[Funland] Sống bên Châu Âu có sướng ko các cụ?

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,672
Động cơ
331,179 Mã lực
Các cụ sống ở nn mỗi lần về thăm gd trách nhiệm chào hỏi nội ngoại cô dì chú bác ông bà cụ kỵ ntn chia sẻ em nghe với. Em đang mắc mệt với bm em quá, không biết nhà khác thế nào.
Tôi gom hết cả lại vào 1 nhà đủ rộng. Bỏ tiền ra mua đồ ngon về tự nấu, vừa vui, vửa tiết kiệm lại vừa đỡ mất thời gian đi lại. Ai đến thì đến, ko đến thì thôi. Vì mình có lời mời mà. Mình về nc , trc là thăm bố mẹ, ông bà. sau là đi chơi cho bản thân mình. Cô dì chú bác cứ gom lại một mớ hết :D. Thời gian đâu mà đi từng nhà chứ. Mợ cứ làm theo cách tôi khuyên đi. chẳng mất lòng ai, BM cững nở mặt mày với người ta. chứ ko bị áy náy với ai.
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
575
Động cơ
214,192 Mã lực
Em có ông chú bên Ba Lan sống bên đó được 10 năm rồi, mở 1 cửa hàng quần áo, làm ăn có vẻ ổn, bảo em qua đây rồi hướng dẫn bày mối làm ăn.
Em ko biết nên đi ko, vì ở VN thì đang làm thuê lương 15tr thôi ( cả thưởng, đá ngoài gần 20tr)
Ở bên Châu Âu có những điểm gì hơn so với VN ko các cụ? em sợ kiếm được nhiều nhưng tiêu nhiều thì cũng hết, sợ ko bằng ở VN.
- Em mới 29, chưa vợ con gì, có nhà HN rồi ( nhà được cho ), làm lương 15 củ, cả thưởng các thứ linh tinh chia trung bình tháng gần 20tr.
- Cv ở VN thì em thấy khó tiến triển, cũng tính kinh doanh mở cửa hàng nhỏ, bán online rồi dứt hẳn kiếp làm thuê nhưng do dịch giã nên chưa tính tiếp được.
- Nếu sang Âu thì bán hàng thuê cho ông chú, trả tầm 30 củ bao ăn ở. Thời gian đầu là vậy, sau này chắc phải tự thuê nhà ngoài, ông chú ko hỗ trợ ăn ở nữa.
- Cái lo là sang đó giờ món bán quần áo ở chợ Việt liệu có ổn ko? còn lấy vợ nữa sợ khó khăn. Mà ko ăn thua về VN mất vài năm phí ra.
Mỗi người có quan điểm riêng. Với em, là ng từng học tập sinh sống đông Âu 3 năm thì e nghĩ nên đi. Cái mất: Sang đó phải làm việc cật lực, không có chuyện nhởn nhơ lĩnh tiền, vân vân mây mây… Cái được: Cả một nền văn minh, văn hoá, môi trường… Tiền chưa phải là tất cả, tất nhiên cụ ở HN mỗi tháng 20tr thì tích luỹ tiệm cận bằng không. Vậy thì ra đi có gì để mất ngoài sự tự do 😄
 

nguyen_son2508

Xe buýt
Biển số
OF-343310
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
530
Động cơ
278,419 Mã lực
Mỹ hả cụ, bạn em chủ yếu bên EU, bên đấy 9h đến chém gió 30', 5h chiều cắp đít ra về, riêng thứ 6 2h chiều ra về, năm nghỉ 25 ngày phép, chưa tính lễ tết. Phải cái lương thấp chi phí cao, chả tiết kiệm được mấy.
em ở mấy nước châu âu thôi cụ ơi. nói chung mà làm kiểu gẩy đàn nhàn nhã thì chung quy lại 1 năm lao động không bằng ở Việt Nam
 

nguyen_son2508

Xe buýt
Biển số
OF-343310
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
530
Động cơ
278,419 Mã lực
Cụ làm nghề gì mà khổ khiếp vậy ? làm để sống, hay sống để làm vậy? Chi cho cực cái thân , lao động như vậy là tàn hại thân thể . Tiền nhiều bao nhiêu chưa thấy, chỉ thấy nguy cơ đoàn tụ ông bà trong tương lai rất gần. Tiền mình thằng khác tiêu, con mình thằng khác sai bảo . Cụ có nghĩ đến điều này không ? Năm nào cũng chỉ có 2. 3 ngày nghỉ, trời ơi, không lẽ cuộc đời là khổ sai hay sao ?
Tình trạng hợp pháp của Cụ nó trắng trơn ah ? Mấy chục năm nay Tôi mới thấy Cụ là người đầu tiên quá khổ đau trong cuộc sống xa quê.
Biết rằng có người thành công, những cũng có người thất bại. Nhưng Cụ rõ ràng là quá thất bại rồi. ( phóng đoán theo mô tả cuộc sống của Cụ )
em không biết cụ có đi lao động bên nước ngoài không. nhưng nhìn chung rời khỏi Việt Nam thì chỉ có 3 mục đích chính. Một là trí thức và tìm cách nhập cư, 2 là đi cầy, 3 là đi trốn nợ - trốn người này người kia...Nên biết là cầy như vậy là khổ nhưng nhiều khi cuộc sống có cho mình lựa chọn đâu cụ
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,616
Động cơ
268,221 Mã lực
Thấy nhiều bác cứ đắn đo vụ con cái sống ntn... Các bác sống cuộc đời của các bác thì cũng tôn trọng con cái nó được sống cuộc đời của chúng nó. Đừng ép nó làm gì theo ý mình.
Câu này có lý.

Vậy nên em vẫn chọn sống ở VN, em lo cho con học xong ĐH rồi mặc xác nó. Vì em đã xong nghĩa vụ và lo như vậy trọn vẹn rồi.

Phần em thì bán TS để về hưu hưởng nhàn. Chả tội gì sang Tây cày cuốc, đóng thuế cao, cho con học hành tốn kém rồi nó lượn đi với người yêu, bỏ mình sống cô đơn không tiền.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,271
Động cơ
63,969 Mã lực
Em chưa làm và sống kiểu dài hạn ở Tây, nhưng đi công tác vài ngày hay làm vài tuần (tháng) bên đó thì khá nhiều (ví dụ Sing, Anh, Mỹ, Úc etc..). Kinh nghiệm bản thân của em là (có thể không chính xác, và bias theo phạm vi kinh nghiệm của cá nhân):

Mặt được:
- Môi trường trong lành, sạch sẽ.
- Hạ tầng tốt và đã phát triển ổn định (cũng tùy chính sách từng nước, ví dụ em đi road trip vòng quanh UK thấy rất ít phải đóng phí đường cao tốc, trừ khi vào trong London phải mất nhiều các loại phí congestion charge, etc., trong khi đi bên Pháp, đóng phí đường cao tốc khá nhiều...)
- Các thủ tục hành chính thuận tiện, rõ ràng (cái này cũng tùy nước, không phải nước Châu Âu nào cũng thuận tiện, rõ ràng)
- Anh, Úc hay các nước phát triển ở Châu Âu thì work life khá balance, thông thường nghỉ phép có lương. Mỹ thì làm việc hùng hục như trâu, rồi chơi thả ga, nghỉ phép không lương. Sing thì ở giữa mấy thằng trên (nhưng nghiêng về kiểu Mỹ).
- Nếu là lao động cổ cồn trắng thì cuộc sống rất oke. Ví dụ, dân CNTT kiếm được, mà cũng không quá vất vả. Nếu là lao động phổ thông, thì phải chăm chỉ. Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nói chung là fair.
- Châu Âu thì phúc lợi xã hội có vẻ tốt hơn Mỹ (luật lao động các nước Châu Âu có vẻ bảo vệ người LĐ hơn Mỹ).

Mặt cần lưu tâm:
- VN ta khi sang tây cho dù đã thành công dân của họ, thì cũng khó mà đòi được sự bình đẳng với tây trắng (cái này rất khó chỉ ra rõ ràng, nhưng thực sự là như vậy, nhất là ở Châu Âu). VN ta phải rất xuất sắc thì mới bật lên được. Còn nếu chỉ same same với tây trắng, thì tây trắng sẽ được ưu ái trước.
- Khác biệt về văn hóa, sẽ khiến người VN mới sang (sau khi đã trưởng thành, em không nói những người được sinh ra ở đó) cảm thấy cô đơn, lạc lõng (tùy vào độ hòa nhập của từng người).
- Nếu không là lao động high profile (cổ cồn trắng), mà là lao động phổ thông thì cuộc sống khá nhàm chán, lặp đi lặp lại hàng ngày (vì ít được socialise bên ngoài), và cũng không có nhiều saving được.
- Hiện tại người VN sang các nước phương tây mà làm việc trong phòng điều hòa đẹp đẽ thì phổ biến là trong ngành CNTT (barrier về ngôn ngữ và văn hóa trong ngành này là ít nhất). Các ngành khác thì ít phổ biến hơn, vì thực sự cũng có nhiều hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa so với Tây. Còn lại đa phần làm lao động phổ thông. (Em không nói đến các bạn được sinh ra tại đó, vì cơ bản là đội đó thành tây rồi, ngoài vàng, trong trắng rồi).
- Y tế bên kia là điểm cộng, nhưng đôi khi cũng là điểm trừ. Vì bên kia để hẹn gặp được bác sỹ để khám, đôi khi phải đặt trước hàng tuần, nếu không nói ngoa là cả tháng. Họ không "linh động" như bên mình ;)

Quan điểm riêng của em là: Nếu ở VN có công việc tốt, lương tốt, có nhà, có xe, thì nên ở lại. Vì cuộc sống ở VN có nhiều cơ hội, và phong phú hơn, và cảm giác được coi trọng hơn, và có cộng đồng quen thuộc. Rõ ràng ở một nền kinh tế đang phát triển 6%-7% một năm, và một nền kinh tế thậm trí giảm phát (cho dù là nền kinh tế lớn, đã phát triển), thì nền kinh tế đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội cho người mới hơn (cái này có thể không đúng trong một số ngành, ví dụ như ngành CNTT). Tất nhiên ai đang chật vật kiếm sống ở VN, mà có cơ hội sang các nước phương Tây làm việc kiếm sống, thì cũng nên thử 1 phen. Vì lao động phổ thông bên kia dù sao cũng kiếm sống tốt hơn lao động phổ thông bên mình.

Nhiều người đi là vì yếu tố môi trường, giáo dục cho con cái. Nhưng nếu chịu khó quan tâm con cái, không phó mặc cho nhà trường, thì ở VN con cái cũng có thể phát triển, học tập tốt mà. Bọn nó lớn lên, đi du học thì cũng không muộn. Đấy là quan điểm của riêng em, có thể không đúng, hoặc không ổn với nhiều cụ mợ khác.

Em xin không đề cập đến yếu tố chính trị ở đây vì nó nhậy cảm. Nhiều cụ bức xúc ra đi có thể cũng liên quan yếu tố này. Em thì chỉ chuyên tâm về làm chuyên môn và kinh tế, nên em xin không bàn về lĩnh vực này ạ,
 
Chỉnh sửa cuối:

nhatthang

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,821
Động cơ
251,759 Mã lực
Em chưa làm và sống kiểu dài hạn ở Tây, nhưng đi công tác vài ngày hay làm vài tuần (tháng) bên đó thì khá nhiều (ví dụ Sing, Anh, Mỹ, Úc etc..). Kinh nghiệm bản thân của em là (có thể không chính xác, và bias theo phạm vi kinh nghiệm của cá nhân):

Mặt được:
- Môi trường trong lành, sạch sẽ.
- Hạ tầng tốt và đã phát triển ổn định (cũng tùy chính sách từng nước, ví dụ em đi road trip vòng quanh UK thấy rất ít phải đóng phí đường cao tốc, trừ khi vào trong London phải mất nhiều các loại phí congestion charge, etc., trong khi đi bên Pháp, đóng phí đường cao tốc khá nhiều...)
- Các thủ tục hành chính thuận tiện, rõ ràng (cái này cũng tùy nước, không phải nước Châu Âu nào cũng thuận tiện, rõ ràng)
- Anh, Úc hay các nước phát triển ở Châu Âu thì work life khá balance, thông thường nghỉ phép có lương. Mỹ thì làm việc hùng hục như trâu, rồi chơi thả ga, nghỉ phép không lương. Sing thì ở giữa mấy thằng trên (nhưng nghiêng về kiểu Mỹ).
- Nếu là lao động cổ cồn trắng thì cuộc sống rất oke. Ví dụ, dân CNTT kiếm được, mà cũng không quá vất vả. Nếu là lao động phổ thông, thì phải chăm chỉ. Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nói chung là fair.
- Châu Âu thì phúc lợi xã hội có vẻ tốt hơn Mỹ (luật lao động các nước Châu Âu có vẻ bảo vệ người LĐ hơn Mỹ).

Mặt cần lưu tâm:
- VN ta khi sang tây cho dù đã thành công dân của họ, thì cũng khó mà đòi được sự bình đẳng với tây trắng (cái này rất khó chỉ ra rõ ràng, nhưng thực sự là như vậy, nhất là ở Châu Âu). VN ta phải rất xuất sắc thì mới bật lên được. Còn nếu chỉ same same với tây trắng, thì tây trắng sẽ được ưu ái trước.
- Khác biệt về văn hóa, sẽ khiến người VN mới sang (sau khi đã trưởng thành, em không nói những người được sinh ra ở đó) cảm thấy cô đơn, lạc lõng (tùy vào độ hòa nhập của từng người).
- Nếu không là lao động high profile (cổ cồn trắng), mà là lao động phổ thông thì cuộc sống khá nhàm chán, lặp đi lặp lại hàng ngày (vì ít được socialise bên ngoài), và cũng không có nhiều saving được.
- Hiện tại người VN sang các nước phương tây mà làm việc trong phòng điều hòa đẹp đẽ thì phổ biến là trong ngành CNTT (barrier về ngôn ngữ và văn hóa trong ngành này là ít nhất). Các ngành khác thì ít phổ biến hơn, vì thực sự cũng có nhiều hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa so với Tây. Còn lại đa phần làm lao động phổ thông. (Em không nói đến các bạn được sinh ra tại đó, vì cơ bản là đội đó thành tây rồi, ngoài vàng, trong trắng rồi).
- Y tế bên kia là điểm cộng, nhưng đôi khi cũng là điểm trừ. Vì bên kia để hẹn gặp được bác sỹ để khám, đôi khi phải đặt trước hàng tuần, nếu không nói ngoa là cả tháng. Họ không "linh động" như bên mình ;)

Quan điểm riêng của em là: Nếu ở VN có công việc tốt, lương tốt, có nhà, có xe, thì nên ở lại. Vì cuộc sống ở VN có nhiều cơ hội, và phong phú hơn, và cảm giác được coi trọng hơn, và có cộng đồng quen thuộc. Rõ ràng ở một nền kinh tế đang phát triển 6%-7% một năm, và một nền kinh tế thậm trí giảm phát (cho dù là nền kinh tế lớn, đã phát triển), thì nền kinh tế đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội cho người mới hơn (cái này có thể không đúng trong một số ngành, ví dụ như ngành CNTT). Tất nhiên ai đang chật vật kiếm sống ở VN, mà có cơ hội sang các nước phương Tây làm việc kiếm sống, thì cũng nên thử 1 phen. Vì lao động phổ thông bên kia dù sao cũng kiếm sống tốt hơn lao động phổ thông bên mình.

Nhiều người đi là vì yếu tố môi trường, giáo dục cho con cái. Nhưng nếu chịu khó quan tâm con cái, không phó mặc cho nhà trường, thì ở VN con cái cũng có thể phát triển, học tập tốt mà. Bọn nó lớn lên, đi du học thì cũng không muộn. Đấy là quan điểm của riêng em, có thể không đúng, hoặc không ổn với nhiều cụ mợ khác.

Em xin không đề cập đến yếu tố chính trị ở đây vì nó nhậy cảm. Nhiều cụ bức xúc ra đi có thể cũng liên quan yếu tố này. Em thì chỉ chuyên tâm về làm chuyên môn và kinh tế, nên em xin không bàn về lĩnh vực này ạ,
Cụ nói rất chuẩn và khách quan. Em tâm đắc nhất 2 điểm sau trong còm của cụ:
- Người Việt mình sang đó (nói gì thì nói vẫn chỉ là công dân hạng 2 đặc biệt là ở Châu Âu). Trong còm cụ có nói tránh đi "sự bình đẳng với Tây trắng".
- Lao động phổ thông thì đúng là nên khuyến khích sang đó còn lao động "cổ cồn trằng" thì thôi, ở lại Việt Nam cho lành.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,271
Động cơ
63,969 Mã lực
Cụ nói rất chuẩn và khách quan. Em tâm đắc nhất 2 điểm sau trong còm của cụ:
- Người Việt mình sang đó (nói gì thì nói vẫn chỉ là công dân hạng 2 đặc biệt là ở Châu Âu). Trong còm cụ có nói tránh đi "sự bình đẳng với Tây trắng".
- Lao động phổ thông thì đúng là nên khuyến khích sang đó còn lao động "cổ cồn trằng" thì thôi, ở lại Việt Nam cho lành.
Vâng cảm ơn cụ. Nhưng có một sự thật là những năm gần đây (trong phạm vi những người em quen biết hoặc làm cùng), thì làn sóng sang Canada, Úc định cư rất nhiều, hay là sang làm việc dài hạn ở Mỹ, Anh, theo visa đi làm, rồi ở lại dài hạn (nếu có thể) khá nhiều. Mà cũng toàn cổ cồn trắng (dân CNTT hoặc tài chính). Họ kiếm được tiền ở VN rất khá, chứ không phải không. Nên có lẽ ưu tiên của họ (hoặc động cơ thôi thúc của họ) khác em và cụ :).
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,672
Động cơ
331,179 Mã lực
em không biết cụ có đi lao động bên nước ngoài không. nhưng nhìn chung rời khỏi Việt Nam thì chỉ có 3 mục đích chính. Một là trí thức và tìm cách nhập cư, 2 là đi cầy, 3 là đi trốn nợ - trốn người này người kia...Nên biết là cầy như vậy là khổ nhưng nhiều khi cuộc sống có cho mình lựa chọn đâu cụ
Tôi ở bên này 31,32 năm nay rồi. Nhưng chưa từng thấy hoàn cảnh nào lại khủng khiếp như trường hợp như Cụ. Mặc dù Tôi lăn lộn nhiều nơi .
Nếu Cụ ko ngại, Cụ có thể cho biết đang làm gì, ở đâu, tình trạng giấy tờ. Tôi nghĩ sẽ có nhiều người sẵn lòng tư vấn chỉ ra con đường sáng hơn.
Cụ nên bỏ nghề hoặc bỏ người chủ trả lương cho mình. Người này đang bóc lột tận xương tủy của Cụ. Họ chẳng quan tâm tới sống chết , sức khỏe của người làm công. Người chủ này là 1 kẻ máu lạnh. Mất tính người,
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,632
Động cơ
317,281 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Tôi ở bên này 31,32 năm nay rồi. Nhưng chưa từng thấy hoàn cảnh nào lại khủng khiếp như trường hợp như Cụ. Mặc dù Tôi lăn lộn nhiều nơi .
Nếu Cụ ko ngại, Cụ có thể cho biết đang làm gì, ở đâu, tình trạng giấy tờ. Tôi nghĩ sẽ có nhiều người sẵn lòng tư vấn chỉ ra con đường sáng hơn.
Cụ nên bỏ nghề hoặc bỏ người chủ trả lương cho mình. Người này đang bóc lột tận xương tủy của Cụ. Họ chẳng quan tâm tới sống chết , sức khỏe của người làm công. Người chủ này là 1 kẻ máu lạnh. Mất tính người,
Vâng, em cũng thấy cụ ấy làm việc vất vả thật. Hiện tại bên em, lao động phổ thông giờ họ cũng xác định tuần nghỉ ngơi 1 ngày, mà thu nhập của họ cũng ổn. Còn nếu đã làm chủ, thì ngoại trừ những người cuồng việc, thì đều có thời gian nghỉ ngơi hàng tuần.

Người lao động phổ thông đang thiếu nên không khó để kiếm được công việc phu hợp và có thu nhập khá. Bên quản lý mà bóc lột hoặc không sòng phẳng thì người lao động một đi không quay lại. Chứ giờ làm gì còn chuyện cả năm làm quần quật chỉ nghỉ có vài ngày như hơn chục năm về trước.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
ông nào nói suóng là bốc phét và lừa đảo nhé. Ở VN kiếm tiền nó khó như nào thì bên kia cứ nhân lên ít nhất vài lần. Khổ bỏ mẹ ra mà gọi điện hay về nhà cứ chém gió là sướng lắm đếch hiểu để làm gì. Tôi đây sáng 3h giờ sáng dậy để ăn và chuẩn bị, 4h đi làm có những hôm 23 24h về nhà là chuyện bình thường. Còn trung bình là 18 19h tối. Công việc cứ như vậy quanh năm, năm nghỉ 2-3 ngày. Nói chúng là ai nói sướng là chém gió đấy nhé. Bên kia không làm thì chỉ có ăn cái nịt thôi nhé
Cuộc sống của cụ vất vả như vậy chỉ nói lên rằng người như cụ, đi sang sống ở nước đó, trong hoàn cảnh đó, là không hợp.
Nó không nói lên được nước đó là tốt hay không tốt, cụ là người giỏi hay không giỏi.
 

Axeco

Xe buýt
Biển số
OF-379144
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
521
Động cơ
244,417 Mã lực
Tuổi
36
Sướng thì sướng mà khổ cũng khổ
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,625
Động cơ
113,717 Mã lực
Em chưa làm và sống kiểu dài hạn ở Tây, nhưng đi công tác vài ngày hay làm vài tuần (tháng) bên đó thì khá nhiều (ví dụ Sing, Anh, Mỹ, Úc etc..). Kinh nghiệm bản thân của em là (có thể không chính xác, và bias theo phạm vi kinh nghiệm của cá nhân):

Mặt được:
- Môi trường trong lành, sạch sẽ.
- Hạ tầng tốt và đã phát triển ổn định (cũng tùy chính sách từng nước, ví dụ em đi road trip vòng quanh UK thấy rất ít phải đóng phí đường cao tốc, trừ khi vào trong London phải mất nhiều các loại phí congestion charge, etc., trong khi đi bên Pháp, đóng phí đường cao tốc khá nhiều...)
- Các thủ tục hành chính thuận tiện, rõ ràng (cái này cũng tùy nước, không phải nước Châu Âu nào cũng thuận tiện, rõ ràng)
- Anh, Úc hay các nước phát triển ở Châu Âu thì work life khá balance, thông thường nghỉ phép có lương. Mỹ thì làm việc hùng hục như trâu, rồi chơi thả ga, nghỉ phép không lương. Sing thì ở giữa mấy thằng trên (nhưng nghiêng về kiểu Mỹ).
- Nếu là lao động cổ cồn trắng thì cuộc sống rất oke. Ví dụ, dân CNTT kiếm được, mà cũng không quá vất vả. Nếu là lao động phổ thông, thì phải chăm chỉ. Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nói chung là fair.
- Châu Âu thì phúc lợi xã hội có vẻ tốt hơn Mỹ (luật lao động các nước Châu Âu có vẻ bảo vệ người LĐ hơn Mỹ).

Mặt cần lưu tâm:
- VN ta khi sang tây cho dù đã thành công dân của họ, thì cũng khó mà đòi được sự bình đẳng với tây trắng (cái này rất khó chỉ ra rõ ràng, nhưng thực sự là như vậy, nhất là ở Châu Âu). VN ta phải rất xuất sắc thì mới bật lên được. Còn nếu chỉ same same với tây trắng, thì tây trắng sẽ được ưu ái trước.
- Khác biệt về văn hóa, sẽ khiến người VN mới sang (sau khi đã trưởng thành, em không nói những người được sinh ra ở đó) cảm thấy cô đơn, lạc lõng (tùy vào độ hòa nhập của từng người).
- Nếu không là lao động high profile (cổ cồn trắng), mà là lao động phổ thông thì cuộc sống khá nhàm chán, lặp đi lặp lại hàng ngày (vì ít được socialise bên ngoài), và cũng không có nhiều saving được.
- Hiện tại người VN sang các nước phương tây mà làm việc trong phòng điều hòa đẹp đẽ thì phổ biến là trong ngành CNTT (barrier về ngôn ngữ và văn hóa trong ngành này là ít nhất). Các ngành khác thì ít phổ biến hơn, vì thực sự cũng có nhiều hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa so với Tây. Còn lại đa phần làm lao động phổ thông. (Em không nói đến các bạn được sinh ra tại đó, vì cơ bản là đội đó thành tây rồi, ngoài vàng, trong trắng rồi).
- Y tế bên kia là điểm cộng, nhưng đôi khi cũng là điểm trừ. Vì bên kia để hẹn gặp được bác sỹ để khám, đôi khi phải đặt trước hàng tuần, nếu không nói ngoa là cả tháng. Họ không "linh động" như bên mình ;)

Quan điểm riêng của em là: Nếu ở VN có công việc tốt, lương tốt, có nhà, có xe, thì nên ở lại. Vì cuộc sống ở VN có nhiều cơ hội, và phong phú hơn, và cảm giác được coi trọng hơn, và có cộng đồng quen thuộc. Rõ ràng ở một nền kinh tế đang phát triển 6%-7% một năm, và một nền kinh tế thậm trí giảm phát (cho dù là nền kinh tế lớn, đã phát triển), thì nền kinh tế đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội cho người mới hơn (cái này có thể không đúng trong một số ngành, ví dụ như ngành CNTT). Tất nhiên ai đang chật vật kiếm sống ở VN, mà có cơ hội sang các nước phương Tây làm việc kiếm sống, thì cũng nên thử 1 phen. Vì lao động phổ thông bên kia dù sao cũng kiếm sống tốt hơn lao động phổ thông bên mình.

Nhiều người đi là vì yếu tố môi trường, giáo dục cho con cái. Nhưng nếu chịu khó quan tâm con cái, không phó mặc cho nhà trường, thì ở VN con cái cũng có thể phát triển, học tập tốt mà. Bọn nó lớn lên, đi du học thì cũng không muộn. Đấy là quan điểm của riêng em, có thể không đúng, hoặc không ổn với nhiều cụ mợ khác.

Em xin không đề cập đến yếu tố chính trị ở đây vì nó nhậy cảm. Nhiều cụ bức xúc ra đi có thể cũng liên quan yếu tố này. Em thì chỉ chuyên tâm về làm chuyên môn và kinh tế, nên em xin không bàn về lĩnh vực này ạ,
Cụ mới đi du lịch, công tác mà đã biết dân định cư bị phân biệt đối xử thì hiểu biết của cụ chưa chắc đáng tin cậy. Dù sao đấy cũng là trải nghiệm của cá nhân cụ.

Em ở VN nhìn chung đủ sống bằng lương, tuy nhiên không giỏi xoay sở. Chia sẻ với cụ là em chả cảm thấy "được coi trọng" ở VN gì cả, em thấy mình như hạt cát trong biển người thôi :) Trong biển người ấy hở ra là bị chặt chém. Mới về HN mấy hôm bị lừa tiền vài phát rồi :(( taxi cố tình đi đường vòng, rồi bán sim đt điêu lấy mình 150k kêu có data mà dùng thì hết hạn không có 1 xu v.v. Mang con về bà thấy cháu bị cận mang ngay lên viện mắt bị lừa thêm 1tr5 tiền nhảm. Em nói thật, giàu hay nghèo, ai lừa tiền em là em ghét lắm luôn. Các cụ có bí quyết gì để được "coi trọng" nhỉ?
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,728 Mã lực
Tuổi
52
Sang châu Âu, hay ra nước ngoài sống là 1 quyết định quan trọng.
Sau thời gian sống ở nước ngoài, từ kinh nghiệm bản thân, rồi tiếp xúc với người Việt từ sinh viên, đến cụ già sắp chết, tôi thấy có một số điểm, một số cột mốc trong cuộc đời.
Mới sang, căng thẳng vất vả, nhưng lại háo hức vì mới lạ, cái gì cũng phải tìm hiểu. Chi tiêu tiết kiệm, nhưng rất lạc quan.
Sau 1 thời gian thì là lúc thích nghi. Các bạn đi làm phải thể hiện chứng tỏ bản thân khi đi làm chung với bọn tây. Trụ lại được, cạnh tranh ngang ngửa với bọn bản xứ, những bạn nào trụ lại được, cũng có chút tự hào.
Làm khoảng 5-10 năm, bắt đầu cho cuộc sống gia đình, sinh con đẻ cái, mua nhà... Lúc này thì thực sự là sống như tây, hoà nhập, chi tiêu không thể tiết kiệm. Rồi sẽ sống giống chúng nó. Cả năm đi làm, mùa hè đi tắm biển, mùa đông đi trượt tuyết...
Con cái lớn lên, có bạn bè, cuộc sống cứ thế cuốn đi, lúc này khoảng 40-50 tuổi.. còn bản thân lúc đó ở chỗ làm bắt đầu thấy nhàm chán.
Trên 50 tuổi, con cái vào đại học, không ở với bố mẹ nữa. Lúc đó bắt đầu thấy trống trải, ai trụ lại được ở chỗ làm thì trở thành senior. Nhiều người bắt đầu mất việc vì không cạnh tranh được với bọn trẻ. Lúc đó nhiều lúc thấy buồn, và nhớ về VN. Thế nhưng vẫn phải cố, đặt ra mục tiêu về VN khi về hưu.
Về hưu rồi, ai còn khỏe thì về VN chơi, coi như là thoả mãn nhất. Nhưng cũng không về hẳn được vẫn phải đi đi về về để giữ lương hưu. Con cái lớn, bận túi bụi, năm về với bố mẹ 2 lần.
Già hơn chút nữa, bệnh tật đổ đến, phải tự xoay sở 1 mình, về VN ở hẳn thì coi như không gặp được con nữa, mà ở lại thì buồn rầu đợi chết. Người già bên đó sống cô đơn, mình cũng vậy. Nhiều người chuẩn bị để chết đem tro về VN.
Thế là các mốc trong cuộc đời 1 người Việt xa xứ. Mà cũng là người tương đối có năng lực, và thuận lợi.
Tùy từng thời điểm mà các bác có cách nhìn nhận khác nhau. Bạn sinh viên 20 tuổi không có góc nhìn của 1 người 50 tuổi, càng khác xa 1 cụ già 80 tuổi.
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
@ Cụ hoviba,
Thấy cụ nhiệt tình và vui tính, nên em mạn phép hỏi .
Bao giờ em dự dịnh đi du lịch tự túc Austria/ CH Séc, nếu em có thắc mắc về việc di chuyển, nơi ăn uống, ngủ nghỉ, nhờ cụ tư vấn, không biết cụ có rảnh rổi, giúp đở dùm không.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Sang châu Âu, hay ra nước ngoài sống là 1 quyết định quan trọng.
Sau thời gian sống ở nước ngoài, từ kinh nghiệm bản thân, rồi tiếp xúc với người Việt từ sinh viên, đến cụ già sắp chết, tôi thấy có một số điểm, một số cột mốc trong cuộc đời.
Mới sang, căng thẳng vất vả, nhưng lại háo hức vì mới lạ, cái gì cũng phải tìm hiểu. Chi tiêu tiết kiệm, nhưng rất lạc quan.
Sau 1 thời gian thì là lúc thích nghi. Các bạn đi làm phải thể hiện chứng tỏ bản thân khi đi làm chung với bọn tây. Trụ lại được, cạnh tranh ngang ngửa với bọn bản xứ, những bạn nào trụ lại được, cũng có chút tự hào.
Làm khoảng 5-10 năm, bắt đầu cho cuộc sống gia đình, sinh con đẻ cái, mua nhà... Lúc này thì thực sự là sống như tây, hoà nhập, chi tiêu không thể tiết kiệm. Rồi sẽ sống giống chúng nó. Cả năm đi làm, mùa hè đi tắm biển, mùa đông đi trượt tuyết...
Con cái lớn lên, có bạn bè, cuộc sống cứ thế cuốn đi, lúc này khoảng 40-50 tuổi.. còn bản thân lúc đó ở chỗ làm bắt đầu thấy nhàm chán.
Trên 50 tuổi, con cái vào đại học, không ở với bố mẹ nữa. Lúc đó bắt đầu thấy trống trải, ai trụ lại được ở chỗ làm thì trở thành senior. Nhiều người bắt đầu mất việc vì không cạnh tranh được với bọn trẻ. Lúc đó nhiều lúc thấy buồn, và nhớ về VN. Thế nhưng vẫn phải cố, đặt ra mục tiêu về VN khi về hưu.
Về hưu rồi, ai còn khỏe thì về VN chơi, coi như là thoả mãn nhất. Nhưng cũng không về hẳn được vẫn phải đi đi về về để giữ lương hưu. Con cái lớn, bận túi bụi, năm về với bố mẹ 2 lần.
Già hơn chút nữa, bệnh tật đổ đến, phải tự xoay sở 1 mình, về VN ở hẳn thì coi như không gặp được con nữa, mà ở lại thì buồn rầu đợi chết. Người già bên đó sống cô đơn, mình cũng vậy. Nhiều người chuẩn bị để chết đem tro về VN.
Thế là các mốc trong cuộc đời 1 người Việt xa xứ. Mà cũng là người tương đối có năng lực, và thuận lợi.
Tùy từng thời điểm mà các bác có cách nhìn nhận khác nhau. Bạn sinh viên 20 tuổi không có góc nhìn của 1 người 50 tuổi, càng khác xa 1 cụ già 80 tuổi.
Hahaha nghe cụ kể bi đát vãi.
Nhưng cụ dùng hoàn cảnh của cụ (hoặc của ai đó, hoặc cụ tưởng tượng ra) rồi suy ra rằng tất cả những người khác cũng vậy.
Không chỉ áp đặt hoàn cảnh tài chính-công việc-gia đình, cụ thậm chí còn xác định luôn trạng thái tâm lý cho họ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

dongxanh

Xe buýt
Biển số
OF-742703
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
836
Động cơ
70,719 Mã lực
Sang châu Âu, hay ra nước ngoài sống là 1 quyết định quan trọng.
Sau thời gian sống ở nước ngoài, từ kinh nghiệm bản thân, rồi tiếp xúc với người Việt từ sinh viên, đến cụ già sắp chết, tôi thấy có một số điểm, một số cột mốc trong cuộc đời.
Mới sang, căng thẳng vất vả, nhưng lại háo hức vì mới lạ, cái gì cũng phải tìm hiểu. Chi tiêu tiết kiệm, nhưng rất lạc quan.
Sau 1 thời gian thì là lúc thích nghi. Các bạn đi làm phải thể hiện chứng tỏ bản thân khi đi làm chung với bọn tây. Trụ lại được, cạnh tranh ngang ngửa với bọn bản xứ, những bạn nào trụ lại được, cũng có chút tự hào.
Làm khoảng 5-10 năm, bắt đầu cho cuộc sống gia đình, sinh con đẻ cái, mua nhà... Lúc này thì thực sự là sống như tây, hoà nhập, chi tiêu không thể tiết kiệm. Rồi sẽ sống giống chúng nó. Cả năm đi làm, mùa hè đi tắm biển, mùa đông đi trượt tuyết...
Con cái lớn lên, có bạn bè, cuộc sống cứ thế cuốn đi, lúc này khoảng 40-50 tuổi.. còn bản thân lúc đó ở chỗ làm bắt đầu thấy nhàm chán.
Trên 50 tuổi, con cái vào đại học, không ở với bố mẹ nữa. Lúc đó bắt đầu thấy trống trải, ai trụ lại được ở chỗ làm thì trở thành senior. Nhiều người bắt đầu mất việc vì không cạnh tranh được với bọn trẻ. Lúc đó nhiều lúc thấy buồn, và nhớ về VN. Thế nhưng vẫn phải cố, đặt ra mục tiêu về VN khi về hưu.
Về hưu rồi, ai còn khỏe thì về VN chơi, coi như là thoả mãn nhất. Nhưng cũng không về hẳn được vẫn phải đi đi về về để giữ lương hưu. Con cái lớn, bận túi bụi, năm về với bố mẹ 2 lần.
Già hơn chút nữa, bệnh tật đổ đến, phải tự xoay sở 1 mình, về VN ở hẳn thì coi như không gặp được con nữa, mà ở lại thì buồn rầu đợi chết. Người già bên đó sống cô đơn, mình cũng vậy. Nhiều người chuẩn bị để chết đem tro về VN.
Thế là các mốc trong cuộc đời 1 người Việt xa xứ. Mà cũng là người tương đối có năng lực, và thuận lợi.
Tùy từng thời điểm mà các bác có cách nhìn nhận khác nhau. Bạn sinh viên 20 tuổi không có góc nhìn của 1 người 50 tuổi, càng khác xa 1 cụ già 80 tuổi.
Em thì hoàn toàn ngược lại với cụ. Chỉ hợp với khí hậu ôn đới và nơi không nhiều tiếng ồn. Có lẽ nhà em 3 thế hệ sống gần nhau nên cảm giác đầy đủ và không phải mong ngóng về một nơi nào khác. Dù đi chơi vui đâu xa nhưng khi về đến phi trường quen thuộc với cơn gió mát lạnh mới cảm nhận thật sự mình đã về đến nhà. Có lẽ là "Home is where the heart is"?
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,339
Động cơ
112,377 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì hoàn toàn ngược lại với cụ. Chỉ hợp với khí hậu ôn đới và nơi không nhiều tiếng ồn. Có lẽ nhà em 3 thế hệ sống gần nhau nên cảm giác đầy đủ và không phải mong ngóng về một nơi nào khác. Dù đi chơi vui đâu xa nhưng khi về đến phi trường quen thuộc với cơn gió mát lạnh mới cảm nhận thật sự mình đã về đến nhà. Có lẽ là "Home is where the heart is"?
Là đâu đó kụ?
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,271
Động cơ
63,969 Mã lực
Cụ mới đi du lịch, công tác mà đã biết dân định cư bị phân biệt đối xử thì hiểu biết của cụ chưa chắc đáng tin cậy. Dù sao đấy cũng là trải nghiệm của cá nhân cụ.

Em ở VN nhìn chung đủ sống bằng lương, tuy nhiên không giỏi xoay sở. Chia sẻ với cụ là em chả cảm thấy "được coi trọng" ở VN gì cả, em thấy mình như hạt cát trong biển người thôi :) Trong biển người ấy hở ra là bị chặt chém. Mới về HN mấy hôm bị lừa tiền vài phát rồi :(( taxi cố tình đi đường vòng, rồi bán sim đt điêu lấy mình 150k kêu có data mà dùng thì hết hạn không có 1 xu v.v. Mang con về bà thấy cháu bị cận mang ngay lên viện mắt bị lừa thêm 1tr5 tiền nhảm. Em nói thật, giàu hay nghèo, ai lừa tiền em là em ghét lắm luôn. Các cụ có bí quyết gì để được "coi trọng" nhỉ?
Thì em đã nói trước là theo góc nhìn và kinh nghiệm bản thân, có thể đúng với người này, nhưng người khác lại thấy không đúng rồi mà cụ. Vì mỗi người chỉ trải nghiệm một góc của xã hội mà cụ (ở VN lẫn ở nước ngoài). Rất tiếc là cụ có nhiều trải nghiệm không vui ở VN. May mà em ít khi gặp trải nghiệm vậy. Có lẽ bởi em sinh ra, lớn lên, và lập nghiệp đều ở VN, nên miễn nhiễm, hoặc góc xã hội em hay tiếp xúc, không hoặc ít gặp chăng :) ???.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top