em đọc mà em chả hiểu gì cả, 2 lần rồi, kỹ ơi là kỹ vẫn không hiểu hêh
theo em nghĩ cái tụ này chỉ có tác dụng khi đề thôi. bởi vì khi đề thì ắc quy bị sụt dòng nên thường thì sẽ bị mất nhớ trên thiết bị âm thanh. theo em cái này sử lí đơn giản mà lại rẻ tiền các bác ạ. em đã làm rồi chỉ cần mua 1 con tụ hóa 2000mcrf /25v giá khoảng 5 ngàn vn đồng, rồi tìm đường nguồn thường cấp cho thiết bị. cụ thể là thiết bị nghe, nhìn trên xe bao giờ cũng có 2 đường nguồn dương. một đường liên tục có trừ khi tháo ắc quy ra, và một đường chỉ có khi ta bật chìa khóa. rất đơn giản ta lam như sau: tìm xem đường thường cấp đâu bằng cách; tắt khóa điện hoặc rút hẳn chìa khóa ra dùng von kế hoặc bóng đèn 12v kiểm tra xem nguồn thường cấp đâu thì đấu đầu dương của tụ vào đấy, còn đầu âm của tụ thì đấu vào dây mass hoặc mass xe. coi như xong bây giờ các bác cứ đề thoải mái mà không hề ảnh hưởng gì đến bài hát các bác đang nghe cả
Sự thật về tụ điện sử dụng cho hệ thống âm thanh ô tô
Tụ điện (Power Capacitor) là 1 thiết bị bổ xung, hỗ trợ thêm cho hệ thống điện của xe. Tụ đóng vai trò như 1 thiết bị lưu điện đệm. Nó bổ xung thêm khi mà hệ thống điện âm thanh của xe đòi hỏi nguồn điện cao khi bổ xung tiếng bass mạnh. Bởi vì khi hệ thống âm thanh chơi nhạc mạnh nên nguồn điện cần phải bổ xung ngay 1 lượng lớn mà hệ thống phát nguồn điện chưa kịp ngay thì tụ điện đóng 1 vai trò quan trọng lúc này, bổ trợ ngay cho toàn bộ hệ thống âm thanh. Tụ giải phóng nguồn điện bổ xung nhanh hơn nguồn điện của hệ thống vì trở kháng của tụ rất thấp. Tụ điện có 2 cọc âm và dương, cọc âm nối xuống phần mát của xe, và cọc dương nối vào nguốn chính của ampli. Tốt nhất là đặt tụ nối với ampli gần nhất có thể.
Bạn có cần Tụ điện hay không?
Câu trả lời cho việc bạn có cần tụ điện hay không là: Nếu hệ thống của bạn ngốn ít điện và không có loa subwoofer thì câu trả lời là không cần. Nếu hệ thống của bạn gồm nhiều ampli và loa subwoofer thì câu trả lời là có. Thực tế là nó tuỳ thuộc vào hệ thống của bạn và loại nhạc bạn nghe. Bạn sẽ cần tới tụ điện khi mà đèn pha của bạn tối đi lúc mà bạn bật hệ thống âm thanh lên. Rất dễ dàng nhận ngay ra điều này, khi bật to nhạc bạn sẽ thấy hệ thống đèn hơi nhấp nháy theo tiếng bass. Trước khi lắp đặt tụ điện bắt buộc bạn phải tháo hệ thống điện của bạn ra trước. Đặc biệt lưu ý khi kết nối ắc quy và máy phát, nối dây mát và ắc quy, nối mát vào vỏ. Nếu đã có tụ điện mà đèn pha vẫn bị nhấp nháy khi bật nhạc thì bạn nên sử dụng tụ lớn hơn, nó sẽ cung cấp đủ lượng điện áp cần thiết cho ampli của bạn mà không làm cho điện áp hệ thống bị sụt giảm bất ngờ.
Tụ bao nhiêu là đủ?
Từ khi ra đời, tụ điện sử dụng 1 chuẩn chung để đo là Farad, cứ 1 Farad cho 1000W. Lam 1 phép toán hết sức đơn giản là chia tổng công suất thực (RMS) hệ thống ampli của bạn cho 1000 sẽ ra số Farad của tụ mà bạn cần. Tụ điện thường là 0.5Fa, 1.0Fa, 1.5Fa và 2.0Fa (đối với loại Tụ hình trụ), nếu cần tụ với Farad lớn bạn có thể nối song song các tụ đơn lẻ với nhau để ra được số Farad mong muốn. Hiện nay trên thị trường có cả loại tụ hình chữ nhật giống như ampli để dễ thiết kế và bố trí lắp đặt. Giá của tụ điện thường dao động từ khoảng 1 triệu đến 10 triệu ứng với tuỳ lượng Farad và các hãng khác nhau.
Tất cả các loại tụ đều giống nhau?
Các tụ các hãng khác nhau có sẽ không giống nhau nhưng đều cùng 1 chức năng. 1 vài hãng sản xuất tụ với chất lượng tốt sẽ đảm bảo đúng giá trị Farad thực, 1 vài hãng có thể tích hợp đồng hồ Volt kế số (digital voltage meters), điều khiển bật tắt từ xa. Phải đảm bảo chắc chắn rằng tụ điện của bạn có thể chịu được mức điện thế ít nhất là 20 Volts, nó đảm bảo cho tụ điện không bị nguy hiểm trong các trường hợp mà nguồn điện hệ thống xe bị trục trặc. Ngoài ra các tụ điện còn được thiết kế với hình thức khác nhau mà bạn có thể lựa chọn phù hợp với hệ thống âm thanh lắp đặt trên xe.
Tụ ngang
Tu trụ
NỐI NGUỒN CHO TỤ ĐIỆN
ĐẤU SONG SONG 2 TỤ ĐIỆN