Su-30, Quá trình phát triển

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
@bác babét nhè (Bác nào có số liệu thống kê về thành tích đối đầu của SU-MIG với các loại F của Mẽo không ạ?
Có so sánh được tính năng của các loại chiến đấu cơ của bác IVAN với chú SAM không?)
hiện không thể so sánh đưọc bác ạ vì trên thực tế chưa có cuộc đụng độ nào mang tính chất dogfight kể từ chiến tranh VN đến nay ( ngay cả có thì cũng bị bưng bít thông tin không tin cậy lắm )
@ bác hamann (2 chú SK rụng ở Cam Ranh thì phải, trên đường bay từ triển lãm không quân ở Malaysia về VN.)
2 chú SK là rụng ở nhà ta bay tập ở biển còn 2 chú rụng trên đwuòng vận chuyển thì lại là khác ( máy bay vận chuyển của Nga ngố gặp tai nạn và bên bạn có đền cho 2 chú khác thfi phải chắc mua bảo hiểm roài ha ha )
 

GAZ21

Xe tải
Biển số
OF-10203
Ngày cấp bằng
26/9/07
Số km
209
Động cơ
534,799 Mã lực
Nơi ở
Chỗ Kín
Trong chiến tranh Việt Nam thì cũng không thể so sánh công bằng được vì hồi đó không quân của ta lép vế hơn vì không có được những loại máy bay tiên tiến nhất của Nga.
Cuộc chiến tranh giữa Chú Do thái và 7 chú Ả Rập thế nào ấy nhỉ?
Các chú Rệp chơi toàn hàng Nga mà thua liểng xiểng !
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cái chính là tinh thần chiến đấu của dân Ả rập chán bỏ bu . hồi cuộc hiến 7 ngày đấy, quân số của liên quân Ả rập gấp bao lần của dân Do thái vậy mà chạy dài bỏ hết lại khí tài cho dân Do thái luợm mất cả cao nguyên Golan . chẹp âu cũng là cái liễn . Nếu như dân Vn thì sao nghèo đến cùng cực vậy mà 2 đế quốc lớn vẫn dập cho tơi bời lấy súng đạn tự chế đấu vơí xe tăng tầu bò.
Cái tinh thần và cái chiến thuạat nó quan trọng hơn khí tài hiện đại . Cũng như chụp ảnh thôi . Ng chụp quyêts định ảnh đẹp hay xấu máy xịn chỉ là phụ trợ thôi .
 

S_RX400h

Xe hơi
Biển số
OF-6747
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
141
Động cơ
541,967 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác mèo phang tiếp lên đê. Anh em đợi lâu quá lượn hết sang đường khác bi giờ.:^)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
He he thôi em đi ra 65 đây.. tối về tiếp nhá
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Bác nói chí lý, tinh thần và chiến thuật là quan trọng nhất, khả năng tác chiến của quân đội VN không thua bất kỳ thằng nào, ngoài ra VN còn có địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp cũng là một lợi thế
Tinh thần với chiến thuật có giữ được Trường Sa không? Tinh thần và chiến thuật có thể đánh chiếm các vùng đất khác mở mang bờ cõi không? Tinh thần và chiến thuật có biển chúng ta thành một thế lực đáng nể trên trường quốc tế không?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong chiến tranh Việt Nam thì cũng không thể so sánh công bằng được vì hồi đó không quân của ta lép vế hơn vì không có được những loại máy bay tiên tiến nhất của Nga.
Năm 65 mà mình đã có Mig21 là nhất đấy bác ạ, tính năng cũng chẳng thua chú F4 mấy. Tuy nhiên số lượng, trình độ phi công, khả tác chiến, phối hợp các quân chủng khác như phòng không.. thì còn phải bàn lắm.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Tinh thần với chiến thuật có giữ được Trường Sa không? Tinh thần và chiến thuật có thể đánh chiếm các vùng đất khác mở mang bờ cõi không? Tinh thần và chiến thuật có biển chúng ta thành một thế lực đáng nể trên trường quốc tế không?
Thưa bác xưa nay Vn ta rất ít khi mang quân đi đánh chiếm chỉ có 1 lần là đánh chiếm Chiêm Thành và 1 lần lý thwuòng kiệt chơi trò tiên thủ hạ vi cưòng để chống tống còn từ đó đến nay toàn là bảo vệ mà thôi . Nhưng cũng rất hay là đa số đều đập tan các đế quốc đời Trần là 3 lần chống Nguyên Mông kẻ đã gần như san phẳng toàn bộ châu Âu , đến đầu thế kỉ 20 là thực dân Pháp vơí đoàn quân legion đông đảo thiện chiến cuối thế kỉ là đế quốc mỹ với vũ khí hiện đại tinh vi .
Dân VN ta tự hào là dân tộc đầu tiên và duy nhất bắn rơi B52 pháo đài bay của Mỹ điều mà bây h chưa quốc gia nào làm đuocj .
Có nhẽ phải nhắc bác Mazspeed tý " dân ta phải biết sử ta nếu mà khong biết phải tra Google"
Chuyện Cát vàng hay Cát dài thì có nhẽ không đến lưọt anh em ta bàn luận chiến lưọc . Cơ mà ta cú hãy hy vọng nhé . Còn nếu huy động đến sức ngưòi sức của thfi ta hãy lo nhé .
Còn vị trí đáng nể ư ta sắp đuocj rồi đấy . bác có nhớ cái vị trí của Vn trên HĐBA LHQ không?? Không phải bé lắm đâu . Ta sẽ tiến tới đó khôgn phải bằng quân sự ( cái mà ta còn yếu ) ta tiến đến đó bằng kinh tế bằng Xã hội điều mà cả em cả bác và cả OF đâng đóng góp . Vậy nhé . (l)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Trong chiến tranh Việt Nam thì cũng không thể so sánh công bằng được vì hồi đó không quân của ta lép vế hơn vì không có được những loại máy bay tiên tiến nhất của Nga.
Cuộc chiến tranh giữa Chú Do thái và 7 chú Ả Rập thế nào ấy nhỉ?
Các chú Rệp chơi toàn hàng Nga mà thua liểng xiểng !
nếu để so phi công Vn với phi công Mỹ hồi ấy thì đúng là chọi trứng với đá
1 phi công gọi là nhiều giwò bay nhất của Vn lúc ấy chỉ bằng giwò bay trung bình của 1 thiếu úy Không quân Mỹ ( cái hạng vẫn ngồi ghế nhà trưòng còn lâu mwói đưocj ra trận ) vậy mà cả hiệu phó của trưòng không quân danh tiếng của Mỹ lái F4 vơí tên lửa hiện đại vẫn bị 1 ông Vn bắn rơi bằng Mig 17 vơí trang bị chỉ là súng 20mm . Đến khi ngồi Hilton Hà nội bấy giwò ông ta vẫn thắc mắc là sao bị bắn rơi . Cái chiến thuật bám lấy thắt lưng địch mà đánh biến cái lép vế thành cái ưu việt của Vn là thế ( tốc độ của Mig 17 thấp hơn nhiều so vơí F4 phantom hay thậm chí là A4 sky hawk)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50


Su-30 sau bức mành tre


Loại Su-27SK Flanker được lựa chọn là xương sống của lực lượng tiêm kích Không quân quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa từ cuối những nămg 1980s, và có ba lô hàng với tất cả 78 chiếc được giao từ năm 1992 được người Hoa gọi là J-11s. Một phần lớn trong số đó (có thể đến 42 chiếc bao gồm 28 chiếc ở lô cuối) là loại hai chỗ Su-27KUB huấn luyện, được sản xuất bởi IAPO. Loại một chỗ được sản xuất bởi KnnAAPO và nhà máy Komsomolsk đã cầm trịch chương trình này. Hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD chuyển giao quyền sản xuất 200 chiếc một chỗ cho tập đoàn hàng không Shenyang được ký kết vào cuối năm 1996 với chiếc đầu tiên sẽ được gửi tới ở dạng bộ linh kiện cấp bởi KnnAAPO vào năm 1998. Ít nhất 60 chiếc như thế đã được giao.




Những chiếc Su-27SKs đầu tiên được giao cho không quân Trung Quốc đã được lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy Komosolsk-on-Amur đã sẵn sàng đợi giao hàng

Vào năm 1997, Trung Quốc có ý định đặt hàng thêm loại hai chỗ Su-27s để hoạt động với tình năng tiêm kích-cường kích, và vào tháng 4/1999 Bắc-kinh đã ký kết thỏa thuận để mua thêm 40 chiếc Su-30MKKs từ nhà máy Irkutsk. Hợp đồng này hứa hẹn có trị giá lên tới 2.5 tỷ USD và điều khoản hợp đồng cho phép mua thêm 40 chiếc nữa cùng với thỏa thuận cùng hợp tác để sản xuất thêm 250 chiếc ở nhà máy Shenyang.

KnnAAPO nhanh chóng tiến những bước đầu tiên để ngăn chặn hợp đồng này vào tay IAPO, và đã thiết kế loại riêng Su-30 để đáp ứng nhu cầu Trung Quốc. Loại này dựa trên khung sườn của Su-27SK và tích hợp thêm các tính năng tiên tiến của Su027M bao gồm diện tích máy bay được tăng thêm, cánh phụ thẳng đứng sau có mặt trên cùng vuông (Square-top Tailfins). KnnAAPO sử dụng cùng tên Su-30MKK (Modernizirovannyi Kommercheskiy dlya Kitaya- thương mại hiện đại cho Trung Quốc) cho loại máy bay mới này. Chỉ có phần mũi hai chỗ ngồi là được lắp đặt mới của KnnAAPO, mặc dù vào những năm đầu 1980 một số công việc lên quan đến nó đã được thực hiện khi nhà máy trở thành nơi thứ hai sản xuất Su-27UB.


Dựa trên Su-30MK, chiếc tiêm kích đa năng của Trung Quốc được đặt tên Su-30MKK. Chủng loại này được sử dụng ở các sư đoàn không quân đặt tại Cangzhou, Changsha, Datuopu, Quzhou và Wuhu​


Thiết kế của KnnAAPO với Su-30MKK được thực hiện dưới sự dẫn dắt của A.I.Knyshev vào những năm 1997-1998 và bốn chiếc đầu tiên (mang số hiệu 501 đến 504) được vội vã sản xuất. Chiếc đầu tiên được phi công I.Ye.Solovyev và A.Vpulenco (đến từ Sukhoi) lái vào ngày 19/05/1999 (vài nguồn tin cho rằng đó là ngày 20). Những chiếc thử nghiệm đầu tiên được kiểm tra bởi OKB.

Chiếc Su-30 của Komsomosk khác rất nhiều với chiếc Su-30 của Irkutsk, dễ nhìn nhất là cánh phụ thẳng đứng kiểu (Tailfins) của Su-35 và tám móc vũ khí dưới cánh. Chiếc tiêm kích này sử dụng chung cùng loại càng hai bánh phía trước như loại Su-30MKI nhưng không có cánh phụ trước, động cơ TV và giữ lại phiên bản Rada NIIP N001VE nâng cấp của loại Su-27 cơ bản. Loại rada này có tính năng không-đối-không và không-đối-đất cùng lúc có thể khóa & tấn công hai mục tiêu và rất phù hợp với loại tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng Rada tích cực AA-12 “Adder” (AAM-AE).


Chiếc Su-MKKs đầu tiên được giao vào cuối năm 200 cho Trung Quốc được lắp ráp ở nhà máy Komsomolsk với cánh đuôi theo kiểu của Su-35 & vòi tiếp nhiên liệu trên không


Chiếc Su-27UBK sản xuất bởi nhà ấy Irkutsk

Không có yêu cầu nào từ phí không quân Trung Quốc với các khí tài bay của phương tây vì vậy Su-30MKK dùng toàn bộ khí tài bay của Nga, mặc dù nó là loại được cho rằng hiện đại hơn chiếc Su-27 hoặc Su-30 cơ bản của không quân Nga. Chiếc tiêm kích sản xuất cho Trung Quốc có định vị vệ tinh, khoang lái xung quanh toàn “kính” (glass ****pit) với các màn hình tinh thể lỏng mầu, đa năng, tích hợp hệ thống điều khiển bắn kết nối các thiết bị như rada, IRST (đầu dò hồng ngoại), đo khoảng/xác định mục tiêu các bằng laser, xác định mục tiêu gắn ở mũ lái và có thể đem thêm bộ xác định mục tiêu bằng Laser Saptan-E.


Khoang lái trước của Su-30MKK


Khoang lái sau của Su-30MKK​

Su-30MKK có khả được sử dụng như máy bay báo động sớm loại nhỏ (mini-AWACS) điều khiển và dẫn đường cho 16 chiếc tiêm kích khác qua kênh truyền dữ liệu và hoàn toàn tương thích với các loại tên lửa không-đối-không tầm xa của Nga, giữ lại tất cả các tính năng tiêm kích của Su-30. Nhưng Trung Quốc chỉ nhìn nhận chiếc máy bay như là loại không-đối-đất để thay thế loại cường kích H5 và một số tính năng của chiếc cường kích hạng trung H6. Chiếc Su-30MKK được sử dụng cho để các đợt tấn công từ xa chống lại các mục tiêu có giá trị cao sâu trong lãnh thổ của kẻ địch bằng việc sử dụng hàng loạt vũ khí không-đối-đất dẫn đường chính xác như tên lửa dẫn đường bằng TV (TV guide Misile) loại Kh-29, tên lửa không đối hạng Kh-59ME và bom KAB-500KR, KAB-1500KR với tổng trọng tải vũ khí là 8 tấn. Máy bay cũng cho phép Trung Quốc có khả năng trấn áp hệ thống phòng không đối phương (SEAD) với tên lửa chống Rada Kh-31P và thiết bị chống chiến tranh điện tử ECM lắp ở đầu hai cánh.

Và quan trọng nhất (theo một vài nguồn tin) Su-30MKK đem lại cho Trung Quốc một chiếc máy bay với tầm bay dài khả năng qua được các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân với tính năng ưu việt hơn nhiều loại JH-7 và khả năng tự vệ ăn đứt loại H6 đã lỗi thời. Tuy nhiên khả năng đem vũ khí hạt nhân của chiếc Su-30MKK chưa được xác nhận.

Chiếc tiêm kích này có bán kính chiến đấu trong vòng 1600Km khi không được tiếp nhiên liệu trên không, tầm tác chiến có thể tăng lên 5000Km khi nó được tiếp nhiên liệu. Điều này cho phép nó có thể được cất cánh từ căn cứ ở đại lục Trung Quốc tấn công các mục tiêu ở đảo Guam, Úc & Ấn Độ Dương.
Trong khi chiếc Su-30 thông thường có trọng lượng cất cánh tối đa là 30.5 tấn, chiếc Su-30MKI cho Ấn độ đạt 33.5 tấn thì không quân Trung Quốc yêu cầu khung sườn máy bay được gia cố để chịu được trọng lượng cất cánh là 34.5 tấn và còn yêu cầu thêm một số chiếc có trọng lượng cất cảnh tới 38.8 tấn.

Khả năng làm việc rất miệt mài của Komsomolsk được đền đáp bằng việc ký kết được hợp đồng trị giá 1.85 tỷ USD cho 38 chiếc Su-30MKK với không quân Trung Quốc vào cuối năm 1999. 10 chiếc đầu tiên được KnnAAPO giao vào ngày 20/12/2000 và được chuyển đến trung đoàn không quân số 9, sư đoàng 3 ở căn cứ Wuhu ở tỉnh Anhui nằm ở Đông-nam Trung Quốc đối diện trực tiếp với Đài Loan & biển Nam Hoa (ViệtNam mình gọi là biển Đông). Lô thứ hai 10 chiếc được giao vào ngày 21/04/2001 nhưng toàn bộ 38 chiếc còn lại được giao cho trung tâm huần luyện & bay thử của không quân Trung Quốc đặt tại Cangchou ở tỉnh Bắc-kinh.

Trung Quốc đặt hàng lô thứ hai gồm 38 chiếc Su-30MKKs vào tháng 07/2001 trị giá 1.5 tỷ USD. Những chiếc này được giao cho trung đoàn không quân số 54 thuộc sư đoàn 18 đặt tại căn cứ Chansha ở tỉnh Hunan. Sau khi phần phối lại số máy bay này và dịch chuyển một số trung tâm huấn luyện & thử nghiệm , đơn vị thứ 3 là một trung đoàn thuốc sư đoàn không quân số 29 ở Quzhou tại tỉnh Shejiang được nhận Su-30MKK.

Vào tháng giêng năm 2003, Trung Quốc đặt hằng thêm 24 chiếc nâng tổng số Su-30MKK lên 100 chiếc. Những chiếc tiêm kích này được gọi là Su-30MKK2 để sử dụng trong hải quân Trung Quốc và được sản xuất với một số cải tiến nhỏ như nâng cấp khả năng tấn công chính xác, với Rada N001EP tương thích với tên lửa chống hạm Zveda Kh-31A. Lô hàng này được giao cho Trung Quốc vào giữa T1 & T4/2004 cho trung đoàn không quân hải quân số 6 đặt tại Thượng Hải. Nhiều người hy vọng sẽ có thêm đơn đặt hàng cho 24 chiếc Su-30MK2 cho hải quân Trung Hoa.

Chiếc Su-30MKK2 được biết đến với hệ thống khí tài tiên tiến ISTAR (có khả năng do thám, giám sát, xác định mục tiêu, trinh sát) với lượng nhiên liệu dồi dào cho phép nó có thể tác chiến trong thời gian dài trong khu vực tranh chấp ở biển Hoa Nam hỗ trợ đắc lực cho Hải Quân trong tấn công cũng như trinh sát. Sukhoi đã giới thiệu loại Su-30MKK2 ở triển lãm hàng không MAKs ở Moscow năm 2003 với rada nhìn ngang Kupol M400, có thể được sử dụng bới Trung Quốc trong các phi vụ trinh sát Đài Loan.

Cùng lúc, Sukhoi hy vọng sẽ bán được phiên bản tiên tiến hơn nữa là Su-30MKK3cho hải quân Trung Hoa. Chủng loại này có khả năng tác chiến không-đối-hạm tốt hơn, mang được tên lửa không-đối-đất dẫn đường bằng Rada tích cực Kh-59MK và được trang bị hệ thống điều khiển bắn mới.

Các cuộc bay thử nghiệm của Su-30MKK2 với tên lửa Kh-59MK dành cho hải quân Trung Quốc được bắt đầu vào năm 2004 nhưng chưa được giao hàng. Theo nguồn tin từ Nga loại Su-30MKK3 nhanh chóng bị loại bỏ vào năm ngoái, nhưng phiên bản Kh-59MK mới sẽ được tích hợp ở Su-30MKK2 với khả năng truyền thông tin về mục tiêu cho tên lửa. Với tầm bắn lên tới 200 dặm loại tên lửa này có tầm tác chiến gấp hai loại Kh-31.

Chủng loại Rada được lựa chọn cho Su-30MKK3 bao gồm Phazotron N031 Zhuk-MSE hoặc loại Panda mới của Tikomirov với tính năng mảng quét đổi pha tích cực, có thể là một cải tiến từ loại N001V với ăng ten mảng pha Pero. Việc nâng cấp rada cho loại Su-30s hiện tại đang được tiến hành gấp rút.

Kỳ sau: Các khách hàng xuất khẩu khác (Việt Nam, Mã-lai, Indonesia, Thái-lan, Algeria …)
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Thưa bác xưa nay Vn ta rất ít khi mang quân đi đánh chiếm chỉ có 1 lần là đánh chiếm Chiêm Thành và 1 lần lý thwuòng kiệt chơi trò tiên thủ hạ vi cưòng để chống tống còn từ đó đến nay toàn là bảo vệ mà thôi . Nhưng cũng rất hay là đa số đều đập tan các đế quốc đời Trần là 3 lần chống Nguyên Mông kẻ đã gần như san phẳng toàn bộ châu Âu , đến đầu thế kỉ 20 là thực dân Pháp vơí đoàn quân legion đông đảo thiện chiến cuối thế kỉ là đế quốc mỹ với vũ khí hiện đại tinh vi .
Dân VN ta tự hào là dân tộc đầu tiên và duy nhất bắn rơi B52 pháo đài bay của Mỹ điều mà bây h chưa quốc gia nào làm đuocj .
Có nhẽ phải nhắc bác Mazspeed tý " dân ta phải biết sử ta nếu mà khong biết phải tra Google"
Chuyện Cát vàng hay Cát dài thì có nhẽ không đến lưọt anh em ta bàn luận chiến lưọc . Cơ mà ta cú hãy hy vọng nhé . Còn nếu huy động đến sức ngưòi sức của thfi ta hãy lo nhé .
Còn vị trí đáng nể ư ta sắp đuocj rồi đấy . bác có nhớ cái vị trí của Vn trên HĐBA LHQ không?? Không phải bé lắm đâu . Ta sẽ tiến tới đó khôgn phải bằng quân sự ( cái mà ta còn yếu ) ta tiến đến đó bằng kinh tế bằng Xã hội điều mà cả em cả bác và cả OF đâng đóng góp . Vậy nhé . (l)
Hế hế bác ơi gu gờ thì em chỉ ở hạng xoàng, thua xa bác. Còn về lịch sử thì tàm tạm, chắc vẫn không bằng bác nhưng nếu đàm đạo chắc cũng qua được vài tuần trà. Nhưng thôi, chuyện Lý Thường Kiệt tấn công Lưỡng Quảng giết chết 10 vạn dân Tàu với chuyện vua Lê Thánh Tông thu phục Chiêm Thành nói vào dịp khác, ở đây em chỉ muốn giải thích rõ ý của mình, sợ bác hiểu sai chăng.

Tinh thần và chiến thuật đương nhiên cực kỳ quan trọng, nhưng nó chỉ đủ để chúng ta không là nhược tiểu, chứ không thể biến chúng ta thành cường quốc áp đặt thằng khác được. Không nên cứ mài mãi cái tinh thần và chiến thuật ra tự sướng, chê bai người khác để rồi một hôm Tàu nó hắng giọng một cái là đã vãi cả ra quần, ướt mịa nó hết cả tất chân:)) :)) . Với lại cũng nên có tham vọng, một ngày nào đó giành lại Hoàng Sa, tự do khai thác dầu ở Biển Đông, chặn đứng ý đồ bành trướng của Tàu khựa, làm thất bại âm mưu Đại Đông Á của Nhật lùn.

Còn cái HĐBA gì gì đó bác nói, mới đầu em cũng sung sướng tự hào hoành tá tràng lắm, nhưng rồi thấy bên cạnh VN đường hoàng chú... Burkina Faso:^) . Ối giời ơi, mẹ khỉ, thế là biết thế nào rồi. Sau VN, đại diện Châu Á giữ cái ghế đó chắc là... Lào nhỉ.:P
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Hế hế bác ơi gu gờ thì em chỉ ở hạng xoàng, thua xa bác. Còn về lịch sử thì tàm tạm, chắc vẫn không bằng bác nhưng nếu đàm đạo chắc cũng qua được vài tuần trà. Nhưng thôi, chuyện Lý Thường Kiệt tấn công Lưỡng Quảng giết chết 10 vạn dân Tàu với chuyện vua Lê Thánh Tông thu phục Chiêm Thành nói vào dịp khác, ở đây em chỉ muốn giải thích rõ ý của mình, sợ bác hiểu sai chăng.

Tinh thần và chiến thuật đương nhiên cực kỳ quan trọng, nhưng nó chỉ đủ để chúng ta không là nhược tiểu, chứ không thể biến chúng ta thành cường quốc áp đặt thằng khác được. Không nên cứ mài mãi cái tinh thần và chiến thuật ra tự sướng, chê bai người khác để rồi một hôm Tàu nó hắng giọng một cái là đã vãi cả ra quần, ướt mịa nó hết cả tất chân:)) :))

Còn cái HĐBA gì gì đó bác nói, mới đầu em cũng sung sướng tự hào hoành tá tràng lắm, nhưng rồi thấy bên cạnh VN đường hoàng chú... Burkina Faso:^) . Ối giời ơi, mẹ khỉ, thế là biết thế nào rồi. Sau VN, đại diện Châu Á giữ cái ghế đó chắc là... Lào nhỉ.:P
bác nhầm 1 tý hồi chiền tranh biên giwói em mơí đẻ :P nhưng sau này qua các nguồn tin thì em cũng biết rằng cũng chẳng ********* tý nào đâu . Chỉ sau 1 đêm Quân bát nhất đã đánh quá lạng sơn rồi đấy . vậy mà bây giwò phải lùi lại Tân thanh rồi . Cũng kkhôgn quá kém nhỉ . Đợt rồi ở cát dài cát vàg cũng có đụng độ theo nguồn tin under ground thì tàu chết cũng chả ít đâu . Các cụ nhà ta dám đánh đấy không phải là không . Cung như hồi xưa sau khi vun lại thành cái gò Đống đa vua Quang trung cũng vẫn sai sứ sang Tàu xin lỗi cống nạp đấy thôi . Không phải ta là sợ nhưng mà vơí 1 chú hàng xóm thâm hiểm thfi ta cũng lạt mềm buộc chặt thôi .
Kính bác
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
503,554 Mã lực
Thưa bác xưa nay Vn ta rất ít khi mang quân đi đánh chiếm chỉ có 1 lần là đánh chiếm Chiêm Thành và 1 lần lý thwuòng kiệt chơi trò tiên thủ hạ vi cưòng để chống tống còn từ đó đến nay toàn là bảo vệ mà thôi . Nhưng cũng rất hay là đa số đều đập tan các đế quốc đời Trần là 3 lần chống Nguyên Mông kẻ đã gần như san phẳng toàn bộ châu Âu , đến đầu thế kỉ 20 là thực dân Pháp vơí đoàn quân legion đông đảo thiện chiến cuối thế kỉ là đế quốc mỹ với vũ khí hiện đại tinh vi .
Dân VN ta tự hào là dân tộc đầu tiên và duy nhất bắn rơi B52 pháo đài bay của Mỹ điều mà bây h chưa quốc gia nào làm đuocj .
Có nhẽ phải nhắc bác Mazspeed tý " dân ta phải biết sử ta nếu mà khong biết phải tra Google"
Chuyện Cát vàng hay Cát dài thì có nhẽ không đến lưọt anh em ta bàn luận chiến lưọc . Cơ mà ta cú hãy hy vọng nhé . Còn nếu huy động đến sức ngưòi sức của thfi ta hãy lo nhé .
Còn vị trí đáng nể ư ta sắp đuocj rồi đấy . bác có nhớ cái vị trí của Vn trên HĐBA LHQ không?? Không phải bé lắm đâu . Ta sẽ tiến tới đó khôgn phải bằng quân sự ( cái mà ta còn yếu ) ta tiến đến đó bằng kinh tế bằng Xã hội điều mà cả em cả bác và cả OF đâng đóng góp . Vậy nhé . (l)
Theo e đc biết thì là: "tiên hạ, thủ vi cường" ko biết có đúng ko bác?? :^)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Riêng Trường Sa thì em ko bàn đến vì nó là vấn đề mang tính lịch sử, ta thừa sức đánh chiếm các vùng đất mở mang bờ cõi nhưng cũng phải chịu nhiều sức ép của dư luận quốc tế, như năm 79 Vn trong vòng một tuần đã làm chủ hoàn toàn Campuchia, nếu muốn đã đánh chiếm cả Thái Lan mà ta không làm!!!! Trên trường quốc tế cả Mỹ, TQ và ngay cả các nước trong Asean vẫn rất kính nể tiềm lực quốc phòng của VN, bác có biết là VN đã sản xuất cả tên lửa vác vai I giống Stinger của Mỹ ko? Ngoài ra VN đã có hệ thống phòng không bao gồm tên lửa đánh chặn S-300,có hai hệ thống S-300, mỗi đơn vị bao gồm 3 khẩu đội, tổng trị giá gần $300 triệu.
Nhật báo Vedomosti của Nga bình luận rằng Hà Nội sử dụng loại tên lửa S-300 của Nga có thể giúp Việt Nam “đối phố với không quân khá lạc hậu của Trung Quốc.”
đánh cam không dễ trong 1 tuần đau bác ạ bác xem lại sách nhé hay google cũng okie . tên lửa vác vái VN có thể làm là loại tầm nhiệt A72 cũ kĩ roài mà nói thê sthôi chiwr là lắp ráp chứ không phải sản xuất mặc dù đã mua công nghệ này từ lâu roài . Loại như stinger ~ tức là Strela 2 còn lâu mwói làm đuocj bác lạc quan hơi sơm . Còn S300 mơí có 2 tiểu đoàn ~ 10 quả tên lửa thôi không hơn đâu . . và chỉ để dành bảo vệ Hn chứ các chô khác vẫn chỉ là SAM 2 và Sam 2 nâng cấp ( hệ thống ngắm quang học ) Các nưóc ASEAN nể là chỉ vì ta chơi thân với Nga thôi chứ hệ thống quân sự ta vẫn còn lạc hâụ lắm . bác lạc quan hơi sớm . Em nhắc bác là tất cả tầu chiến Vn hệ số choán nưóc chwua bằng 1 tuần dưong hạm của Kitai đâu .cơ mà vẫn thịt đủ 40 chú trong trận cái dài cát vàng vừa rồi thiệt hại của ta là 100 chủ yếu là do pháo hạm bắn vào đảo

@ bác hung 303 em đảm bảo là câu em đúng đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

honda0710x

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2331
Ngày cấp bằng
9/11/06
Số km
25
Động cơ
565,850 Mã lực
Tuổi
44
tên lửa vác vai VN có thể làm là loại tầm nhiệt A72 cũ kĩ roài mà nói thê sthôi chiwr là lắp ráp chứ không phải sản xuất mặc dù đã mua công nghệ này từ lâu roài . Loại như stinger ~ tức là Strela 2 còn lâu mwói làm đuocj bác lạc quan hơi sơm .
Báo cáo bác Kingpin là dự án tên lửa I này ở chỗ em đang làm, chuyển giao công nghệ chứ kophair lắp ráp đâu ạ, đây là loại tên lửa thế hệ thứ 3 của Nga .
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ơ đang nói chuyện Su-30 mà các ông này vớ vỉn lại quay ra cãi nhau thì chán nhể, éo dịch nữa bây dzừ.. ke ke
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50

Các khách hàng xuất khẩu khác​

Với khách hàng đầu tiên đã có, cả IAPO & KnnAAPO đều bắt đầu tìm kiếm thêm các đơn đặt hàng cho loại Su-30MK của mình. Không phải tranh cãi gì nữa IAPO có khả năng sản xuất những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại & ưu việt hơn dựa trên hệ thống khí tài bay của Phương Tây đã tích hợp trong Su-30MKI dành cho Ấn Độ & thành công với động cơ TV, cánh phụ trước. Trong khi đó (ít nhất là khi bắt đầu) KnAAPO chào hàng loại đơn giản hơn, rẻ hơn với các khí tài bay của Nga dựa trên Rada NIIR của Zhuk.


Những chiếc Su-30 hai chỗ được sản xuất từ nhà máy Irrkutsk. Hình ảnh cho thấy cả những khung của những chiếc Berriev Be-200 chưa hoàn thành ở cuối nhà máy​

Irkutsk dường như đã có khách hàng thứ hai cho loại Su-30MK của họ vào ngày 29/04/1997 khi không quân Indonesia (TNI-AU) ký kết hợp đồng với tám chiếc Su-30s một chỗ và bốn chiếc Su-30s hai chỗ, sau đó hợp đồng này được sửa lại. IAPO bắt đầu sản xuất 10 chiếc Su-30MKIs cho Indonesia trước khi hợp đồng bị hủy bỏ vào ngày 09/01/1999. Cùng lúc ấy đơn đặt hàng được chuyển sang cho KnnAAPO với hai chiếc Su-27SKs hai chỗ và hai chiếc Su-30MKKs. Những chiếc máy bay này được chuyển tới căn cứ không quân Iswahyudi trên đảo Java vào ngày 27/04/2003 trên hai chiếc An-124. Những chiếc Su-30MKKs này có cánh đuôi kiểu Su-35 và được cho rằng là loại MKK bản đầy đủ với khí tài bay kỹ thuật số, rada với chế độ không đối đất. Những chiếc này cùng với loại A-4 được sử dụng ở phi đội bay Udara 11 tại căn cứ Hasanuddin vào năm 2004. Indonesia mong đợi sẽ tăng số lượng lên 12 chiếc Su-27SKs và 4 chiếc Su-30MKKs. Tuy nhiên kế hoạch này lại gây nhiều tranh cãi khi những báo cáo chính thức cho thấy những chiếc Su-30 này tốn gấp 3 lần thời gian để bảo trì so với các loại máy bay của Phương Tây và vẫn chưa được đưa vào sử dụng tới tháng 1 năm 2006.

Chỉ hai tuần trước khi những chiếc Flanker đầu tiên tới Indonesia, IAPO đã có được khách hàng cho chiếc Su-30MKI của mình. Vào 05/08/2003 Malaysia đã ký kết một hợp đồng trị giá tới 900 triệu USD để mua 18 chiếc máy bay sẽ được dùng để thay thế 7 trong số 14 chiếc F-5Es của Malaysia. Những chiếc này có cấu hình tương tự như nhữn chiếc Su-30MKI cho không quân Ấn Độ nhưng được đặt tên Su-30MKMs và được giao hàng làm hai lô vào năm 2006. Thỏa thuận này nằm trong một hợp đồng lớn hơn, trong đó bao gồm trọng gói RM95m đưa phi công vũ trụ đầu tiên của Malaysia vào không gian và Nga đồng ý mua tới 270 triệu USD dầu cọ từ Malaysia.

KnnAAPO có thêm khách hàng khác cho Su-30 vào ngày 1/12/2003 khi Việt Nam đặt hàng 100 triệu USD cho bốn chiếc Su-30MKK2s (sau đó được đổi tên thành Su-30MKVs hay Su-30MKV2s) với lựa chọn mua thêm 8 chiếc nữa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được nâng cấp lên cùng hạng với loại Su-30KN của không quân Nga.


Loại Su-27SK đầu tiên cho không quân Việt Nam. Đợt giao hàng đầu tiên vào năm 1995 bao gồm năm chiếc Su-27SK một chỗ và một chiếc Su-27UBK​

Cả hai công ty cùng cạnh tranh gay gắt ở Thái Lan, nơi có nhu cầu từ 12-18 chiếc Su-30, mặc dù chính phủ Thái Lan chưa công bố chính thức. Ở một thời điểm, phái đoàn chỉnh phủ Thái Lan đã tới Moscow để đề xuất mua 6 chiếc Su-30s đổi lấy 250.000 tấn thịt gà.

Vào cuối năm 2005, nhu cầu về Su-30s ở Thái Lan lại có vẻ bị lùi xa khi Tư lệnh không quân tướng Kongsak Wantana tuyên bố “ Chúng tôi quyết định lựa chọn JAS39 để thay thế phi đội bay F-5”. Tuy nhiên vào tháng 12 báo chí Nga lại thông báo rằng thỏa thuận mua 12 chiếc Su-30MKMs đã được ký kết, ngay sau đó thông tin này đã bị thủ tướng Thaksin Shinawatra & bộ trưởng quốc phòng tướng Thammarak Isarangura phủ nhận. Họ chỉ khẳng định rằng Thái Lan chỉ quan tâm nếu chủng loại này được lựa chọn, nhu cầu cần 12 chiếc Su-30s nhưng họ vẫn đang xem xét các lựa chọn khác bao gồm cả Gripen. Irkut đã thông báo rõ ràng rằng thỏa thuận bao gồm loại máy bay của IAPO gồm từ 12-18 chiếc với giá trị từ 0.6 dến 0.9 tỷ USD.

Thậm chí một chiến dịch đầy hứa hẹn khác được nhắm đến New Zealand. Sukhoi công bố sẽ cho New Zealand thuê Su-30 trong vòng 10 năm với thiết bị tìm kiếm mục tiêu, PGM và hỗ trợ với chi phí 124,8 triệu NZ đô-la (68.8 triệu USD) để thay thế cho ý định của New Zealand trong việc mua những chiếc F-16 đã qua sử dụng.

Để trực tiếp cạnh tranh với Su-30 của IAPO, KnnAAPO đã sản xuất chủng loại riêng của mình với cánh phụ, Su-35UB. Mặc dù giữ lại các khí tài bay của Nga bao gồm radar Zhuk AI và rada phía sau N012, nó có thể so sánh trực tiếp với những chiếc Su-30MKI & Su-30MKM về các tính năng. Loại Su-35 hai chỗ có cùng hệ thống điều khiển bắn, cánh phụ và cánh đuôi kiểu Su-35, loại Su-35UB được phát triển nhằm để huẩn luyện & quảng cáo cho Su-35, tuy nhiên cũng là một chiếc tiêm kích ưu việt.


Chiếc Su-35UB mang số hiệu 801. Dựa trên loại Su-30MKK nhưng với chủng loại vũ khí lớn hơn. Chiếc tiêm kích này do Sukhoi sở hữu để tiến hành hàng loạt thử nghiệm khác nhau​

Chiếc Su-35UB đầu tiên mang số hiệu xanh 801 bay lần đầu vào ngày 7/8/2000 và được qua các cuộc thử nghiệm ở Akhubinsk vào tháng 10/2000. Loại này được chào hàng cho Hàn Quốc, Singapore và thậm chí cả Úc, Brazil (nước đã đưa Su-35 vào danh sách ngắn khi đấu thầu).

Ngoài các nước châu Á, Su-30 được đánh giá cao bởi hàng loạt khách hàng tiềm năng, gần tiến tới ký kết hợp đồng ở Algeria & Libya được báo chí Nga đánh giá vào đầu năm 2006 là “ sẵn sàng mua vũ khí Nga nếu Nga xóa nợ cho họ”. Ở Algeria, chính phủ có nhu cầu 12-18 chiếc hạng như Su-30 và vì thế cả IAPO & KnnAAPO đều gửi hàng mẫu tới đây. Komsomolsk gửi chiếc Su-30MKK thứ hai (số hiệu 502) tới Algeria vào năm 2002. Có hàng loạt ảnh của chiếc Su-30 này mang cờ hiệu của Algeria vì vậy một số người cho rằng Komsomolsk đã thắng thầu ở đây. Tuy nhiên không phải vậy, sau đó là hàng loạt đánh giá khác nhau. Chiếc Su-30MKI với cánh phụ, động cơ TV có số hiệu 722 đã tới thăm sau đó vào tháng 8/2005.


Tầm hoạt động các loại tên lửa không-đối-không của Su-30​

Sau cuộc viếng thăm này, chủ tịch của IAPO ông Oleg Demchenko đã thông bố ằng họ mong đợi ký kết hợp đồng bán 12-18 chiếc Su-30MKI cho Algeria được ký kết vào giữa 2006. Các nhà quan sát bên ngoài cho rằng hợp đồng có giá trị từ 0.6-1.4 tỷ USD.

Kỳ sau: loại Su-30KI một chỗ & siêu Su-30 ở quê nhà
 

honda0710x

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2331
Ngày cấp bằng
9/11/06
Số km
25
Động cơ
565,850 Mã lực
Tuổi
44
Tiếp đê bác ơi, em là em sốt ruột lắm roài (y)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Đợi tối về em chiến nốt nhá, c/ơn bác đã vo-te cho em.... (y) (y)
Mấy ông cãi nhau ở trên đâu roài , không vote à :^) :^)
 

captivaltz

Xe điện
Biển số
OF-6292
Ngày cấp bằng
23/6/07
Số km
4,745
Động cơ
591,450 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Hay quá cụ Mèo ơi, mịa hôm nay em mới đọc cái này của cụ:41: :41: :41: :41: :41:
Voted:69:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top