Sang châu Âu, hay ra nước ngoài sống là 1 quyết định quan trọng.
Sau thời gian sống ở nước ngoài, từ kinh nghiệm bản thân, rồi tiếp xúc với người Việt từ sinh viên, đến cụ già sắp chết, tôi thấy có một số điểm, một số cột mốc trong cuộc đời.
Mới sang, căng thẳng vất vả, nhưng lại háo hức vì mới lạ, cái gì cũng phải tìm hiểu. Chi tiêu tiết kiệm, nhưng rất lạc quan.
Sau 1 thời gian thì là lúc thích nghi. Các bạn đi làm phải thể hiện chứng tỏ bản thân khi đi làm chung với bọn tây. Trụ lại được, cạnh tranh ngang ngửa với bọn bản xứ, những bạn nào trụ lại được, cũng có chút tự hào.
Làm khoảng 5-10 năm, bắt đầu cho cuộc sống gia đình, sinh con đẻ cái, mua nhà... Lúc này thì thực sự là sống như tây, hoà nhập, chi tiêu không thể tiết kiệm. Rồi sẽ sống giống chúng nó. Cả năm đi làm, mùa hè đi tắm biển, mùa đông đi trượt tuyết...
Con cái lớn lên, có bạn bè, cuộc sống cứ thế cuốn đi, lúc này khoảng 40-50 tuổi.. còn bản thân lúc đó ở chỗ làm bắt đầu thấy nhàm chán.
Trên 50 tuổi, con cái vào đại học, không ở với bố mẹ nữa. Lúc đó bắt đầu thấy trống trải, ai trụ lại được ở chỗ làm thì trở thành senior. Nhiều người bắt đầu mất việc vì không cạnh tranh được với bọn trẻ. Lúc đó nhiều lúc thấy buồn, và nhớ về VN. Thế nhưng vẫn phải cố, đặt ra mục tiêu về VN khi về hưu.
Về hưu rồi, ai còn khỏe thì về VN chơi, coi như là thoả mãn nhất. Nhưng cũng không về hẳn được vẫn phải đi đi về về để giữ lương hưu. Con cái lớn, bận túi bụi, năm về với bố mẹ 2 lần.
Già hơn chút nữa, bệnh tật đổ đến, phải tự xoay sở 1 mình, về VN ở hẳn thì coi như không gặp được con nữa, mà ở lại thì buồn rầu đợi chết. Người già bên đó sống cô đơn, mình cũng vậy. Nhiều người chuẩn bị để chết đem tro về VN.
Thế là các mốc trong cuộc đời 1 người Việt xa xứ. Mà cũng là người tương đối có năng lực, và thuận lợi.
Tùy từng thời điểm mà các bác có cách nhìn nhận khác nhau. Bạn sinh viên 20 tuổi không có góc nhìn của 1 người 50 tuổi, càng khác xa 1 cụ già 80 tuổi.