[Funland] Sự thật về các hệ thống phòng không: tốt và kém

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Bị phi đội drone hạ gục, tên lửa Patriot không tốt như quảng cáo

Saudi Arabia chi hàng chục tỷ USD để mua hệ thống vũ khí tiên tiến, nhưng chúng không được thiết kế để chống lại cuộc tấn công bằng drone bay thấp, rẻ tiền.

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu ở Abqaiq và Khurais của Saudi Arabia bị tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và tên lửa hành trình.

Phiến quân Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Mỹ và Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau cuộc tấn công.

Vụ tấn công khiến nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới sụt giảm 5%. Phản ứng trước vụ việc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đạn đã lên nòng” và sẵn sàng tấn công đáp trả vào Iran. Tehran phủ nhận mọi sự liên quan và cảnh báo hậu quả leo thang chiến tranh ở Trung Đông.

Trong khi cuộc tranh cãi ai là thủ phạm thực sự vụ tấn công vẫn chưa thể xác định, thì câu hỏi khác còn lớn hơn là vì sao hệ thống vũ khí trị giá hàng trăm tỷ USD của Saudi Arabia lại bất lực trong việc phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công, kênh truyền hình TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ đặt nghi vấn.

upload-2019-12-22-7-6-9.png



Vũ khí tỷ USD vô dụng với drone
Riyadh chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để mua vũ khí công nghệ cao từ Mỹ, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams, máy bay chiến đấu F-15, hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Tuy nhiên, những hệ thống đắt đỏ này không hiệu quả trong đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái nhỏ.


Hệ thống phòng không Patriot không phải lựa chọn phù hợp với các mối đe dọa như drone. Ảnh: SPA.
Mauro Gilli, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu an ninh ở Zurich, Thụy Sĩ cho biết các hệ thống vũ khí tiên tiến mà Riyadh mua từ Washington chủ yếu được thiết kế để đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn, chống lại các mục tiêu như xe tăng và máy bay đối phương.

Hệ thống phòng không Patriot được Saudi Arabia nhập khẩu để bảo vệ biên giới và các cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng tỏ ra không hiệu quả trong việc đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp men theo địa hình.

Về mặt lý thuyết, Patriot được thiết kế để đối phó với mọi mối đe dọa từ trên không, bao gồm đánh chặn tên lửa hành trình và drone. Tuy nhiên, trong thực tế, tên lửa hành trình và drone thường bay ở độ cao rất thấp. Chúng là những mục tiêu quá nhỏ và rất khó phát hiện đối với radar, ông Gilli cho biết.

Trong vài tháng qua, phiến quân Houthi ở Yemen đã thành công trong việc sử dụng drone và tên lửa hành trình qua mặt hệ thống phòng không Saudi Arabia để tấn công vào sân bay, trạm bơm dầu nhiều lần.

Những vụ tấn công này phơi bày lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Riyadh và đặt ra câu hỏi về chiến lược quốc phòng của Saudi Arabia.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, biện minh rằng ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất cũng có điểm yếu. Patriot là hệ thống phòng không cứ điểm, không thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Saudi Arabia.

Người ta cũng không thể xác định có hệ thống Patriot nào được triển khai gần hai cơ sở dầu mỏ bị tấn công hay không.

Patriot nhiều lần thất bại trong đánh chặn
Saudi Arabia nhập khẩu 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ. Patriot được Mỹ quảng cáo là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, trước thời điểm xảy ra vụ tấn công vào cơ sở lọc dầu, Patriot đã nhiều lần thất bại trong các nhiệm vụ đánh chặn.

Nhà phân tích quốc phòng Davi Axe, biên tập viên của tạp chí National Interest, cho biết ít nhất 5 lần Patriot đã thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu. Ngày 25/3/2018, phiến quân Houthi đã bắn 7 tên lửa vào Saudi Arabia. Quân đội nước này đã phóng tên lửa Patriot PAC-2 để đánh chặn.


Dù có một số thất bại, Patriot vẫn là hệ thống phòng không duy nhất đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo trong thực chiến. Ảnh: AP.
Riyadh tuyên bố đánh chặn thành công các mục tiêu, nhưng thực tế có đến 5 tên lửa Patriot trượt mục tiêu. Các video được người dân quay lại trong vụ tấn công đã cho thấy sự thất bại của Patriot. Nó gợi lại những lần thất bại của Patriot trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Theodore Postol, nhà vật lý tại Viện công nghệ Massachusetts, một nhà phê bình hệ thống phòng không của Mỹ, nói: “Không có gì ngoài thảm họa chưa từng có đối với hệ thống vũ khí này”.

Riyadh dường như nhận ra rằng họ cần có hệ thống phòng không tốt hơn. Họ đã bày tỏ quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Hệ thống này tuy chưa từng tham chiến thực tế, nhưng có tầm bắn gấp đôi Patriot và thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ 5 phút, so với gần một tiếng của Patriot.

Nga thường kết hợp S-400 với hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1 để đối phó với các mục tiêu tầm thấp. Pantsir-S1 đã được sử dụng để chống lại cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Syria.

“Lý tưởng nhất là Riyadh cần có hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bao gồm các hệ thống phòng không tầm thấp như Skyshield của Đức, hay Pantsir-S1 của Nga, cho phép nhanh chóng đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp như tên lửa hành trình và drone”, Justin Bronk, chuyên gia về phòng không tại Viện dịch vụ Hoàng gia Anh nói.

Cạm bẫy chiến tranh phi đối xứng
“Những hệ thống phòng không tiên tiến nào có thể đẩy lùi mọi cuộc tấn công, câu trả lời có lẽ là không”, Omar Lamrani, chuyên gia về vũ khí tại Stratfor, tổ chức nghiên cứu tình báo địa chính trị có trụ sở tại Austin, Texas, Mỹ nói.

Saudi Arabia đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái và tên lửa, nhưng chỉ có một số ít khu vực có thể đánh chặn bằng hệ thống phòng không. Vương quốc này là quốc gia rộng lớn với nhiều khu vực không phận không được bảo vệ.

Ngoài ra, một yếu tố khác đó là vấn đề chi phí, ngay cả quốc gia dầu mỏ giàu có như Saudi Arabia cũng không đủ khả năng để chống lại số lượng lớn máy bay không người lái giá rẻ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá khoảng 1 triệu USD.

Để đảm bảo đánh chặn thành công, cần bắn ít nhất 2 tên lửa cho một mục tiêu. Nếu có cuộc tấn công từ 20 tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái, Saudi Arabia sẽ nhanh chóng cạn kiệt kho tên lửa của mình.


Những mảnh vỡ từ drone và tên lửa hành trình từ vụ tấn công hôm 14/9 được Saudi Arabia trưng bày. Ảnh: AFP.
Trong quá khứ, phiến quân Houthi từng sử dụng chiến thuật bầy đàn bằng cách sử dụng nhóm máy bay không người lái để áp đảo hệ thống phòng không Patriot. Đây là minh chứng điển hình cho chiến thuật chiến tranh phi đối xứng.

Nhà phân tích Lamrani cho rằng sự thất bại của Saudi Arabia nằm ở chỗ không thể định vị và phá hủy các cơ sở, nơi xuất phát các cuộc tấn công của phiến quân Houthi. “Bạn có thể không có cái khiên, nhưng cần có thanh kiếm”, ông Lamrani nói.

Chiến tranh phi đối xứng thông qua các cuộc xung đột hiện đại đã gây khó ngay cả những quân đội được trang bị tốt nhất. Đơn cử như hệ thống phòng thủ Iron Dome tối tân của Israel cũng không thể đánh chặn tất cả rocket mà phiến quân Hezbollah bắn vào nước này.

Quân đội Mỹ phải chịu không biết bao nhiêu tổn thất từ các thiết bị nổ tự chế (IED) mà Taliban và các nhóm vũ trang khác gài trên đường hành quân của họ ở Iraq, Afghanistan.

“Phiến quân Houthi đang chiến đấu với chiến tranh phi đối xứng, bạn có thể thấy một nhóm phiến quân không có xe tăng và máy bay chiến đấu, nhưng họ đã tận dụng các chiến thuật và thiết bị rẻ tiền để tạo ra mối đe dọa đáng kể”, ông Lamrani nói.

Vụ tấn công hôm 14/9 cho thấy rằng Saudi Arabia đã không được chuẩn bị cho chiến thuật tấn công như vậy. Lực lượng phòng không Riyadh tập trung chủ yếu ở phía nam, theo hướng tấn công của phiến quân Houthi. Cuộc tấn công hôm 14/9 được xác định xuất phát từ phía bắc.

Seth Jones, chuyên gia về chống khủng bố tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết không có quốc gia nào có thể ngăn chặn hoàn toàn một cuộc tấn công độc đáo như vậy.

Ông Jones cho rằng Saudi Arabia đã chuẩn bị tốt để chống lại các mối đe dọa truyền thống, nhưng đã không chuẩn bị đầy đủ cho các mối đe dọa phi đối xứng. Patriot và các hệ thống vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD rõ ràng không phải là lựa chọn phù hợp để đối phó với chiến tranh phi đối xứng.

Các chuyên gia cho rằng Saudi Arabia cần xem lại chiến lược xây dựng mạng lưới phòng không của họ.

Riyadh cũng cần xây dựng chiến lược răn đe để Iran tin rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho việc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi Arabia.https://news.zing.vn/bi-phi-doi-drone-ha-guc-ten-lua-patriot-khong-tot-nhu-quang-cao-post991863.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ankara tuyên bố S-400 phát hiện F-16 từ cự ly... 600 km

(Bình luận quân sự) - Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ thêm khả năng tuyệt vời của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf nhập khẩu từ Nga sau khi thử nghiệm.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tiết lộ thêm kết quả thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua của Nga, khi họ công khai dữ liệu màn hình radar của S-400 trong quá trình triển khai chiến đấu.

Khi radar cảnh giới được bật lên, máy bay chiến đấu F-16 hoàn toàn không phải được phát hiện trong phạm vi 200 km như phía Mỹ tuyên bố và cũng không phải là 350 km như các chuyên gia dự tính, con số này thực tế lên tới 600 km, tiến sát tới giới hạn khu vực phủ sóng radar của hệ thống phòng không này.

Thông tin khẳng định radar cảnh giới của S-400 Triumf phát hiện tiêm kích F-16 từ khoảng cách lên tới 600 km đã được ông Alexander Artamonov - một gia phân tích của tờ Zvezda cho biết, có đề cập đến dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.




Kết quả thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf được Thổ Nhĩ Kỳ đáng giá rất tích cực
Đáng chú ý là theo trang gazeta.ru, bài kiểm tra mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng cho hệ thống S-400 Triumf của mình có tính chất và các yêu cầu thậm chí còn khó khăn hơn cả bài kiểm tra cấp nhà nước của chính Nga.

Cụ thể trong cuộc thử nghiệm, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng 2 tiêm kích F-16, 1 tiêm kích F-4 và 1 trực thăng bay liên tục trong 8 giờ, chúng được tiếp nhiên liệu trên không và tiếp cận hệ thống S-400 từ nhiều hướng.

Theo báo cáo, các phương tiện đã cơ động ở các dải tốc độ và độ cao khác nhau, bao gồm cả độ cao rất nhỏ, thậm chí các phương tiện tiếp cận đã có lúc đưa tốc độ về bằng không nhưng radar của S-400 vẫn phát hiện và kết thúc bằng việc phóng tên lửa giả định (tín hiệu điện tử) tiêu diệt mục tiêu.


Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa công bố kết quả thử nghiệm khi F-16 bay thấp và mang khí tài tác chiến điện tử
Liên quan đến hiệu quả tác chiến, rõ ràng chúng ta đang nói về cơ hội duy nhất của S-400 Triumf để bắn vào mục tiêu ngay cả trước khi nó đi vào khu vực bị ảnh hưởng. Nói cách khác, máy bay chiến đấu F-16 mô phỏng cuộc tấn công sẽ bị bắn hạ bởi một tên lửa ở khoảng cách tối đa.

"Điều rõ ràng là đây là lý do tại sao Mỹ không muốn cho các máy bay chiến đấu F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm với S-400. Có thể đối với một chiếc máy bay tàng hình, khoảng cách phát hiện và phá hủy sẽ ít hơn, tuy nhiên rõ ràng từ khoảng cách 300 - 350 km, F-35 sẽ bị phá hủy", một nhà phân tích của Avia.pro cho biết.


Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng trong bài thử nghiệm trên, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay ở độ cao tối ưu và không mang khí tài tác chiến điện tử nên S-400 mới phát hiện được ở cự ly trên, số liệu sẽ giảm đi nhiều nếu nó bay thấp bám địa hình.



Ngoài ra cần làm rõ rằng tại thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẵn sàng mua một lô S-400 khác của Nga.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/ankara-tuyen-bo-s-400-phat-hien-f-16-tu-cu-ly-600-km-3393664/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga lại diệt UAV tấn công căn cứ

SYRIAPhòng không Nga tại căn cứ Hmeymim bắn hạ hai máy bay không người lái cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ của phiến quân.

Hệ thống phòng không của căn cứ Hmeymim đêm 23/12 phát hiện hai máy bay không người lái (UAV) của phiến quân âm mưu thực hiện đòn tập kích bất ngờ bằng thuốc nổ. Tuy nhiên, các khí tài phòng thủ của Nga tại căn cứ đã kịp thời phát hiện các UAV tiếp cận từ phía đông nam và bắn hạ chúng.

"Không có thương vong và hoạt động của căn cứ không bị gián đoạn sau vụ tấn công", Yuri Borenkov, giám đốc Trung tâm Hòa giải Nga ở Syria, nói trong cuộc họp báo ngày 23/12 tại Moskva.


Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir của Nga tại căn cứ không quân Hmeymim, Syria. Ảnh: TASS.

Các nhóm phiến quân tại Syria nhiều lần sử dụng UAV cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ tấn công vào các căn cứ Nga tại Hmeymim và Tartus, Syria. Phòng không Nga bắn hạ sáu UAV của phiến quân ngày 11/8 và hai UAV khác ngày 3/9.
Thiếu tướng Borenkov cho biết ngoài âm mưu sử dụng UAV tấn công căn cứ Nga, phiến quân còn pháo kích 29 khu dân cư tại tỉnh Aleppo, Latakia, Hama và Idlib ngày 22/12.

Quân đội Nga được triển khai tại Syria cuối tháng 9/2015 theo yêu cầu của chính phủ nước này để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm phiến quân khác. Với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân đội chính phủ Syria đã giành lại phần lớn lãnh thổ và đẩy các nhóm phiến quân Hồi giáo co cụm ở tỉnh Idlib, tây bắc nước này.
https://vnexpress.net/the-gioi/nga-diet-uav-tan-cong-can-cu-4032072.html
Các nhóm phiến quân tại Syria nhiều lần sử dụng UAV cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ tấn công vào các căn cứ Nga tại Hmeymim và Tartus, Syria. Phòng không Nga bắn hạ sáu UAV của phiến quân ngày 11/8 và hai UAV khác ngày 3/9.

Thiếu tướng Borenkov cho biết ngoài âm mưu sử dụng UAV tấn công căn cứ Nga, phiến quân còn pháo kích 29 khu dân cư tại tỉnh Aleppo, Latakia, Hama và Idlib ngày 22/12.

Quân đội Nga được triển khai tại Syria cuối tháng 9/2015 theo yêu cầu của chính phủ nước này để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm phiến quân khác. Với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân đội chính phủ Syria đã giành lại phần lớn lãnh thổ và đẩy các nhóm phiến quân Hồi giáo co cụm ở tỉnh Idlib, tây bắc nước này.


Vị trí căn cứ Hmeymim của Nga ở Syria. Đồ họa: AFP.
căn cứ Nga an toàn 100% chả bù căn cứ dùng vũ khí mỹ phòng thủ bị houthi, iraq dùng vk thô sơ nó băm nát hoho
Căn cứ mỹ bị iraq tấn công chết cả bầy dù có patriot bảo vệ

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa phòng không S-75- lịch sử tham chiến

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Aleksey Linnhik về tên lửa phòng không S-75 nhân kỷ niệm 45 năm "Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không".

Đã có rất nhiều bài viết về tổ hợp tên lửa phòng không S-75 nổi tiếng. Nhưng nhân kỷ niệm 45 năm “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” lịch sử, vẫn xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của chuyên gia quân sự Nga Aleksey Linnhik từ một góc độ khác về loại vũ khí đã đóng vai trò rất quan trọng trong Chiến thắng lịch sử này- đó là tóm tắt suốt chiều dài lịch sử ra đời và tham chiến của S-75 trên các chiến trường khác nhau và hiệu quả của nó trên từng chiến trường cụ thể. Bài đăng trẻn “Bình luận quân sự” (Nga).

Sẽ có một số thông tin chúng tôi đã trình bày trong một số bài trước hoặc trùng lặp với những bài đã đăng khác nhưng xin được dịch nguyên văn để có cái nhìn toàn cảnh theo đúng ý của tác giả.



“Tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển S-75 được triển khai thiết kế và chế tạo theo Nghị quyết № 2838/1201 ngày 20/11/1953 “ Về chế tạo hệ thống vũ khí tên lửa phòng không di động để chống lại không quân đối phương”của Hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) Liên Xô.

Vào thời gian đó, Liên Xô đang thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển cố định S-25 có nhiệm vụ bảo vệ các trung tâm công nghiệp và hành chính lớn. Tuy nhiên, do các tổ hợp phòng không cố định có giá quá đắt nên không thể đủ lực lượng để bảo vệ một cách chắc chắn cho tất cả các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Xô Viết.

Để giải quyết bài toán này, giới lãnh đạo Liên Xô đã quyết định giao các nhà khoa học chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, tuy có khả năng tác chiến của chúng kém hơn các tổ hợp cố định, nhưng cho phép chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể bố trí lại đội hình tác chiến và tập trung lực lượng và phương tiện phòng không tại các hướng bị đe dọa tấn công.



Tổ hợp mới có chức năng đánh chặn các máy bay chiến thuật, máy bay ném bom chiến lược, máy bay trinh sát bay với tốc độ dưới âm hoặc siêu âm ở độ cao trung bình và độ cao lớn.



Tên lửa mới được trang bị hệ thống dẫn đường điều khiển vô tuyến này có mã số V-750 (Sản phẩm 1D) được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học thông thường. Tên lửa có hai tầng- tầng phóng với động cơ nhiên liệu rắn và tầng hành trình- động cơ nhiên liệu lỏng đảm bảo sơ tốc lớn khi phóng nghiêng.

Theo Nghị quyết của BCH TW *** Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô №1382/638 ngày 11/12/1957 (đến nay là tròn 60 năm-ND), phiên bản đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 “Dvina” làm việc trên giải tần 10 cm đã được đưa vào trang bị.

Song song với việc tổ chức sản xuất hàng loạt SA-75, tập thể công trình sư Phòng thiết kế KB-1 tiếp tục thiết kế tổ hợp mới làm việc ở giải tần số 6cm. Tháng 5/1957, mẫu thử nghiệm SA-75 làm việc trên tần số 6cm đã được đưa đến trường bắn Kapustin Yar để thử nghiệm.



Vào cuối những năm 1950, tổ hợp S-75 bắt đầu được trang bị cho các đơn vị. Cũng vào thời gian này, các máy bay Mỹ và NATO thường xuyên xâm nhập không phận Liên Xô. Thậm chí cả các bạn “Thụy Điển trung lập” cũng không ngần ngại bay vào không phận Xô Viết trên khu vực bán đảo Kolski.

Tuy nhiên, trường hợp sử dụng thành công SA-75 trong tác chiến lần đầu tiên lại xảy ra bên ngoài biên giới Liên Xô.

Trong những năm 1950, không quân trinh sát Mỹ và Đài Loan Quốc dân đảng đã tiến hành các chuyến bay trinh sát trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) trong suốt một thời gian dài mà không hề bị trừng phạt.

Theo đề nghị của đích thân Mao Trạch Đông, Liên Xô đã chuyển cho Trung Quốc 2 cơ số SA-75M và tổ chức huấn luyện cho các khẩu đội của PLA. Ngày 7/10/1959, một chiếc máy bay trinh sát tầm cao của Không quân Đài Loan đã bị tổ họp S-75 bắn hạ gần Bắc Kinh, ở độ cao 20.600m.

Viên phi công lái máy bay trên thiệt mạng. Băng ghi âm cuộc trao đổi của phi công với Trung tâm điều khiển tại Đài Loan bị ngắt đột ngột, và căn cứ vào đó có thể phỏng đoán tương đối chắc chắn là viên phi công trên đã không thấy tên lửa S-75 trước khi bị bắn hạ.



Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển bắn hạ. Đó là máy bay trinh sát hai động cơ RB-57D do Mỹ sản xuất – thực chất là bản copy máy bay “Canberra” phiên bản trinh sát của Anh.

Ads by AdAsia







You can close Ad in 13 s







Để giữ bí mật về sự hiện diện của phương tiện tên lửa phòng không hiện đại nhất lúc đó tại Trung Quốc, lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô thống nhất không công bố về chiếc máy bay bị bắn rơi trên các phương tiện thống tin đại chúng.

Tuy nhiên, khi các báo Đài Loan đưa tin là chiếc RB-57D đã gặp nạn đã rơi xuống biển Đông Trung Hoa trong khi bay huấn luyện, Hãng tin “Tân Hoa xã” đã nhanh nhảu đáp lại bằng một thông báo nguyên văn như sau: “BẮC KINH, ngày 9/10.

Vào sáng ngày 7/10, một chiếc máy bay trinh sát Tưởng Giới Thạch do Mỹ sản xuất đã xâm nhập không phận ở các khu vực phía Bắc Trung Quốc để khiêu khích và đã bị các lực lượng Không quân PLA bắn rơi”. Còn bắn rơi như thế nào và bằng cái gì- không một lời – để giữ bí mật.



Sau đó, trên không phận Trung Quốc còn một số máy bay nữa bị bắn hạ, trong đó có 3 chiếc máy bay trinh sát tầm cao U-2 “Lockheed”. Một số phi công bị bắt làm tù binh. Chỉ sau khi đó, các chuyến bay trinh sát trên lãnh thổ CHNDTH mới thực sự chấm dứt.

Cũng trong khoảng thời gian này, Mỹ cho thả hàng loạt các khinh khí cầu trinh sát tầm cao từ lãnh thổ Tây Ậu. Đây là những mục tiêu rất khó nhằn đối với Bộ đội phòng không Xô Viết. Đã có một số máy bay tiêm kích Liên Xô gặp nạn khi tìm cách bắn hạ các khinh khí cầu này do va đập với khinh khí cầu.

Lúc này, Bộ đội phòng không Liên Xô buộc phải dùng các tổ hợp tên lửa phòng không để hạ các khinh khí cầu đó, mặc dù, tất nhiên, giá tên lửa đắt hơn rất nhiều lần giá các quả bóng trinh sát này.

Ngày 16/11/1959, chiếc khinh khi cầu trinh sát đầu tiên của Mỹ đã bị SA-75 bắn hạ trên bầu trời Stalingrad (nay là Volgagrad-ND) ở độ cao28.000m.

Bắt đầu từ mùa hè năm 1956, các máy bay trinh sát tầm cao U-2 “Lockheed” của Mỹ thường xuyên bay trên không phận Xô Viết. Chúng đã nhiều lần ngang nhiên bay qua các trung tâm hành chính và các khu công nghiệp lớn, các sân bay vũ trụ và trường bắn tên lửa của Liên Xô.



Sở dĩ như vậy vì U-2 “Lockheed” bay ở độ cao hơn 20.000m là mục tiêu quá tầm với của các máy bay tiêm kích Xô Viết thời kỳ đó.

Tình hình trên làm giới lãnh đạo Xô Viết hết sức quan ngại. Trong khi đó, mỗi khi có công hàm ngoại giao phản đối từ phía Xô Viết, phía Mỹ luôn bác bỏ và tuyên bố là không hề tiến hành các chuyến bay gián điệp như vây.



Cuối cùng, ngày 1/5/1960, trên bầu trời Sverdlovski (nay là Yekaterinburg-ND) một chiếc U-2 Mỹ “bất khả với tới” đã bị tên lửa phòng không bắn hạ, viên phi công Gary Powers bị bắt sống.



Vụ chiếc máy bay trinh sát bay ở độ cao được coi là không thể với tới bị bắn rơi làm người Mỹ sốc nặng. Kể từ thời điểm đó, Mỹ không còn cho máy bay trinh sát bay vào không phận Liên Xô.

Khi đó, Bộ đội phòng không Xô Viết còn chưa có kinh nghiệm bắn các máy bay thật, vì vậy mà các mảnh vỡ của U-2 sau khi bị bắn đã được các chiến sỹ tên lửa Xô Viết cho là các lá nhiễu thụ động do U-2 rải, và họ đã phóng thêm một loạt 3 quả tên lửa vào chiếc U-2 đã bị bắn trúng.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng bi kịch là ở chỗ do lỗi của chi huy nên trong hơn nửa tiếng đồng hồ, việc bắn hạ U-2 vẫn không được xác nhận nên cùng thời gian đó đã có một số máy bay tiêm kích Xô Viết bay sục sạo trên không để tìm và đánh chặn U-2.

Kết quả là, nửa tiếng sau khi U-2 đã bị bắn hạ, một biên đội 2 chiếc MiG-19 cất cánh từ 1giờ trước đó để đánh chặn máy bay vi phạm đã bị chính tên lửa của mình bắn. Phi công Aivazian kịp thời bổ nhào, cơ động tránh được tên lửa, còn phi công thứ hai – Safronov đã rơi cùng máy bay.

Mặc dù xảy ra thảm kịch như vây, Bộ đội tên lửa phòng không Xô Viết lần đầu tiên khẳng định được hiệu quả tác chiến của mình. Điều đặc biệt gây ấn tượng là trước đó, các máy bay tiêm kích đã rất nhiều lần cố gắng đánh chặn U-2 nhưng bất thành.

Một lần sử dụng SA-75 mang ý nghĩa chính trị nữa là lần bắn hạ U-2 trên bầu trời Cuba ngày 27/10/1962. Phi công Mỹ lái U-2 Rudolf Anderson thiệt mạng, và “lần đổ máu” này đã “đổ thêm dầu vào lửa” vào cuộc “Khủng hoảng Caribe”.

Vào thời gian đó, trên “hòn đảo tự do” có 2 sư đoàn Xô Viết trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không với tổng cộng 144 bệ phóng và 288 quả tên lửa.

Đến thời điểm đó, trong tất cả các trường hợp, kể cả khi sử dụng tên lửa phòng không bắn hạ U-2 trên không phận Trung Quốc vào năm 1962, mục tiêu của các tên lửa phòng không này là các máy bay có tốc độ thấp, khả năng cơ động kém, tuy chúng bay ở độ cao rất lớn.

Xét tổng thể, điều kiện bắn tác chiến (của những tên lửa phòng không) trong các lần bắn rơi máy bay này không khác gì nhiều với điều kiện bắn trên bãi tập, chính vì thế mà người Mỹ đánh giá không cao khả năng của SA-75 khi đối đầu vói các máy bay chiến thuật.

Nhưng tại chiến trườngViệt Nam, điều kiện tác chiến của S-75 trong tiến hành các hoạt động tác chiến trong các năm 1965-1973 lại khác hoàn toàn. Sau lần “tập dượt” đầu tiên trong “vụ khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ” (Sự kiện Vịnh Bắc bộ-ND) tháng 8/1964, từ đầu năm 1965, Mỹ bắt đầu triển khai chiến dịch ném bom thường xuyên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) (Bắc Việt Nam-NV).

Không lâu sau đó, một đoàn đại biểu Xô Viết do A,N. Cosyghin ( Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô- Thủ tướng-ND) dẫn đầu đã đến thăm VNDCCH. Kết quả cụ thể của chuyến thăm là Liên Xô cung cấp cho VNDCCH một số lượng lớn vũ khí, trong đó có cả tổ hợp tên lửa phòng không SA-75.

Đến mùa hè năm 1965, trên lãnh thổ Bắc Việt Nam đã có 2 trung đoàn tên lửa phòng không SA-75 cùng các chuyên gia quân sự Liên Xô. Còn người Mỹ, họ đã phát hiện được việc một số trận địa đang được xây dựng cho loại vũ khí mới này ngay từ ngày 5/4/1965, và biết chắc đã có sự hiện diện của “Người Nga”, nhưng do quan ngại sẽ làm phức tạp tình hình quốc tế, nên đã không ném bom các trận địa đang xây dựng nói trên.

Họ (người Mỹ) cũng không quá chú ý tới việc ngày 23/7/1965, một máy bay trinh sát điện tử Mỹ đã phát hiện đài radar dẫn đường tên lửa SNR-75 đã phát sóng.

Tình hình đã thay đổi một cách căn bản ngay vào ngày hôm sau, ngày 24/7. Một tổ hợp Xô Viết dưới sự chỉ huy của Thiếu tá F.Ilinykh đã phóng 3 quả tên lửa vào một tốp 4 chiếc F-4C đang bay ở độ cao 7km. Một quả tên lửa đã bắn rơi chiếc “Phantom” do hai đại úy R.Fobair và R.Cairn điều khiển, còn mảnh của 2 quả tên lửa khác làm bị thương 3 chiếc “Phantom” còn lại.





Như vậy, đây là lần đầu tiên sau khi các tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển được đưa vào sử dụng trong tác chiến, các diễn biến sự kiện như trên là cực kỳ tồi tệ đối với người Mỹ.

Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các phương án đối phó với tên lửa phòng không Xô Viết ngay sau khi máy bay U-2 của Powers bị bắn hạ.

Ngay trong năm 1964, trên sa mạc bang California, Không quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận đặc biệt mang tên “Desert Strike” để đánh giá các khả năng hành động hiệu quả của không quân trong khu vực sát thương của các phương tiện phòng không để tìm các phương án đối phó với hệ thống phòng không Bắc Việt.

Còn sau khi có thông tin về việc chiếc “Phantom” đầu tiên bị tên lửa bắn hạ, giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã huy động cả Trường đại học Hopkins tham gia nghiên cứu các phương tiện chống lại tên lửa phòng không.



Căn cứ vào những khuyến cáo chống lại tổ hợp tên lửa phòng không từ các công trình nghiên cứu, người Mỹ tăng cường các hoạt động trinh sát, đánh giá hết sức chi tiết khả năng của từng tổ hợp tên lửa vừa bị phát hiên, có tính tới cả điều kiện địa hình quanh trận địa, tận dụng các “vùng chết” của tên lửa (khu vực tên lửa không thể bắn tới) ở các khu vực tiếp giáp và ở độ cao thấp, để vạch đường bay cho các máy bay Mỹ khi tập kích .



Theo lời các chuyên gia Xô Viết từng có mặt tại Việt Nam, chất lượng hoạt động trinh sát của Mỹ là rất cao, các hoạt động này được tiến hành cẩn thận đến mức mà bất kỳ một sự di chuyển nào của các chiến sỹ tên lửa đều bị người Mỹ phát hiện gần như ngay lập tức.



Các hướng dẫn cách thức chống tên lửa phòng không khác cho các phi công Mỹ là sử dụng các thủ pháp chiến thuật và kỹ thuật- bay đến mục tiêu ném bom ở độ cao thấp, cơ động tránh tên lửa trong khu vực tác chiến của tên lửa phòng không, cho máy bay EB-66 phát nhiễu.

Chiến thuật tránh tên lửa chủ yếu được áp dụng trong các năm 1965-1966 là bay vòng gấp. Tóm tắt như sau: trước khi tên lửa bay đến mấy giây, phi công cho máy bay bổ nhào xuống phía dưới đường bay tên lửa, đồng thời bay vòng gấp, thay đổi độ cao và hướng bay ở tốc độ tối đa.

Nếu thực hiện thành công động tác cơ động này, do tốc độ phản ứng hạn chế của hệ thống dẫn đường và điều khiển nên tên lửa không kịp điều chỉnh hướng và sẽ bay trượt qua máy bay mục tiêu.

Còn nếu trong trường hợp phi công có sai sót, dù rất nhỏ khi cơ động, các mảnh của đầu tác chiến tên lửa khi nổ thường đánh trúng cabin phi công.


Sau tháng đầu tiên sử dụng SA-75, trên bầu trởi Bắc Việt Nam, theo số liệu của phía Xô Viết, đã có 14 máy bay Mỹ bị bắn rơi, đã sử dụng chỉ 18 quả tên lửa.

Về phía mình, theo số liệu của Mỹ, trong giai đoạn đó tên lửa phòng không Bắc Việt chỉ bắn rơi 3 máy bay- ngoài chiếc F-4C như đã nói ở trên (các chuyên gia Xô Viết tính rằng trong trận này đã bắn rơi 3 “Phantom”)- đêm 11/8 bắn rơi 01 chiếc A-4E (theo số liệu Xô Viết- 4 chiếc) và ngày 24/8 thêm 1 chiếc F-4B nữa.

Nói chung, sự khác biệt trong số liệu về tổn thất và chiến thắng là “đặc điểm cố hữu” của bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, và trong suốt 7 năm rưỡi chiến đấu sau đó, nó ( sự khác biệt về số liệu) luôn là bạn đồng hành với cuộc đối đầu giữa Phòng không Việt Nam và Không quân Mỹ.







Do phải chịu những tổn thất đáng kể, vào tháng 2/1966, người Mỹ đã buộc phải tạm dừng cuộc chiến tranh đường không chống Bắc Việt Nam trong 2 tháng nhằm tận dụng khoảng thời gian này “để kiểm điểm rút kinh nghiệm”, trang bị thêm các phương tiện tác chiến điện tử cho máy bay và luyện tập các phương án chiến thuật mới.



Trong khoảng thời gian đó, để thu thập thông tin, Không quân Mỹ đã sử dụng nhiều các máy bay không người lái, đặc biệt là BQM-34 trang bị phương tiện trinh sát vô tuyến kỹ thuật.

Theo thông tin từ phía Mỹ, thành tích nổi trội nhất (của Mỹ) trong giai đoạn này thuộc vể máy bay không người lái Ryan 147Е “Firebee”- ngày 13/2/1966, tên lửa phòng không Bắc Việt đã bắn trượt chiếc máy bay này- và kết quả là Mỹ đã có được thông tin về hoạt động của hệ thống dẫn đường tên lửa, cơ chế cho nổ đầu tác chiến từ xa và các tính năng của đầu tác chiến tên lửa do Ryan 147Е “Firebee” thu được .
https://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/ten-lua-phong-khong-s-75-lich-su-tham-chien-3349440/?paged=3

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực


F16I bị syria ngắm bắn mới nhất và xác F16I bị syri bắn hạ năm ngoái


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Nguyên nhân khiến PAC-3 Mỹ bị mù tại Iraq
(Vũ khí) - Giới quân sự phương Tây tiếp tục đưa ra giả thuyết về nguyên nhân khiến hàng chục hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ tại Iraq bất động khi Iran tấn công.


Những cuộc tấn công của Iran được phát động vào rạng sáng 8/1 nhằm vào 2 căn cứ của Mỹ tại Iraq để trả thù cho tướng Soleimani thiệ tmạng do cuộc không kích của Mỹ.

Theo số liệu được cả Mỹ và Iran đưa ra, đã có tất cả gần 20 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Tehran sử dụng tấn công vào 2 căn cứ của Mỹ.

Nhưng điều lạ lùng là không có bất cứ một quả đạn đánh chặn nào của Mỹ được ghi nhận đã phóng lên dù hiện tại Lầu Năm Góc đang triển khai gần những căn cứ trên lá chắn tên lửa dày đặc với hàng chục hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3.


Hệ thống Patriot.

Thực tế này được giới chuyên gia cho rằng chỉ có thể được giải thích bằng việc toàn bộ hệ thống phòng thủ Mỹ đã bị hệ thống tá chiến điện tử (EW) của Iran áp chế.


Khả năng này đã được Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) úp mở nói đến sau cuộc tấn công.

"Với trang bị hiện có, lực lượng EW của IRGC có thể vô hiệu bất kỳ hệ thống phòng thủ, máy bay, UAV nào nếu muốn", tướng Hajizadeh nói.

Theo ông, thực tế này đã được kiểm chứng khi hồi đầu năm 2019, đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran đã xâm nhập được vào trung tâm chỉ huy UAV Mỹ và kiểm soát gần chục chiếc UAV tầm xa khi chúng hoạt động trên không phận Iraq và Syria.

"Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này đồng thời với phía Mỹ", ông Amir Ali Hajizadeh cho biết.

Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất.

Dù IRGC không nói về chủng loại cũng như nguyên nhân khiến chiếc máy bay này rơi nhưng khi quan sát hình ảnh được ghi lại cho thấy, nhiều khả năng chiếc UAV này của Mỹ đã bị ép hạ cánh khi xâm nhập vào một khu vực được cho là nhạy cảm trên lãnh thổ Syria.

Ngay trước khi thông tin chấn động về vụ Iran xâm vào thẳng trung tâm chỉ huy UAV của Mỹ được công bố, trang AMN đã có bài viết nói về vai trò của mạng lưới tác chiến điện tử (EW) Iran trong vụ bắt sống MQ-9 hồi cuối năm 2018.

Theo tướng Iran, hiện nay nước này đã tự phát triển 3 hệ thống EW khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng thủ không chỉ của Iran. Cùng với những hệ thống tự phát triển, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.

Tổ hợp 1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dải tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu. Mặc dù vậy, việc có phải hệ thống 1L222 Avtobaza có thể ép MQ-9 hạ cánh hay không vẫn đặt ra dấu hỏi lớn chưa có lời đáp.


Được biết, Avtobaza có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ.


Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc ép MQ-9, vô hiệu Patriot và trước đây là RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử lfa nhiệm vụ không quá khó.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Những mâu thuẫn xung quanh thông tin hệ thống phòng không Patriot Mỹ bắn hạ tên lửa Iran
Trà Khánh | 11/01/2020 07:45 PM
1

Những mâu thuẫn xung quanh thông tin hệ thống phòng không Patriot Mỹ bắn hạ tên lửa Iran


Iran phóng tên lửa đạn đạo Qiam-1 tấn công căn cứ Mỹ trong rạng sáng 8/1. Ảnh: IRIB.

Xoay quanh thông tin hệ thống phòng không Patriot khai hỏa bắn hạ tên lửa Iran trong cuộc tấn công rạng sáng 8/1, truyền thông nước Mỹ vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.

Military Times: Patriot bắn hạ 3 tên lửa Iran
Rạng sáng 8/1, Iran đã phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào hai căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Iraq là Al Asad và Erbil nhằm trả thù cho vụ ám sát Thiếu tướng Iran Qasem Soleimani.
Theo thông báo chính thức của Lầu Năm Góc, Iran đã sử dụng ít nhất 16 tên lửa đạn đạo các loại để tấn công hai căn cứ Mỹ. Trong đó căn cứ Al Asad hứng chịu 15 tên lửa và quả còn lại tấn công vào căn cứ Erbil.
Những mâu thuẫn xung quanh thông tin hệ thống phòng không Patriot Mỹ bắn hạ tên lửa Iran - Ảnh 1.

Ảnh chụp vệ tinh căn cứ Al-Assad của Mỹ sau vụ tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 8/1, có thể thấy nhiều cơ sở hạ tầng của căn cứ này chịu thiệt hại nặng do vụ tấn công. Ảnh: Planet Labs.
Còn tờ Military Times dẫn các nguồn tin quân sự của Mỹ ở Iraq ngay trong ngày 8/1 cho biết, Iran sử dụng 15 tên lửa đánh vào hai căn cứ trên. 10 tên lửa đánh vào Al Asad và 5 quả khác tấn công Erbil.
10 quả tấn công vào Al Asad đều đến được đích, gây ra thiệt hại đáng kể cho căn cứ này, và không có báo cáo nào ghi nhận phòng không của Mỹ ở Al Asad đánh chặn được các tên lửa Iran.
Trong khi đó, ở Erbil, lực lượng phòng của căn cứ với trang bị là hệ thống phòng không Patriot đã tiến hành đánh chặn thành công 3 trên tổng số 5 tên lửa tấn công vào đây. Chỉ 1 quả đến được mục tiêu, 1 quả khác rơi gần Erbil.
"Một nhân vật nắm thông tin trực tiếp về những gì đã diễn ra cho biết, có 3 tên lửa bị bắn hạ bởi các tổ hợp Patriot tại căn cứ Mỹ ở Erbil" - Military Times viết. Đây cũng là tờ báo duy nhất của Mỹ đưa tin Patriot đánh chặn thành công tên lửa Iran trong hôm 8/1.
Truyền thông Mỹ bất đồng về chiến công của Patriot
Tuy nhiên, trong một bài viết cùng ngày trên tờ Thời báo Phố Wall (The Wall Street Journal - WSJ), cây bút Sune Engel Rasmussen lại cho biết, Quân đội Mỹ không triển khai hệ thống tên lửa Patriot nào ở Al Asad và Erbil vào thời điểm hai căn cứ này bị tấn công.

Những mâu thuẫn xung quanh thông tin hệ thống phòng không Patriot Mỹ bắn hạ tên lửa Iran - Ảnh 3.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói chuyện với các binh sĩ Mỹ trước một bệ phóng di động của tên lửa phòng không Patriot tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Saudi Arabia, ngày 22/102019. Ảnh: Reuter.
Tờ WSJ cũng dẫn lời Mohammad Marandi – Giáo sư tại Đại học Tehran cho biết, phòng không Mỹ ở Iraq không đánh chặn được bất cứ tên lửa Iran nào trong hôm 8/1, mặc dù chúng có khả năng đánh chặn tên lửa Iran nếu được tham chiến.
Trong khi đó, khi được phóng viên tờ Washington Examiner hỏi về việc hệ thống phòng không Patriot có tham chiến khi tên lửa Iran tấn công căn cứ ở Iraq hay không? Phát ngôn viên Lầu Năm Góc - Trung tá Thomas Campbell đã từ chối trả lời câu hỏi này và chỉ cho biết có một tên lửa Iran rơi gần căn cứ Erbil.
Các nguồn tin riêng của Washington Examiner tiết lộ, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy tên lửa Iran bị đánh chặn trong suốt hai đợt tấn công mà họ thực hiện từ rạng sáng 8/1.
Từ một số thông tin trên có thể thấy, truyền thông nước Mỹ vẫn có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc hệ thống phòng không Patriot của họ có làm "tròn vai" trong sự kiện Iran tấn công các căn cứ quân sự của nước này hay không do không có thông tin đối chứng từ Lầu Năm Góc.
Trước đó, trong năm 2019, Quân đội Mỹ từng đưa một số hệ thống phòng không Patriot tới Vịnh Ba Tư để bảo vệ các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia sau vụ phiến quân Houthi tấn công các cơ sở này, nhưng không rõ Patriot có được triển khai tới Iraq hay không.
Việc Lầu Năm Góc từ chối tiết lộ thông tin về hoạt động của các hệ thống Patriot ở Trung Đông hay ở Iraq càng làm dấy lên nhiều nghi ngờ như phải chăng các căn cứ Mỹ ở Iraq không được Patriot bảo vệ như Quân đội Mỹ từng tuyên bố? Hay các cuộc tấn công chớp nhoáng của Iran đã khiến các hệ thống Patriot bất ngờ đến mức không kịp trở tay?
Sự thật về hoạt động của hệ thống phòng không Patriot hay cách vai trò của nó trong vụ tấn công hôm 8/1 có lẽ chỉ có Lầu Năm Góc mới biết được câu trả lời.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Trung Quốc: S-500 đe dọa nghiêm trọng mọi máy bay Mỹ
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài tổng hợp các nhận định của báo chí Trung Quốc và nước ngoài về tổ hợp tên lửa phòng không Nga S-500

Bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ryabov Kirill với tiêu đề trên. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 17/1/2020.
Bao Trung Quoc: S-500 de doa nghiem trong moi may bay My
Cuối tháng 12/2019, đã có một số thông tin cập nhật được công bố về tiến độ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không S-500.
Đến năm 2020, Nga đã có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm sơ bộ tổ hợp phòng không này, và trong năm 2025, tổ hợp S-500 sản xuất hàng loạt đầu tiên sẽ được bàn giao cho Quân đội Nga.
Đương nhiên, những tin tức như vậy không thể không được đặc biệt chú ý. Các phương tiện truyền thông nước ngoài đã cho đăng nhiều bài báo rất thú vị về thông tin này.
Nhập khẩu Trung Quốc
Ngày 31 tháng 12 (2019), báo Sohu.com (Trung Quốc) cho đăng bài báo (nguyên văn) "原创 俄S500系统将测试,预计5年后交付,或成F35和F22的绝命杀手?" chuyên bàn về triển vọng của dự án S-500 Nga.
Ngay tiêu đề bài báo Trung Quốc trên đã nhấn mạnh mối đe dọa rõ ràng đối với máy bay hiện đại nước ngoài, còn trong nội dung- tác giả bài báo đã đặt ra nhiều vấn đề rất thú vị.
Sau khi xem xét các tính năng kỹ- chiến thuật nổi tiếng của tổ hợp, tác giả bài báo trên Sohu kết luận- tổ hợp S-500 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tất cả các máy bay tiêm kích hiện đại của Mỹ.
Và tổ hợp tên lửa phòng không này sẽ được đưa vao trang bị cho Quân đội Nga ngay trong những năm sắp tới.
Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến chủ đề xuất khẩu các phương tiện phòng không hiện đại đang có và sẽ có trong tương lai.

Trong thời gian cách đây không lâu, Trung Quốc đã mua một loạt các mẫu (vũ khí phòng không) hiện đại do Nga sản xuất, và vì thế, hiện đang có các cuộc tranh luận tại Trung Quốc về việc nước này có mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-500 mới nhất của Nga hay không .
Nhưng lần này, theo tác giả, khó có hy vọng ký một hợp đồng như vậy (mua S-500) với Nga.
Như các quan chức Nga cao cấp Nga đã tuyên bố việc bán S-500 cho các nước thứ ba hiện không có trong kế hoạch của Nga. Có ba yếu tố (lý do) chính dẫn đến một quyết định như vậy.
Trước hết- đó là các tính năng và khả năng quá đặc biệt của tổ hợp. Nga không muốn một mẫu vũ khí như vậy lại có trong trang bị của nước ngoài, đấy là còn chưa nói tới khả năng các công nghệ (của S-500) rơi vào tay “thế lực thù địch”.
Bao Trung Quoc: S-500 de doa nghiem trong moi may bay My
Lý do thứ hai khiến Nga không xuất khẩu- trước hết Nga cần phải trang bị cho Quân đội nước mình để đạt được những ưu thế mong muốn. Yếu tố (lý do) thứ ba- có liên quan đến những tính chất đặc thù của thị trường vũ khí.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện có đã được một số khách hàng ưa chuộng, và trong một tình huống như vậy, việc tung ra một mẫu mới trên thị trường là không thích hợp.
Vì vậy, Trung Quốc khó có thể được mua tổ hợp S-500 của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc không cho rằng đấy là một lý do để bi quan. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng mua tổ hợp tên lửa phòng không S-300 và đã dựa vào tổ hợp này để thiết kế chế tạo tổ hợp HQ-9 “made in China”.
Tác giả của Sohu cho rằng dựa theo mẫu S-400 mà Trung Quốc mới mua gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng nước này cũng sẽ có thể tự chế tạo một tổ hợp tên lửa phòng không riêng có các tính năng ngang ngửa với S-500 Nga. Và như vậy, có thể không nhất thiết cứ phải nhập khẩu bằng được S-500.
Đánh giá của Trung Quốc
N
gày 7/1 (2019), trên trang mạng “Zhongguo Junwang”- cơ quan ngôn luận PLA xuất hiện bài báo có tiêu đề "俄新一代反导系统亮点何在 " (Ưu điểm của tổ hợp đánh chặn tên lửa Nga) nói về tổ hợp phòng không S-500.
Căn cứ vào các số liệu tiếp cận được, các chuyên gia Trung Quốc đã cố gắng đưa ra các đánh giá “sản phẩm” đầy triển vọng trên của Nga.
Tác giả bài báo gọi S-500 là tổ hợp thế hệ 5, được phát triển từ tổ hợp S-400 thế hệ 4 trước đó. Nó (S-500) có bán kính tác chiến vượt trội “người tiền nhiệm” (S-400)- lên tới 600 km và độ cao bắn hạ mục tiêu lên tới 180 km.
Nhờ vậy, S-500 sẽ có thể đối phó hiệu quả hơn nhiều (S-400) với các máy bay đối phương, trong đó có các mục tiêu ở cự ly lớn, đồng thời- S-500 cũng như giải quyết tốt các nhiệm vụ phòng thủ chống tên lửa.
Các tác giả Trung Quốc còn cho rằng S-500 cũng sẽ có thể tấn công các thiết bị vũ trụ ở quỹ đạo thấp.
Tờ báo Trung Quốc trên cho rằng tổ hợp tên lửa phòng không S-500 có ba ưu điểm rất đặc trưng đảm bảo hiệu quả tác chiến cao. Ưu điểm đầu tiên – đó là tên lửa của tổ hợp.
Tên lửa phòng không có điều khiển của S-500 hoạt động theo nguyên tắc nổ phân mảnh tiêu diệt mục tiêu nên đạt hiệu quả cao trong khi giá thành rất thấp.
Việc đánh chặn mục tiêu ở cự ly tối đa sẽ do tên lửa 77N6-N (tiếng Nga- 77Н6-Н ) đảm nhiệm- với độ cao đánh chặn tối đa của tên lửa này tới 70 km và độ chính xác trong khoảng 3 m.
Bao Trung Quoc: S-500 de doa nghiem trong moi may bay My
Ưu điểm thứ hai- radar trong thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không mới. Tổ hợp này có một radar giám sát băng tần S là 91N6E, trạm radar ba tọa độ băng tần C là 96L6-TSP (96Л6-ЦП) và một radar điều khiển hỏa lực 77T6.
Ngoài ra còn có một hệ thống radar điều khiển bắn 76T6 đa năng. Việc sử dụng kết hợp tất cả các “sản phẩm” nói trên đảm bảo cho tổ hợp giám sát hiệu quả tình huống trên không ở tất cả các dải cự ly và độ cao.
Ưu điểm thứ ba- các phương tiện điều khiển tổ hợp hiện đại. Tổ hợp S-500 có xe chỉ huy 55K6MA và trạm điều khiển tác chiến 85Zh6 (85Ж6). Rất có thể, đây là những phiên bản hiện đại hóa của các phương tiện của những tổ hợp cũ.
Nhiệm vụ của các phương tiện này là xử lý dữ liệu và điều khiển hỏa lực. Tờ báo PLA cũng nhấn mạnh đến “những tính năng độc đáo” của các xe chỉ huy, nhưng không dẫn các thông số cụ thể.
Nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 10/1/020, tờ “Defense News” xuất bản bằng tiếng Anh đã cho đăng bài báo "West’s reluctance to share tech pushes Turkey further into Russian orbit " cùng thông tin về việc Nga có thể cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cho Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

Những thông tin như vậy được cung cấp từ một nguồn tin giấu tên ở Thổ Nhĩ Kỳ rất am hiểu các vấn đề tổ chức hệ thống phòng không (Thổ Nhĩ Kỳ).
Theo các số liệu của “Defense News”, những bất đồng gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ankara đang bị đẩy ra ngoài quỹ đạo của NATO, và kết quả là, Ankara có thể sẽ quan tâm đến một sự hợp tác sâu rộng hơn với Nga.
Một số quốc gia (NATO) từ chối chia sẻ công nghệ và sản phẩm hiện đại với Thổ Nhĩ Kỳ vì những lý do chính trị, và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải tìm kiếm các giải pháp thay thế - đó chính là những quốc gia khác không có bất đồng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Cách đây không lâu, các tiến trình như vậy đã dẫn đến việc ký kết hợp đồng cung cấp tổ hợp phòng không S-400 Nga cho Ankara và trong tương lai gần có thể xuất hiện một đơn đặt hàng tương tự với tổ hợp S-500 .
Nguồn tin của “Defense News” đã không bàn luận gì thêm về khả năng mua các hệ thống như vậy, mặc dù có lưu ý rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Bao Trung Quoc: S-500 de doa nghiem trong moi may bay My

Một nguồn tin khác của Defense News làm việc trong lĩnh vực ngoại giao nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ cần phải nhanh chóng tiếp thu công nghệ và mua sản phẩm Nga- nếu như các nước khác từ chối cung cấp các công nghệ và sản phẩm đó.
Trong số các mẫu vũ khí và công nghệ cần thiết, nhà ngoại giao này có nói đến tổ hợp S-500.
Tuy vậy, cả hai nguồn tin nói trên không cung cấp thông tin cụ thể về các kế hoạch mua, đàm phán với các nhà cung cấp và v.v. Ngoài ra, họ cũng không nhắc tới những tuyên bố trước đó của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R.T. Erdogan về việc nước này đang xem xét khả năng mua S-500 trong tương lai.
Sự quan tâm hạn chế
Những tin tức mới nhất về việc S-500 bắt đầu được thử nghiệm và thời điểm đưa các tổ hợp phòng không vào trực chiến đã được dư luận nước ngoài chú ý. Nhưng tuy vậy, các phương tiện truyền thông nước ngoài không tỏ ra quan tâm đặc biệt đến những tin tức này, mà chỉ dừng lại ở việc cho đăng lại các thông tin từ Nga.
Tuy nhiên, một số tờ báo nước ngoài đã cố gắng hình dung triển vọng phát triển của mẫu vũ khí mới này của Nga, cũng như đánh giá tiềm năng xuất khẩu của nó.
Cũng như trước đây, những đánh giá như vậy luôn gặp một trở ngại khách quan- đó là thiếu thông tin. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga không vội vàng công bố tất cả các dữ liệu quan trọng nhất về dự án S-500, và vì thế, rất khó đưa ra những nhận định chính xác.
Mặc dù vậy, cũng đã có khả năng đưa ra các dự báo sơ bộ căn cứ vào các thông tin tổng quát về các khả năng kỹ thuật và tiềm năng xuất khẩu của S-500.
Theo những thông tin chính thức mới nhất, trong năm nay (2020) tổ hợp tên lửa phòng không S-500 sẽ được thử nghiệm. Sau một vài năm, nó sẽ triển khai sản xuất hàng loạt, và vào năm 2025, Quân đội Nga sẽ tiếp nhận tổ hợp sản xuất hàng loạt đầu tiên.
Rất có thể, khi đó (2025) tất cả những sự kiện này sẽ trở thành lý do để các chuyên gia bàn luận sôi nổi hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Patriot Defense Shield Failed US Troops Iraq
9 thg 1, 2020

Patriot Defense shield failed to protect US troops it seem the Chinese have helped Iran to overcome US technology that has left American soldiers in harms way.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ cố giữ thể diện cho Patriot?
(Vũ khí) - Nguồn tin ở Lầu Năm Góc cho biết, các quân nhân Mỹ đã không đánh chặn tên lửa của Iran do thiếu hệ thống chống tên lửa.

Fox News ngày 23/1 trích dẫn các nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ có khả năng sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại căn cứ quân sự bị Iran tấn công ở Iraq, nơi quân đội Mỹ đóng quân.
"Các hệ thống phòng không Patriot có thể sẽ được lắp đặt nhằm bảo vệ những người lính Mỹ (ở Iraq)", Fox News dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ. Theo tờ báo này, các quân nhân Mỹ đã không đánh chặn tên lửa của Iran do thiếu hệ thống chống tên lửa.
Các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc giải thích với Fox News rằng, các vụ tấn công bằng tên lửa của Iran được cho là không thể xảy ra, vì vậy các hệ thống phòng không Patriot chưa được triển khai tại căn cứ của Iraq.
My co giu the dien cho Patriot?
Trận địa Patriot được Mỹ triển khai tại Iraq trong khoảng thời gian Iran tấn công tên lửa nhằm trả thù cho cái chết của tướng Soleimani.
Trong khi trước đó, tạp chí Air Recognition và Defence News cho biết, lực lượng phòng thủ Mỹ tại Iraq đã được trang bị những khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot. Những vũ khí này được Lầu Năm Góc triển khai từ năm 2003.

Tại thời điểm đó, đã có tổng cộng 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến quốc gia Trung Đông này để bảo vệ lực lượng mặt đất tham gia chiến dịch quân sự tại Iraq của Mỹ.
Truyền thông Nga cũng đăng tải nhiều bức ảnh về trận địa phòng không Mỹ với thành phần chính là những khẩu đội Patriot quanh căn cứ Mỹ bị Iran tấn công.
Từ hình ảnh được công bố có thể dễ dàng nhận thấy có sự xuất hiện của cả hệ thống radar AN/MPQ-53 mới được Mỹ hoàn thành nâng cấp và điều đến Iraq. Về lý thuyết, sau nâng cấp, AN/MPQ-53 sẽ giúp tổ hợp phòng không Patriot có khả năng diệt mục tiêu gần như tuyệt đối.
Giới quan sát nhận định, việc Lầu Năm Góc phủ nhận sự hiện diện của Patriot ở căn cứ Iraq nhằm mục đích "giữ thể diện" cho hệ thống phòng thủ này. Bởi lẽ, khi Iran tấn công vào căn cứ al-Asad, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đều "im lặng" một cách bất thường.
Hệ thống Patriot là mặt hàng được nhiều nước đồng minh của Mỹ ưa thích. Washington đã thu một khoản tiền khổng lồ từ những hợp đồng mua bán Patriot. Sự "im lặng" của Patriot trước tên lửa Iran có thể khiến khách hàng của Mỹ nghi ngờ về khả năng thực chiến của loại tên lửa này.
Đây không phải là lần đầu tiên hệ thống Patriot tỏ ra "bất lực" trước các mục tiêu tấn công. Tháng 9/2019, lực lượng Houthi đã triển khai một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Arabia Saudi.
Vụ tấn công bằng UAV khiến hàng loạt cơ sở dầu mỏ của Saudi bị phá hủy, sản lượng dầu mỏ của nước này lập tức giảm 50%, thiệt hại ước tính lên tới hàng chục tỷ đô la.
88 hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ được triển khai ở Saudi Arabia ở trong trạng thái trực chiến vẫn không thể đẩy lùi các cuộc tấn công bằng hàng chục UAV mang vũ khí cùng khoảng hơn 10 quả tên lửa hành trình.
Lập tức, các chuyên gia quân sự nhận định rằng, hệ thống phòng không của Mỹ có hiệu quả rất thấp trên thực địa, dù phải đối phó với những mục tiêu không quá tối tân.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Patriot và THAAD không chặn được tên lửa từ thời Liên Xô

Các hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa sẵn sàng để đẩy lùi các cuộc tấn công của tên lửa dùng công nghệ từ thời Liên Xô?

Trong bối cảnh tuyên bố của ấn phẩm quân sự Hoa Kỳ The Interest Interest, rằng tên lửa hành trình siêu thanh ra đời từ thời Liên Xô có thể vượt qua khu vực được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại như Patriot và THAAD, các chuyên gia Nga cho rằng lý do chủ yếu nằm ở chỗ Quân đội Mỹ áp dụng các công nghệ hiện đại không được thiết kế để đánh chặn tên lửa được tạo ra trong những năm 1960 - 1980 của thế kỷ trước.
Theo các chuyên gia, radar của các hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa của Mỹ không được thiết kế để đánh chặn những loại tên lửa vốn được coi là lỗi thời vì một số lý do.
Trong đó việc sử dụng các công nghệ khác trong việc phát triển hệ thống phòng không sẽ không cho phép phát hiện hiệu quả các mục tiêu bay, và do đó phiến quân Houthi đã tấn công rất hiệu quả với các tên lửa đạn đạo từ thời Liên Xô.

Bên cạnh đó, trong cuộc tấn công tên lửa cuối cùng của Iran vào căn cứ không quân của Mỹ, hệ thống phòng không chẳng thể nhận biết tên lửa đối phương đang bay tới, chưa kể đến việc các nỗ lực đánh chặn chúng cũng không được thực hiện.
Đáng chú ý là hầu hết các tên lửa trong kho vũ khí của Nga là phiên bản hiện đại hóa từ các vũ khí Liên Xô, do đó các chuyên gia nước này nhận định rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ vô dụng khi đẩy lùi những cuộc tấn công của chúng.
Patriot va THAAD khong chan duoc ten lua tu thoi Lien Xo?
Tên lửa hành trình Kalibr của Nga liệu có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ của Mỹ?
Mặc dù vậy theo nhiều nhà phân tích, lập luận của chuyên gia quân sự Nga có rất nhiều kẽ hở, bởi các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình thế hệ sau luôn khó đánh chặn hơn những loại ra đời các đây vài chục năm nhờ khả năng thay đổi quỹ đạo và đặc tính tàng hình.
Thật phi lý khi cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế để đánh chặn những vũ khí tối tân mà lại bất lực trước tên lửa lạc hậu có quỹ đạo, tốc độ và tính năng kém hơn nhiều.

Cuối cùng, Nga thừa nhận trong kho vũ khí của mình là các loại tên lửa nâng cấp từ sản phẩm ra đời dưới thời Liên Xô, vậy họ căn cứ vào đâu để cho rằng chúng sẽ hiệu quả hơn sản phẩm cũ khi hệ thống phòng thủ của Mỹ được tối ưu hóa cho việc diệt mục tiêu loại này?

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
S-400 Nga có thể phát hiện tiêm kích F-35 gần Iran
Nga dường như đã bố trí radar S-400 gần Iraq và phát hiện phi đội F-35 Mỹ áp sát Iran hôm 8/1, theo truyền thông Trung Quốc.
"Nhiều khả năng Nga đã triển khai radar cảnh giới mọi độ cao 96L6 thuộc hệ thống phòng không S-400 tại căn cứ Qamishli, phía đông bắc Syria. Điều này cho phép họ giám sát toàn bộ không phận phía bắc Iraq, cũng như phát hiện phi đội 6 tiêm kích tàng hình F-35A Mỹ hoạt động gần không phận Iran rạng sáng 8/1", bài viết đăng trên trang quân sự Sohu của Trung Quốc hôm qua cho hay.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này.
Radar 96L6 (sau) được Nga đặt tại căn cứ Hmeymim, Syria hồi năm 2017. Ảnh: Sputnik.
Radar 96L6 (sau) được Nga đặt tại căn cứ Hmeymim, Syria hồi năm 2017. Ảnh: Sputnik.
Thông tin được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 17/1 cho biết "ít nhất 6 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ xuất hiện gần không phận Iran" vào sáng 8/1. Ông nói thông tin cần được kiểm chứng thêm, nhưng nhấn mạnh sự xuất hiện của phi đội F-35A Mỹ có thể là nguyên nhân khiến phòng không Iran lo lắng, căng thẳng và bắn nhầm máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine làm 176 người thiệt mạng.
Bình luận của Lavrov làm dấy lên tranh cãi về phạm vi giám sát không phận của tổ hợp S-400 được Nga bố trí tại căn cứ Hmeimim, tây bắc Syria. Radar S-400 tại đây chỉ có thể giám sát không phận có bán kính 600 km, bao trùm phần lớn không phận Syria và một phần vùng trời Iraq, nhưng không thể theo dõi được khu vực biên giới Iran - Iraq.
"Cách giải thích hợp lý nhất là không quân Nga đã đưa radar 96L6E từ căn cứ Hmeimim tới căn cứ Qamishli, vốn chỉ cách biên giới Iraq khoảng 100 km", Sohu bình luận.
Trang Avia.Pro của Nga cũng cho rằng nếu phòng không Nga phát hiện 6 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ áp sát không phận Iran sáng 8/1, họ phải bố trí radar của tổ hợp S-400 tại khu vực đông bắc Syria.
Bộ Quốc phòng Mỹ đến nay chưa bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov.
96L6 là radar nhìn vòng mọi độ cao được phát triển nhằm thay thế bộ đôi radar bắt thấp 76N6 và nhìn vòng 36D6 trong tổ hợp S-300. Mỗi đài 96L6 có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 300 km, bám bắt tới 100 mục tiêu cùng lúc.
Radar 96L6 thường được triển khai trong hệ thống S-400 để đối phó mục tiêu như tiêm kích bay thấp và tên lửa hành trình, nhưng cũng có thể vận hành độc lập để tăng khả năng cảnh giới và quản lý không phận.
Quân đội Nga hồi tháng 11/2019 tiếp quản hàng loạt căn cứ ở miền bắc Syria, trong đó có sân bay Qamishli, bị Mỹ bỏ lại sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự nhằm vào dân quân người Kurd. Moskva khi dó chỉ triển khai trực thăng vũ trang và hệ thống pháo - tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir để bảo vệ địa điểm này.
Vị trí căn cứ Qamishli ở miền bắc Syria. Đồ họa: Alaraby.
Vị trí căn cứ Qamishli ở miền bắc Syria. Đồ họa: Alaraby.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Tại sao Nga cần nhiều hệ thống phòng không đến vậy?
(Bình luận quân sự) - Nhân đọc “Kỳ tích Việt Nam đánh tan 'Mũi lao lửa' của Mỹ” (DVO, 9/2/2020), xin giới thiệu loạt bài về các tổ hợp phòng không Liên Xô-Nga

Bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Xergey Linnhik. Bài đầu tiên với tiêu đề trên đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 29/1/2020.
Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: mil.ru
Vấn đề mà chúng ta sẽ xem xét ngày hôm nay đã từng được nhiều bạn đọc đặt ra trong phần bình luận sau một trong những bài báo cũng về chủ đề này đã được đăng trước đây.
Quả thật, hiện nay chỉ riêng trong trang bị của Lục quân Nga thôi cũng đã có rất nhiều các kiểu tổ hợp tên lửa phòng không nên vì thế mà bạn đọc dù muốn hay không chắc chắn cũng sẽ tự đặt ra một câu hỏi- liệu có cần nhiều (vũ khí phòng không) đến như thế không?
Chúng ta hãy cùng xem xét tất cả sự đa dạng đó từ góc độ sau. Thứ nhất, thực tiễn Chiến tranh Thế chiến lần thứ II và các cuộc xung đột sau đó cho thấy rằng nhìn chung thì không bao giờ có chuyện thừa phương tiện phòng không. Ngược lại, lúc nào cũng sẽ luôn thiếu các phương tiện phòng không.
Vì vậy, có lẽ nên bắt đầu bài tổng hợp này từ góc độ lạc quan như vậy. Để mở đầu, chúng ta hãy nhìn về hướng những phương tiện phòng không cổ nhất, có nghĩa là pháo nòng. Nó vẫn còn có mặt trong trang bị, mặc dù chỉ được sử dụng trong những trường hợp khá chuyên biệt.
ZU-23-2 (ЗУ-23-2)
Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: Serge Serebro, Vitebsk Popular News
Ngày 22/3 năm nay (2020), sẽ tròn 60 năm kể từ thời điểm ZU được đưa vào trang bị. Một khoảng thời gian, nói một cách nhẹ nhàng, không ngắn ngủi chút nào. Tuy nhiên, tổ hợp này được hiện đại hóa một cách hệ thống, liên tục và vẫn rất được ưa chuộng trên thế giới.
Tại sao ư? Vâng, tất cả tại vì cùng một lý do khiến cái gì của Liên Xô cũng đều có nhu cầu cao trên thế giới. Nòng pháo cực bền- đến giờ vẫn còn đủ khả năng lôi bất cứ một chiếc máy bay lên thẳng nào xuống đất.
Với các máy bay, tất nhiên, có khó hơn, nhưng với máy bay lên thẳng, máy bay không người lái (UAV) - tại sao lại không sử dụng ZU?
Chưa hết, rất dễ lắp đặt nó trên bất kỳ kiểu khung gầm nào- từ rơ mooc đến xe vận tải bọc thép- và ngay sau đó – đã trở thành vũ khí tấn công đáng gờm. Một “đồ vật” rất hữu dụng như vậy, tại sao lại phải chia tay với nó?

Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: Vitaly Kuzmin


Hơn 40 nước khác nữa trên thế giới cũng có cùng suy nghĩ như vậy đấy.
ZSU -23-4 “Shilka-M4” (ЗСУ-23-4М4 "Шилка-М4 ")
Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Nhân tiện cũng xin nói thêm, trên khắp thế giới này vẫn còn rất nhiều tổ hợp "Shilka" bản gốc đơn giản (chưa hiện đại hóa) đang “làm việc” (trực chiến). Quân đội của hơn 20 quốc gia đang có trong trang bị những tổ hợp “gốc” này.
Trong khi đó- chúng ta lại đang nói về phiên bản hiện đại hóa mới nhất, - phiên bản này có trong thành phần của nó cả tổ hợp radar điều khiển hỏa lực và còn có khả năng lắp thêm tổ hợp tên lửa phòng không “Strelets” nữa.
Có nghĩa là “cải tạo” từ hệ thống pháo phòng không “thuần túy” thành một hệ thống pháo- tên lửa phòng không hoàn chỉnh. Tổ hợp này “biết bắn” khi đang hành tiến, - một năng lực cực kỳ có giá trị khi yểm hộ xe tăng và máy bay lên thẳng đang tấn công.
Và đến đây thì chúng ta dừng bàn về các tổ hợp pháo phòng không, và sẽ chuyển sang bàn về lĩnh vực công nghệ tên lửa. Với công nghệ tên lửa, mọi thứ có phần phức tạp hơn, bởi vì sự đa dạng của nó. Do đó, cho dễ hiểu, chúng ta chọn tiêu chí tầm bắn làm tiêu chí chính.
Và đây- các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) sẽ được nói đến đầu tiên.
“Strela-3” ( "Стрела-3 "- “Mũi tên-3”)
Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Đến đây thì chắc nhiều người sẽ nói, và rất đúng rằng cái món đồ cổ này đã được đưa ra khỏi trang bị từ lâu rồi. Vâng, đúng là đưa ra khỏi trang bị thật. Nhưng lưu ý là chưa phải là đưa ra khỏi các kho bảo quản niêm cất.
Hiện vẫn còn một số lượng tương đối lớn các tổ hợp này nằm trong các nhà kho, và vì vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như có một văn phòng “thương mại” nào đó hào phóng chia sẻ những tổ hợp này với những ai đó cần như đã từng xảy ra 6 năm trước đây ...
Ngoài ra, nếu để phục vụ mục đích huấn luyện, nó sẽ cực kỳ hữu dụng. Chính bản thân tôi (Xergey Linnhik) cũng đã từng được giao khai thác sử dụng “Strela-2M”. Phải nói thật rằng, nếu phải “làm việc thực sự” (chiến đấu) , thì quả là phải cần một hệ thống “mới” thật, nhưng nếu để huấn luyện, “Strela-3” sẽ là quá ổn.
“Igla” ( "Игла"- “Mũi kim”)
Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: mil.ru
Và đây “Igla” (“Mũi kim”)- Ở Uganda nó cũng là “Mũi kim”. Bất chấp một thực tế là tuy đã được đưa vào biên chế từ năm 1981, nhưng nó vẫn có khả năng “chọc thủng” rất nhiều, rất nhiều mục tiêu.
Và nạn nhân của MANPADS này là những máy bay rất “nghiêm túc”, kiểu như F-16 và “Mirage-2000”.
Nhưng như đã biết, Nhepobedimyi (Xergey Pavlovich Nhepobedimyi- 1921- 2014, Tổng công trình sư, cha đẻ của 28 tổ hợp tên lửa Liên Xô- Nga, trong đó có “Iskander” và “Igla” mà chúng ta đang bàn tới- Anh hùng lao động XHCN Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga...-ND) chưa từng phát minh ra một cái gì “tệ cả”, đó là sự thật hiển nhiên- không thể chối cãi ...
Còn có các phiên bản hiện đại hóa và các biến thể, chẳng hạn như “Dzhigit”, “Strelets”, “Igla-D”, “Igla-N”, “Igla-V” và vì nó còn hơn cả xuất sắc và vẫn đang được rất tin dùng, liệu có nên loại bỏ nó không?
Cả thế giới đều có chung một suy nghĩ như vậy. Và nhiều nước vẫn đang hồ hởi xếp hàng chờ mua nó.
“Verba” ( "Верба")

Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: Tập đoàn khoa học- sản xuất "Phòng thiết kế chế tạo máy"


Đây (“Verba”) đã là (sản phẩm) của ngày hôm nay. Có trong trang bị mới từ năm 2014, sản phẩm mới nhất, cho đến nay mới chỉ có hai quân đội sở hữu nó: Quân đội Nga và Quân đội Armenia. Chúng ta (Nga) chưa cung cấp nó cho bất kỳ một quân đội nào khác.
Như vậy trên thực tế, có ba loại MANPADS, đó là MANPADS của ngày hôm nay, MANPADS của ngày hôm qua và MANPADS của ngày hôm kia. Nhưng cả ba đều còn dùng được.
Và bạn có thể thấy rất rõ sự cần thiết và cấp thiết của từng loại trong số đó. Tất nhiên, “Mũi tên”- sử dụng làm giáo cụ huấn luyện- tại sao không? Hoàn toàn hợp lý. Chắc chắn là không nên dùng “Verba” để bắn vào các mục tiêu tập bắn rồi, đúng không ạ?
MANPADS "giữ" mục tiêu trong cự ly từ 0 đến 2 km. Có thể còn xa hơn nếu sử dụng các cơ số tên lửa cấp lữ đoàn, nhưng về bản chất- đó là công cụ để bắn ở cự ly gần- từ chiến hào.
Hoặc một cái gì đó tương tự như thế, nhưng nói chung nó là vũ khí tầm gần. Còn ở cự ly lớn hơn- chúng ta có các tổ hợp có tầm bắn xa hơn. Giờ hãy xem xét cự ly đến 5 km. Có nghĩa là, gần với “cự ly bắn” của MANPADS, nhưng với xác suất trúng mục tiêu cao hơn.
“Strela- 10”

Tai sao Nga can nhieu he thong phong khong den vay?
Ảnh: Vitaly Kuzmin


Một tác phẩm kinh điển của “thể loại” (tổ hợp phòng không), vẫn rất được chuộng, mặc dù trên thực tế nó đã được đưa vào trực chiến từ năm 1976. Chưa hề có ý định “nghỉ hưu”, bởi vì các lần hiện đại hóa thường xuyên đã giữ cho tổ hợp luôn trong “tình trạng sẵn sàng chiến đấu” cần thiết.
“Mũi tên- 10” đã tham chiến, và kết quả rất khá: trong Chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, các tổ hợp tên lửa phòng không này trong tay các quân nhân Iraq đã bắn hạ hai (2) máy bay cường kích A-10 của Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Vẫn chưa có 'tình nguyện viên' thử đòn S-400 ở Syria
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết tiếp theo trong loạt bài về các tổ hợp phòng không Liên Xô-Nga

“Bagulnhik”/ “Sosna” (“Cây thông”)
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: Công ty cổ phần "KBtochmash (Phòng thiết kế máy chính xác) mang tên A. E. Nudelman"
(Tổ hợp) của ngày hôm nay (hiện đại-ND). Được đưa vào trang bị năm 2019, vì vậy, tại các đơn vị, hiện giờ chắc chắn là chưa có, nhưng dĩ nhiên là sẽ có.
Tiếp theo, chúng ta bàn đến dải cự ly từ 4 đến 12 km.
"Tunguska", M, M1 ( "Тунгуска", М, М1")
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Tuy được thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước và được đưa vào trực chiến năm 1982, tổ hợp này vẫn nay vẫn còn “giữ nguyên tính thời sự” vì đã được nhiều lần hiện đại hóa. Và trên thực tế, đây là tổ hợp phòng không lục quân hỗn hợp chủ yếu của Quân đội Nga.
Tầm bắn các mục tiêu trên không của pháo là 0,2 - 4 km, của tên lửa- 2,5 - 8 km. Tổ hợp nàycòn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở cự ly lên tới 2 km.
“Pantsir” 1S và 2S ( "Панцирь" 1С và 2С)
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Và đây chính là kiểu “vũ khí” của ngày hôm nay. Tổ hợp này có lẽ đã được giới truyền thông ca tụng hơi quá lời, nhưng một khi được hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn, nó sẽ trở thành một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với tất cả những gì bay được ở cự ly ngắn và trung bình.
Tầm bắn của pháo phòng không (tổ hợp) các mục tiêu trên không lên tới 4 km, của tên lửa- từ 1 đến 20 km. Vũ khí tên lửa với những tính năng kỹ- chiến thuật xuất sắc tạo ấn tượng rất mạnh, và đây đích thực là một tổ hợp hiện đại và nguy hiểm.
“Osa”,M, AK, AKM ( "Оса", М, АК, АКМ)
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: Viktor Gavrysh
Đây là tổ hợp phòng không lục quân phổ biến nhất cho đến tận ngày hôm nay. Dù được đưa vào trang bị từ năm 1971, “Ong bò vẽ” (“Osa”) vẫn có thể chích rất đau. Nó có thể hạ gục “Tomahawk” một cách rất nhẹ nhàng, còn với các máy bay- thì không có gì để nói, việc này quá đơn giản với “Osa”.
Trong danh sách những chiến thắng (của “Osa”) thậm chí còn có cả tên nạn nhân là “Mirage F1”,- một kiểu máy bay không hệ “chậm chạp” chút nào.
Bay trong bán kính hoạt động của “Osa” (9-10 km), quả thật là rất vấn đề.
“Tor” ( "Тор")
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: Vitaly Kuzmin
Thế hệ tiếp theo của "Osa". Được đưa vào trang bị năm 1986 và, cũng giống như “Ong bò vẽ”, nó đã qua nhiều lần hiện đại hóa. Giống như “Osa”, nó là một tổ hợp phòng không cấp tiểu đoàn, nhưng vì là một tổ hợp hiện đại hơn, nó có khả năng tác chiến và độ chính xác cao hơn.
Cự ly hoạt động của tổ hợp tên lửa phòng không “Tor” là từ 0,5 đến 10 km, và nó thực sự trở thành “người kế nhiệm” xứng đáng của “Osa” trong tương lai, khi “Osa” sẽ chính thức kỷ niệm 50 năm phục vụ trong quân đội, và đã không còn có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao được nữa.
Tuy nhiên, nếu theo dõi sự phát triển hiện nay của ngành hàng không, tôi tin chắc rằng điều này (“Osa” không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao-ND) sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Cho dù đã có phương án thay thế. Tiếp theo là các tổ hợp tên lửa, nếu xét về cự ly bắn, tạo thành một tầng nữa trong hệ thống phòng không.
“Buk”.M1, M2 ( "Бук ". М1, М2)
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: mil.ru
Tổ hợp “thuần Nga” (sau khi Liên Xô tan rã-ND) đầu tiên. Vâng, rất rõ ràng rằng dù sao nó vẫn là một sản phẩm Xô Viết, nhưng “Buk” được bắt đầu thiết kế vào năm 1994, và được đưa vào trang bị từ năm 1998.
Có các biến thể M2 (năm 2008), M3 (năm 2016).
“Buk” thay thế cho tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”, vì “Kub” đã không còn có trong trang bị nữa- nó đã quá lạc hậu và già nua. Chỉ còn có duy nhất một đại đội “Kub” đang bảo vệ một cái gì đó ở Armenia, nhưng đến đây thì lịch sử của “Kub” kết thúc.
Còn “Buk”- đó hiện đang là một đại diện cho những gì có thể bắn hạ tất cả các loại mục tiêu ở cự ly tới 45km.
Nhưng có một điểm “nhạy cảm” với Tổ hợp tên lửa phòng không “Buk M3”, - đó là khó có thể gọi nó là một phiên bản cải tiến (của dòng “Buk”-ND), mà dù sao vẫn là một thiết kế riêng biệt,- đó là thế hệ tiếp theo của các tổ hợp tên lửa phòng không.
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: Mikhail Zherdev
Cự ly tiêu diệt mục tiêu (của “Buk M3”) lên tới 70 km, xác suất tiêu diệt mục tiêu cũng rất ấn tượng. Chính vì vậy, trong phân khúc này, cả ba tổ hợp (M1, M2, M3) đều đang có mặt trong trang bị, và điều đó có nghĩa là chúng hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ được giao trong “sự nghiệp” chống lại các loại máy bay và tên lửa của đối phương.
Tuyến tầm xa.
S-300
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Dòng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 có trong trang bị từ năm 1978. Đây là một “gia đình” rất đông người, trong “gia đình” này có nhiều chữ cái và số (để phân biệt các biến thể-ND). Có khoảng 15 biến thể.
Phạm vi (cự ly) “làm việc” của tổ hợp lên tới 200 (một số biến thể- tới 300) km. Đã được “tích cực” xuất khẩu, hiện đang có trong trang bị của quân đội 17 quốc gia trên thế giới- đấy là các số liệu chính thức.
S-300 chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động tác chiến thực tế và, thành thử, chưa từng bắn hạ bất cứ ai. Những quốc gia khai thác thường xuyên tiến hành lần bắn huấn luyện S-300, và dựa trên những phân tích các lần bắn huấn luyện đó mà các chuyên gia đã công nhận đó là một hệ thống phòng không rất hiệu quả.
Nhưng- về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, việc chỉ mới kết luận về mặt lý thuyết tính hiệu quả không phải là lỗi của nhà sản xuất và chủ sở hữu. Mặc dù tại Syria đã có những tình huống, khi hoàn toàn có thể kiểm tra, nhưng .....
Tổ hợp có cả phiên bản mặt đất và phiên bản trang bị cho tàu chiến. Hiện các phiên bản mới vẫn đang được sản xuất và các đơn vị phòng không Nga đang được tái trang bị- các tổ hợp (S-300) cũ đang dần được thay thế bằng các S-300 mới hơn.
Thành thử, với tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 (С-300ПМУ2)- có thể đánh giá là nó đáp ứng được các yêu cầu phòng không hiện đại
S-400 (С-400)

Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Ảnh: mil.ru


S-400 “Triumph”, với “cái thưở ban đầu” là S-300PM3, được đưa vào trực chiến năm 2007. Đây là ngày hôm nay (hiện đại) cho Lực lượng phòng không tầm xa Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không này chưa tham gia các hoạt động tác chiến, tất cả các ý kiến, quan điểm về nó đều chỉ dựa vào những dữ liệu thu thập được khi bắn huấn luyện trong các cuộc tập trận.
Tầm bắn của S-400 lên tới 250 km, với tên lửa 40N6E (40Н6Е ) – tới 380 km.
Các kết luận cuối cùng, hay là tại sao lại phải đưa ra cả một danh sách dài dằng dặc này.
Kết luận sẽ rất lạc quan. Ngay cả khi tính đến các đòi hỏi mang tầm thời đại hiện nay, thì hệ thống phòng không của chúng ta (Nga), ít nhất thì cũng trong lĩnh vực thiết kế và thay thế, mọi việc đều rất ổn.
Như đã nói tới ngay từ đầu, không thể có chuyện thừa phương tiện phòng không được. Rõ ràng là ưu tiên hàng đầu là bảo vệ Matxcova và St. Petersburg, sau đó- cứ theo nguyên tắc cái gì quan trọng hơn thì được ưu tiên trước. Phòng không lục quân- đấy là một “phạm trù” rất đặc thù.
Rất khó để ước tính chính xác là cần bao nhiêu tổ hợp tên lửa phòng không và tổ hợp tên lửa- pháo phòng không để đảm bảo cho bầu trời chúng ta hoàn toàn trong xanh và an bình, đây chắc chắn là một câu hỏi cực kỳ khó.
Nhưng sự thực là trong tất cả các thành phần cấu thành của hệ thống phòng không chúng ta, đã cưa có bất cứ một thất bại nào vì nguyên nhân là không có các tổ hợp hiện đại đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngày hôm nay- đó là một thực tế không thể tranh cãi.
Tất nhiên, có thể, dựa trên kết luận của các chuyên gia Phương Tây hoặc không Phương Tây lắm (ý nói một số chuyên gia Nga-ND), để tranh cãi và chỉ trích khả năng của các tổ hợp phòng không chúng ta (Nga), nhưng điều tốt nhất có thể làm được trong trường hợp này để chứng minh - đó là kiểm tra bằng hành động thực tế.
Nhưng vì hiện nay chưa tìm ra được “tình nguyện viên” để kiểm tra (khả năng của các tổ hợp phòng không Nga-ND), và dù Nga đã có lần đưa ra tuyên bố mang tính tối hậu thư là sẽ sử dụng S-400 ở Syria, hiện cũng vẫn chưa có “ứng cử viên tình nguyện" nào, nên chúng ta cứ tạm thời lấy điểm xuất phát là mọi việc trong hệ thống phòng không của chúng ta (khác với nhiều quân binh chủng khác của Nga) đều đang rất, rất ổn.
Van chua co 'tinh nguyen vien' thu don S-400 o Syria
Фото: mil.ru
Số lượng các hệ thống hiện đang có trong trang bị (của Nga), quyết không thể được gọi là nhiều. Mà trái lại, như đã phân tích ở trên, tất cả mọi thứ (trong hệ thống phòng không) của chúng ta đều hợp lý và không có sự chồng chéo dẫm chân nhau nào.
Có cả những hệ thống cũ đã được thời gian thử thách vẫn có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, và có cả những hệ thống cực kỳ mới, chắc chắn là chúng cũng sẽ trải qua những thử thách tương tự và cũng sẽ hiệu quả như vậy trong tương lai.
Vậy nên- chúng ta (Nga) không có hệ thống phòng không nào thừa cả.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Rocket Katyusha Tấn công vào đại sứ quán Mỹ tại Iraq, đã có thương vong

TTO - Các nguồn tin an ninh và cảnh sát Iraq ngày 17-11 cho biết 4 tên lửa Katyusha đã rơi xuống gần đại sứ quán Mỹ trong Vùng Xanh được canh phòng cẩn mật ở thủ đô Baghdad, làm 1 trẻ thiệt mạng và 5 người khác bị thương.


1605702473577.png


Nhiều tên lửa rơi xuống Vùng Xanh, gần đại sứ quán Mỹ tại Iraq ngày 17-11 - Ảnh: IRAQI MILITARY
Còi báo động đã vang lên tại đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh - khu vực gồm các tòa nhà chính phủ và các cơ quan ngoại giao nước ngoài, theoHhãng tin Reuters.

Một nguồn tin an ninh cho biết ít nhất 4 quả tên lửa đã được bắn đi, một số rơi gần đại sứ quán Mỹ. Một nguồn tin quân đội nói rằng 7 quả tên lửa Katyusha đã được bắn đi, 4 quả rơi trong Vùng Xanh và 3 quả rơi ngoài khu vực này, khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Trước đó, quân đội Iraq cho biết các tên lửa trên xuất phát từ một quận phía đông của thủ đô, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Hai nguồn tin ngoại giao bên trong Vùng Xanh cho biết đã nghe thấy hệ thống phòng thủ tên lửa dùng để bảo vệ đại sứ quán Mỹ được kích hoạt. Một trong những nguồn tin nói một vụ nổ từ tên lửa đã làm rung chuyển một tòa nhà trong khu vực này.

Các quan chức Mỹ cho rằng lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn phải chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq, bao gồm cả vụ việc mới xảy ra. Hiện vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.


Kể từ tháng 10-2019 đến nay, đã có gần 90 vụ tấn công bằng tên lửa và đánh bom ven đường gây thương vong nhắm tới các đại sứ quán, binh lính nước ngoài và các kho khí tài khác trên khắp Iraq.

Hãng tin Reuters cho biết vào tháng 10, một loạt nhóm dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn yêu cầu chính phủ Iraq đưa ra thời gian biểu cho việc rút quân của Mỹ. Các nhóm này không đưa ra thời hạn nhất định cho yêu cầu trên, nhưng nói rằng nếu quân đội Mỹ "kiên quyết ở lại" thì họ sẽ tiến hành các cuộc tấn công dữ dội hơn.

Vụ tấn công ngày 17-11 xảy ra cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút 500 binh lính Mỹ khỏi Iraq và rút từ 4.500 quân xuống còn 2.500 quân ở Afghanistan trước 15-1-2021.


Được biết căn cứ Mỹ luôn được bảo vệ bởi hệ thống phòng không hiện đại CRAM và Patriot, tuy nhiên đây ko phải lần đầu chúng ko đánh chặn được rocket rẻ tiền lỗi thời , loại Katyusha này được sản xuất từ đầu chiến tranh thế giới thứ 2 1939, vẫn thừa khả năng đánh bại hệ thống phòng thủ tối tân hiện đại



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Ảnh xe mang phóng Patriot bị phá hủy tại Iraq năm ngoái, khi Iran tấn công vào đây


1627184626255.png
1627184699539.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu Mỹ bị tàu hàng đâm liên tục: Hệ thống Aegis vô hiệu

Khoảng 2h30 ngày 17/6 (0h30 giờ Việt Nam), đã xảy ra vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu hàng Philippines và khu trục hạm Aegis của Mỹ trên vùng biển Nhật Bản.
Theo CNN, vụ va chạm đã khiến mạn phải chiếc tàu bao gồm radar của hệ thống chiến đấu Aegis bị bẹp dúm và gần như mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến ít nhất một người bị thương và ít nhất 7 thủy thủ đang mất tích.

Vụ va chạm khủng khiếp này xảy ra giữa khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ và tàu hàng Crystal ACX của Philippines. Địa điểm xảy ra thuộc phía Tây Nam của vùng Yokosuka của Nhật Bản khoảng 56 hải lý.


Chiến hạm USS Fitzgerald bẹp dúm sau vụ va chạm.
Ngay khi vụ việc xảy ra, tàu USS Fitzgerald dã phát tín hiệu cần được trợ giúp và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật đã có mặt tại hiện trường vụ va chạm để xác định mức độ thiệt hại và thương tích của hai con tàu.

Dù con tàu vẫn có thể di chuyển một cách thận trọng nhưng theo CNN, nước đã tràn vào chiến hạm USS Fitzgerald rất nhiều nhưng thủy thủ đoàn đang nỗ lực cứu con tàu bằng cách mở hết công suất các máy bơm để đẩy nước ra ngoài.

Dù sau vụ vam chạm, chiến hạm Mỹ gặp phải tình trạng thê thảm nhưng số phận của tàu hàng Crystal ACX của Philippines không thấy nhắc đến bởi chiếc tàu này chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi tàu.

Được biết, USS Fitzgerald là chiến hạm mạnh nhất hiện nay của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân thuộc lớp Arleigh Burke.

Về trang bị vũ khí, tàu USS Fitzgerald có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Những hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tàu ngầm…

Trong đó, các tên lửa đánh chặn SM-2/3 giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, tàu khu trục Arleigh Burke cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 127 mm.


Tàu hàng Crystal ACX của Philippines chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi.
Không chỉ có vậy, chiến hạm USS Fitzgerald còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến/phòng không Phalanx CIWS và hai pháo cỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.

Với hệ thống vũ khí được trang bị, chiến hạm USS Fitzgerald đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện khác.

Một số hình ảnh của tàu USS Fitzgerald sau vụ đâm




http://hoinhabaovietnam.vn/Tau-My-bi-tau-hang-dam-He-thong-Aegis-vo-hieu_n18841.html

Tàu chiến gặp nạn, Mỹ gồng mình trên biển Đông

TP - Khi tàu khu trục gặp nạn hồi tháng 6 chưa sửa xong thì lại thêm một tàu khu trục nữa của Hải quân Mỹ hôm qua bị đâm va trên vùng biển gần Singapore. Những phương tiện quân sự chủ chốt liên tục gặp sự cố có thể khiến Mỹ phải gồng mình ứng phó trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và biển Đông tiếp diễn, giới quan sát nhận định.


Tàu USS John S. McCain bị móp sau vụ đâm va tàu chở dầu hôm 21/8. Ảnh: CBC.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ hôm qua va chạm với một tàu chở dầu trên vùng biển gần Singapore. Đây là vụ tai nạn thứ hai liên quan tàu của Hải quân Mỹ ở châu Á trong vòng 2 tháng. Trước đó, tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay, khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Trong vụ tai nạn hôm qua, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 10 thủy thủ mất tích. Những thủy thủ bị thương đã được chuyển đến Singapore. Không người nào trên tàu chở dầu bị thương trong vụ va chạm.

Tàu khu trục được đặt tên theo cha và ông nội của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain - ông John S. McCain, Jr và John S. McCain, Sr (hai đô đốc có công lớn trên mặt trận Thái Bình Dương thời Thế chiến 2). Đây là cặp bố con đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ đều được phong hàm đô đốc.


Ads by optAd360
Mới được phẫu thuật u não gần đây, Thượng nghị sĩ John McCain ngày 21/8 viết trên Twitter rằng, ông và vợ ông “cầu nguyện cho các thủy thủ trên tàu USS John S. McCain suốt đêm nay, đánh giá cao công việc của lực lượng tìm kiếm và cứu hộ”.

Tàu USS John S. McCain gặp nạn trong lúc tàu USS Fitzgerald vẫn đang được sửa chữa sau vụ tai nạn hồi tháng 6 làm dấy lên lo ngại Hải quân Mỹ khó bảo đảm hoạt động tuần tra trong khu vực. Cả hai tàu này đều thuộc hạm đội tàu khu trục DESRON 15 đóng tại Nhật Bản.

Nếu không tính USS Fitzgerald, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có 6 tàu được giao nhiệm vụ tuần tra phòng thủ tên lửa đạn đạo. Tàu USS McCain đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Căn cứ nằm phía nam thủ đô Tokyo cũng là nơi đậu của tàu sân bay hạt nhân Mỹ Ronald Reagan.

Kể từ chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Yokosuka vẫn là căn cứ hải quân quan trọng nhất của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Tại bất kỳ thời điểm nào, nơi đây vẫn có khoảng 5.070 tàu nổi và tàu ngầm, 140 máy bay chiến đấu và khoảng 20.000 thủy thủ thuộc Hạm đội 7.

Các tàu thuộc Hạm đội 7 thực hiện hơn 500 chuyến thăm cảng đến 25 quốc gia mỗi năm. Ngày 7/4 năm nay, tàu USS John S. McCain và tàu USNS Safeguard cùng gần 400 sĩ quan, thủy thủ cập cảng Tiên Sa, thăm thành phố Đà Nẵng.

Tai nạn liên tục


Hải quân Mỹ hứng chịu nhiều tổn thất ở Thái Bình Dương trong năm nay. Ngày 9/5, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain bị một tàu đánh cá nhỏ đâm vào trên vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.

Cuối tháng 1, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam bị mắc cạn khi đang cố neo tại vịnh Tokyo. Sau đó xảy ra vụ tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 6. Tất cả 3 tàu chiến nói trên và USS McCain đều được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Ông Bryan McGrath, một tư lệnh Mỹ đã nghỉ hưu sau khi chỉ huy tàu khu trục USS Bulkeley, nói rằng, rất khó đánh giá những vụ tai nạn nói trên chỉ là ngẫu nhiên hay nói lên vấn đề gì sâu xa hơn. “Chúng tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi tin rằng Hải quân sẽ nắm được vấn đề”, ông McGrath nói với báo Nhật Bản Japan Times.

Ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), cho rằng, vụ tai nạn hôm qua là “khác thường” và chắc chắn sẽ khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi đối với Hải quân Mỹ. Báo Washington Post dẫn lời ông Graham cho rằng, vụ việc có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hành động của Hạm đội 7.

“Họ đã phải căng mình sau vụ va chạm của tàu Fitzgerald, và nay họ hỏng thêm một tàu khu trục tuyến đầu nữa ở khu vực vào thời điểm căng thẳng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và biển Đông”, ông Graham nói.

Tàu McCain dài 154m thực hiện một chuyến tuần tra khẳng định tự do hàng hải trên biển Đông vào đầu tháng này. Báo quân sự Mỹ Star and Stripes dẫn lời một quan chức giấu tên của Hải quân Mỹ nói rằng, con tàu đã đi sát một đảo nhân tạo “để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu khắp vùng biển quốc tế”.

Đây là lần thứ ba trong năm một tàu chiến Mỹ đi vào trong vùng 12 hải lý của một cấu trúc Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép để thể hiện rằng, Washington không thừa nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với những cấu trúc này.

Khi được hỏi Hải quân Mỹ có cần đưa thêm tàu Mỹ đến châu Á- Thái Bình Dương để duy trì sức mạnh, người phát ngôn Hạm đội 7 nói “vẫn còn quá sớm để biết điều đó”, Reuters đưa tin.

USS John S. McCain được đóng năm 1991 và được đưa vào biên chế năm 1994. Thủy thủ đoàn gồm 23 sĩ quan, 24 thượng sĩ và 291 thủy thủ. Đây là tàu khu trục lớp Arleigh Burke, với bộ phận chủ chốt là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Hệ thống Aegis được đánh giá là có thể đối phó mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. USS John S. McCain có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các nhóm tàu sân bay tấn công, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm tấn công đổ bộ hoặc nhóm bổ sung.
https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/tau-chien-gap-nan-my-gong-minh-tren-bien-dong-1179640.tpo

Chiến hạm Aegis hỏng nặng sau khi tập trận răn đe Nga

Những vụ va chạm với tàu chở hàng cỡ lớn đang thực sự trở thành cơn ác mộng tồi tệ đối với những chiến hạm trang bị hệ thống Aegis tối tân.
Hãng thông tấn Reuters của Anh hôm 8/11 đăng tải thông tin cho biết, tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 thuộc lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy đã gặp phải một tai nạn cực kỳ nghiêm trọng.

Trong khi đang neo đậu tại cảng, chiến chiến hạm được trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân này đã bị một tàu chở dầu mang đầy tải bắt đầu rời bến đâm phải. Vụ va chạm rất mạnh tạo ra một vết rách lớn bên khoang phải, khiến con tàu bị nghiêng hẳn sang một bên và có nguy cơ chìm rất cao.

Hiện tại theo thông báo thì lượng nước tràn vào trong khoang qua lỗ thủng vẫn vượt quá khả năng xử lý của máy bơm, khiến đội cứu hộ đang phải tìm cách đưa con tàu vào chỗ cạn để tránh nguy cơ chìm nghỉm.Vụ va chạm này khiến 8 người bị thương và 127 nhân viên thủy thủ đoàn phải đi sơ tán.



Tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 của Hải quân Na Uy sau tai nạn

Các tàu hộ vệ tên lửa lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy là biến thể nhỏ nhất trong gia đình khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân do Mỹ chế tạo với chiều dài 134 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 4,6 m; lượng giãn nước đầy tải 5.300 tấn.

Cảm biến chính của con tàu xoay quanh radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/SPY-1F, đây là biến thể thu gọn của loại AN/SPY-1D lắp trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.



Được biết chiếc KNM Helge Ingstad vừa tham dự cuộc tập trận Trident Juncture 2018 do NATO tổ chức với mục đích răn đe Nga, tuy nhiên hiệu quả chưa thấy đâu thì lực lượng diễn tập đã bị thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, chiến hạm USS Ganston Hall của Hải quân Mỹ bị hỏng khoang chứa tàu đổ bộ, chiếc HMCS Halifax của Hải quân Canada bị cháy khoang động cơ, còn tàu HMCS Toronto mất khả năng năng cơ động và trôi dạt do hệ thống động cơ gặp sự cố.



Chi phí để sửa chữa chiếc chiến hạm Aegis này dự kiến sẽ rất tốn kém

Những vụ va chạm với tàu chở hàng dân sự đang trở thành ác mộng lớn của lực lượng Hải quân NATO, khi gần đây có tới hai khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ bị hỏng nặng sau các sự cố tương tự.

Hiện tại chưa biết Hải quân Na Uy sẽ phải làm sao để đưa chiếc khinh hạm tối tân của mình thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên ngay lúc này có thể dự đoán rằng chi phí để khôi phục lại hoạt động cho nó sẽ yêu cầu một khoản tiền không hề nhỏ.

https://baomoi.com/chien-ham-aegis-hong-nang-sau-khi-tap-tran-ran-de-nga/c/28514331.epi

Trong quá khứ, việc tàu chiến va chạm với tàu buôn hay tàu đánh cá đã được ghi nhận nhiều lần. Tàu chiến Aegis Nhật bản cũng từng tông tàu ngư dân

Ngày 18/2/2008, tàu khu trục Atago 7.750 tấn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) va chạm với một tàu đánh cá ngừ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba. Tai nạn khiến tàu đánh cá bị vỡ làm đôi và hai cha con ngư dân thiệt mạng.


Tàu khu trục Atago của Nhật (trên cùng) đâm vỡ tàu đánh cá (phần nhỏ màu đỏ) khiến 2 ngư dân thiệt mạng vào năm 2008. Ảnh: Reuters.
Atago là một trong vài tàu chiến của Nhật Bản được trang bị hệ thống theo dõi radar Aegis tân tiến. Tai nạn xảy ra khi tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Yokosuka sau khi tham gia huấn luyện ở Hawaii.

Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba nói đây là sự cố "vô cùng đáng tiếc". Theo Kyodo, đây là tai nạn nghiêm trọng nhất giữa tàu chiến và tàu dân sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1988, khi một tàu ngầm va chạm với một tàu đánh cá ở vịnh Tokyo khiến 30 người chết.

Cùng với những ồn ào xung quanh bê bối làm lộ thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật trước đó, vụ việc khiến công chúng nước này giận dữ. Lãnh đạo JMSDF Eiji Yoshikawa bị cách chức, 87 quan chức quốc phòng nhận các mức phạt khác nhau trong khi Bộ trưởng Ishiba phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức.

https://news.zing.vn/nhung-vu-va-cham-giua-tau-chien-va-tau-dan-su-trong-lich-su-post755560.html

Máy bay UAV đâm thủng tàu tuần dương Aegis Mỹ
Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm thủng thành tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville (CG-62) của Hải quân Mỹ.

Các quan chức của Hải quân Mỹ cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 1h25 ngày 16/11 (theo giờ địa phương) trong một cuộc tập trận tiêu diệt mục tiêu trên không ở ngoài bờ biển Point Mugu, bang California. Vụ tai nạn đã khiến 2 thủy thủ trên tàu tuần dương USS Chancellorsville bị thương nhẹ.

Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm vào sườn tàu chiến, gần trung tâm thông tin chỉ huy (CIC) bao gồm phòng điều khiển hệ thống radar Aegis. Tai nạn xảy ra khi tàu USS Chancellorsville tham gia hoạt động đánh giá chất lượng các tàu được trang bị hệ thống tác chiến Aegis (CSSQT).



Tàu tuần dương lên lửa dẫn đường USS Chancellorsville bị thủng một lỗ rộng khoảng 1m.

Trong cuộc tập trận này, mục tiêu không người lái BQM-74, được giả định là một máy bay chiến đấu chống tên lửa của kẻ thù, đã mất kiểm soát và cuối cùng đâm vào sườn tàu, trong khi các hệ thống phòng thủ trên tàu chưa kịp được kích hoạt để bắn hạ mục tiêu bay.

Tàu tuần dương USS Chancellorsville được biên chế cho Hải quân Mỹ từ năm 1989. Nó được trang bị tên lửa dẫn đường, pháo với khả năng đối không, đối hạm và đối đất. Tàu cũng chở theo hai trực thăng đa nhiệm hạng nhẹ Seahawk Light để tham gia các sứ mệnh chống tàu ngầm.
http://khampha.vn/tin-quoc-te/may-bay-uav-dam-thung-tau-tuan-duong-my-c5a142186.html
Hệ thống Aegis thì liên quan gì đến những vụ tai nạn này ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống Aegis bao gồm các radar, cảm biến, vậy mà ko nhìn thấy tàu hàng to đùng, vậy làm sao phát hiện tàu địch, tên lửa địch
Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), được hiểu đơn giản hơn là “lá chắn”, nhằm đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), được hiểu đơn giản hơn là “lá chắn”, nhằm đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD.
trong câu đó có đầy đủ rồi còn gì, cụ thể hơn

Cơ cấu vận hành

Việc vận hành hệ thống chiến đấu Aegis là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và ăn ý từ nhiều thành phần khác nhau. Thiết kế ban đầu của Aegis nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa chống hạm, tuy nhiên các biến thể sau này chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đầu tiên, hệ thống vệ tinh SATCOM sẽ thực hiện việc theo dõi và phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa. Dữ liệu về các vụ phóng tên lửa sẽ được truyền cho các tàu có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Riêng đối với tên lửa chống hạm, hệ thống có thể phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa bằng chính radar AN/SPY-1 trên tàu Aegis.Hệ thống chiến đấu Aegis sẽ kích hoạt radar AN/SPY-1 để theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa, radar liên tục chiếu xạ mục tiêu, tham số về mục tiêu liên tục được cung cấp cho trung tâm điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ đánh giá quỹ đạo bay, tốc độ của tên lửa, sau đó dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tại tọa độ đã được hệ thống dữ liệu tính toán sẳn.Radar AN/SPY-1 vừa có thể chiếu xạ mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn cùng lúc, tuy nhiên, để phát huy tối đa năng lực đánh chặn, hệ thống chiến đấu Aegis thường kết hợp hai tàu chiến với nhau, hoặc một tàu tuần dương hạm Ticonderago với một tàu khu trục Arleigh Burke. Radar AN/SPY-1 của một trong hai tàu chiến sẽ đảm được nhiệm vụ chiếu xạ mục tiêu, radar còn lại sẽ đảm đương nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Hệ thống liên lạc vệ tinh sẽ đảm đương công việc kết nối hai tàu chiến với nhau nhằm đảm bảo hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.Ngoài ra, để đánh chặn tên lửa một cách chính xác còn có sự phối hợp của các biện pháp chiến tranh điện tử nhằm phá vỡ các hoạt động gây nhiễu của đối phương. Cùng các hệ thống phụ khác để tạo nên hệ thống hoàn chỉnh

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top