[Funland] Sự trỗi dậy của nước Mỹ, từ chiến tranh độc lập đến siêu cường số một (repost)

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,336
Động cơ
351,408 Mã lực
Phong tước học từ tàu chứ. Thời nhà Trần, các vị đc cắt đất phong hầu, nắm quyền khá mạnh, sang thời Lê thì Lê Thánh Tông quá bá, thu hết quyền lực về tay trung ương, chuyên chế luôn :))
Phong tước thì đúng rồi cụ, nhưng còn cái nửa sau của chữ phong kiến là kiến địa mới quan trọng. Tước chỉ là hư danh, có đất mới là có thực, có dân có tiền có quân đội. Ở châu Âu mới có mô hình lãnh chúa có thực lực ngang với vua (hoàng đế) chứ ở TQ, VN thì làm gì có (hoặc có trong thời gian ngắn thôi).
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,201
Động cơ
198,826 Mã lực
Và chính xác là các cường quốc châu Âu liên minh chống lại Napoleon với mục tiêu khôi phục trật tự ở châu Âu chứ không phải chống lại nước Pháp. Napoleon có tham vọng bá chủ nên bị anh em hội đồng thôi, sau khi Napoleon thoái vị là trật tự được lập lại và khối lục địa lại quay sang chống Anh.
Quay sang quạt nhau lung tung, thằnh Anh toàn đứng ngoài ném đá dấu tay. Phổ vs Pháp, Phổ vs Áo, Nga vs Anh-Pháp. Nc Mỹ sở dĩ đc độc lập, vì thật ra đất Mỹ khi chưa phát hiện dầu mỏ, cũng chả phải miếng mồi báu bở gì cả, nên khi mất, Anh cũng buông, chứ ko tìm cách lấy lại. Viên ngọc trên vương miện của đế quốc Anh là Ấn Độ. Sau thế chiến 2, khi mất Ấn, Anh cũng mất luôn vai trò cường quốc số 1, trở thành chân lon ton cho Mỹ.
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,105
Động cơ
398,977 Mã lực
Em đồng ý với cụ, em ghét mấy thằng đem suy nghĩ của mình áp đặt cho người khác, ghét mấy thằng lấy chủ nghĩa tập thể để đè nén cá nhân, mà thực ra là vì lợi ích của thằng đứng đầu tập thể.
Phương Tây với nền kinh tế du mục, coi trọng chủ nghĩa tự do cá nhân thì lợi ích mới là quan trọng, họ hành động vì lợi ích, lí tưởng riêng của họ chứ không phải vì văn hóa tập thể, không đánh nhau vì khái niệm dòng họ, dân tộc một cách mơ hồ.
Nên em thấy cùng là chết trong chiến tranh, nhưng phần lớn người phương Tây biết họ chết cho cái gì, họ có thể đổi phe, nhảy sang theo đoàn quân của một nhà quý tộc hay một ông vua khác để bảo vệ lợi ích hay quan điểm (thực ra rồi cũng chết, nhưng chết do mình lựa chọn) :D
Còn ở mấy nước nông nghiệp, độc tài thì cái chết cho dân tộc chắc đã làm cho không biết bao người ngã xuống để củng cố quyền lực cho mấy ông vua mà không có sự lựa chọn.

Lịch sử lập quốc, đặc biệt thời mông muội thì tay ông nào chẳng dính đầy máu. Đến bây giờ cũng vậy, chỉ là ít dần đi (trên thực tế tháng 02/2022 có một ông hoang tưởng làm tăng lên), nên em nghĩ là ta không nên quá tin vào những lời rao giảng đạo đức, mà cần tìm nguyên nhân từ lợi ích sâu xa là gì, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, lợi ích trước mắt hoặc lâu dài,... Và ông nào cũng phải tẩy trắng mình.
Nhưng dù sao thế giới này cũng đang ngày càng tốt hơn, và em nghĩ rằng nó có công rất lớn của nền tư pháp minh bạch, nên em rất hâm mộ những đất nước mà quyền con người được coi trọng (coi trọng trên thực tế nhé, còn mấy ông hô khẩu hiệu thì thôi). Và biểu hiện rõ nhất của các quốc gia đó là người dân trên thế giới tìm cách đến đó để làm ăn, sinh sống.
Mời cụ 1 ly vì rất hợp với suy nghĩ của e !
Cụ là xe đạp mà dõng dạc khẳng khải và đặc biệt chuẩn hơn ối ông xe tăng xe buýt cõi này, em nể
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,108
Động cơ
220,258 Mã lực
Trong khi ta vẫn học (vẹt) mô hình phong kiến châu Âu (phong tước - kiến địa) nhưng khi áp dụng lại không giống với các triều đại phong kiến VN, TQ lắm :))
đúng là không giống, bên Tàu, ta, Hàn.. thì có nông dân tự do và có đất công cho dân thuê. Bên Tây chúng nó bắt người dân làm nô tì hết.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,318
Động cơ
367,235 Mã lực
Phong tước thì đúng rồi cụ, nhưng còn cái nửa sau của chữ phong kiến là kiến địa mới quan trọng. Tước chỉ là hư danh, có đất mới là có thực, có dân có tiền có quân đội. Ở châu Âu mới có mô hình lãnh chúa có thực lực ngang với vua (hoàng đế) chứ ở TQ, VN thì làm gì có (hoặc có trong thời gian ngắn thôi).
Có chứ cụ. Ở TQ Xuân Thu, nhà Chu cũng không kiểm soát được các 7 vùng đất mà họ đã phong vương. Nên 7 nước Tần Tấn Sở Hàn Triệu Ngụy Yên Tề Việt đánh nhau lung tung beng, và bọn các nước chư hầu ấy mới có quân có quyền. Ở Vie cũng y hệt sau thời hậu Lê (tức Lê Mạt) thì 4 chư hầu lớn là Chúa Bầu (Mạc) Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Tây Sơn mới có đất và có thực quyền, họ là lãnh chúa như Châu Âu, còn vua Lê chỉ có hư danh. TQ còn thời hậu Tư Mã, thời Ngũ hồ thập lục quốc, ... cũng cát cứ. Thậm chí đến sau khi nhà Thanh tan ra cũng có 1 giai đoạn tỉnh nào quản trị tỉnh đó có quyền trên tỉnh đó và không phục trung ương.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,336
Động cơ
351,408 Mã lực
Có chứ cụ. Ở TQ Xuân Thu, nhà Chu cũng không kiểm soát được các 7 vùng đất mà họ đã phong vương. Nên 7 nước Tần Tấn Sở Hàn Triệu Ngụy Yên Tề Việt đánh nhau lung tung beng, và bọn các nước chư hầu ấy mới có quân có quyền. Ở Vie cũng y hệt sau thời hậu Lê (tức Lê Mạt) thì 4 chư hầu lớn là Chúa Bầu (Mạc) Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Tây Sơn mới có đất và có thực quyền, họ là lãnh chúa như Châu Âu, còn vua Lê chỉ có hư danh. TQ còn thời hậu Tư Mã, thời Ngũ hồ thập lục quốc, ... cũng cát cứ. Thậm chí đến sau khi nhà Thanh tan ra cũng có 1 giai đoạn tỉnh nào quản trị tỉnh đó có quyền trên tỉnh đó và không phục trung ương.
Vâng thời nhà Chu thì rất giống với phương Tây, thế nên cụ nào bảo TQ luôn đồng nhất quốc gia với dân tộc là không chính xác lắm. Có điều em học sử hình như người ta tính phong kiến TQ bắt đầu tư thời nhà Tần thì phải. Trước đó, theo mô hình Marx thì TQ thời nhà Chu vẫn gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ.

Từ đó TQ cơ bản là phong kiến tập quyền chứ không phải cát cứ nữa, trừ mấy giai đoạn nội loạn cát cứ thì không tính vì không phải hình thái đặc trưng. VN thì cũng tương tự thế thôi, cơ bản là tập quyền, lâu lâu có nội loạn cát cứ thì không tính.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
đúng là không giống, bên Tàu, ta, Hàn.. thì có nông dân tự do và có đất công cho dân thuê. Bên Tây chúng nó bắt người dân làm nô tì hết.
Khi TBCN manh nha xuất hiện, cần có lực lượng lao động tự do nhưng chế độ phong kiến cản trở, xảy ra mâu thuẫn và đã có các cuộc cách mạng tư bản thậm chí xảy ra chiến tranh như nội chiến Mỹ, còn chủ thớt bẩu nội chiến do khác biệt thuế quan là nói theo Tàu.
Nước Nga giải phóng nông nô sau cùng tận năm 1861. Cuộc chiến Crimea thấy Nga thua vì nông nô cắt cứ không xây được hệ thống đường sắt, dùng ngựa chở lương thực súng đạn xuống Crimea mất mọe nó cả tháng trời, thua chắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,318
Động cơ
367,235 Mã lực
Nghiên cứu Mỹ thì nghiên cứu xem nó đi lấy đồ ở đâu mà giàu thế, chứ cứ bảo cứ chăm làm, lđ vì dân mà được thì thôi không cần, bao nhiêu nước cũng thế rồi. Ngay cả Mỹ mãi đến 1941 cũng vẫn được xem là chiếu dưới dù kinh tế đã khủng.

Ở chiều đi xuống là nước Anh không biết lđ có vì dân hay không, dân Anh không biết có chăm làm hay không mà ngày càng lụn bại, hạm đội từng là số 1 giờ xuống số 5.
Cái này dễ mà cụ, một đất nước có giàu lên hay không là do thông số GDP tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt của gross domestic product).

Screenshot.png


Screenshot (1).png


VN mình lên thứ 35 thế giới rồi chứ không đùa đâu
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,108
Động cơ
220,258 Mã lực
Vâng thời nhà Chu thì rất giống với phương Tây, thế nên cụ nào bảo TQ luôn đồng nhất quốc gia với dân tộc là không chính xác lắm. Có điều em học sử hình như người ta tính phong kiến TQ bắt đầu tư thời nhà Tần thì phải. Trước đó, theo mô hình Marx thì TQ thời nhà Chu vẫn gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ.

Từ đó TQ cơ bản là phong kiến tập quyền chứ không phải cát cứ nữa, trừ mấy giai đoạn nội loạn cát cứ thì không tính vì không phải hình thái đặc trưng. VN thì cũng tương tự thế thôi, cơ bản là tập quyền, lâu lâu có nội loạn cát cứ thì không tính.
Marx chủ yếu là phân theo cách sản xuất. Phong kiến thì ít liên quan đến chia hay hợp mà liên quan đến ai là người sản xuất: nô lệ hay nông dân/nông nô hay công nhân..
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Philippin đấy, Liberia đấy, bản sao thể chế của Mỹ luôn. Theo cụ nguyên nhân là gì?
Cụ đọc ko kỹ rồi. Ý cụ ấy là cùng đất nước con người, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, chỉ khác thể chế thì mới so sánh được. Chứ khác tất cả mọi thứ thì so làm sao.
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,576
Động cơ
384,059 Mã lực
Tuổi
54
Em đồng ý với cụ, em ghét mấy thằng đem suy nghĩ của mình áp đặt cho người khác, ghét mấy thằng lấy chủ nghĩa tập thể để đè nén cá nhân, mà thực ra là vì lợi ích của thằng đứng đầu tập thể.
Phương Tây với nền kinh tế du mục, coi trọng chủ nghĩa tự do cá nhân thì lợi ích mới là quan trọng, họ hành động vì lợi ích, lí tưởng riêng của họ chứ không phải vì văn hóa tập thể, không đánh nhau vì khái niệm dòng họ, dân tộc một cách mơ hồ.
Nên em thấy cùng là chết trong chiến tranh, nhưng phần lớn người phương Tây biết họ chết cho cái gì, họ có thể đổi phe, nhảy sang theo đoàn quân của một nhà quý tộc hay một ông vua khác để bảo vệ lợi ích hay quan điểm (thực ra rồi cũng chết, nhưng chết do mình lựa chọn) :D
Còn ở mấy nước nông nghiệp, độc tài thì cái chết cho dân tộc chắc đã làm cho không biết bao người ngã xuống để củng cố quyền lực cho mấy ông vua mà không có sự lựa chọn.

Lịch sử lập quốc, đặc biệt thời mông muội thì tay ông nào chẳng dính đầy máu. Đến bây giờ cũng vậy, chỉ là ít dần đi (trên thực tế tháng 02/2022 có một ông hoang tưởng làm tăng lên), nên em nghĩ là ta không nên quá tin vào những lời rao giảng đạo đức, mà cần tìm nguyên nhân từ lợi ích sâu xa là gì, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, lợi ích trước mắt hoặc lâu dài,... Và ông nào cũng phải tẩy trắng mình.
Nhưng dù sao thế giới này cũng đang ngày càng tốt hơn, và em nghĩ rằng nó có công rất lớn của nền tư pháp minh bạch, nên em rất hâm mộ những đất nước mà quyền con người được coi trọng (coi trọng trên thực tế nhé, còn mấy ông hô khẩu hiệu thì thôi). Và biểu hiện rõ nhất của các quốc gia đó là người dân trên thế giới tìm cách đến đó để làm ăn, sinh sống.
Nhất trí với cụ.
Em theo dõi các facebook của các nhiều nhà văn, người nổi tiếng ... (tạm coi là những người có hiểu biết) thì thấy chắc phải đến hơn 90% trong số họ có ý kiến giống như chỗ bôi đen trên kia. Trừ một số nhân vật quá nổi tiếng như tướng Lê Văn Cương, Lê Ngọc Thống
 

greenearthforus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-824953
Ngày cấp bằng
8/1/23
Số km
362
Động cơ
4,671 Mã lực
Tuổi
24
Cái này dễ mà cụ, một đất nước có giàu lên hay không là do thông số GDP tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt của gross domestic product).

Screenshot.png


Screenshot (1).png


VN mình lên thứ 35 thế giới rồi chứ không đùa đâu
Tỷ trọng của bọn FDI cao lắm cụ, chúng nó rút là con số tụt thảm hại luôn.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ có sở cứ gì để nói văn hóa cá nhân của Phương Tây đã xuất hiện từ lâu, trước thời Phục Hưng không?
Còn nếu cứ xung phong chiến đấu chết vì 1 lý tưởng nào đó mà là chủ nghĩa cá nhân thì cụ thử đọc Đông Chu Liệt Quốc xem sao, rồi Samurai của Nhật, chiến binh Hồi giáo v.v... đều không phải Phương Tây đâu 😃
Văn hóa cá nhân phương Tây xuất hiện từ thời xa xưa rồi chứ cụ. Như cộng hòa Rome, Hy Lạp cổ đại. Có bầu cử, đại diện, nghị viện rồi. Trong khi đó các vùng đất khác chủ yếu là mô hình bộ lạc, vương quốc.

Tại sao mô hình văn hóa cá nhân châu Âu, đại diện dân chúng (chứ ko phải tù trưởng, vua chúa) phát triển sớm như vậy ở Hy Lạp và Rome? vì có nền tảng triết học của Socrates và văn hóa tranh luận. Nghị viện Rome và thành bang Hy Lạp có thể tự do tranh luận ý kiến cá nhân, ý kiến cá nhân được tôn trọng (trên nền phương pháp tranh luận Socrates) và lọc ra ý kiến tốt để phục vụ cộng đồng.

Nhưng sau 1 thời gian mô hình tự do cá nhân này chưa đủ khả năng phát triển cao hơn, mà chỉ giói hạn ở cấp độ thành bang, nếu to hơn khéo nội bộ nghị viện Rome cũng đấm nhau sứt đầu mẻ trán :) chưa kể có thể nghị viện Rome thông đồng lạm dụng dân chủ, tương tự như Trump gọi điện Capitol là Deep State.

Do tham vọng quyền lực và nhu cầu quản lý lớn hơn, tập hợp lực lượng quân phiệt để mở rộng nên mô hình cộng hòa Rome biến thành đế chế Rome. Sau dần kết hợp thần quyền Công giáo Rome nữa thì cá nhân phải thần phục thần quyền và thế quyền.

Mãi đến Magna Carta Libertatum ở Anh năm 1215 khi vua yếu đi thì tự do của barons mới nổi lên ép vua phải ký hiến pháp nửa cộng hòa, 1534 Anh giáo tách khỏi Công giáo Rome thêm phong trào tin lành mới hạn chế dần thần phục vua và Rome.

Ở Ý thì nhà Medici lập từ năm 1230 ở Florence là gia thế quá giàu có (ngân hàng Medici) và thế lực (nhiều người làm Giáo hoàng) lại có tư tưởng tự do, ủng hộ nhiệt thành văn hóa Phục hưng nên từ đó tự do cá nhân mới quay trở lại châu Âu, giảm dần sự thần phục. Tại sao gọi Phục Hưng, chủ yếu là phục lại cái văn hóa tự do của Hy Lạp và Rome cổ đại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Thực ra Waterloo chỉ là 1 trận chiến trong cả cuộc chiến gọi là Napoleonic war.
Xét trong cả cuộc chiến thì công tước Wellington của Anh trước đó cũng bị rượt cho chạy nhiều lần ở Tây Ba Nha rồi cụ.
Bối cảnh trước khi xảy ra trận chiến Waterloo thì Pháp đã bị suy yếu nhiều sau khi thua tại chiến trường Nga. Trước trận Waterloo 1 năm thì liên quân Nga-Phổ (có cả Anh) đã đánh bại Pháp và chiếm Paris rồi.
Trận Waterloo khi Anh và Pháp đang giằng co thì đòn quyết định là do kỵ binh Phổ tham chiến đánh móc lốp quân Pháp.
Thật sự trong cuộc chiến này thì Anh đóng vai trò phong toả hàng hải nhiều hơn, chứ các trận chiến trên bộ thì vai trò của Phổ là nhiều.
Sau đó thì Phổ tiếp tục hạ áo trong cuộc chiến Áo - Phổ, đánh bại Pháp (bắt sống vua) trong chiến tranh Pháp - Phổ và thành lập liên bang Đức. Lại tiếp tục thể hiện sức mạnh tại WW 1 và 2.
Anh trên giấy tờ thì thắng nhiều cuộc chiến nhưng toàn ở vai ăn hôi nên không đặt được vai trò áp đặt thực sự (kiểu minh chủ) lên châu Âu lục địa.
Đúng là Napoleon ko còn thời hoàng kim, nhưng Wellington lãnh đạo 1 cánh quân nhiều hơn so với cánh quân Blücher. Cánh quân của Wellington thì lính Anh áp đảo và thế giới vẫn ghi điểm trận Waterloo cho Anh/Wellington dẫn đầu mà.

Còn châu Âu lục địa thì Anh cũng ko thể tham vọng trùm được vì Anh chỉ là 1 nước ko lớn nhất, trong khi lục địa lúc nào cũng có mấy anh tài. Cả Áo, Phổ, Pháp, Đức, Nga chưa có 1 ông nào trùm được châu Âu lục địa mà kéo dài được, các nước khác lại liên minh quây nên Anh dại gì tham vọng trùm lục địa? Thôi Brexit cho nhanh kệ các ông tranh nhau trùm EU, chứ nếu tham lam quá lại bị cả làng quây như Napoleon, Hitle.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Một số cụ nói "văn hóa tập thể" vs "văn hóa cá nhân" là gọi chưa đúng tên, ở những nơi bộ lạc hay vương quốc thì phải gọi là "văn hóa thần phục" (trung quân rồi mới đến ái quốc).

Mình thấy một nghịch lý: ở những nước văn hóa tự do cá nhân càng cao, thì văn hóa tôn trọng tập thể cộng đồng thụec chất càng cao. Còn những nơi văn hóa thuần phục, thì lại càng đánh lẻ thiếu ý thức tập thể cộng đồng.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Mình thấy một nghịch lý: ở những nước văn hóa tự do cá nhân càng cao, thì văn hóa tôn trọng tập thể cộng đồng thụec chất càng cao. Còn những nơi văn hóa thuần phục, thì lại càng đánh lẻ thiếu ý thức tập thể cộng đồng.
Chính xác. Nhất trí với cụ nhận xét này.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,239
Động cơ
320,469 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Văn hóa cá nhân phương Tây xuất hiện từ thời xa xưa rồi chứ cụ. Như cộng hòa Rome, Hy Lạp cổ đại. Có bầu cử, đại diện, nghị viện rồi. Trong khi đó các vùng đất khác chủ yếu là mô hình bộ lạc, vương quốc.

Tại sao mô hình văn hóa cá nhân châu Âu, đại diện dân chúng (chứ ko phải tù trưởng, vua chúa) phát triển sớm như vậy ở Hy Lạp và Rome? vì có nền tảng triết học của Socrates và văn hóa tranh luận. Nghị viện Rome và thành bang Hy Lạp có thể tự do tranh luận ý kiến cá nhân, ý kiến cá nhân được tôn trọng (trên nền phương pháp tranh luận Socrates) và lọc ra ý kiến tốt để phục vụ tập thể.

Nhưng sau 1 thời gian mô hình tự do cá nhân này chưa đủ khả năng phát triển cao hơn, mà chỉ giói hạn ở cấp độ thành bang, nếu to hơn khéo nghị viện Rome cũng đấm nhau sứt đầu mẻ trán :) Do tham vọng quyền lực và nhu cầu quản lý lớn hơn nên mô hình cộng hòa Rome biến thành đế chế Rome. Sau dần kết hợp thần quyền Công giáo Rome nữa thì cá nhân phải thần phục thần quyền và thế quyền.

Mãi đến Magna Carta Libertatum ở Anh năm 1215 khi vua yếu đi thì tự do của barons mới nổi lên, 1534 Anh giáo tách khỏi Công giáo Rome thêm phong trào tin lành mới hạn chế thần phục vua và Rome.

Ở Ý thì nhà Medici lập từ năm 1230 ở Florence là gia thế quá giàu có (ngân hàng Medici) và thế lực (nhiều người làm Giáo hoàng) lại có tư tưởng tự do, ủng hộ nhiệt thành văn hóa Phục hưng nên từ đó tự do cá nhân mới quay trở lại châu Âu, giảm dần sự thần phục. Tại sao gọi Phục Hưng, chủ yếu là phục lại cái văn hóa tự do của Hy Lạp và Rome cổ đại.
Nếu coi việc thoải mái tranh luận cá nhân, tôn trọng ý kiến cá nhân là văn hóa cá nhân, là chủ nghĩa cá nhân thì thì thời Xuân Thu có giai đoạn Bách Gia Chư Tử (https://vi.wikipedia.org/wiki/Bách_Gia_Chư_Tử) kéo dài 400 năm cũng tương tự.
Nhưng tất cả những cái đó chỉ là những đốm sáng nhỏ nhoi ở cả Phương Đông và Phương Tây, cũng chỉ ở một tầng lớp tinh hoa rất nhỏ, rồi sau đó chìm nghỉ trong đêm trường Trung cổ và chế độ phong kiến tập quyền. Không thể nói Phương Tây tôn trọng cá nhân hơn Phương Đông trước thời Phục Hưng được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,209 Mã lực
Vụ Mỹ mua vùng lãnh thổ Louisiana từ Pháp giá 15 triệu, nhìn từ bây giờ thì là món quá hời cho Mỹ, nhưng tại thời điểm đó nó cũng là món rất hời cho Pháp. Có mấy lý do sau:

Pháp rất cần tiền. Năm 1799, ngân sách Pháp kiệt quệ, trong khi Napoleon nhìn rõ sẽ còn phải đánh nhau nhiều nữa, nên Pháp rất cần tiền. Lãnh thổ Louisiana tuy rất rộng nhưng người rất thưa (ước tính ngoài người thổ dân da đỏ chỉ có khoảng 60 ngàn người định cư sinh sống trên diện tích 2 triệu cây số vuông), thu về cho ngân sách Pháp gần như bằng 0. Đối với Pháp, Haiti còn có giá trị hơn Louisiana nhiều do có nguồn thu từ mía đường ở đây. Louisiana về mặt kinh tế giống như cục nợ của Pháp chứ không phải tài sản.

Lãnh thổ Louisiana phát triển trì trệ. Người Pháp quen sống ấm áp, nên hầu hết không thích di cư sang Bắc Mỹ khí hậu khắc nghiệt nguy hiểm hơn nhiều. Trong khi người định cư ùn ùn kéo đến các vùng định cư thuộc Anh, các vùng thuộc Pháp rất đìu hiu vắng vẻ. Như trên đã nói, thời điểm Pháp bán Louisiana, lãnh thổ này chỉ có mấy chục ngàn người định cư, trong khi nước Mỹ non trẻ lúc đó có hơn 5 triệu người, chênh lệch một trời một vực. Pháp cũng đã cố gắng hết sức để đưa người sang thuộc địa nhưng không thành công. Đã có lúc Pháp có luật quy định sẽ lập tức trả tự do cho tù nhân nào đồng ý cưới một cô gái điếm làm vợ và hai vợ chồng cùng chuyển sang thuộc địa sinh sống. Nói thế để thấy chính quyền Pháp khát khao tăng dân số thuộc địa như thế nào, nhưng đồng thời cho thấy thuộc địa Bắc Mỹ đối với người Pháp chả khác nào nơi đi đày của tầng lớp cặn bã xã hội.

Quân Pháp thất bại ở Haiti. Không như bài của cụ chủ nói Haiti là thiết bản gì gì, thực tế cách mạng Haiti nổ ra từ năm 1791 gần như cùng lúc với cách mạng Pháp, nên Pháp không rảnh tay đối phó, chứ không phải quân Haiti (vốn toàn nô lệ nổi dậy tự phát) đánh nhau xuất sắc gì. Ngay sau khi Napoleon nắm quyền, ông ta lập tức cử quân sang dẹp loạn ở Haiti năm 1802. Quân Pháp chỉ trong thời gian ngắn dẹp gần xong quân nổi dậy, bắt được cả thủ lĩnh của Haiti, nhưng không hoàn toàn dập tắt được cách mạng, mà quân nổi dậy chuyển sang đánh du kích, chiến đấu dằng dai. Quân Pháp ở lâu bắt đầu nhiễm các loại bệnh địa phương, ốm như ngả rạ, bao gồm cả tổng chỉ huy Charles Leclerc. Quân Pháp đành phải rút về nước. Thất bại ở Haiti khiến Pháp bỏ luôn kế hoạch chuyển quân sang Louisiana sau khi dẹp xong Haiti.

Pháp không thể bảo vệ Louisiana. Như trên đã nói, Pháp đang cần dồn toàn lực để đánh nhau ở châu Âu, không còn nguồn lực nào chăm lo cho cục nợ Louisiana nữa. Nếu Pháp cố giữ Louisiana, quân Anh từ Florida có thể kéo sang đánh và Pháp lúc đó có thể mất trắng. Ngoài ra, người định cư từ các vùng thuộc Mỹ lúc đó đang dần kéo sang Louisina, và những người này một khi số lượng tăng lên áp đảo được người gốc Pháp thì hoàn toàn có thể xảy ra kịch bản vùng đất này tự nổi dậy tuyên bố độc lập với Pháp, giống như họ đã làm với Anh.

Vì thế nên việc Napoleon quyết bán Louisiana cho Mỹ sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc. Pháp vừa vứt bỏ được cục nợ, vừa lấy được một số tiền khủng, vừa bồi dưỡng thêm được một địch thủ cứng cựa cho kẻ thù truyền kiếp Anh. Thực tế chỉ sau khi mua Louisiana vài năm, Mỹ đã đánh nhau với Anh trong cuộc chiến năm 1812, phân tán bớt nguồn lực của Anh giúp Pháp.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nếu coi việc thoải mái tranh luận cá nhân, tôn trọng ý kiến cá nhân là văn hóa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân thì thì thời Xuân Thu có giai đoạn Bách Gia Chư Tử (https://vi.wikipedia.org/wiki/Bách_Gia_Chư_Tử) kéo dài 400 năm cũng tương tự.
Nhưng tất cả những cái đó chỉ là những đốm sáng nhỏ nhoi ở cả Phương Đông và Phương Tây, cũng chỉ ở một tầng lớp tinh hoa rất nhỏ, rồi sau đó chìm nghỉ trong đêm trường Trung cổ và chế độ phong kiến tập quyền. Không thể nói Phương Tây tôn trọng cá nhân hơn Phương Đông trước thời Phục Hưng được.
Bách Gia Chư Tử mới ở mức triết học, quân sư còn ở châu Âu áp dụng thực tế tự do mọi cá nhân, quản trị thực tế thành bang Hy Lạp trên nền tự do cá nhân rồi cụ, và có cả 1 nền tảng phương pháp của Socrates. TQ đến khi đọng lại ở Tứ thư Ngũ kinh thì tịt.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Philippin đấy, Liberia đấy, bản sao thể chế của Mỹ luôn. Theo cụ nguyên nhân là gì?
Tất cả đều là nỗ lực và trí tuệ, xã hội con người cụ ạ. Như Nhật 1 đất nước đồng bằng hẹp thiên nhiên rất không ưu đãi chỉ nhờ yếu tố duy nhất là con người thôi. Mà đã sánh vai cường quốc 5 châu từ sau cải cách Minh Trị 1867 (mới 150 năm).

Con người Nhật thì có sức mạnh tinh thần của Samurai, Thần đạo, đoàn kết bao bọc, cộng thêm được những người như Fukuzawa Yukichi truyền thụ trí tuệ, vua sáng suốt thay đổi kịp thời nên phát triển vượt bậc.

Mỹ thì về nỗ lực, tính cạnh tranh điển hình hai tay hai súng đi cướp và khai phá Viễn Tây thì đã nói ở trên rồi. Còn trí tuệ thì họ là người châu Âu copy từ châu Âu sang nên đứng trên vai người khổng lồ. Kể cả ăn cắp thiết kế máy dệt cũng đáng được phong anh hùng dân tộc :) vì đó là mang trí tuệ, khkt về cho đất nước.

Còn Phi và Liberia có gì? Tinh thần thì yếu đuối, lười, trí tuệ thì bình thường. Có áp mô hình thể chế Mỹ vào mà ko cải biến xã hội, cải thiện chất lượng con người thì cũng tèo thôi. Cải biến xã hội là cái khó nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top