[Funland] Sống bên Châu Âu có sướng ko các cụ?

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Tây Ban Nha kiện dân sự 3 năm mới ra tòa. Lúc đó em về Vn lâu rồi.

Em cũng nhiều việc chứ không có thời gian đi cãi nhau cụ ạ.

Em chỉ ví dụ việc mình không giải quyết triệt để sẽ có hậu quả tai hại thôi. Nhưng giải quyết được tốn thời gian đó.

Tây nó cũng cùn mà, nó kệ mình đi mà kiện nó ngại gì đâu.

Bạn em này, người Anh. Đặt 3000€ cho thằng làm cửa, đến ngày nhận thì thằng làm cửa bảo tao không làm nữa, tiền tiêu hết rồi mày thích thì kiện đi. Cùng lắm ra tòa thì bắt thực thi hợp đồng. Nó ì ra đấy thì ai thi hành án đây?!

Cụ chưa gặp tây cò quay thì cụ nghĩ lôi pháp luật ra nó vậy thôi.
Thì cụ cũng có phải làm cái gì đâu. Như em đã nói, sang Tây nói chung học được 2 thứ. Thứ nhất, là tinh thần trách nhiệm, việc dù to dù nhỏ thì cũng phải làm đến nơi đến chốn. Thứ 2 là tư duy dùng dịch vụ. Thấy cần cãi nhau là vứt cho công ty luật cho nó cãi, mình chỉ cần đến ký cái giấy ủy quyền, tiền có khi còn chả mất đồng nào thật em chả hiểu lý do gì mà nhiều người Việt mình cứ chịu thiệt thòi ko dám sử dụng. Chắc có lẽ là do "nghe đồn phí luật sư đắt". Dù điều đấy đúng, nhưng cũng tùy thứ, như case chủ thớt đầy công ty nó nhận miễn phí vì tiền đấy nó sẽ đòi tiền của phía kia. Đã bỏ thời gian cãi nhau với chủ nhà, cãi nhau với hàng xóm ngần đấy thời gian em thật đủ vào 10 cái văn phòng luật.

Xử lý được hay ko phải làm mới biết. Có tóc, trọc đầu hay gì cứ để thằng chuyên cãi nó đi cãi cho mình, hơi đâu tự mình phải đi cãi nhau tay đôi. Em ở Tây thuê nhà, thuê xe hay làm bất cứ cái gì cũng đều ko thích trực tiếp mà qua sử dụng dịch vụ trung gian, chỉ quan tâm đến dịch vụ tốt ko, bao nhiều tiền, đáng dùng hay ko thôi.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,232 Mã lực
Truờng hợp như cụ zarg công nhận cũng nhiều cái nhọ, cơ mà trong nguời cụ cũng có cái "hậm hực" sẵn "tây lông xấu" rồi nên nhiều ca sau giải quyết chưa đuợc êm thoai.

Tây lông bt họ ko lao vào điên loạn kiếm tiền như mình, kiếm bằng mọi giá.. ai làm việc nguời ý, chủ yếu "huởng thụ " cuộc sống, ngày nghỉ hay tuần nghỉ phép họ đưa trẻ con đi chơi rất nhiều, nói chung làm ra làm cơ mà cuộc sống họ nghĩ đến con cái nhiều hơn đại bộ phận dân ta. Ta nghĩ, lo cho con theo kiểu khác, kiểu học đi, điểm kém về tao đập, rồi mai sau phải làm bác sĩ, ông lọ, bà chai, cơ mà cái tối thiểu như đưa đi chơi hay nói hơi quá 1 số bộ phận có tiền cơ mà cho mặc ko khác gì mấy thằng mọi trong khi bản thân đánh đu đt mới, quần nọ áo kia...

Nói chuyện với nhiều đội trẻ đẻ ra và lớn lên bên này đa số đầu thấy tự ti so với bạn, tự ti vì sắc tộc đã đành, cơ mà khoản đi chơi biết đây biết đó không bằng 1 góc nhỏ của trẻ con tây lông, chưa kể những đồ vui chơi giải trí gần như chả bao giờ mua, loanh quanh sắm cho con cái đt đã cảm thấy xông sênh lắm rồi. :D
Thế nên bản thân em, ko quá chú trọng đoạn kiếm tiền (hoặc ko có khả năng), vạch ra 1 đuờng đi riêng cho cả nhà, cố gắng bám trụ lấy nó về mặt tài chính, còn đâu dành thời gian cho con cái. Tiền ko phải tất cả và gì cũng có giá của nó cả. :D
Hồi đầu em quý tây lắm cơ cụ ạ.

Nhưng như em đã nói, em làm đủ nghề bên đó rồi, nên nhiều va chạm không phải ai cũng va vấp.

Cao điểm trong tay gần chục cái hợp đồng thuê. Rồi còn lo visa nhân viên, việc lọ việc chai chứ có phải mỗi đi thuê cái nhà ở rồi làm sở lãnh lương đâu...

Ngay lúc này đây thuế nó vừa gửi 1 bill, không biết quay vào ô nào đây 😂😂
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,232 Mã lực
Em đang nói với mẹ tụi nhỏ là bên Séc đang cần hơn 300 ngàn người lao động, trong khi đó cũng có hơn 200 ngàn người đang thất nghiệp. Mẹ tụi nhỏ hỏi, vậy tại sao dân Séc họ không đi làm nhỉ.

View attachment 6998684

Em trả lời là tại việc độc hại dù lương cao nhưng người Séc không muốn làm. Đơn cử như thế này, sở lao động đưa ra 4 mức độc hại trong công việc (cấp độ từ 1 là bình thường tới mức 4 là nhiều độc hại). Thì trong các nhà máy đa phần mức độ độc hại về tiếng ồn, hoá chất hay khói bụi đều từ cấp độ 2 trở lên. Do đó người dân Séc thà làm những việc như bán hàng ở siêu thị, chứ không đăng ký vào nhà máy dù mức lương cao gấp rưỡi hoặc có khi gấp đôi.

Em từng đưa người công nhân Ucraina ra sở lao động để đăng ký làm việc tại xưởng sơn. Nhân viên sở lao động nói thẳng với người lao động là công việc này rất độc hại vì phải hít khí hoá chất trong quá trình làm việc. Bà có chắc chắn muốn vào làm ở đó không, có bị áp lực gì ép buộc không. Rồi thỉnh thoảng họ cũng đột xuất vào nhà máy kiểm tra xem trang thiết bị bảo vệ an toàn cho công nhân có đảm bảo chất lượng hay không.

Khi em nói chuyện với mấy bà Tây hay vào cửa hàng mua đồ về việc người Việt Nam mình làm trong nhà máy. Mấy bà ấy còn kêu, chúng mày không sợ chết à mà vào đó làm. Trong đó độc hại này nọ, tóm lại là theo các bà ấy là không nên làm dù được trả lương cao, ngoài kia không thiếu gì việc khác đỡ độc hại hơn.

Em mới tranh luận, bảo là hút thuốc với uống rượu còn bị đánh giá độc hại ở mức độ 3, chứ trọng nhà máy mới có ồn với bụi ở mức 2, thế tại sao các ông bà hút với uống nhiều thế :) Các bà ấy mới nói, thì thế, tụi tao đã uống với hút đủ để độc hại rồi, giờ vào đó làm để độc hại hơn à. Mà đúng thật, dân Séc không sợ tiêu thụ thuốc với rượu dù thuế hai mặt hàng này cao ngất ngưởng, nhưng lại sợ chết vì môi trường :)

Nhưng sự thật là nhìn chung dân họ có ý thức bảo vệ môi trường. Một ví dụ rất đơn giản như thế này. Có một cậu thanh niên mới tậu con xe cũ, thường hay đỗ xe ở bãi cạnh bến xe để vào chỗ mẹ tụi nhỏ mua đồ. Xe hình như bị chảy dầu máy, vì mỗi lần đỗ bị nhỏ mấy giọt xuống đất. Mấy lần như vậy, có bà Tây cũng hay vào mua đồ, gọi nhóc đó ra chỉ bảo, xe của mày bị chảy dầu mà mày không sửa đi à. Nhóc nói là cháu chưa có thời gian. Bà ấy mới nạt cho, mày chưa sửa được thì để xe ở nhà mà đi bộ. Chứ mày nghĩ mày có tiền mua dầu nhớt để đổ, nhưng mày có biết lượng dầu máy của mày chảy ra đường rồi thấm xuống đất. Mọi người ai cũng giống như may thì độc hại môi trường sau này con cháu mày nó bị ảnh hưởng đấy. Cu cậu sau vụ đó là đem xe đi sửa ngay :)

Em cũng không biết những việc nhỏ như này có thật sự làm ảnh hưởng tới môi trường sống hay không. Nhưng đúng là người dân ở đây họ ý thức giữ gìn môi trường từ những việc khá nhỏ như vậy.
Khu cụ sống khá yên bình, tốc độ sống chậm. Chứ cứ sang các tp lớn của Châu Âu chắc các bà đó đang cầy mửa mật :))
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Hồi đầu em quý tây lắm cơ cụ ạ.

Nhưng như em đã nói, em làm đủ nghề bên đó rồi, nên nhiều va chạm không phải ai cũng va vấp.

Cao điểm trong tay gần chục cái hợp đồng thuê. Rồi còn lo visa nhân viên, việc lọ việc chai chứ có phải mỗi đi thuê cái nhà ở rồi làm sở lãnh lương đâu...

Ngay lúc này đây thuế nó vừa gửi 1 bill, không biết quay vào ô nào đây 😂😂
Biết là cụ làm được, vài k E cụ còn chả để ý, có điều có những chuyện mình vẫn nên làm vì nếu ko như thế những người Việt mới sang sẽ lại tiếp tục bị hù dọa bắt nạt.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,232 Mã lực
Biết là cụ làm được, vài k E cụ còn chả để ý, có điều có những chuyện mình vẫn nên làm vì nếu ko như thế những người Việt mới sang sẽ lại tiếp tục bị hù dọa bắt nạt.
Thôi cụ ơi.

Thân em em lo thôi chứ cụ lại còn bảo lo cho người Việt ở Hải Ngoại.

Cụ ở nước ngoài mà cụ nói chuyện như tuyên huấn thế này mệt quá.

Mỗi ng 1 cách xử lý. Em chỉ kể câu chuyện của em thôi mà cụ cứ áp đặt phải thế lọ thế chai theo hệ quy chiếu của nước cụ. Cụ ở nước nào giao môi giới hay luật sư hay tổ chức nào giải quyết em không biết. Chỉ biết ở TBN nó thế cụ ạ.

Em chán em mới về VN rồi cụ ạ!

Còn khối chuyện trái ngang bằng trời ấy cụ ạ, có mấy cái muỗi này thôi mà tính làm gì.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Em đang nói với mẹ tụi nhỏ là bên Séc đang cần hơn 300 ngàn người lao động, trong khi đó cũng có hơn 200 ngàn người đang thất nghiệp. Mẹ tụi nhỏ hỏi, vậy tại sao dân Séc họ không đi làm nhỉ.

View attachment 6998684

Em trả lời là tại việc độc hại dù lương cao nhưng người Séc không muốn làm. Đơn cử như thế này, sở lao động đưa ra 4 mức độc hại trong công việc (cấp độ từ 1 là bình thường tới mức 4 là nhiều độc hại). Thì trong các nhà máy đa phần mức độ độc hại về tiếng ồn, hoá chất hay khói bụi đều từ cấp độ 2 trở lên. Do đó người dân Séc thà làm những việc như bán hàng ở siêu thị, chứ không đăng ký vào nhà máy dù mức lương cao gấp rưỡi hoặc có khi gấp đôi.

Em từng đưa người công nhân Ucraina ra sở lao động để đăng ký làm việc tại xưởng sơn. Nhân viên sở lao động nói thẳng với người lao động là công việc này rất độc hại vì phải hít khí hoá chất trong quá trình làm việc. Bà có chắc chắn muốn vào làm ở đó không, có bị áp lực gì ép buộc không. Rồi thỉnh thoảng họ cũng đột xuất vào nhà máy kiểm tra xem trang thiết bị bảo vệ an toàn cho công nhân có đảm bảo chất lượng hay không.

Khi em nói chuyện với mấy bà Tây hay vào cửa hàng mua đồ về việc người Việt Nam mình làm trong nhà máy. Mấy bà ấy còn kêu, chúng mày không sợ chết à mà vào đó làm. Trong đó độc hại này nọ, tóm lại là theo các bà ấy là không nên làm dù được trả lương cao, ngoài kia không thiếu gì việc khác đỡ độc hại hơn.

Em mới tranh luận, bảo là hút thuốc với uống rượu còn bị đánh giá độc hại ở mức độ 3, chứ trọng nhà máy mới có ồn với bụi ở mức 2, thế tại sao các ông bà hút với uống nhiều thế :) Các bà ấy mới nói, thì thế, tụi tao đã uống với hút đủ để độc hại rồi, giờ vào đó làm để độc hại hơn à. Mà đúng thật, dân Séc không sợ tiêu thụ thuốc với rượu dù thuế hai mặt hàng này cao ngất ngưởng, nhưng lại sợ chết vì môi trường :)

Nhưng sự thật là nhìn chung dân họ có ý thức bảo vệ môi trường. Một ví dụ rất đơn giản như thế này. Có một cậu thanh niên mới tậu con xe cũ, thường hay đỗ xe ở bãi cạnh bến xe để vào chỗ mẹ tụi nhỏ mua đồ. Xe hình như bị chảy dầu máy, vì mỗi lần đỗ bị nhỏ mấy giọt xuống đất. Mấy lần như vậy, có bà Tây cũng hay vào mua đồ, gọi nhóc đó ra chỉ bảo, xe của mày bị chảy dầu mà mày không sửa đi à. Nhóc nói là cháu chưa có thời gian. Bà ấy mới nạt cho, mày chưa sửa được thì để xe ở nhà mà đi bộ. Chứ mày nghĩ mày có tiền mua dầu nhớt để đổ, nhưng mày có biết lượng dầu máy của mày chảy ra đường rồi thấm xuống đất. Mọi người ai cũng giống như may thì độc hại môi trường sau này con cháu mày nó bị ảnh hưởng đấy. Cu cậu sau vụ đó là đem xe đi sửa ngay :)

Em cũng không biết những việc nhỏ như này có thật sự làm ảnh hưởng tới môi trường sống hay không. Nhưng đúng là người dân ở đây họ ý thức giữ gìn môi trường từ những việc khá nhỏ như vậy.
Vụ môi truờng nọ kia ngoài cách doanh nghiệp "đau đầu" đã đành cụ hôm nào nói chuyện với mấy thằng làm nông nghiệp cũng thấy khiếp, thuốc sâu hay các loại hoá chất đều mua dạng "phân phối", dùng xong phải chụp ảnh chai lọ gửi lại cho chúng nó, rôì vứt đi đâu cũng phải đúng chỗ...., thấy thằng ku làm nông còn kể trên ruộng nó có đám cây gì thuộc dạng bảo tồn ý, lúc cấy là máy cầy phải rẽ ra chừa khỏang 3-5 mét vuông quanh nó. :)) Nó kể nhiều lắm mà giờ lúc viết chả nhớ ra.
Luật châu âu về khoản môi trường khỏi phải nói, như em nghe thằng làm nông kia kể mà nhiều cái há hốc mồm nghe, còn có lần định xin đến nhà nó quay làm vi log cơ. :))
Cơ mà nói gì thì nói chứ luật pháp làm con nguời văn minh lên, nhớ cách đây khá lâu luật czech quy định bảo hành cho tất cả hàng hoá là 2 năm, thời đó xù đến khổ với dân, vì dân còn nghèo mua đuợc đôi giầy khéo đi quanh năm, với cân nặng của hội nó thì chả giầy nào chịu đuợc quá 3 tháng, đầu còn tuởng huỷ vì luật đi truớc dân xa quá, thế mà cũng ok hết. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Thôi cụ ơi.

Thân em em lo thôi chứ cụ lại còn bảo lo cho người Việt ở Hải Ngoại.

Cụ ở nước ngoài mà cụ nói chuyện như tuyên huấn thế này mệt quá.

Mỗi ng 1 cách xử lý. Em chỉ kể câu chuyện của em thôi mà cụ cứ áp đặt phải thế lọ thế chai theo hệ quy chiếu của nước cụ. Cụ ở nước nào giao môi giới hay luật sư hay tổ chức nào giải quyết em không biết. Chỉ biết ở TBN nó thế cụ ạ.

Em chán em mới về VN rồi cụ ạ!

Còn khối chuyện trái ngang bằng trời ấy cụ ạ, có mấy cái muỗi này thôi mà tính làm gì.
Đoạn này đồng ý với cụ, nếu "thấm nhuần tư tuởng" tây lông thì khá hoà đồng, nhất là những gì liên quan đến riêng tư, nhận định cá nhân, không nên đi quá sâu hay tư tuởng làm rõ ra ngô ra khoai về vấn đề này.

Chia sẻ thôi các cụ, ko ai toàn diện cả.. :)
 

Sheldon

Xe buýt
Biển số
OF-343422
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
857
Động cơ
279,325 Mã lực
Truờng hợp như cụ zarg công nhận cũng nhiều cái nhọ, cơ mà trong nguời cụ cũng có cái "hậm hực" sẵn "tây lông xấu" rồi nên nhiều ca sau giải quyết chưa đuợc êm thoai.

Tây lông bt họ ko lao vào điên loạn kiếm tiền như mình, kiếm bằng mọi giá.. ai làm việc nguời ý, chủ yếu "huởng thụ " cuộc sống, ngày nghỉ hay tuần nghỉ phép họ đưa trẻ con đi chơi rất nhiều, nói chung làm ra làm cơ mà cuộc sống họ nghĩ đến con cái nhiều hơn đại bộ phận dân ta. Ta nghĩ, lo cho con theo kiểu khác, kiểu học đi, điểm kém về tao đập, rồi mai sau phải làm bác sĩ, ông lọ, bà chai, cơ mà cái tối thiểu như đưa đi chơi ít lém hay nói hơi quá 1 số bộ phận có tiền cơ mà cho mặc ko khác gì mấy thằng mọi trong khi bản thân đánh đu đt mới, quần nọ áo kia...

Nói chuyện với nhiều đội trẻ đẻ ra và lớn lên bên này đa số đầu thấy tự ti so với bạn, tự ti vì sắc tộc đã đành, cơ mà khoản đi chơi biết đây biết đó không bằng 1 góc nhỏ của trẻ con tây lông, chưa kể những đồ vui chơi giải trí gần như chả bao giờ mua, loanh quanh sắm cho con cái đt đã cảm thấy xông sênh lắm rồi. :D
Thế nên bản thân em, ko quá chú trọng đoạn kiếm tiền (hoặc ko có khả năng), vạch ra 1 đuờng đi riêng cho cả nhà, cố gắng bám trụ lấy nó về mặt tài chính, còn đâu dành thời gian cho con cái. Tiền ko phải tất cả và gì cũng có giá của nó cả. :D
Quan điểm của cụ giống nhà em: làm để sống chứ không phải sống để làm. Ngày làm 6-7 tiếng thôi, còn lại thời gian chiều cả nhà ra công viên thể dục thể thao chơi bời. Cuối tuần đi dã ngoại cho thoải mái để sang tuần có sức mà học và làm hiệu quả. Một năm làm vài chuyến đi xa hay về VN thăm họ hàng. Cũng nói thẳng với con cái là sau này chúng mày tự lo mà vay tiền của chính phủ đi học đại học, bố mẹ chỉ cho tí thôi. Tiền còn lại để bố mẹ ăn chơi tuổi già, chúng mày không phải lo :D
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,232 Mã lực
Quan điểm của cụ giống nhà em: làm để sống chứ không phải sống để làm. Ngày làm 6-7 tiếng thôi, còn lại thời gian chiều cả nhà ra công viên thể dục thể thao chơi bời. Cuối tuần đi dã ngoại cho thoải mái để sang tuần có sức mà học và làm hiệu quả. Một năm làm vài chuyến đi xa hay về VN thăm họ hàng. Cũng nói thẳng với con cái là sau này chúng mày tự lo mà vay tiền của chính phủ đi học đại học, bố mẹ chỉ cho tí thôi. Tiền còn lại để bố mẹ ăn chơi tuổi già, chúng mày không phải lo :D
Thế nên em mới té.

Nhiều người bảo sống ở nước ngoài vì tương lai của con. Thế là vẫn chưa thấm nhuần tư tưởng châu âu (như cụ uây tầu nói). Vì đã là tây thì đời nào lo đời đấy. Tao mệt thì tao về. Bao giờ mày lớn, mày thích thì tự mà sang.

Tây 18 tuổi là nó bái bai bố mẹ rồi. Đi đâu làm gì không ai quản...
 

bsquangtoan

Xe hơi
Biển số
OF-384334
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
108
Động cơ
242,883 Mã lực
Dặn bạn câu đi đâu thì hãy biến mình thành người nơi đó và nhớ là mình giàu là do bố mẹ vợ bạn nhé:)))
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,634 Mã lực
Tính em thẳng cụ chủ bỏ qua. Chả có ông nào cơ hội như thế không đi mà phải lên đây hỏi. Trừ là có bằng cấp tử tế tiếc cái nghề đang có. Nếu có nghề thật lại sang đó bán quần áo thì đúng là nên hỏi. Còn chỉ làm thuê lông bông thì đi ngay tấp lự
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
F1 nhà em nó lạ lắm. Lớp 7-8 nó đã thích cái ngành này rồi.
Mà học Thụy sĩ thì em không đủ tiền.
Nó bảo em, đi thực tập được trả lương đủ sống. Đúng không cụ?
Học Thụy sỹ đâu có vấn đề gì. Thụy sỹ giờ công cao, học ngành này không khó, nên vừa học, vừa làm vẫn ổn, thừa sức trang trải nếu chịu khó.
Học xong nếu bên Thụy Sỹ khó kiếm việc, thì chạy qua bên Đức. Bên Đức luôn hoan nghênh. Nhiều cháu đã định cư ở Đức qua con đường này.
Vạn sự khởi đầu nan, không có cách nào khác để tiến tới thành công hay đơn giản là đạt mục tiêu là sẵn sàng đương đầu với khó khăn ban đầu, sau đó sẽ tìm thấy cơ hội vượt qua.
Truờng hợp như cụ zarg công nhận cũng nhiều cái nhọ, cơ mà trong nguời cụ cũng có cái "hậm hực" sẵn "tây lông xấu" rồi nên nhiều ca sau giải quyết chưa đuợc êm thoai.

Tây lông bt họ ko lao vào điên loạn kiếm tiền như mình, kiếm bằng mọi giá.. ai làm việc nguời ý, chủ yếu "huởng thụ " cuộc sống, ngày nghỉ hay tuần nghỉ phép họ đưa trẻ con đi chơi rất nhiều, nói chung làm ra làm cơ mà cuộc sống họ nghĩ đến con cái nhiều hơn đại bộ phận dân ta. Ta nghĩ, lo cho con theo kiểu khác, kiểu học đi, điểm kém về tao đập, rồi mai sau phải làm bác sĩ, ông lọ, bà chai, cơ mà cái tối thiểu như đưa đi chơi ít lém hay nói hơi quá 1 số bộ phận có tiền cơ mà cho mặc ko khác gì mấy thằng mọi trong khi bản thân đánh đu đt mới, quần nọ áo kia...

Nói chuyện với nhiều đội trẻ đẻ ra và lớn lên bên này đa số đầu thấy tự ti so với bạn, tự ti vì sắc tộc đã đành, cơ mà khoản đi chơi biết đây biết đó không bằng 1 góc nhỏ của trẻ con tây lông, chưa kể những đồ vui chơi giải trí gần như chả bao giờ mua, loanh quanh sắm cho con cái đt đã cảm thấy xông sênh lắm rồi. :D
Thế nên bản thân em, ko quá chú trọng đoạn kiếm tiền (hoặc ko có khả năng), vạch ra 1 đuờng đi riêng cho cả nhà, cố gắng bám trụ lấy nó về mặt tài chính, còn đâu dành thời gian cho con cái. Tiền ko phải tất cả và gì cũng có giá của nó cả. :D
Chính xác là như thế. Hai vợ, chồng đều có việc làm. Làm ngoài việc có thu nhập là còn để giao lưu, học hỏi, hòa nhập ngoài xã hội. Hoà nhập tốt thì sẽ có nhiều giải pháp trong cuộc sống để hóa giải Stress hàng ngày.
Trẻ con nuôi cho chúng ăn, học đầy đủ là tròn trách nhiệm của bố, mẹ. Tài sản có cho chúng nó cũng tốt, nhưng không có thì tụi nó cũng tự xoay được như bố, mẹ chúng nó đã từng xoay. Dạy dỗ, định hướng cho chúng nó học hành tốt, sau này đi làm chúng nó kiếm có khi còn nhanh gấp mấy lần cha, mẹ nhặt nhạnh cả đời.
Quan trọng là biết cách cân bằng cuộc sống thì ở đâu cũng vui hết. Với đặc điểm địa chính trị không biên giới thì châu Âu đầy chỗ chơi nếu biết, đi lại dễ dàng. Thích chơi địa hình, khí hậu nào cũng được cả, vì giao thông ( không, thủy, bộ) của nó cực kì tiện và giá cũng không hề đắt so với người có thu nhập bình thường.
 

3d4s

Xe tăng
Biển số
OF-153544
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
1,327
Động cơ
369,998 Mã lực
Chốt lại là, ở VN nghèo, lao động phổ thông, chân tay thì nên sang châu Âu, Úc, Mỹ, Canada... làm người nông dân lao động cũng là tốt hơn rồi. Người có thu nhập khá, có công việc ổn định thu nhập cao, có tương lai hứa hẹn ở VN thì cứ ở VN mà cống hiến. Hội nay sang Tây đi làm việc chân tay thì lại chán & tự kỷ thôi. Còn hội siêu giàu sang Tây đầu tư, tận hưởng, tiền vẫn kiếm ở VN nhưng cả nhà thì sống ở Tây giờ nhiều lắm.
 

red_dragon88

Xe tăng
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
1,041
Động cơ
129,593 Mã lực
Chiều nay là em lại được về thăm mẹ con tụi nhỏ, nên tranh thủ vào chém gió với mọi người để lấy khí thế. Em thấy nhiều người cứ đặt nặng việc sang nước ngoài làm việc, rồi có sướng hơn ở nhà hay không? Cái này là quan điểm cá nhân, nên mỗi người mỗi khác. Em muốn nhân tiện thread này, nói thêm về những gì em biết về cuộc sống của người lao động Việt Nam mình, để chúng ta có cái nhìn và tự đưa ra đánh giá.

Em được cái sống ở khá nhiều môi trường tại Châu Âu, nhất là ở mấy nước Đông Âu, em giao tiếp cũng khá nhiều tầng lớp người Việt mình ở bên này, nên em muốn đưa những thông tin chân thật nhất, chính xác nhất, tất nhiên cũng là theo cái nhìn chủ quan của em. Trên quan điểm riêng, thì em vẫn ủng hộ những người không có điều kiện phát triển ở Việt Nam thì nên cố gắng sang Châu Âu làm việc. Tại sao em lại nghĩ như vậy?

Mọi người hãy thử nhìn 1 người ở nông thôn, kiến thức chỉ đủ phổ cập 12/12, điều kiện gia đình nông thôn không dư giả. Nếu với số vốn vay mượn có được khoảng 10 ngàn tới 12 ngàn USD (khoảng gần 300 triệu VND như thông tin của cụ chủ thread), thì với số tiền đó có cơ hội để phát triển ở VN được không? Em có thể khẳng định là trong 10 trường hợp như vậy ở VN, cầm 300 triệu lên thành phố lập nghiệp, chỉ có khoảng 3 tới 4 người có thể phát triển được.

Nhưng nếu 10 người đó với chi phí đấy để sang châu Âu làm việc hợp pháp, dù sang đến bên đây không còn đồng nào, thì khả năng cao 8 người sẽ phát triển và ổn định được cuộc sống. Em có thể đưa ra 10 ví dụ bất kỳ trong số những người lao động phổ thông ở quanh em để dẫn chứng về điều này. Đa số họ đều xuất thân từ những vùng quê nghèo ở Việt Nam. Trước khi sang đây lao động, ở nhà họ chỉ là những công nhân bình thường làm việc tại các khu công nghiệp (lương trong khoảng 8 tới 10 triệu), một số người đang không có công việc làm, hoặc công việc có mức lương khá thấp.

Em không biết vì sao họ sang đây được, nhưng mấy người em nói tới đều sang theo dạng visa lao động cách đây 3,4 năm. Họ sang làm việc tại nhà máy hoặc trong các nhà xưởng. Sau khi sang làm việc được nửa năm, ai đã có vợ thì làm giấy tờ mời vợ con sang đoàn tụ. Với visa lao động, có bảng lương chính thức của nhà máy thì khá dễ để làm thủ tục đón đoàn tụ. Nên chỉ sau 6 tháng tới 1 năm là vợ con đã sang tới đây. Ai chưa có gia đình thì đa số em để ý thấy đi làm được 2 năm để dành dụm tiền trả nợ, rồi sau đó dành tiền về VN cưới vợ. Sau đó cũng làm giấy tờ đón vợ sang. Hiện tại có 2 trường hợp như vậy, vợ cũng mới sang được hơn nửa năm nay.

Tất nhiên cuộc sống ở đâu mà xa nhà thì đều gặp nhiều khó khăn, ngay cả là từ quê lên Hà Nội sinh sống, huống gì sang Tây. Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Thay vì làm việc ở VN với trình độ có hạn, thì cả hai vợ chồng có điều kiện làm việc với mức lương cao hơn mấy lần ở VN. Nếu hai người cùng cố gắng tiết kiệm, thì chỉ đôi ba năm là họ đủ tiền mua đất mua nhà ở VN, để an tâm hơn khi sinh sống ở bên này. Sau đó họ lên kế hoạch sinh con. Cũng là một công đẻ, nhưng sinh con ở bên này chắc chắn được xã hội ưu tiên hơn. Mỗi tháng được hỗ trợ thêm 10 triệu cũng là một số tiền không nhỏ để chăm sóc con cái được tốt hơn.

Vợ con sang đoàn tụ với chồng ở bên này cũng có nhiều cái thuận lợi. Con được hỗ trợ đi học, sau này nghiễm nhiên được quốc tịch Séc nếu đi học đủ số năm. Ít ra có thêm 1 cái quốc tịch cũng là một thuận lợi không nhỏ khi con cái bước vào đời. Sau này vợ chồng thích ở lại bên này hay về thì cũng không mấy quan trọng, bởi thời gian làm việc ở bên này cũng đủ giúp họ tích lũy được một số vốn an toàn, mà khả năng bị mất mát không cao nếu chẳng máy xảy ra tai nạn, hay ốm đau bệnh tật ở bên này.

Tất nhiên đây là bài toán em nghĩ phù hợp với tầng lớp nghèo ở VN, khi mà vẫn đang tay trắng. Nếu có điều kiện sang Châu Âu để làm việc, dù chỉ là công việc phổ thông, thì hãy nên đi.
Cụ chủ thread có nhà riêng HN, công việc sale thu nhập khoảng 20tr/tháng, có một khoản tiết kiệm 500tr. Như vậy thì cần gì tốn 300tr sang bên kia chỉ để làm chân bán hàng phổ thông với thu nhập là 30tr/tháng nghĩa là chỉ hơn ở ta 10tr.
Nếu đi thì đúng là tầng lớp nghèo đi sang bên đấy theo diện lao động phổ thông, cố gắng cày cuốc, tích cóp gửi về gia đình hoặc tìm cơ hội ở lại. Em đồng ý với cụ ở điểm này.
Em nghĩ với xuất phát điểm như cụ chủ thì nên tìm kiếm phương pháp và cơ hội cải thiện thu nhập, lập gia đình, xây dựng cuộc sống ổn định bền vững ở ta, khi nào tài chính ổn làm tour du lịch hoặc có trình độ thì nhận công việc trong các công ty hay tập đoàn ở bển là hợp lý. Bỏ nền tảng tương đối ở ta sang bên kia làm chân bán hàng phổ thông là hạ level. Thời điểm 20 năm trước thì là cơ hội đổi đời với xuất phát điểm như chủ thớt, còn bây giờ thì không đáng để đánh đổi.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Để được như cụ em nghĩ ko đơn giản. Bạn em cũng là lao động ở Tiệp rồi chạy sang Đức vào trại, đưa báo ... nay ra mở cửa hàng riêng, vợ con ổn định. Về VN thấy cái gì cũng "lạ" và không "hợp". Thành thói quen rồi.
Chắc tùy người đó cụ, phụ thuộc ý chí, quyết tâm và may mắn mỗi cá nhân. Em cũng có ông anh đi xklđ TK, yêu đương cặp kè một chị Tiệp được đứa con gái. Khi bức tường Berlin phá bỏ thì chạy sang TĐ sinh sống làm ăn, lấy vk người Việt cũng dân xklđ, sinh con đẻ cái bên đó. Ck thì phụ bếp cho một bác người Việt chuyên bán đồ ăn nhanh ở TTTM ở một bang, ở nhờ nhà chủ luôn. Mãi vừa rồi mới thuê riêng được. Vk thì cùng 2 con sống nhờ trợ cấp xã hội ở một bang khác. Thằng lớn học mãi không tốt nghiệp nổi đại học, giờ hơn 30 rồi lại theo bố đi phụ bếp. Thằng bé thì học một mạch đại học ên thạc sĩ chưa đi làm kiếm tiền được. Trong khi đó anh chị em họ hàng con chú con cô trong nước ít tuổi hơn nó đã ra trường đi làm ầm ầm rồi. Nói chung là rất vất vả. Nhiều lúc ông bà phải gửi tiền sang cho. Có lần em đi công tác bên đó đến chơi, tối ngủ một giấc dài rồi nửa đêm mới thấy mấy ace lục tục đi làm về nấu nướng ăn uống. Cứ lặp đi lặp lại ngày này qua tháng khác như thế.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
12,268
Động cơ
482,604 Mã lực
Học Thụy sỹ đâu có vấn đề gì. Thụy sỹ giờ công cao, học ngành này không khó, nên vừa học, vừa làm vẫn ổn, thừa sức trang trải nếu chịu khó.
Học xong nếu bên Thụy Sỹ khó kiếm việc, thì chạy qua bên Đức. Bên Đức luôn hoan nghênh. Nhiều cháu đã định cư ở Đức qua con đường này.
Vạn sự khởi đầu nan, không có cách nào khác để tiến tới thành công hay đơn giản là đạt mục tiêu là sẵn sàng đương đầu với khó khăn ban đầu, sau đó sẽ tìm thấy cơ hội vượt qua.

Chính xác là như thế. Hai vợ, chồng đều có việc làm. Làm ngoài việc có thu nhập là còn để giao lưu, học hỏi, hòa nhập ngoài xã hội. Hoà nhập tốt thì sẽ có nhiều giải pháp trong cuộc sống để hóa giải Stress hàng ngày.
Trẻ con nuôi cho chúng ăn, học đầy đủ là tròn trách nhiệm của bố, mẹ. Tài sản có cho chúng nó cũng tốt, nhưng không có thì tụi nó cũng tự xoay được như bố, mẹ chúng nó đã từng xoay. Dạy dỗ, định hướng cho chúng nó học hành tốt, sau này đi làm chúng nó kiếm có khi còn nhanh gấp mấy lần cha, mẹ nhặt nhạnh cả đời.
Quan trọng là biết cách cân bằng cuộc sống thì ở đâu cũng vui hết. Với đặc điểm địa chính trị không biên giới thì châu Âu đầy chỗ chơi nếu biết, đi lại dễ dàng. Thích chơi địa hình, khí hậu nào cũng được cả, vì giao thông ( không, thủy, bộ) của nó cực kì tiện và giá cũng không hề đắt so với người có thu nhập bình thường.
Báo cáo bác nếu không có học bổng thì học hos ở Thụy sỹ gần 6 đồng to, em không cố được ạ.
Học xong Thụy sĩ không có chế độ ở lại 1 năm xin việc.
Mà bác cho em hỏi Thụy sĩ ngoài khối CĐC CÂ, học đấy xong sang Đức xin việc bằng cách nào ạ?
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
12,268
Động cơ
482,604 Mã lực
Em nghĩ các ngành kinh tế chung chung thôi ạ. Các trường giờ có rất nhiều.

Em ví dụ: học đh 1 khóa quản trị kinh doanh. Sau đó qua Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia học Master Hospitality thế là xong.
Cảm ơn cụ nhiều. Có gì cần tìm hiểu về TBN em lại phiền cụ nhé.
 

3d4s

Xe tăng
Biển số
OF-153544
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
1,327
Động cơ
369,998 Mã lực
Báo cáo bác nếu không có học bổng thì học hos ở Thụy sỹ gần 6 đồng to, em không cố được ạ.
Học xong Thụy sĩ không có chế độ ở lại 1 năm xin việc.
Mà bác cho em hỏi Thụy sĩ ngoài khối CĐC CÂ, học đấy xong sang Đức xin việc bằng cách nào ạ?
Xin việc Đức thì học Đức là tốt nhất. Học Đức thì chỉ cần cố B1 tiếng Đức khi xong 12 là ok luôn. Học Đức lại ko mất học phí ĐH, Cao học... tiền ăn cứ 1200 eur tháng là ok
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
43
Nếu đã sang châu Âu thì sang Đức là ổn nhất vì cơ hội việc làm cao, ko mất học phí và chi phí sinh hoạt có thể nói là rẻ so với các thành phố lớn ở châu Âu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top