Nó diễn cả đấy cụ, nó diễn tinh vi như thật luôn
Con đường ta đi em không dám bàn (em hết tiền mua SIM rồi, em sợ bị cấm hát như vụ bài Con đường xưa em đi cũng bị cấm sóng đấy).
Em cũng ignore khá nhiều cụ nên không biết một số cụ quote em.
Nhưng qua còm của cụ em cũng đoán được 1 số luận điệu quen thuộc.
Không có 1 nguyên nhân duy nhất nào giải thích cho thành công của 1 con người hay của một quốc gia cả, thể chế chỉ là 1 phần thành công, pháp luật đặt ra nhưng còn phụ thuộc vào người thi hành pháp luật. Một số người cứ bảo sao không quy định tham nhũng 10tr là tử hình đi, đảm bảo hết tham nhũng, nhưng làm gì có chuyện đó, nó lại sinh ra bánh mì, nước suối cho ông thanh kiểm tra (là người thực thi pháp luật), lại hòa cả làng.
Một đất nước phát triển có thể giàu hoặc nghèo tài nguyên, vị trí địa lí tốt hoặc không tốt, được quốc gia khác support hoặc không, ... nhưng dù sao ta cũng nên nhìn nhận đặc điểm chung của thành công trước hết phải do tự thân, do con người, những yếu tố giúp cong người phát huy được khả năng của họ là chính, những yếu tố tài nguyên, địa lí, thiên nhiên, ... là phụ.
Con người có kiến thức thì họ sẽ nhận ra cái gì là phù hợp để một đất nước phát triển bền vững, họ sẽ xây dựng một thể chế phù hợp để phát huy được yếu tố con người, tìm ra cách phù hợp để sử dụng tài nguyên, giáo dục tốt để nâng cao dân trí, luật pháp đúng để quản lý xã hội, họ sẽ nhận ra rằng:
Tự do là nguồn gốc để con người phát huy khả năng,
Minh bạch là nền tảng của một nhà nước bền vững.
Chứ họ không nghĩ rằng mình là lớp tiền phong gương mẫu, là ưu việt hơn và đặt ra tiêu chuẩn, đặt ra kế hoạch và nghĩ rằng người khác cứ làm theo thì chắc chắn sẽ tốt.
Ví dụ cứ theo kế hoạch hóa tập trung thì em nói thật, có sống trên sa mạc cũng thiếu cát. Các cụ ngẫm mà xem (kiểu như ngày xưa xứ nông nghiệp đâu đó thiếu gạo, bỏ kế hoạch hóa tập trung thì lại xuất khẩu gạo ầm ầm).