa cá nhân thì cụ thử đọc Đông Chu Liệt Quốc xem sao, rồi Samurai của Nhật, chiến binh Hồi giáo v.v... đều không phải Phương Tây đâu 😃
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,179
Động cơ
318,423 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Thực sự Phương Tây mới nổi lên gần đây, từ thời Phục Hưng thôi, trước đó chả có vị gì đâu:

Tại sao châu Âu?
Sự kiện là những người từ một đảo lớn ở phía bắc biển Atlantic đã chinh phục một đảo lớn ở phía nam của châu Australia là một trong những xảy ra kỳ dị hơn cả của lịch sử. Không lâu trước đoàn thám hiểm của Cook, quần đảo Anh và Tây Âu nói chung, đã là những vùng xa xôi, bùn lầy nước đọng của thế giới Mediterranean. Rất ít có gì quan trọng từng bao giờ xảy ra ở đó. Ngay cả đế quốc Rome – đế quốc châu Âu quan trọng duy nhất trước thời nay – có hầu hết của cải giàu có của nó đóng góp từ những tỉnh thuộc địa ở Bắc Phi, Balkan, và Trung Đông của nó. Còn những tỉnh miền Tây Âu của Rome là một vùng “Viễn Tây” nghèo, đóng góp ít, ngoại trừ khoáng sản và nô lệ. Vùng Bắc Âu đã quá hẻo lánh và hoang dã, khiến nó ngay cả không đáng bõ công chinh phục.

Chỉ đến cuối thế kỷ XV, châu Âu mới đã trở thành một môi trường tăng trưởng sôi động, đầy những phát triển quân sự, kinh tế, văn hóa và chính trị quan trọng. Giữa những năm 1500 và 1750, Tây Âu đã đạt được đà, và trở thành ông chủ của ‘Thế giới Ngoài’, có nghĩa là hai lục địa Bắc và Nam châu Mỹ và những đại dương. Tuy nhiên, ngay cả khi đó châu Âu cũng vẫn không sánh được với những cường quốc châu Á. Châu Âu thành công trong sự chinh phục châu Mỹ và đạt được ưu thế trên biển, chủ yếu là những cường quốc châu Á đã cho thấy ít có quan tâm đến chúng. Đầu kỷ nguyên hiện đại là một thời hoàng kim của những đế quốc Ottoman ở Mediterranean, Đế quốc Safavid ở Persia, Đế quốc Mughal ở India, và những triều đại Ming và Qing ở Tàu. Chúng đã mở rộng lãnh thổ của chúng một cách đáng kể, và đạt mức tăng trưởng dân số và kinh tế chưa từng có. Năm 1775, châu Á chiếm 80 phần trăm của kinh tế thế giới. Chỉ hai nền kinh tế kết hợp của India và Tàu đã chiếm hai phần ba sản lượng toàn cầu. Trong khi đó, châu Âu là một “người lùn” về kinh tế. [6]

Trung tâm quyền lực thế giới chỉ chuyển sang châu Âu, khoảng giữa những năm 1750 và 1850, khi người Âu làm nhục những cường quốc châu Á trong một loạt những chiến tranh, và xâm chiếm phần lớn châu Á. Đến năm 1900, châu Âu kiểm soát chặt chẽ kinh tế, và hầu hết lãnh thổ của thế giới. Năm 1950, Tây Âu cùng nước Mỹ đã chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, trong khi đó, phần của nước Tàu đã giảm xuống chỉ còn 5 %. [7] Dưới vòm che chở của châu Âu, nổi lên một trật tự và văn hóa mới trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả mọi người, đến một mức độ lớn hơn nhiều, so với họ thường muốn thừa nhận, là đều trong trang phục, tư tưởng và thẩm vị theo châu Âu. Họ có thể là quyết liệt chống châu Âu trong lời nói của họ, nhưng hầu như tất cả mọi người trên hành tinh có quan điểm chính trị, y học, chiến tranh và kinh tế qua đôi mắt châu Âu, và lắng nghe âm nhạc được viết theo thang âm châu Âu, với những lời nhạc trong ngôn ngữ châu Âu. Ngay cả nền kinh tế Tàu ngày nay đang phát triển, nó có thể sớm lấy lại ví trí hàng đầu của nó trên thế giới, cũng được xây dựng trên một mô hình sản xuất và tài chính châu Âu.

(Sapiens: A Graphic History)
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,287
Động cơ
74,250 Mã lực
Có một điều mà em thấy rất nhiều cụ khi nhắc đến thành công của nước Mỹ chủ yếu là nói đến: Vị trí địa lí (tránh được chiến tranh), nhân tài chạy sang, tài nguyên khổng lồ,.... mà hoặc là lờ đi (hoặc là không nghĩ đến) chính nền hành chính Mỹ, nền tư pháp Mỹ, nền giáo dục Mỹ,... mới là yếu tố chủ chốt tạo nên nước Mỹ hùng mạnh ngày nay.
Tại sao Mexico ngay cạnh nước Mỹ, cũng tránh được 2 cuộc chiến thế giới mà nhân tài không đến đó lập nghiệp, mà sao đất nước không phát triển; tại sao Brazil đất đai rộng lớn, tài nguyên bạt ngàn, con người đông đúc, tránh được 2 cuộc thế chiến mà đất nước mãi chỉ mức kha khá?
Tại sao Nam Hàn - Bắc Hàn, Đông Đức - Tây Đức cùng con người đó, tài nguyên đó,... mà khác nhau cả trời cả vực.
Nếu không nhìn vào nguyên nhân thực chất mà cứ đi đổ lỗi thì không thể giải quyết được vấn đề các cụ ạ.
Thực ra em thấy mô hình của Mỹ và EU sau này có phần giống với mô hình của Đế quốc La Mã thần thánh - Holly Roman Empire hơn.
Tức là chúng nó tạo ra các framework để các công quốc/vùng/bang… tham gia vào với nhau theo 1 nguyên tắc. Chứ không phải hướng đến mô hình quốc gia dân tộc, chuyên chế.
Nhưng như đã nói ở trên, văn Tàu, tư tưởng Tàu luôn cứ cố đồng nhất khái niệm quốc gia với dân tộc nên tư duy đó không thể giải thích những bọn như Holly Roman được, không giải thích được thì nó cứ để trống cho nhanh :D
Thế nên trong các sách lịch sử chả ta (học từ bọn Tàu) cũng khuyết hẳn cái bọn Holly Roman này, nhắc đến La Mã thần thánh thì nhiều người vẫn tưởng là cái thằng La Mã ở Địa Trung Hải :D
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,562
Động cơ
407,644 Mã lực
Có một điều mà em thấy rất nhiều cụ khi nhắc đến thành công của nước Mỹ chủ yếu là nói đến: Vị trí địa lí (tránh được chiến tranh), nhân tài chạy sang, tài nguyên khổng lồ,.... mà hoặc là lờ đi (hoặc là không nghĩ đến) chính nền hành chính Mỹ, nền tư pháp Mỹ, nền giáo dục Mỹ,... mới là yếu tố chủ chốt tạo nên nước Mỹ hùng mạnh ngày nay.
....
Nếu không nhìn vào nguyên nhân thực chất mà cứ đi đổ lỗi thì không thể giải quyết được vấn đề các cụ ạ.
Hoàn toàn đồng ý với cụ.
- Địa lý: diện tích lãnh thổ và tài nguyên: Nga thứ 2 thì ko ai thứ nhất.
- Dân đông: Trung quốc, Ấn độ mới đáng nhắc đến
- Chiến tranh: Nội chiến Mỹ gây thiệt hại nặng nề, nhưng lại là động lực để Mỹ hoàn thiện thể chế cũng như phát triển công nghiệp.
- Bảo nhân tài bỏ sang Mỹ: tại sao họ ko sang Nga hay Pháp?
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Bác cũng được khởi đầu bằng câu trích từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
Chê bai và đổ lỗi, không chịu thừa nhận sự thành công của người khác là biểu hiện của kẻ thất bại mà thôi.
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,507
Động cơ
748,387 Mã lực
Nói chung không có gì miễn phí cả, những thứ từ trên trời rơi xuống không phải lá xoan với mứt chim thì cũng là truyền đơn, chẳng qua đọc rồi chắt lọc để có thêm nhiều góc nhìn cũng chẳng sao.
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Thực ra Waterloo chỉ là 1 trận chiến trong cả cuộc chiến gọi là Napoleonic war.
Xét trong cả cuộc chiến thì công tước Wellington của Anh trước đó cũng bị rượt cho chạy nhiều lần ở Tây Ba Nha rồi cụ.
Bối cảnh trước khi xảy ra trận chiến Waterloo thì Pháp đã bị suy yếu nhiều sau khi thua tại chiến trường Nga. Trước trận Waterloo 1 năm thì liên quân Nga-Phổ (có cả Anh) đã đánh bại Pháp và chiếm Paris rồi.
Trận Waterloo khi Anh và Pháp đang giằng co thì đòn quyết định là do kỵ binh Phổ tham chiến đánh móc lốp quân Pháp.
Thật sự trong cuộc chiến này thì Anh đóng vai trò phong toả hàng hải nhiều hơn, chứ các trận chiến trên bộ thì vai trò của Phổ là nhiều.
Sau đó thì Phổ tiếp tục hạ áo trong cuộc chiến Áo - Phổ, đánh bại Pháp (bắt sống vua) trong chiến tranh Pháp - Phổ và thành lập liên bang Đức. Lại tiếp tục thể hiện sức mạnh tại WW 1 và 2.
Anh trên giấy tờ thì thắng nhiều cuộc chiến nhưng toàn ở vai ăn hôi nên không đặt được vai trò áp đặt thực sự (kiểu minh chủ) lên châu Âu lục địa.
Vai trò của Nga cụ à. Cũng như thế chiến 2, Nga đánh sụm lưng lục quân Đức. Chiến tranh Napoleon, 600 k của Gradee Armee nằm lại trên đất Nga, đây chính là lực lượng tinh nhuệ, nòng cốt nhất của Pháp. Trận Oateclo, quân Pháp chủ yếu là tân binh, nên kể cả Pháp có thắng, thì sau cũng tèo thôi.
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Có một điều mà em thấy rất nhiều cụ khi nhắc đến thành công của nước Mỹ chủ yếu là nói đến: Vị trí địa lí (tránh được chiến tranh), nhân tài chạy sang, tài nguyên khổng lồ,.... mà hoặc là lờ đi (hoặc là không nghĩ đến) chính nền hành chính Mỹ, nền tư pháp Mỹ, nền giáo dục Mỹ,... mới là yếu tố chủ chốt tạo nên nước Mỹ hùng mạnh ngày nay.
Tại sao Mexico ngay cạnh nước Mỹ, cũng tránh được 2 cuộc chiến thế giới mà nhân tài không đến đó lập nghiệp, mà sao đất nước không phát triển; tại sao Brazil đất đai rộng lớn, tài nguyên bạt ngàn, con người đông đúc, tránh được 2 cuộc thế chiến mà đất nước mãi chỉ mức kha khá?
Tại sao Nam Hàn - Bắc Hàn, Đông Đức - Tây Đức cùng con người đó, tài nguyên đó,... mà khác nhau cả trời cả vực.
Nếu không nhìn vào nguyên nhân thực chất mà cứ đi đổ lỗi thì không thể giải quyết được vấn đề các cụ ạ.
Philippin đấy, Liberia đấy, bản sao thể chế của Mỹ luôn. Theo cụ nguyên nhân là gì?
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,287
Động cơ
74,250 Mã lực
Vai trò của Nga cụ à. Cũng như thế chiến 2, Nga đánh sụm lưng lục quân Đức. Chiến tranh Napoleon, 600 k của Gradee Armee nằm lại trên đất Nga, đây chính là lực lượng tinh nhuệ, nòng cốt nhất của Pháp. Trận Oateclo, quân Pháp chủ yếu là tân binh, nên kể cả Pháp có thắng, thì sau cũng tèo thôi.
Vâng cụ, trong cả cuộc chiến Napoleonic war thì Pháp phải chống lại 7 lần liên minh các kiểu con đà điểu, có cả Nga, Phổ, Anh, Áo… :D
Như em đã nói ở trên, sau khi thất bại trên đất Nga thì liên quân Nga-Phổ phản công đã đánh bại hoàn toàn Pháp, chiếm Paris, Napoleon không còn cách nào khác là phải thoái vị - aka: đầu hàng. Pháp lúc đó coi như là xong rồi.
Trận Waterloo là trận chiến thuật khi Pháp muốn ngăn các đạo quân của liên minh có thể hội quân thôi. Quy mô mỗi bên huy động tầm trên dưới 100k quân, so với những chiến dịch trước đó huy động 500-700k mỗi bên thì… không to lắm.
Nepoleon có thắng cũng chưa chắc hồi được như xưa, nhưng thua thì hẹo hẳn.
Ở đây em muốn nhấn mạnh là bọn Pháp, Nga, Phổ, Áo… chiến nhau trên lục địa toàn đánh tổng lực, đánh tận thủ đô, ép đối phương quy hàng luôn. Chứ không như thằng Anh, thấy chỗ nào cũng dính phần nhưng có phải là dạng minh chủ đâu.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,574
Động cơ
217,559 Mã lực
Nhưng như đã nói ở trên, văn Tàu, tư tưởng Tàu luôn cứ cố đồng nhất khái niệm quốc gia với dân tộc nên tư duy đó không thể giải thích những bọn như Holly Roman được, không giải thích được thì nó cứ để trống cho nhanh :D
Có gì mà không thể giải thích được, bọn các tiểu quốc Đức do dân chủ nên chúng nó cứ bầu cho thằng đần nhất, yếu nhất làm vua, mãi sau thằng Áo hứa không thay đổi thể chế thì nó mới bầu cho Đại công tước Áo.

Mãi đến thời Napoleon mới giúp người Đức xóa được cái thể chế này, thêm vài cuộc chiến nữa mới xóa được cát cứ hoàn toàn, thì người Đức mới mạnh lên.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
Thực ra em thấy mô hình của Mỹ và EU sau này có phần giống với mô hình của Đế quốc La Mã thần thánh - Holly Roman Empire hơn.
Tức là chúng nó tạo ra các framework để các công quốc/vùng/bang… tham gia vào với nhau theo 1 nguyên tắc. Chứ không phải hướng đến mô hình quốc gia dân tộc, chuyên chế.
Nhưng như đã nói ở trên, văn Tàu, tư tưởng Tàu luôn cứ cố đồng nhất khái niệm quốc gia với dân tộc nên tư duy đó không thể giải thích những bọn như Holly Roman được, không giải thích được thì nó cứ để trống cho nhanh :D
Thế nên trong các sách lịch sử chả ta (học từ bọn Tàu) cũng khuyết hẳn cái bọn Holly Roman này, nhắc đến La Mã thần thánh thì nhiều người vẫn tưởng là cái thằng La Mã ở Địa Trung Hải :D
Cụ nói không đúng rồi, cái hình thái phong kiến kinh điển mà ta vẫn học trong sách sử lẫn kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx là lấy từ mô hình La Mã thần thánh này chứ ở đâu ra. Trong khi ta vẫn học (vẹt) mô hình phong kiến châu Âu (phong tước - kiến địa) nhưng khi áp dụng lại không giống với các triều đại phong kiến VN, TQ lắm :))
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Cụ nói không đúng rồi, cái hình thái phong kiến kinh điển mà ta vẫn học trong sách sử lẫn kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx là lấy từ mô hình La Mã thần thánh này chứ ở đâu ra. Trong khi ta vẫn học (vẹt) mô hình phong kiến châu Âu (phong tước - kiến địa) nhưng khi áp dụng lại không giống với các triều đại phong kiến VN, TQ lắm :))
Phong tước học từ tàu chứ. Thời nhà Trần, các vị đc cắt đất phong hầu, nắm quyền khá mạnh, sang thời Lê thì Lê Thánh Tông quá bá, thu hết quyền lực về tay trung ương, chuyên chế luôn :))
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
Vai trò của Nga cụ à. Cũng như thế chiến 2, Nga đánh sụm lưng lục quân Đức. Chiến tranh Napoleon, 600 k của Gradee Armee nằm lại trên đất Nga, đây chính là lực lượng tinh nhuệ, nòng cốt nhất của Pháp. Trận Oateclo, quân Pháp chủ yếu là tân binh, nên kể cả Pháp có thắng, thì sau cũng tèo thôi.
Và chính xác là các cường quốc châu Âu liên minh chống lại Napoleon với mục tiêu khôi phục trật tự ở châu Âu chứ không phải chống lại nước Pháp. Napoleon có tham vọng bá chủ nên bị anh em hội đồng thôi, sau khi Napoleon thoái vị là trật tự được lập lại và khối lục địa lại quay sang chống Anh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top