- Biển số
- OF-54905
- Ngày cấp bằng
- 13/1/10
- Số km
- 2,191
- Động cơ
- 464,690 Mã lực
Sao lại là phát kiến mới hả cụ. Em thì học luật cách đây cũng trên chục năm rồi, thầy có định nghĩa về từ CHÍNH KIẾN là vậy, còn ko biết thời nay có thay đổi gì ko? Hay thời các cụ nó khác???phát kiến mới
Mềnh lại nghĩ khác 2 mợ.
Thứ nhất; mọi người trên thế giới không chỉ sinh ra để làm một việc giống nhau, do đó 2 mợ yên tâm là không có ai đó kỵ hay gen gét tài năng của các tấm chồng ở nhà các mợ. điều này cháu hỉu
Thứ 2;Cái mà các mợ gọi là văn minh thì cháu lại cho rằng nó là thiếu hiểu biết+nhiệt tình ( ở vào môi trừong thiếu sự trợ giúp, người lớn còn cảm thấy nguy chứ đùng nới đến trẻ em. thế nào là văn minh khi có một thằng khùng ép chú nhóc là "một tiến tới hai là bố sẽ ném con xuống vực" lúc đó thì bàn năng sinh tồn đã thắng chứ không phải rèn luyện nhé)
Thứ 3; là quan điểm của 2 mợ giống thèng cha kia nên cháu sẽ không đào tạo để 2 mợ có quan điểm giống cháu đâu, cháu thề ( sẽ không thêm một câu nào nữa đâu. Thật đấy)
Bàn về khái niệm "chính kiến"
Tags: chính kiến, học sinh, khái niệm, bàn về, nhiều người, bài văn, nhà, nhắc, kỳ, chuyện, báo
Trong tuần qua, dư luận có nhắc đến " bài văn kỳ lạ " trong một kỳ thi học sinh giỏi. Chuyện đúng sai, Báo Thanh Niên đã có những bài phân tích chí lý, xin không nhắc lại nữa. Chuyện đáng để tâm là nhiều người, trong đó có cả nhà báo và nhà giáo, có nói rằng em học sinh đã thể hiện "chính kiến" của mình về bài thơ.
Theo thiển nghĩ của tôi, cũng như theo các từ điển tiếng Việt và từ điển Hán Việt thông dụng, chính kiến có nghĩa là "ý kiến về chính trị". Hiểu theo đó, một đại biểu QH có thể có chính kiến về lập pháp, hành pháp..., nhưng không thể nói ông ta có "chính kiến" về một bữa ăn sáng hay một bài luận.
Những năm gần đây, dường như ngày càng có nhiều người dùng "chính kiến" theo nghĩa "ý kiến" hoặc "ý kiến chính thức". Thế nên ta thấy cầu thủ có "chính kiến" về huấn luyện viên, nhà khoa học có "chính kiến" về khu vườn chữa bệnh, và gần đây nhất là em học sinh có "chính kiến" về bài văn tế của cụ Đồ Chiểu.
Suy rộng ra, chừng nào vẫn còn cách hiểu theo một nghĩa nào đó, đánh đồng "yếu điểm" với "điểm yếu", "chính kiến" với "ý kiến" thì khó mà trông mong một thay đổi đáng kể nào trong việc giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường.
B.N.G
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Ban-ve-khai-niem-chinh-kien/45156317/478/
Vì vậy rất nhiều bài báo, luận bàn, diễn đàn và cá nhân dùng từ chính kiến một cách hoan hỉ...như một từ mới phát minh...Nhiều khi nghe nó cứ ko thuận và râá "ngứa nghề"...
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: