- Biển số
- OF-3680
- Ngày cấp bằng
- 7/3/07
- Số km
- 10,881
- Động cơ
- 663,247 Mã lực
- Tuổi
- 50
Super Flanker
Quá trình phát triển của dòng họ Flanker do Sukhoi chế tạo .
Quá trình phát triển của dòng họ Flanker do Sukhoi chế tạo .
Dòng Sukhoi 27 cơ bản đã được phát triển khá mạnh trong những năm qua . Tuy nhiên không ai có thể nghi ngờ rằng các nỗ lực của các nhà máy sản xuất để đưa ra các phiên bản nâng cấp đã đem lại những chiếc tiêm kích (fighter) hay nhất. Dưới đây là toàn bộ các chi tiết về các thế hệ Flanker & việc sử dụng chúng trong nước (Nga) cũng như ở nước ngoài.
Trong cực điểm của thời kỳ chiến tranh lạnh, trong khi Anh, Ý, Đức và Tây Ban Nha đang phát triển các loại tiêm kích mới, các mô phỏng được thực hiện hàng loạtkhi so sánh loại máy bay mới EF (Euro Fighter) với hàng loạt các đối thủ khó chịu. Thay vì đơn giản so sánh với các loại hiện hành, đối thủ chính của EF chính là Flanker dựa trên giả thuyết có nhiều cải tiến hệ thống cảm biến, điều khiển bay, hệ thống vũ khí & Rada tương đương với phương tây . Không ai mong muốn rằng Flanker có được các trang bị hiện đại như phương tây, nhưng ác mộng đã đến thực sự khi kẻ thù không đội trời chung của phương tây là Su30 hiện đang được sử dụng rộng rãi.
Trong tháng 5 năm 2002, các mô phỏng của Boeing cho thấy rằng Su-30MK có thể đánh bại F15C khi sử dụng chiến thuật chết người kết hợp tấn công từ xa (ngoài tầm nhìn BVR - Beyon Visual Range) sử dụng tên lửa AA-12 với cận chiến dùng tên lửa tầm nhiệt (IR-Guide) AA-11 và tính năng bay của Su-30 đi vào điểm chết của Rada Doppler (Doppler notch) xử dụng ở F15C trước khi biến mất tăm. Có nhiều ý kiến phủ nhận kết quả này cho rằng đây hiển nhiên là sự xắp đặt để thúc đẩy quá trình mua F22, F35, tuy nhiên các cuộc tập trân thực tế giữa F15C của không quân mỹ & Su-30MK của Ấn Độ đã chứng minh tính ưu việt của Su-30 . Hiển nhiên Su-30 là chiếc tiêm kích mà các phi công chiến đấu phương tây ngại nhất.
Từ những năm 60, ngành hàng không Xô-viết đã có những phát triển vượt bậc kể cả sau sản xuất, kết quả là các cải tiến ở các thế hệ máy bay cùng chủng loại nhưng được nâng cấp qua nhiều thế hệ với các tính năng ưu việt thế hệ sau hơn thế hệ trước . Điều này đã xảy ra với Mig-19, Mig-21. Mig-23, Mi-24, Su17/20/22 và Su24, nhiều người mong đợi các cải tiến này với Mig-29 & Su-27 khi chúng được đưa vào sử dụng ở giữa những năm 80 .
Thực tế, không quân Nga ngày nay vẫn dựa trên các máy bay thế hệ đầu tiên, mặc dù các thế hệ được nâng cấp đã được đưa vào sử dụng & các loại cơ bản đã được cải tiến dần dần, nhưng chiếc Su-27 đang được sử dụng không khác biệt mấy với những trước đưa vào sử dụng cách đây hơn 20 năm và chưa có dòng cao cấp nào đã được phát triển & sản xuất được đưa vào sử dụng ở tuyến 1 trên chính đất nước làm ra chúng.
Những chiếc Flanker cơ bản vẫn tỏ ra là một bộ máy chiến tranh rất hiệu quả, mối đe dọa chính với các phi công phương tây. Số lượng lớn vẫn đang được sử dụng, dần dần được bán ra nước ngoài, Su-27 cơ bản vẫn là một loại tiêm kích quan trọng và vẫn & sẽ tốn nhiều giấy mực của các nhà phân tích trong tương lai.
Su-27
Thậm chí trước khi chiếc Su-27 đầu tiên ra đời, Sukhoi đã bắt đầu nghiêng ngó đến các thế hệ hiện đại hơn- Su-27K để sử dụng trên tầu sân bay của hải quân Nga, Su27-IB được dùng như máy bay ném bom chiến thuật thay thế Su-24 & Su-27M là loại tiêm kích chiến thuật đa năng để thay thế cho loại Su-27 cơ bản. Sukhoi đã bắt tay vào phát triển loại máy bay đánh chặn tầm xa cho IA-PVO (tổ chức phòng không của Nga giống như quân chủng phòng không-không quân ở Việt Nam) và cuối cùng nó là Su-30.
Một số lời đồn cho rằng Sukhoi bắt đầu bằng việc nghiên cứu loại một chỗ tầm xa, được trang bị thêm vòi tiếp nhiên liệu (refueling Pobe) & các trang bị mới, trước khi trở thành Su-27PD (số hiệu 598 màu trắng) được sử dụng trong đội phi công lái thử tham gia các cuộc trình diễn hàng không . Sau đó mọi chuyện đã rõ ràng thế hệ mới sẽ dựa trên loại dành cho đào tạo 2 chỗ với phi công lái thứ hai chia sẻ các thao tác, cho phép máy bay sẽ được sử dụng như một bộ chỉ huy lưu động, báo động sớm (mini-AWACS), điều phối hoạt động của các chiếc đánh chặn cơ bản Su-27P khác.
Vòi tiếp nhiên liệu trên không được trang bị trên chiếc Su-27UB thứ hai (T10U-2 số hiệu 02 màu xanh) . Chiếc máy bay này được qua hàng loạt chuyến bay thử nghiệm tầm xa vào các năm 1987/88 bao gồm cả chuyến bay nổi tiếng dài 13.440Km trong vòng 15h24 phút không nghỉ từ Moscow tới Komsomolsk Armu và ngược lại.
Hệ thống tiếp nhiên liệu tương tự được trang bị trên hai chiếc Su-27UB tiếp theo T10U-5 có số hiệu 05 & T10U-6 số hiệu 06 màu xanh sau đó được thiết kế lại thanh Su-27PUs . Chuyến bay đâu tiên của những chiếc này từ nhà máy Irkutsk được thực hiện vào ngày 31-12-1989 bởi Yeugeniy Revunov. Su-27PU được thiết kế lại bởi đội ngũ thiết kế dẫn đầu là Igor B.Emelyanov, đạt được LORAN, đường truyền dữ liệu (data link) & hệ thống lái được chứng minh qua các chuyến bay dài. Cabin lái sau được thiết kế với màn hình tình trạng chiến thuật dạng ống phóng (CRT) được thiết kế nhưng không được lắp đặt ở hai chiếc đầu tiên. Rada cũng được cải tiến có khả năng khóa hai mục tiêu cùng một lúc và chế độ không đối đất được cải thiện .
Hai chiếc Su-27Pus đầu tiên được trang bị vòi tiếp nhiên liệu và có một vài thiết bị dùng để bay xa được lắp đặt, nhưng chúng không được trang bị các thiết bị quân sự và được chuyển đến đội bay biểu diễn của phi công bay thử nghiệm vào năm 1992 được gọi là Su-27PUDs (sau đó được gọi là Su-30Ds) số hiệu 596 và 597 màu trắng được sơn thêm mầu xanh, trắng, đỏ.
Những chiếc máy bay này cùng với vài chiếc Su-27PUs sau đó được sản xuất cho IA-PVO . Mang số hiệu 50 & 56 màu xanh , 6 chiếc máy bay được đưa đến đơn vị đào tạo chuyển đổi & chiến đấu số 148 ở căn cứ không quân Savasleyka gần Nizhniy Novgorod, đưa vào sử dụng từ năm 1992. Từ đó kế hoạch sản xuất 30 chiếc không được cấp kinh phí cùng với việc trung đoàn không quân số 54 cũng không được trang bị lại các máy bay thế hệ mới. Các máy bay này sau đó được sửa đổi để sử dụng bởi đội bay trình diễn các Hiệp sĩ Nga ( Russian Knight) dưới cái tên Su-30RV. Sukhoi đặt tên lại là Su-30 hy vọng hấp dẫn các đơn hàng xuất khẩu. Chiếc thứ 7 với số hiệu 56 màu xanh được Sukhoi giữ lại để thử nghiệm .
Su-30
Phần sau sẽ đề cập đến các yêu cầu xuất khẩu liên quan đến các vũ khí không đối đất . chủng loại vũ khí, khí tài, số lượng trang bị cho không quân Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Mã-lai, Indonesia ..
Thôi mệt roài ngủ đây, các bác nhớ Vo-te để phần sau ra nhanh nhá
CAM, 07/2007
Chỉnh sửa cuối: