[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Thế thì VN ta không trường kì kháng chiến được nữa à :(
Tức là có 3 dạng đánh nhau. Nếu kẻ thù chủ đích hủy diệt VN thì ta thua hoàn toàn, nếu kẻ thù chỉ muốn đánh hạn chế (kiểu xung đột biên giới....) thì tùy cấp độ thấp ngang bằng hoặc hơn ta mà thắng hoặc bại, còn muốn xâm lược thì quên đi, trường ki kháng chiến như Taliban đánh Mỹ cuối cùng Mỹ cũng phải cút (2014) đấy bác
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Hải quân Hàn Quốc sẽ trở thành "ngoáo ộp" ở châu Á ?

Thứ sáu 01/02/2013 15:14
ANTĐ - Tàu hộ vệ tên lửa “Incheon” đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Hàn Quốc.

Tàu hộ vệ tên lửa “Incheon” là chiếc đầu tiên trong loạt thứ nhất bao gồm 6 - 7 tàu hộ vệ tên lửa trên 3000 tấn mà Hàn Quốc dự định chế tạo. Đây là loạt tàu quốc nội, hoàn toàn do các viện nghiên cứu và nhà máy đóng tàu Hàn Quốc tự lực thiết kế và chế tạo trên cơ sở nòng cốt là hệ thống vũ khí của nước ngoài, có thiết kế tàng hình tối ưu và trang bị hệ thống hỏa lực mạnh nhất kiểu Mỹ.
Lớp tàu này được Hàn Quốc gọi là “Incheon” và theo thông lệ, chiếc đầu tiên sẽ mang tên của lớp tàu đó. “Incheon” có chiều dài 114,3m, lượng giãn nước 3250 tấn, được chế tạo để thay thế cho 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp “Ulsan” và lớp “Pohang”, hải quân Hàn Quốc dự định đến giữa năm nay sẽ triển khai “Incheon” về khu vực tác chiến mà nó đảm nhiệm.
“Incheon” được chế tạo trên cơ sở tàu hộ vệ lớp “Ulsan” và được nâng cấp cực mạnh về khả năng phòng không và tác chiến chống ngầm. “Incheon” và 2 tàu đóng kế tiếp nó đều được triển khai chế tạo tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai, chiếc thứ 4 và thứ 5 được đóng tại nhà máy đóng tàu STX, còn lại chiếc thứ 6 và thứ 7 chưa phân bổ cho nhà máy đóng tàu nào.


“Incheon” có khả năng tàng hình tối ưu và hệ thống vũ khí rất mạnh
Hệ thống vũ khí trên lớp tàu này bao gồm: pháo hạm 127mm kiểu Mk 45 Mod 4, hệ thống tên lửa Mk 49 RIM-116 của hãng Raytheon, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx Block 1B, 2 hệ thống phóng tên lửa chống hạm tầm trung SSM-700K, 2 hệ thống phóng ngư lôi hạng nhẹ K745 “Blue Shark”, hệ thống phóng này còn có khả năng phóng cả tên lửa tấn công đối đất “Dragon”.
Hệ thống thiết bị cảm biến bao gồm: hệ thống radar đối không tầm trung 3D của công ty LIG Nex1, hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực; thiết bị theo dõi điện tử - quang học do Hàn Quốc tự sản xuất; hệ thống phân biệt mục tiêu giả và hệ thống nhận biết địch - ta TSB 3250 của hãng Thales; hệ thống tác chiến điện tử Sonata và hệ thống sonar chống ngầm của công ty Thales.
Hàn Quốc dự định chế tạo 20 tàu thuộc lớp này làm lực lượng nòng cốt trong lực lượng tàu hộ vệ tên lửa Hàn Quốc. 13 hoặc 14 chiếc sau sẽ được chia làm 2 loạt, triển khai đóng liên tiếp cho đến năm 2020 thì hoàn tất. Với 20 tàu hộ vệ tên lửa trên 3000 tấn, trang bị hỏa lực cực mạnh của Mỹ, Pháp… hải quân Hàn Quốc sẽ trở thành “ngáo ộp” ở châu Á trong tương lai.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Hai-quan-Han-Quoc-se-tro-thanh-ngoao-op-o-chau-A/485215.antd

HQ chắc chưa quên vụ Cheonan, tốt nhất là nên cải thiện khả năng chống ngầm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Tàu tuần tra Saryu Ấn Độ hơn hộ vệ Type 056 TQ


Với lượng giãn nước và tầm hoạt động cùng với hệ thống vũ khí tối tân, tuần tiễu ven bờ Saryu của Ấn Độ mạnh hơn tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc.

Ấn Độ sẽ đóng 4 tàu lớp Saryu



Tờ Thời báo Ấn Độ (Hindustan Times) đưa tin, Hải quân Ấn Độ đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất mang tên Saryu ở khu vực phụ cận quần đảo Andaman Nicobar.


Quan chức của Hải quân Ấn Độ phụ trách chỉ huy quần đảo Andaman Nicobar và Nguyên soái Không quân Roy đã đồng chủ trì buổi lễ ra mắt Saryu.

“Việc đưa tàu tuần tiễu lớn nhất này vào phục vụ đã giảm bớt gánh nặng cho Hải quân Ấn Độ ở bờ biển phía đông. Với khả năng hành trình độc lập liên tục 1 tháng, Saryu có thể tuần tra toàn bộ các khu đặc quyền kinh tế xung quanh các quần đảo," ông Roy nói.

Saryu do nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ chế tạo, đây là chiếc đầu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu tuần tiễu ven bờ cùng tên. Chiếc thứ 2 trong loạt tàu này sẽ biên chế cho lực lượng hải quân vào tháng 5 năm nay, còn lại 2 chiếc khác cứ 6 tháng sẽ bàn giao 1 chiếc.


Tàu tuần tiễu ven bờ Saryu là chiếc đấu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu cũng mang tên là Saryu.
Hải quân Ấn Độ dự tính đến quý 2 năm 2014 sẽ hoàn tất đưa vào phục vụ 4 chiếc loại này. Sau đó, nước này sẽ triển khai đóng một loạt tàu có tính năng tương tự nhưng lượng giãn nước thấp hơn (khoảng 1.000 tấn).



Các quan chức Hải quân Ấn Độ cho hay, sự góp mặt của Saryu có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ các nguồn lợi kinh tế hải dương của Ấn Độ xung quanh quần đảo Andaman Nicobar, có tính chất then chốt trong bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ đối với các đảo không người chốt giữ.



Hiện Ấn Độ có khoảng trên 500 đảo lớn nhỏ, phần lớn trong số đó là không người ở. Đặc biệt, vùng biển phụ cận quần đảo Andaman Nicobar có vị trí chiến lược quan trọng đối với chủ quyền trên biển của Ấn Độ. Ngoài ra, Saryu còn góp phần bảo vệ môi trường an ninh tốt nhất cho các mỏ dầu Ấn Độ đang khai thác trên vùng biển này.


Một quan chức cao cấp của Hải quân Ấn Độ nói rằng, Saryu còn có thể sử dụng trong nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền chuyên chở hàng hóa có giá trị thương mại cao, cũng có thể sử dụng trong nhiệm vụ bảo đảm chi viện cho hạm đội hải quân.


Theo nguồn tin không chính thức từ trang mạng Bharat-rakshak, Ấn Độ đang đóng mới 18 tàu đánh chặn cao tốc và một loạt tàu tuần tiễu 1.000 tấn để xây dựng lực lượng tác chiến gần bờ. Nòng cốt là 4 tàu thuộc lớp này với hệ thống tên lửa trên tàu được trang bị rất tối tân, có thể là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos hoặc Club-N.


Saryu vượt trội tàu hộ vệ thế hệ mới của Trung Quốc



Saryu có chiều dài 105,34m, rộng 12,9m, cao 8,50m, mớn nước 3,6m, lượng giãn nước 2.200 tấn. Trọng tải này không đáng kể khi so với các tàu hộ vệ và khu trục từ tầm trung trở lên nhưng riêng về lực lượng tác chiến gần bờ thì Saryu đã trở thành tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất châu Á.


Saryu sử dụng 2 động cơ đẩy, mỗi động cơ có công suất 8.100kw đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 11.000 km với vận tốc tuần tra 16 hải lý/h, bán kính tác chiến 5.000 km, trên tàu có 1 sàn đỗ trực thăng.


Với 270 tấn dầu, 60 tấn nước ngọt, Saryu có khả năng hoạt động bình thường trên biển là 20 ngày. Nếu như nó tăng cường lượng dự trữ thì có thể hành trình liên tục trên biển tới 60 ngày. Tàu được thiết kế 16 phòng và biên chế 102 thủy thủ.


Hindustan Times nhận định Saryu đã vượt qua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc.

Hindustan Times đưa tin rằng, Saryu đã vượt qua tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 và ngang ngửa với tàu hộ vệ Type 053H2 của Trung Quốc, tiệm cận tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ project 20382 của Nga (biến thể xuất khẩu của loại 20380). Tàu hộ vệ hạng nhẹ của Nga này có lượng giãn nước 1.900 tấn và hành trình tối đa 4.000 hải lý.

So sánh tàu tác chiến ven bờ và tàu hộ vệ tên lửa có thể hơi khập khiễng và không hoàn toàn chính xác nhưng chắc chắn là Saryu có tính năng vượt trội so với các tàu tác chiến ven bờ hiện đại nhất của châu Á hiện nay.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/Tau-tuan-tra-Saryu-an-do-hon-ho-ve-Type-056-TQ-894365/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Nhận diện tàu chiến TQ tập trận ở Thái Bình Dương


(Kienthuc.net.vn) - Ba tàu chiến Trung Quốc đang tiến ra biển tập trận thuộc 2 lớp tàu Lữ Hộ Type 052 và Giang Khải II Type 054A.

Tân Hoa xã đưa tin, sáng qua tại quân cảng Thanh Đảo, tàu tru trục tên lửa Thanh Đảo, khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành (thuộc Hạm đội Bắc Hải) đã khởi hành ra biển tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên và tập trận.


Trong chuyến hành trình này, đội tàu sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện chiến đấu (có bắn đạn thật) trên biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông, eo Miyako, kênh Bashi và vùng biển phía Đông Đài Loan.


Qua tên gọi và hình ảnh được công bố về 3 tàu này, thì có thể “nhận diện gốc gác” tàu khu trục Thanh Đảo thuộc lớp Lữ Hộ Type 052, còn khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành thuộc lớp Giang Khải II Type 054A.


Ba tàu chiến Trung Quốc tiến ra biển tập trận.​

Vậy những chiếc tàu này có sức mạnh tới đâu?


Thanh Đảo: Yếu phòng không, yếu chồng ngầm

Khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo thuộc lớp tàu Lữ Hộ Type 052 được khởi đóng cuối những năm 1980 và chính thức đưa vào trang bị của Hạm đội Đông Hải tháng 5/1994.


Tàu Thanh Đảo có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 144m, rộng 16m, mớn nước 5,1m. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc thì Type 052 Lữ Hộ là chiến hạm nội địa đầu tiên thiết kế gần với tiêu chuẩn tàu chiến hiện đại. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải được chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.

Khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo.​

Các công nghệ này được Trung Quốc nhập khẩu từ Pháp – Italia trong những năm “ấm nồng quan hệ” trước thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn 1989. Với các công nghệ đó đã góp phần nâng cao chất lượng hệ thống trang bị trên tàu khu trục Type 052 Lữ Hộ.


Theo một số nguồn tin, Thanh Đảo Type 052 trang bị hệ thống quản lý chiến đấu ZKJ-4 dựa trên hệ thống Thomson-CSF TAVITAC của Pháp (Trung Quốc nhập khẩu năm 1985).


Tàu Thanh Đảo trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm: 2 động cơ tuốc bin khí LM2500 của Mỹ và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 của Đức.


Về hệ thống hỏa lực của tàu tên lửa Thanh Đảo, tàu được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu mặt nước khá mạnh với tên lửa hành trình YJ-83 (8 quả).


Đạn tên lửa hành trình chống tàu YJ-83 có khả năng mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 165kg, tầm bắn 150-200km. YJ-83 được đánh giá một trong những loại tên lửa chống tàu nguy hiểm, khó đánh chặn khi mà pha cuối chỉ bay cách mặt nước 5m, tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.

Giàn phóng HQ-7 đặt ngay sau tháp pháo 100mm khai hỏa trên tàu Thanh Đảo trong một cuộc tập trận.​

Nhưng xét trên năng lực phòng không và chống ngầm của Thanh Đảo thì nó khá yếu, “chưa tương xứng” khi xếp lớp tàu khu trục.


Khu trục hạm Thanh Đảo trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-7 (8 đạn sẵn sàng bắn và 16 đạn dự trữ). Đạn tên lửa HQ-7 có tầm bắn 10.000-12.000m, độ cao diệt mục tiêu 30-5.000m.


Sau chương trình hiện đại hóa năm 2011, tàu Thanh Đảo được trang bị thêm 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730.


Tổ hợp này gồm: một pháo 7 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m); radar điều khiển hỏa lực TR47C, tổ hợp ngắm quang – điện. Type 730 được thiết kế chuyên đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu đối phương, tất nhiên nó có thể tiêu diệt máy bay.

Tổ hợp pháo phòng không Type 730 trên tàu Thanh Đảo khai hỏa.​

Dù vậy, “lá chắn phòng không” của Thanh Đảo Type 052 vẫn được đánh giá là khá yếu ớt, khó sống sót trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống tàu hiện đại có tốc độ cao, trần bay cực thấp.


Hệ thống chống tàu ngầm của Thanh Đảo Type 052 cũng không khá hơn, khi nó chỉ trang bị 2 giàn phóng rocket săn ngầm “tầm cực gần” Type 87 và 2 bệ phóng ngư lôi tầm gần cỡ 324mm. Nhìn chung các loại vũ khí này chỉ có thể đối phó với tàu ngầm ở cự ly tầm dưới 10km trở lại, như vậy là quá gần, quá nguy hiểm.


Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, tàu khu trục Thanh Đảo Type 052 đã tham gia hơn 50 nhiệm vụ, bao gồm cả hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden.


Yên Đài, Diêm Thành: khinh hạm hiện đại nhất

Tàu Yên Đài, Diêm Thành đều thuộc lớp khinh hạm hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 054A Giang Khải II được đưa vào phục vụ năm 2011 và 2012.


Type 054A có lượng giãn nước 4.500 tấn (toàn tải), dài 134,1m, thủy thủ đoàn 165 người. Phần thân tàu được thiết kế đặc biệt nhằm làm giảm diện tích phản xạ sóng radar, hệ thống vũ khí cũng được bố trí một cách “kín đáo” để tăng khả năng tàng hình cho con tàu.


Type 054A thiết kế chủ yếu đảm nhận vai trò phòng không nên hệ thống vũ khí đối không của con tàu khá mạnh.


Tàu được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16 (đặt trong 32 ống phóng thẳng đứng) có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa tới 50km. Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa HQ-16 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.

Khinh hạm Yên Đài và Diêm Thành trong tập trận.​

Ngoài hệ thống HQ-16, những vũ khí còn lại trên tàu Type 054 Giang Khải II tương tự Type 052 với: 2 tổ hợp pháo cao tốc Type 730; tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.


Tuy có hỏa lực phòng không và chống hạm mạnh mẽ nhưng “chung số phận” Type 052, Type 054A Giang Khải II “tỏ ra yếu ớt” trong tác chiến chống tàu ngầm.


Trên tàu chỉ được trang bị 2 cụm giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm máy phóng ngư lôi tự dẫn Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km).

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/Nhan-dien-tau-chien-TQ-tap-tran-o-Thai-Binh-duong-894224/

Thêm hình ảnh:

Khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo thuộc lớp tàu Lữ Hộ Type 052 được khởi đóng cuối những năm 1980 và chính thức đưa vào trang bị của Hạm đội Đông Hải tháng 5/1994.
Tàu Thanh Đảo có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 144m, rộng 16m, mớn nước 5,1m. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc thì Type 052 Lữ Hộ là chiến hạm nội địa đầu tiên thiết kế gần với tiêu chuẩn tàu chiến hiện đại. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải được chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Với công nghệ đó đã góp phần nâng cao chất lượng hệ thống trang bị trên tàu khu trục Type 052 Lữ Hộ. Theo một số nguồn tin, Thanh Đảo Type 052 trang bị hệ thống quản lý chiến đấu ZKJ-4 dựa trên hệ thống Thomson-CSF TAVITAC của Pháp (Trung Quốc nhập khẩu năm 1985).
Tàu Thanh Đảo trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm: 2 động cơ tuốc bin khí LM2500 của Mỹ và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 của Đức. Về hệ thống hỏa lực của tàu tên lửa Thanh Đảo, tàu được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu mặt nước khá mạnh với tên lửa hành trình YJ-83 (8 quả).
Đạn tên lửa hành trình chống tàu YJ-83 có khả năng mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 165kg, tầm bắn 150-200km. YJ-83 được đánh giá một trong những loại tên lửa chống tàu nguy hiểm, khó đánh chặn khi mà pha cuối chỉ bay cách mặt nước 5m, tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Khu trục hạm Thanh Đảo trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-7 (8 đạn sẵn sàng bắn và 16 đạn dự trữ). Đạn tên lửa HQ-7 có tầm bắn 10.000-12.000m, độ cao diệt mục tiêu 30-5.000m. Tàu Thanh Đảo được trang bị thêm 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730.
Tổ hợp này gồm: một pháo 7 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m); radar điều khiển hỏa lực TR47C, tổ hợp ngắm quang – điện. Type 730 được thiết kế chuyên đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu đối phương. Dù vậy, “lá chắn phòng không” của Thanh Đảo Type 052 vẫn được đánh giá là khá yếu ớt, khó sống sót trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống tàu hiện đại có tốc độ cao, trần bay cực thấp.
Tàu Yên Đài, Diêm Thành đều thuộc lớp khinh hạm hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 054A Giang Khải II được đưa vào phục vụ năm 2011 và 2012.
Type 054A có lượng giãn nước 4.500 tấn (toàn tải), dài 134,1m, thủy thủ đoàn 165 người. Phần thân tàu được thiết kế đặc biệt nhằm làm giảm diện tích phản xạ sóng radar, hệ thống vũ khí cũng được bố trí một cách “kín đáo” để tăng khả năng tàng hình cho con tàu. (Tàu Diêm Thành)
Tàu được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16 (đặt trong 32 ống phóng thẳng đứng) có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa tới 50km. Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa HQ-16 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.
Ngoài hệ thống HQ-16, những vũ khí còn lại trên tàu Type 054 Giang Khải II tương tự Type 052 với: 2 tổ hợp pháo cao tốc Type 730; tên lửa hành trình chống tàu YJ-83. Tuy có hỏa lực phòng không và chống hạm mạnh mẽ nhưng “chung số phận” Type 052, Type 054A Giang Khải II “tỏ ra yếu ớt” trong tác chiến chống tàu ngầm. Trên tàu chỉ được trang bị 2 cụm giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm máy phóng ngư lôi tự dẫn Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km).
Cuộc tập trận của các tàu chiến Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này đang có những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, đó là một cuộc tập trận bình thường được đặt trong kế hoạch huấn luyện hàng năm của Hải quân nước này.
Việc Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận chiến đấu ở trên những vùng biển tranh chấp như Biển Đông và biển Hoa Đông đã làm đốt nóng thêm căng thẳng trong khu vực. Đáng lo ngại nhất là cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Khám phá tàu cao tốc tên lửa nhanh, mạnh nhất thế giới


Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, loạt 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Ezzat mà họ đóng cho hải quân Ai Cập chính là loại tàu có tốc độ cao và hỏa lực mạnh nhất thế giới.
Loạt tàu này do Công ty đóng tàu VT Holt của Mỹ nghiên cứu, chế tạo dựa trên nguyên mẫu các tàu tác chiến ven bờ (LSC) của Mỹ nên có tính năng tàng hình rất tốt với thiết kế gần như không có góc cạnh, toàn bộ hệ thống vũ khí đều đặt ngầm trong thân. Chiếc đầu tiên trong loạt này là tàu cao tốc tên lửa S. Ezzat đã bàn giao cho hải quân Ai Cập vào ngày 25/10/2011, bắt đầu đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Ai Cập vào đầu năm 2012.
Phần mũi tàu được thiết kế mũi tam giác tù chứ không nhọn như các tàu LSCChiếc tàu này được vinh dự mang tên của nguyên tư lệnh hải quân Ai Cập, thượng tướng (đô đốc) Suleiman Izzat. Ông chính là người đã đặt nền móng, thành lập và lãnh đạo lực lượng hải quân Ai Cập trong khoảng thời gian 1953 – 1967. 3 chiếc tàu còn lại trong loạt tàu này được mang tên F. Zekry, M. Fahmy và A. Gad, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào tháng 12 năm nay. Cả 3 tàu này đều được tăng cường trang bị thêm 1 động cơ nữa là 4 chiếc.

S. Ezzat được nhà máy đóng tàu của công ty VT Holt bắt tay đóng mới vào tháng 11/2009. Nó có chiều dài 63m, lượng giãn nước không tải 550 tấn, thông thường 700 tấn, đầy tải 779 tấn, biên chế 40 thủy thủ, có khả năng hành trình độc lập trên biển 8 ngày, nếu tăng lượng dự trữ có thể lên tới 15 ngày.
Tàu được trang bị 3 (4) động cơ Diezen MTU giúp nó đạt vận tốc tối đa 41 hải lý/h (tương đương 73,8km/h), hiện trên thế giới không có loại tàu cao tốc nào có lượng giãn nước tương đương đạt tới tầm vận tốc như vậy.
Tàu được trang bị tên lửa chống hạm “Harpoon” của Mỹ, pháo phòng không tầm thấp SRGM “Oto Melara” 76mm của Pháp, hệ thống vũ khí tự động tầm gần (CIWS) “Phalanx” Block 1B và hệ thống Mk-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon. Có thể nói, do được trang bị cả hệ thống phòng thủ tên lửa nên S. Ezzat đã trở thành tàu cao tốc tên lửa mạnh nhất trong các tàu cùng chủng loại.
Cận cảnh tầng thượng và hệ thống vũ khí đều được giấu trong thân giữa tàuTham số:

Thuộc lớp: Ezzat, bao gồm 4 chiếc: S. Ezzat, F. Zekry, M. Fahmy và A. Gad.

Động cơ: 4 động cơ Diezen MTU16V 595TE90, mỗi chiếc công suất 23,175Hp.

Tốc độ tuần hành: 34 hải lý/h.

Tốc độ tối đa: 41 hải lý/h.

Hành trình tối đa: 2000 hải lý với vận tốc 15 hải lý/h.

Thủy thủ đoàn: 35 – 40 người.

Hệ thống vũ khí:

1 bệ pháo phòng không tầm thấp SRGM “Oto Melara” 76mm.

8 quả tên lửa chống hạm “Harpoon” BlockII của Mỹ, hệ thống phóng đặt giữa thân tàu, hệ thống nâng ống phóng bằng động cơ điện.

1 hệ thống Mk-49 /21 ống phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon.

1 hệ thống vũ khí tự động tầm gần (CIWS) “Phalanx” Block 1B.

2 khẩu súng máy M60 7,62mm.
Tàu có thiết kế khí động học tối ưu giúp tăng khả năng tàng hình và nâng cao tốc độHệ thống radar và thiết bị điện tử

Radar đối không/đối hải MRR-3D ES và 2 radar dẫn đường đều của hãng Thales (Pháp).

Hệ thống chỉ huy tác chiến TACTICOS của hãng Thales.

Hệ thống thông tin HF-5000.
Mỹ nổ banh xác
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Chắc anh nhà báo dịch thiếu ghi nhầm, chứ 4 động cơ Diezen MTU16V 595TE90, mỗi chiếc công suất 23,175P thua cả oto. Chắc là 23175 Hp. Nhưng mà có thể là không phải dịch nhầm nhọt, mà là nước ngoài nó viết thế. 23,125Hp nghĩa là 23 nghìn, 1 trăm bảy lăm. Chả hiểu VN theo chuẩn nào mà phân cách hàng nghìn với hàng đơn vị bằng dấu ".", trong khi nước ngoài toàn dùng dấu "," vì Việt ta dùng chuẩn của Pháp, đa số.

Thông số động cơ chính xác là có 3 động cơ, công suất 30.000shp (22.380kW) cung cấp tốc độ tối đa 41kt. Độ bền 8 ngày trên biển
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Tìm hiểu 'Thần sấm', 'Nhện độc' của Hải quân Việt Nam

Là lực lượng chủ đạo trong việc bảo đảm sự toàn vẹn lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, Hải quân nhân dân Việt Nam được đặc biệt ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại hóa.

Thế kỷ 20 được mệnh danh là thế kỷ của "kinh tế biển". **** và nhà nước đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển của đất nước. Để đảm bảo toàn vẹn lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển, Việt Nam cần xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bắt đầu quá trình hiện đại hóa
Vào năm cuối những năm 1990, Hải quân nhân dân Việt Nam bắt đầu quá trình hiện đại hóa quy mô nhỏ bằng hợp đồng mua 4 tàu hộ tống tên lửa tốc độ cao Project 1241 RE (NATO định danh là Tarantul-I).
Đây là loại tàu chiến được thiết kế để hoạt động tác chiến tại các vùng biển gần bờ, vùng cửa biển.

Tàu hộ tống tên lửa tốc độ cao Project 1241RE Tarantlu-I HQ-374 trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.​

Điểm mạnh của loại tàu tên lửa này là tốc độ cao, tàu có thể di chuyển trên biển với tốc độ lên đến 78 km/h với 4 tên lửa chống hạm uy lực. Loại tàu tốc độ cao này đủ khả năng đánh chìm những chiến hạm to lớn hơn nó rất nhiều.
Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit hoặc 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit. Bên cạnh đó tàu còn được vũ trang với pháo hạm AK-176 76mm và 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630 cùng hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-1M để đối phó với các mục tiêu tầm thấp.
Loại tàu tên lửa cao tốc này được đặt cho biệt danh là “Nhện độc” bởi khả năng cơ động cao cùng hệ thống vũ khí khá uy lực.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đã mua 4 chiếc loại này, ngoài ra phía Nga đã cung cấp giấy phép để đóng loại tàu chiến cao tốc này ngay tại Việt Nam. Ít nhất 6 chiếc loại này đã đi vào hoạt động trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đến đầu những năm 2000, Việt Nam lại đặt mua thêm 12 tàu hộ tống tên lửa tốc độ cao Project 1241.8 Molniya, loại tàu này được mạnh danh là Thần Sấm. Điểm đáng sợ của loại tàu tên lửa tốc độ cao này là nó được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm hiện đại loại Kh-35Uran-E với tầm bắn 130 km.

Tàu hộ tống tên lửa tốc độ cao Project 1241.8 Molniya HQ-375 trong biên chế Hải quân Việt Nam.​

Đây là loại tàu chiến có một không hai trên thế giới, ở cùng tải trọng tương đương khoảng 550 không một loại tàu chiến nào khác được trang bị nhiều tên lửa chống hạm đến vậy.
Khi tác chiến ở tốc độ cao với 16 tên lửa chống hạm Molniya khiến đối phương phải lo lắng bởi sức mạnh hỏa lực của nó.
Ngoài ra, tàu còn được vũ trang với một pháo hạm 76mm và 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Hải quân Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 chiếc, 10 chiếc còn lại trong hợp đồng sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga.
Từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự
Ngoài việc mua sắm trang thiết bị quốc phòng hiện đại từ bên ngoài, **** và nhà nước rất quan tâm đến việc đưa công nghiệp đóng tàu trong nước tiếp cận công nghệ đóng tàu chiến hiện đại của thế giới.
Minh chứng cho điều này là sau khi mua sản phẩm tàu chiến từ Nga Việt Nam đều mua giấy phép để tự đóng các loại tàu chiến đó trong nước.

Sự thành công của tàu pháo TT-400TP đã mở ra bước ngoặt cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam.​

Trong khi nền tảng công nghiệp đóng tàu trong nước còn nhiều hạn chế thì việc mua giấy phép là cách tốt nhất để công nghiệp đóng tàu trong nước tiếp cận tới trình độ hiện đại của công nghệ đóng tàu quân sự thế giới.
Thông qua việc mua giấy phép đóng tàu quân sự từ Nga, công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước từng bước làm chủ công nghệ hiện đại tiến tới tự sản xuất tàu chiến để cung cấp cho hải quân làm chủ nguồn cung và giảm dần sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Dự án tàu pháo TT-400TP được coi là thành quả của việc từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại. Loại tàu này được Việt Nam mua bản vẽ thiết kế sơ bộ và tự thiết kế chi tiết cho tàu, sự thành công của dự án tàu pháo TT-400TP đã mở ra bước ngoặt lớn trong việc làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại.
Tàu có tải trọng đầy tải 480 tấn, tốc độ tối đa 60 km/h, vũ khí bao gồm một pháo hạm AK-176 76mm, một pháo bắn siêu nhanh AK-630, súng máy phòng không 14,5mm, giá phóng tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1M.
Hai chiếc thuộc loại này do nhà máy đóng tàu Hồng Hà tự đóng đã được đưa vào sử dụng trong Hải quân nhân dân Việt Nam phục vụ cho các hoạt động tuần tra vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Dự kiến dự án tàu tên lửa TT-400TL sẽ được đóng mới và đưa vào sử dụng trong thời gian tới.


http://soha.vn/quan-su/tim-hieu-than-sam-nhen-doc-cua-hai-quan-viet-nam-20130207173317535.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Chiến hạm Type 055 TQ mạnh gấp đôi tuần dương hạm Mỹ?


(Kienthuc.net.vn) - Hỏa lực chiến hạm thế hệ mới của Trung Quốc Type 055 sẽ mạnh gấp 3-5 lần khu trục lớp Arleigh Burke, gấp 2 lần tuần dương hạm Ticonderoga (Mỹ).

Theo Thời báo Hoàn Cầu, cuối năm 2012, các trang mạng quân sự Trung Quốc đã xôn xao bàn luận về khu trục hạm tên lửa thế hệ mới Type 055. Theo nguồn tin từ trang mạng top161.cn, bản thiết kế tàu khu trục đã được hoàn thiện. Con tàu được thiết kế với tính tàng hình mạnh, giảm tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ.


Type 055 có lượng giãn nước toàn tải 12.000 tấn, dài 183m, rộng 22m. Dự kiến, 8 con tàu đầu tiên trang bị hệ thống động lực truyền thống (diesel, tuốc bin khí) và 8 chiếc khác sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Type 055 được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động đa chế độ thế hệ mới có tầm hoạt động 600km. Nó có thể giám sát và kiểm soát hàng trăm mục tiêu và tự động điều phối mục tiêu tới các đơn vị bạn. Tàu còn có hệ thống truyền tải dữ liệu chiến đấu tương tự chuẩn Link-16 của Hải quân Mỹ.

Pháo phòng không siêu tốc 11 nòng cỡ 30mm sẽ là một trong những loại vũ khí trên Type 055.​
Khu trục hạm Type 055 trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ gồm:


- Tháp pháo tầm xa 155mm cho những chiếc đầu tiên, và những chiếc sau có thể sẽ được thay thế bằng pháo điện từ hoặc pháo laze.


- Hai hệ thống ống phóng thẳng đứng (64 ống/hệ thống) chứa các loại tên lửa đối không tầm xa HQ-10, tên lửa hành trình đối đất, tên lửa chống tàu ngầm và tên lửa chống tàu mặt nước YJ-83 (hoặc YJ-62).


- Hệ thống phóng WHH004 dùng để bắn ngư lôi chống tàu mặt nước và ngư lôi chống ngầm thế hệ mới.


- Hệ thống pháo phòng không siêu tốc Type 1130 trang bị 11 nòng pháo cỡ 30mm, đạt tốc độ bắn 10.000 phát/phút. Hiện nay, pháo Type 1130 đã được trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh.


Ngoài ra, tàu khu trục Type 055 có thể chở được tới 2 trực thăng săn tàu ngầm.


Thời báo Hoàn Cầu nhận định, hỏa lực của Type 055 gấp 3-5 lần so với tàu khu trục Aegis Arleigh Burke và gấp 2 lần hỏa lực tuần dương hạm Aegis Ticonderoga của Hải quân Mỹ.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/Chien-ham-Type-055-TQ-manh-gap-doi-tuan-duong-ham-My-895809/
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lại nổ rồi , đợt sau các chú lãnh đạo lại bắn pháo hoa cho mà xem
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Hải quân Nga bắt đầu trỗi dậy với tuần dương hạm hàng vạn tấn

Thứ ba 19/02/2013 06:44
ANTĐ - Hiện nay, hải quân Nga đang triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua sắm 4 tàu đổ bộ tấn công “Mistral” có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?

Tuần dương hạm lớn nhất 24 năm qua
Mạng thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga vừa trích dẫn thông tin của hãng thông tấn “Izvestia” cho biết, Bộ tư lệnh hải quân Nga đã phê duyệt kế hoạch phát triển tàu khu trục hạng nặng tác chiến viễn dương (hay còn gọi là tuần dương hạm hạng nặng). Chiến hạm lớn nhất mà Nga đóng trong 24 năm qua do Cục thiết kế “Phương Bắc” chịu trách nhiệm thiết kế, dự kiến các tài liệu kỹ thuật, thiết kế chi tiết và hệ thống vũ khí sẽ hoàn tất trong vòng 2 - 3 năm nữa.
Những số liệu ban đầu cho biết, tuần dương hạm hạng nặng tương lai sẽ có lượng giãn nước khoảng 12.000 tấn, tương tự như tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 “Slava” (hay còn gọi là “Atlas” - Атлант) nhưng trang bị tối tân hơn nhiều. Nó thuộc dạng tuần dương hạm đa năng, được trang bị tên lửa hành trình, tên lửa và ngư lôi chống ngầm, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Ngoài chức năng tác chiến viễn dương, nó cũng có thể chi viện cho lực lượng bảo vệ bờ biển của lục quân Nga.

Tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 “Slava” có lượng giãn nước 12000 tấn

Dự kiến, tuần dương hạm này sẽ được trang bị các loại tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại C-500 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa mặt đất lừng danh S-500 của Nga). Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống sonar công suất cao và hệ thống phóng ngư lôi đa dụng, vừa có khả năng phóng ngư lôi chống ngầm, vừa có khả năng phóng tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm…
Tuần dương hạm hạng nặng này được chế tạo với nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là bảo vệ các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp “Mistral” mà Nga đặt mua của Pháp, giai đoạn sau nó sẽ trở thành tàu hộ tống chủ lực, đảm nhận nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và phòng không trong biên đội tàu sân bay tương lai của Nga.
Tháng 6/2012, Tổng giám đốc đương nhiệm của Tập đoàn đóng tàu “Liên Hợp” là ông Roman Castro đã từng tuyên bố, bước sang năm 2016 Nga sẽ triển khai đóng chiếc tuần dương hạm hạng nặng đầu tiên được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Loạt tuần đương hạm này bao gồm 6 chiếc do nhà máy đóng tàu “Phương Bắc” và nhà máy đóng tàu “Baltic” liên hợp sản xuất. Hiện công tác thiết kế đã được triển khai, trong danh mục thiết kế cơ bản cho biết, tàu sẽ được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân.


Tuần dương hạm kiểu mới sẽ sử dụng động cơ hạt nhân và hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại
Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?
Trước đây hải quân Liên Xô đã từng có những tuần dương hạm siêu nặng tới hơn 4 vạn tấn mà điển hình là tàu Đô đốc “Gorshkov”. Nó cũng là chiếc thứ 4 trong loạt 4 tuần dương hạm siêu nặng Nga phát triển từ năm 1975 – 1989. Sự ra đời của “Gorshkov” vào năm 1989 cũng chính là điểm khởi đầu mốc 24 năm hải quân Nga không đóng được chiến hạm nào trên vạn tấn.
“Gorshkov” có lượng giãn nước khoảng 4,5 vạn tấn, được trang bị hàng trăm quả tên lửa phòng không và tên lửa đối hạm, chuyên chở máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu phản lực cất cánh thẳng đứng. Sự kết hợp tính năng của một tuần dương hạm và một tàu đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực đã khiến “Gorshkov” vượt qua các tàu đổ bộ tấn công Mỹ trong thời điểm đó, thậm chí là ngay cả bây giờ cũng không có tuần dương hạm nào trên thế giới có khả năng tấn công tên lửa mạnh như nó.
Hiện nay, “Gorshkov” đã được bán cho Ấn Độ, thật đáng tiếc là người Ấn Độ đã cải tạo con tàu này thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó. Tàu sân bay “INS Vikramaditya” mang theo 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng, việc loại bỏ toàn bộ máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng và đặc biệt là hàng loạt hệ thống tên lửa đã làm con tàu trở nên bình thường, không sánh được với các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ chứ đừng nói là tàu sân bay.

“Gorshkov” nay đã trở thành tàu sân bay “INS Vikramaditya” của Ấn Độ

Trước đây và ngay cả bây giờ, Moscow vẫn chưa đủ lực để đua tranh với Washington, họ chỉ còn một chiếc tàu sân bay duy nhất là “Kuznetsov”, mà khả năng hoạt động cũng rất hạn chế. Cũng do điều kiện ngân sách quốc phòng hạn hẹp, Nga không còn giữ được tàu đổ bộ tấn công nào trên 1 vạn tấn, họ cũng chỉ đóng mới một số rất ít các tàu khu trục bán nặng tối đa là 8000 nghìn tấn, còn lại thường là các tàu từ 2000 - 4000 tấn thậm chí dưới 1000 tấn.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Nga bằng lòng với hiện trạng này, trong con đường phát triển hải quân của Nga, dường như người ta thấy có một chút nhẫn nại. Nga đang từng bước cải thiện cán cân quân sự với Mỹ và NATO bằng một phương thức hết sức khôn ngoan và linh hoạt: đầu tư phát triển hải quân có kế hoạch, tập trung đi tắt đón đầu vào các lĩnh vực trọng điểm như tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn và các tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm và tàu nổi.
Song song với nó, trong “kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020”, đóng mới hàng không mẫu hạm là một trọng điểm của hải quân Nga. Theo tiết lộ của cựu Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Vysotsky, tàu sân bay mới sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tác chiến trên biển, không còn mang ý nghĩa đơn thuần là hàng không mẫu hạm kiểu cổ điển nữa. Với nền tảng công nghệ sẵn có, không khó để Nga hoàn thành kế hoạch của mình, dự kiến đến năm 2025 nó sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nga.

Biên đội tàu sân bay duy nhất của Nga là “Kuznetsov”

Hiện nay, theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và vị thế vững chắc thứ 2 trong Top 10 nước xuất khẩu vũ khí thế giới, dường như hải quân Nga đang từng bước khôi phục lại uy danh của hải quân Xô Viết. Nga đồng loạt triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua và tự đóng 4 tàu đổ bộ tấn công “Mistral” của Pháp có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga sắp bắt đầu?



Hải quân Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu chết người

Thứ hai 18/02/2013 17:52
ANTĐ - Ngày 06/02 vừa qua, trên website của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy – Australia đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hải quân Trung Quốc cần phải đổi mới tư duy”, trong đó nhấn mạnh, hải quân Trung Quốc hiện có quá nhiều điểm yếu chết người.

Vừa qua, Ủy ban hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị với nội dung chính là chiến lược và ý đồ trên biển của Trung Quốc, trong đó xoáy sâu vào các vấn đề: Trong tương lai Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng hải quân và các lực lượng vũ trang trên biển khác như thế nào?​
Hiện nay, Trung Quốc không ngừng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh cả về quy mô và chất lượng và chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây. Họ đang phát triển đồng thời nhiều loại năng lực khác nhau, vừa phục vụ cho những nhiệm vụ khẩn cấp, vừa đáp ứng những yêu cầu lâu dài. Trên thực tế, ở một số mặt, họ đã có những thành công nhất định với nhiều hướng phát triển khác nhau.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thường được ví là “khách sạn nổi”
vì chưa có khả năng tác chiến lại thường được chăng đèn, kết hoa sặc sỡ.
Một trong những thành công của Bắc Kinh là phát triển lực lượng an ninh trên biển theo hướng dân sự hóa. Các lực lượng này nhanh chóng mở rộng về cơ cấu và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu thuộc lực lượng hải quân chuyển sang. Lực lượng này được mệnh danh là hạm đội “Hải quân 2”, chịu trách nhiệm giải quyết các sự vụ trên biển, đối phó với tàu thuyền chấp pháp phi vũ trang của các nước xung quanh.
Lực lượng này đã hoạt động tương đối có hiệu quả trên biển Đông và Hoa Đông, khả năng đối chọi với hải quân Nhật và thậm chí còn mạnh hơn hải quân một số nước có tranh chấp trên biển Đông, được Trung Quốc coi là “Bộ đội tuyến 1” trên biển. Trong xung đột với Philippines tháng 5/2012, ý đồ và xu hướng triển khai lực lượng này đã bộc lộ rất rõ nét.
Tuy đã đạt được một số thành công nhưng con đường phát triển của hải quân Trung Quốc đang có những chệch choạc về định hướng, đặc biệt là họ đang tiến hành những chiến lược chẳng giống ai dẫn đến lực lượng hải quân phát triển theo hướng tự phát, chỉ chăm chăm tăng thêm số lượng mà không xác định được đâu là điểm yếu của mình, cái gì là mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu.
Các tàu khu trục lớp 052C và 052D của Trung Quốc có khả năng phòng không hạm rất yếu kém
Về tàu ngầm thì kế hoạch phát triển phân tán, mạnh về lượng, yếu về chất và không có định hướng dài hơi, đặc biệt là trên 2 lĩnh vực động cơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Khả năng phòng không hạm đội còn quá yếu, lạc hậu hàng chục năm so với phương Tây; số lượng tàu chiến cỡ lớn ít ỏi; hàng không mẫu hạm có cũng như không. Nói tóm lại, hải quân Trung Quốc còn cần rất nhiều thời gian và sức lực để phát triển một hạm đội hải quân đủ mạnh, có năng lực tác chiến toàn diện

ANTD
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Hải quân Mỹ sẽ có chiến hạm siêu tốc


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ đang lắp động cơ phản lực nước Rolls Royce mới cho chiến hạm tuần duyên LCS của họ để giúp cho các chiến hạm này có thể đạt tốc độ siêu nhanh.


Theo đó, 4 động cơ mới Axial Flow Waterjet Mk-1 sẽ được lắp đặt trên chiến hạm tuần duyên LCS thứ năm (USS Milwaukee) ở nhà máy đóng tàu Marinette Marine trong 2 năm tới.


Động cơ phản lực nước mới sẽ thay thế cho hệ thống động cơ đẩy thông thường mà đã được lắp đặt trên các chiến hạm tuần duyên LCS trước đó. Theo Hải quân Mỹ, động Mk-1 mới có thể đẩy được 1,9 triệu lít nước mỗi phút, giúp tăng tốc độ của chiến hạm tuần duyên LCS lên trên 46 hải lý/giờ (74km/h) trong khi trọng lượng của động cơ lại nhẹ hơn.


Động cơ mới được hợp tác phát triển bởi Văn phòng Nghiên cứu Hải quân và Trung tâm tác chiến mặt nước, thuộc Hải quân Mỹ. Mục đích của chương trình là làm tăng tốc độ di chuyển cho chiến hạm tuần duyên LCS trong khi vẫn giảm được chi phí bảo dưỡng và vận hành.


Chiến hạm tuần duyên LCS là một lớp tàu chiến mới, được thiết kế theo yêu cầu của Hải quân Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh. Lớp tàu này được chế tạo với 2 biến thể, một biến thể thông thường và biến thể 3 thân (trimaran). LCS tương tự như tàu hộ tống, nhưng lại có khả năng tấn công như một tàu đổ bộ. Phía đuôi tàu có bãi đáp trực thăng và khoang chứa đủ lớn cho 2 trực thăng SH-60 Sea Hawk cùng khả năng đổ bộ bằng việc thả ra một chiến đấu bọc thép lưỡng cư nhỏ.


Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cũng cho rằng, động cơ Mk-1 sẽ giảm chi phí bảo dưỡng và tăng tuổi thọ vận hành, nhưng do chân vịt quay với tốc độ quá lớn nên khi hoạt động, chiếm hạm LCS sẽ tạo ra rất nhiều tiếng ồn. Điều này sẽ làm khó cho nó khi tham gia các hoạt động chống tàu ngầm ở các vùng ven biển.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Hải quân Mỹ sắp hạ thủy siêu tàu chiến DDG-1000 "khủng" nhất TG
Tàu khu trục tàng hình này được Lầu Năm Góc quảng cáo là tàu khu trục “tiên tiến nhất trong lịch sử” – còn gọi là “viên đạn bạc tàng hình”.

Tại một thị trấn nhỏ ven biển thuộc Bath, Maine (Mỹ), một trong những chiến hạm tấn công tối tân nhất từng được chế tạo đang dần được hoàn thiện. Các thành phần chính của tàu khu trục dài 186m mang tên USS ZUMWALT (DDG 1000) đã được lắp ráp với nhau tại nhà máy đóng tàu General Dynamics ở Bath Iron Works.
Tàu khu trục lớp ZUMWALT sẽ có lượng choán nước lên tới hơn 15.600 tấn, lớn hơn so với tất cả các tàu tuần dương hạm hạng nặng trong Chiến Tranh Thế Giới II.

Hình hài của tàu khu trục lớp ZUMWALT đầu tiên, mang tên DDG-1000​

DDG-1000 có chiều dài dài hơn và nặng hơn so với các tàu khu trục hiện tại, nhưng thủy thủ đoàn lại giảm được một nửa vì các hệ thống được tự động hóa cao. Tàu khu trục DDG-1000 được trang bị với 2 pháo điện từ.
Tàu khu trục lớp ZUMWALT có chiều rộng ngang 80 feet (24 m) và mướn nước 8,2 m. Máy phát tua bin trên tàu tạo ra lực đẩy 78 MW và đây là loại động cơ có thể cung cấp lượng điện lớn nhất được trang bị cho tàu chiến.

Hai hệ thống pháo điện từ tiên tiến (AGS) 155mm đã được lắp đặt trên mặt tàu ZUMWALT. Một hệ thống được bọc trong nhà màu xanh và hệ thống còn lại ở phía trước. Hai hệ thống pháo này được bảo vệ bởi hệ thống ống phóng thẳng đứng cho tên lửa được bố trí ở ngoại biên. Radar và các hệ thống cảm biến khác của tàu được nhúng vào trong cấu trúc thượng tầng.​

Hệ thống điện tích hợp trên tàu sẽ cho phép khả năng cung cấp năng lượng cần thiết cho các hệ thống vũ khí tương lai như laser hoặc vũ khí năng lượng định hướng.
Tàu khu trục tàng hình này được Lầu Năm Góc quảng cáo là tàu khu trục “tiên tiến nhất trong lịch sử” – còn gọi là “viên đạn bạc tàng hình”.
Thiết kế của nó được Washington cho là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch dịch chuyển Hải quân về châu Á – Thái Bình Dương, khu vực chiến lược quan trọng nhất thế giới của Lầu Năm Góc.

Phần thép của con tàu được sơn lót màu đỏ. Sàn tàu và nhà chứa máy bay phía sau được chế tạo bằng vật liệu composite. Đuôi tàu vẫn chưa được gắn vào thân tàu.​

Với công nghệ tàng hình, khả năng ưu việt của hệ thống sonar, khả năng tấn công mạnh mẽ và số lượng thủy thủ đoàn ít – nó là hy vọng tương lai của chúng tôi”, Đô đốc hải quân Mỹ Jpnathan Grinert phát biểu khi ông đến thăm nhà máy đóng tàu tại Maine, nơi đang đóng những tàu khu trục DDG-1000 đầu tiên.
DDG-1000 là tàu khu trục đầu tiên của lớp ZUMWALT được bắt đầu khởi đóng từ năm 2009 và dự kiến sẽ được hạ thủy trên sông Kennebec vào mùa hè này. Con tàu sẽ được cung cấp cho Hải quân Mỹ vào cuối năm 2014.
DDG-1000 và các tàu khu trục tàng hình khác thuộc lớp ZUMWALT có đặc điểm thân tàu dạng “xuyên sóng” vì thế không để lại dấu vết, các tàu khu trục này cũng chạy “êm hơn”. Tín hiệu phản xạ trên màn hình radar đối phương của nó được cho là chỉ thấp hơn một tàu đánh cá cỡ nhỏ.

Cuối năm nay, tàu ZUMWALT sẽ được hạ thủy và đây sẽ là chiếm hạm "khủng" nhất trên thế giới.​

Mỹ đang đặt hy vọng lớn vào dự án chế tạo siêu tàu khu trục tàng hình lớp ZUMWALT để có thể thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt trên Thái Bình Dương.
Thế hệ tàu chiến “siêu tàng hình” DDG-1000 lớp ZUMWALT đang được đóng sẽ có thể được sử dụng trong vai trò lực lượng nòng cốt của Hải quân Mỹ để lẻn sâu vào vùng ven biển của Trung Quốc mà không bị phát hiện và thực hiện tấn công mục tiêu bằng pháo điện từ như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Thêm 2 tàu lớp ZUMWALT khác là MICHAEL MONSOOR (DDG 1001) và LYNDON B. JOHNSON (DDG 1002), cũng được chế tạo ở Bath. Ngoài ra, hiện tại chưa có thêm tàu khu trục nào khác thuộc lớp này được lên kế hoạch chế tạo.

http://soha.vn/quan-su/hai-quan-my-sap-ha-thuy-sieu-tau-chien-ddg1000-khung-nhat-tg-20130222164354589.htm

Xem thêm Pháo chính AGS 155mm


http://www.navweaps.com/Weapons/WNUS_61-62_ags_pics.htm






Mỹ thử nghiệm hải pháo 155 mm của khu trục hạm lớp Zumwalt

QĐND - Thứ Sáu, 30/09/2011, 20:43 (GMT+7)
QĐND Online - Hải quân Mỹ vừa bắn thử hải pháo AGS (Advanced Gun System) cỡ nòng 155 mm, loại dự kiến trang bị trên khu trục hạm thế hệ mới lớp Zumwalt. Theo trang tin Strategy Page, trong quá trình thử nghiệm, hải pháo AGS đã bắn thử thành công loại đạn pháo có điều khiển trang bị thiết bị định vị toàn cầu GPS để tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách 81 km.
Mỹ bắt đầu phát triển hải pháo AGS từ năm 2005. Theo giới thiệu của đơn vị phát triển, pháo AGS có thể sử dụng đồng thời các loại đạn có điều khiển và thông thường được thiết kế riêng. Mặc dù cỡ đạn pháo 155 mm đang được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị quân đội Mỹ, nhưng thiết kế của chúng không phù hợp với hải pháo AGS mới.
Pháo AGS. Ảnh: armybase.us
Theo thiết kế, khi sử dụng đạn có điều khiển GPS (nhiều nguồn tin đây là một phiên bản của đạn pháo Excalibur), tầm bắn của pháo AGS có thể đạt tới 190 km. Để đạt được tầm bắn như trên, đạn pháo có điều khiển nặng 11 kg sẽ được bắn theo phương thẳng đứng. Nhờ thiết bị GPS, đạn pháo có điều khiển sẽ độ lệch hiệu dung (CEP) bán kính khoảng 50 m ở tầm bắn tối đa.
Với tổng cơ số đạn là 335 viên, trang bị cơ cấu nạp đạn tự động và làm mát bằng nước, tốc độ bắn của pháo AGS đạt khoảng 10 phát/phút. Điểm đặc biệt của AGS là nòng pháo chính được đạt trong bệ hình khối khí động và được áp dụng công nghệ tàng hình. Khi không tác chiến, nòng pháo của AGS được xếp gọn trong khối bệ.
Hải quân Mỹ đặt hàng đóng mới khu trục hạm lớp Zumwalt từ năm 2008. Tới thời điểm hiện tại, đã có 3 chiến hạm loại này đang được đóng mới và chúng sẽ được chuyển giao trong giai đoạn năm 2014-2018. Với tổng chiều dài đạt 183 m, khu trục hạm lớp Zumwalt có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ. Trang bị vũ khí cơ bản của lớp tàu này là 20 ống phóng thẳng đứng MK 57 VLS với 80 đạn tên lửa, 2 hải pháo 155 mm và 2 pháo phòng không Mk 110 57 mm.
Khả năng tác chiến của khu trục hạm lớp Zumwalt còn được mở rộng nhờ mang theo một máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout.
Tuấn Sơn (theo Lenta, Strategy Page)

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/162232/Default.aspx
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Tìm hiểu chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Hạm đội Đông Hải


(Kienthuc.net.vn) - Sovremenny (Project 956) là chiến hạm có năng lực chống tàu mặt nước mạnh nhất Hạm đội Đông Hải (Trung Quốc).

Những năm 1990, Hải quân Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thiếu tàu khu trục có khả năng tác chiến xa bờ với hệ thống vũ khí mạnh.


Đứng trước tình hình này, giai đoạn 1999-2000, Trung Quốc mua lại 2 tàu khu trục Sovremenny (Project 956) của Nga, được đặt tên là 136 Hàng Châu và 137 Phúc Châu.


Sau đó, Trung Quốc tiếp tục đặt hàng thêm 2 tàu nữa với một vài sửa đổi. Biến thể này được gọi là Project 956EM, 2 chiếc mang số hiệu 138 Hải Khẩu và 139 Ninh Ba. Tuy nhiên, Trung Quốc phải chi khá đậm cho thương vụ này.


Trong khi hai chiếc đầu tiên chỉ có giá 600 triệu USD/chiếc thì 2 chiếc 956EM tiếp theo có giá tới 750 triệu USD/chiếc. Điều này biến nó thành tàu chiến nhập ngoại đắt nhất Trung Quốc.

Khu trục tên lửa Sovremenny của Hải quân Trung Quốc.​
Hiện cả 4 tàu Sovremenny được biên chế trong Hạm đội Đông Hải. Trước khi có sự xuất hiện của tàu khu trục Type 052C lớp Lữ Dương II, Sovremenny được xem là chiến hạm mạnh nhất của nước này.


Đặc biệt, Sovremenny bán cho Trung Quốc trang bị hệ thống tên lửa chống tàu cực mạnh P-270 Moskit. Đấy được xem là một trong những “sát thủ diệt hạm” hàng đầu thế giới.


Vũ khí chống tàu mặt nước “hàng khủng”

Để đáp ứng nhiệm vụ chính là chống tàu chiến mặt nước, Sovremenny được trang bị 8 tên lửa P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunburn).


P-270 Moskit nặng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 320kg (hoặc đầu đạn hạt nhân 120 kiloton).


Điểm mạnh nhất và cũng là đáng sợ nhất của P-270 Moskit là tốc độ cực cao, gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ này, P-270 Moskit chỉ cho đối phương khoảng 25-30 giây để có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ của mình.

Khu trục Sovremenny mang tên Hàng Châu phóng tên lửa P-270 Moskit.​
Với thời gian đó, tàu đối phương có ít khả năng vận hành phóng tên lửa đánh chặn hay dùng pháo cao tốc độ bắn chặn. Không những thế, ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu P-270, việc bay cách mặt biển 20m càng gây khó hơn đối với hệ thống phòng thủ tàu chiến.


Hai chiếc Sovremenny đầu tiên cho hải quân Trung Quốc trang bị biến thể P-270 đạt tầm bắn 120 km. Hai chiếc Sovremenny cải tiến sau đó dùng biến thể cải tiến tăng tầm lên 200km.


Có thể nói, ít có loại tên lửa hành trình chống tàu nào của Trung Quốc có sức công phá, tốc độ tương đương P-270 Moskit.


Hỏa lực phòng không của Sovremenny gồm 2 hệ thống tên lửa tầm trung Shtil (NATO định danh SA-N-12). Shtil có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 30km, độ cao 14km. Ngoài ra, tàu còn trang bị 4 tháp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Tên lửa phòng không tầm trung Shtil.​
Vũ khí chống ngầm gồm 2 cụm phóng ngư lôi 533mm; 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Vũ khí này giúp bao quát mục tiêu tàu ngầm tầm 10km.


Biến thể Sovremenny (Project 956EM) cải tiến với việc tháo bỏ pháo AK-630. Thay vào đó, nó được trang bị thêm 2 hệ thống pháo – tên lửa phòng không tầm thấp Kashtan. Hệ thống phòng không cải tiến Shtil-1 tăng tầm lên 50km.


Vẫn có hạn chế

Với hệ thống vũ khí đầy uy lực, Sovremenny là một loại tàu chiến đáng gờm trên biển. Một đối thủ đáng để bất kỳ đối phương nào phải nể trọng. Tuy nhiên, loại tàu khu trục này không hẳn là không có điểm yếu.


Trước hết, loại tàu khu trục này không được thiết kế với tính năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại. Những tàu chiến phục vụ trong Hải quân Nga luôn nổi bật với cột khói đen ngòm bốc cao mỗi khi hoạt động. Điểm này đã được khắc phục phần nào trên biến thể 956EM xuất khẩu cho Trung Quốc.


Mặt cắt radar của tàu tương đối lớn cùng với độ bức xạ hồng ngoại cao, loại tàu khu trục này dễ dàng bị phát hiện từ xa. Đây là một điểm bất lợi khi phải đối mặt với những tàu khu trục hiện đại khác. Do nhiệm vụ chính là tấn công tàu chiến mặt nước, vũ khí chống ngầm và phòng không của tàu chỉ ở mức thứ yếu.


Tuy nhiên, nếu phối hợp chiến đấu cùng khu trục Type 052C, Sovremenny sẽ không quá lo lắng về phòng không. Và con tàu chỉ chuyên tâm về chống tàu mặt nước. Khi đó, P-270 Moskit sẽ là “bài toán” khó khăn với hệ thống phòng không trên chiến tàu Nhật.



http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/Tim-hieu-chien-ham-chong-tau-khung-nhat-Ham-doi-dong-Hai-896340/
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
hôm trc trên National geographic cóc phát về 2 em LCS của Mỹ vẫn thấy khói đen đen tuy không nhiều như tầu LX
lúc mà em nó chạy 48knot thì kuznetsov chắc ngang ngang về khói
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Tàu chiến mới nhất của Trung Quốc có gì đặc biệt?

Thu, 28 Feb 2013 07:17:29 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Tàu chiến tàng hình mới nhất của Hải quân Trung Quốc Type 056 là ứng viên thay thế các tàu chiến thế hệ cũ Type 053 và Type 037 trong 3 hạm đội.

<li style="display: list-item;" id="itemview1">
Hải quân Trung Quốc đã chính thức tiếp nhận tàu chiến tàng hình mới nhất lớp Jiangdao Type 056 vào ngày 24/2. Theo một số nguồn tin, Type 056 sẽ được dùng để thay thế các tàu chiến lớp Giang Hồ Type 053 và tàu pháo – tên lửa cỡ nhỏ Type 037 thế hệ cũ.
<li style="display: list-item;" id="itemview1">
<li style="display: list-item;" id="itemview2">
Tàu chiến tàng hình lớp Jiangdao Type 056 (số hiệu 582) trong lễ tiếp nhận trang bị Hải quân Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ con tàu được đưa về biên chế trong hạm đội nào.
<li style="display: list-item;" id="itemview2">
<li style="display: list-item;" id="itemview3">
Tuy các phương tiện truyền thông Trung Quốc (Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu) gọi con tàu là khinh hạm (frigate). Nhưng nếu xét thông số kỹ thuật của tàu thì nó chỉ tương đương với hộ tống hạm (corvette). Type 056 có lượng giãn toàn tải 1.440 tấn, dài 95,5m, rộng 11,6m.
<li style="display: list-item;" id="itemview3">
<li style="display: list-item;" id="itemview4">
Kiểu dáng thân tàu thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình “lẩn tránh” hệ thống radar trinh sát mặt biển. Tàu được trang bị một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu nhưng không có nhà chứa.
<li style="display: list-item;" id="itemview4">
<li style="display: list-item;" id="itemview5">
Kiến trúc thượng tầng của tàu hộ tống lớp Jiangdao Type 056.
<li style="display: list-item;" id="itemview5">
<li style="display: list-item;" id="itemview6">
Type 056 được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không. Trong ảnh là pháo hạm tự động 76mm ở boong trước tàu Type 056. Kiểu dáng pháo hạm này có nhiều nét tương đồng với kiểu AK-176 của Nga. Nhiều khả năng, Trung Quốc sao chép nguyên dạng AK-176.
<li style="display: list-item;" id="itemview6">
<li style="display: list-item;" id="itemview7">
Ở đuôi tàu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N (trong ảnh), có kiểu dáng tương tự loại RIM-116 RAM của Mỹ. Đạn tên lửa của FL-3000N có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6-9km. Ngoài FL-3000N, tàu còn có 2 hệ thống pháo tự động 30mm.
<li style="display: list-item;" id="itemview7">
<li style="display: list-item;" id="itemview8">
Hỏa lực diệt mục tiêu mặt nước của Type 056 gồm 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-83 đạt tầm bắn khoảng 280km.
<li style="display: list-item;" id="itemview8">
<li style="display: list-item;" id="itemview9">
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân, thay thế tàu chiến thế hệ cũ. Trung Quốc đề ra kế hoạch đóng 20 tàu chiến tàng hình Type 056.
<li style="display: list-item;" id="itemview9">
<li style="display: list-item;" id="itemview10">
Hiện nay, 2 nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua (tại Thượng Hải) và Hoàng Phố (Quảng Châu) thực hiện đóng mới 20 tàu Type 056 với tốc độ “vũ bão”. Từ tháng 5/2012-2/2013, 2 nhà máy đã khởi đóng 11 chiếc, trong đó 1 chiếc số hiệu 582 đã hoàn thiện và đưa vào phục vụ. Một chiếc khác số hiệu 596 đang chạy thử nghiệm, số còn lại có lẽ sẽ sớm hạ thủy ngay trong năm 2013.
<li style="display: list-item;" id="itemview10">
http://kienthuc.net.vn/gallery/vu-khi/201302/Tau-chien-moi-nhat-cua-Trung-Quoc-co-gi-dac-biet-897224/?p=10#.US6s8zf4Ipc
 

longlanh1510

Xe tải
Biển số
OF-56353
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
215
Động cơ
449,550 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Quái vật Mỹ ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore. Đây là một trong những động thái của Mỹ nhằm đối phó với nguy cơ từ điểm nóng ở Biển Đông.
Tầu tuần duyên LCS là lớp tầu tác chiến tàng hình trên vùng nước nông, vùng biển gần bờ, có khả năng tác chiến độc lập hoặc liên kết phối hợp với các binh chủng khác trong lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển. Giới quân sự cũng như báo chí Trung Quốc rất chú ý đến động thái trên và liên tục có các bài phân tích về loại chiến hạm vô cùng tối tân này cùng với những nhiệm vụ của nó ở Biển Đông.

Tầu chiến tuần duyên ( LCS) là lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu nổi mới của Hải quân Mỹ. Tầu LCS là mẫu tầu chiến cao tốc, có khả năng cơ động cao, có khả năng kết nối mạng tác chiến trên biển, lớp tầu tuần duyên này là là mẫu tầu chuyên biệt của thế hệ tầu nổi tương lai của Mỹ, chương trình phát triển thế hệ tầu nổi tương lai này có tên là DD(X).


Sơ đồ kết hợp động cơ Diezen và động cơ turbingas DODOG cho các tầu có khả năng tăng tốc đột ngột. Có khả năng chống ngư lôi tầu ngầm và tên lửa chống tầu.
LCS được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cấp bách cho tàu hoạt động trong các vùng nước nông (vùng nước ven biển) để ngăn chặn các mối đe dọa đang tăng lên bởi xuất hiện nhiều khả năng chiến tranh "phi đối xứng" từ các loại thủy lôi, mìn ven biển, các tàu ngầm diesel có độ ồn rất thấp (lớp Kilo), khả năng tấn công bằng chất nổ của những lực lượng đặc công nước vànhững nhóm khủng bố được vũ trang, sử dụng những tầu, xuồng cỡ nhỏ, có tốc độ cao, được vũ trang bằng các loại vũ khí nhẹ.

Tháng Năm năm 2004, Bộ Quốc phòng Mỹ và Hải quân Mỹ thông báo đã ký hai hợp đồng thuộc lĩnh vực quốc phòng riêng biêt với hai công ty là Lockheed Martin and General Dynamics đồng thời tiến hành thiết kế lớp tầu mới, thiết kế chi tiết và đóng hai tầu thử nghiệm mẫu số 0 (áp dụng thử), lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu tương lai LCS.


Model tầu LCS-1.

Lockheed Martin Corp. phối hợp với công ty thiết kế Gibbs & Cox (Arlington, VA), 2 xưởng đóng tàu Marinette Marine Corp. (Marinette, WI) và Bollinger (Lockport, LA).

Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng đóng con tàu đầu tiên, LCS 1, trong tháng 12 năm 2004. Con tầu LCS 1 được đặt tên là USS freedom, được bắt đầu đóng vào tháng Sáu năm 2005 tại xưởng đóng tàu Marinette Marine tại Wisconsin. Nó đã được hạ thủy vào tháng Chínnăm 2006.

Tầu được bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng Bảy năm 2008. Tầu LCS được bàn giao choHải quân Mỹ vào tháng 9 năm 2008 và được biên chế đầy đủ vũ khí trang bị vào 8 tháng 11, 2008. Tầu đỗ tại căn cứ hải quân tại San Diego. 16 Tháng 2 Năm 2010, USS Freedom rời căn cứ Hải quân Mayport để bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tiên của nó, hai năm trước kế hoạch.

General Dynamics đã nhận được hợp đồng thiết kế và đóng tầu USS Independence, LCS 2, vào tháng 10 năm 2005. Con tầu được bắt đầu đóng vào tháng Giêng năm 2006 tại xưởng đóng tàu Austal USA tại Mobile, Alabama. Nó đã được hạ thủy vào tháng Tư năm 2008 và chính thức đặt tên USS Indefendence vào tháng 10 năm 2008. Con tàu hoàn thành thử nghiệm trên biển củanhững nhà thiết kế và đóng tầu vào tháng 10 Mười năm 2009 và được bàn giao cho Hải quân Mỹvào tháng 5 2009. Nó được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào tháng Giêng năm 2010.


Model tầu LCS - 2.

General Dynamics Bath Iron Works và các hãng Austal USA (Mobile, Alabama), BAE Systems (Rockville, MD), GD Advanced Information Systems (Fairfax, VA), L3 Communications Marine Systems (Leesburg, VA), Maritime Applied Physics Corporation (Baltimore, MD) và Northrop Grumman Electronic Systems (Baltimore, MD). Cần nói thêm là Austal USA là chi nhánh của công ty chuyên thiết kế và đóng các thương thuyền và chiến hạm bằng nhôm. Hãng Austal có 5 cơ sở sản xuất: 3 tại Úc, 1 tại Margate, Tasmania và 1 tại Mobile, Alabama. Lockheed Martin dùng thiết kế cổ điển với thân tàu bằng thép và thượng tầng kiến trúc bằng nhôm trong khi đó General Dynamics dùng kiến trúc ba thân ghép lại (tri-hulled-trimaran design) vỏ bằng nhôm. Thiết kế chung cho cả 2 loại :


Cả hai có lườn tàu lườn thấp hơn tàu chiến thông thường để dùng trong các khu vực sát bờ biển (cạn hơn 20 ft) được gắn động cơ diesel cùng với động cơ phản lực (gas turbine) để đạt vận tốc trên 45 hải lý. Ống hơi nước (waterjet) điều khiển được dùng để lái tàu thay vì chân vịt và bánh lái giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.

Cả hai chiếc đều có sân trực thăng lớn gấp rưỡi so với các chiến hạm khác, đủ chỗ cho 2 trực thăng loại MH-60 Seahawks và các trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout cũng như hệ thống cẩu thả và kéo các xuồng cao tốc (có nhân viên hay điều khiển vô tuyến) từ lái tàu và 2 bên hông gần mặt nước.

Thay vì trang bị cố định như các chiến hạm thông thường, chiến hạm loại này có thể nhanh chóng thay đổi vũ khí trang bị để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Vũ khí trang bị có thể sử dụng là của Mỹ, Nga hoặc các nước công nghiệp thuộc khối NATO. Việc thay đổi trang bị có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng với nhu cầu chiến trường và giảm chi phí cho những khách hàng tiềm năng khi xuất khẩu.

Được trang bị hệ thống chia sẻ thông tin chiến thuật hiện đại mới nhất (advanced networking capability to share tactical information) để phối hợp tác chiến với các máy bay chiến đấu, chiến hạm, tàu ngầm và đơn vị bạn trong vùng.
Những đặc điểm độc đáo

Kiến trúc 3 thân với chiều rộng gấp đôi chiến hạm thường với một sân bay rất rộng (1,030 m² - 11,100 sq ft) và cân bằng có thể chứa 2 trực thăng loại SH-60, các trực thăng không người lái UAV hay 1 trực thăng hạng nặng CH-53 hoạt động trong tình trạng biển động cấp 5. Trực thăng loại SH-60 có thể dùng để chuyên chở, cứu cấp, săn tàu ngầm cũng như tấn công các chiến hạm của địch
Tầng hầm boong tầu kiến trúc rất rộng nên có thể chứa đến 4 làn xe cơ giới và các quân nhân cơ hữu biên chế trên tầu, được đưa lên xuống bằng các cửa hông.

Công ty Austal còn đề nghị một thiết kế nhỏ và chậm hơn, bằng nữa loại LCS-2 đặt tên là Multi-Role Vessel hay Multi-Role Corvette có thể dùng để tuần tiễu biên giới, ngăn chặn buôn lậu trên biển hay chống hải tặc.

Hai mẫu tàu này, được gia tăng tiến độ thực hiện hai năm sớm hơn dự định vì Hải quân Mỹ muốn có các chiến hạm hoạt động được những nơi sát bờ biển. Giá thành khởi điểm cho tàu loại LCS vào khoảng $220 triệu USD một chiếc. Tuy nhiên chi phí trong thời gian qua lên cao vì các thay đổi của Hải quân và nhu cầu muốn thu ngắn thời gian nên giá chiếc LCS-1 đã tăng lên 637 triệu USD và chiếc LCS-2 là 704 triệu USD. Hải quân Mỹ dự trù sẽ giao cho Lockheed Martin hay General Dynamics, chứ không cả hai, để đóng tàu được chọn. Loại tàu này sẽ hoạt động từng phân đội 2-3 chiếc trong vùng nước cạn yểm trợ cho các tàu lớn hơn hay lực lượng bạn với 2 thủy thủ đoàn thay phiên nhau hoạt động từng 4 tháng. Thủy thủ đoàn dự kiến khoảng 40 người và khoảng 35 binh sĩ thuộc phi hành đoàn, đội bảo trì và bảo đảm kỹ thuật trực thăng và đổ bộ.

Tháng 4 năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch cho hai công ty đóng 3 LCS. Đây là các tầu trước đây đã có dự kiến ​​đặt hàng 9 con tầu (A1) (thế hệ thứ hai) của tầu tuần duyênLCS trong năm 2008 và 2009, các tầu sẽ được đưa vào biên chế và nhận nhiệm vụ vào thời gian2010 đến 2012.

Số lượng tàu LCS dự kiến đóng chưa chính xác nhưng đã có thông tin dự kiến đóng từ 56 đến 60 tàu LCS, trong tổng số tàu chiến hạng nhẹ của Hải quân Mỹ là 375 chiến hạm. Người Mỹ đang có dự định giảm kinh phí đóng tầu bằng cách chia sẻ những gói thầu với các nước phát triển nhằm tận dụng được nhân công giá rẻ, đồng thời tìm kiếm đối tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng khu vực.

Thông số kỹ chiến thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của 2 hãng Lockheed Martin và General Dynamics đưa ra cho 2 loại LSC :

USS FREEDOM – LCS-1
(Lockheed Martin)
USS INDEPENDENCE – LCS-2
(General Dynamics
TỔNG QUÁT
Tên: Littoral combat ship (LCS-1)
Xưởng đóng tàu: Marinette Marine,
Marinette, Wisconsin.
Năm thiết kế: 2004
Hạ thủy: 2006
Bắt đầu hoạt động: 2008
Chiến hạm cùng loại: Dự trù 55 chiếc
nếu trúng thầu.
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng tải: 3,089 tấn max
Chiều dài: 379 ft (115.3 m)
Chiều rộng: 57.4 ft ( 17.5 m)
Chiều sâu ngấn nước: 12.1 ft (3.7 m)
Động cơ chính và động cơ tăng tốc:
2 Rolls-Royce MT30-36 MW gas
turbines - 2 Colt-Pielstick diesel engines,
4 Rolls-Royce water jets.
Tốc độ: 47 hải lý/ giờ (54 mph - 87 km/h) biển cấp 3.
Tầm hoạt động: 3,500 hải lý (6,500 km)
với tốc độ hải trình 18 gút (21 mph - 33
km/h)
Thời gian hoạt động: 21 ngày (336 giờ)
Thủy thủ đoàn: 15 sỹ quan và 50 binh
sỹ biên chế chính thức và 75 phi hành
đoàn hoặc đặc nhiệm hải quân.
Hệ thống điều khiển:
AN/SQR-20 Multi-Function Towed Array (ASW mission package)
Hỏa lực:
Tên lửa đa dụng & pháo hạm tầm gần:
RIM-116 Rolling Airframe Missiles -
45/60 NETFIRES PAM missiles in the
ASuW module. Các thùng phóng tên lửa
thay thể.
2 x 50 caliber guns
Trọng pháo: BAE Systems Mk 110 57
mm
Trực thăng tác chiến biển:
2 x MH-60 R/S Seahawks
MQ-8 Fire Scout
Tàu cao tốc: 11 m RH1B, 40 ft (12 m)
high speed boats
TỔNG QUÁT
Tên: Littoral combat ship (LCS-2)
Xưởng đóng tàu: Austal USA, Mobile,
Alabama
Năm thiết kế: 2005
Hạ thủy: 2007
Bắt đầu hoạt động: 2009
Chiến hạm cùng loại: Dự trù 55 chiếc
nếu trúng thầu.
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng tải: 2,784 tấn max
Chiều dài: 418 ft (127.4 m)
Chiều rộng: 104 ft ( 31.6 m)
Chiều sâu ngấn nước: 14 ft (4.27 m)
Động cơ chính và động cơ tăng tốc: 2
gas turbines - 2 diesel engines - 4 water
jets, retractable Azimuth thruster - 4
diesel generators.
Tốc độ: 44 hải lý/giờ (51 mph-81 km/h)
Tầm hoạt động: 4,300 hải lý với tốc độ
hải trình là 20+ hải lý/giờ.
Thủy thủ đoàn: 8 sĩ quan và 32 chiến
sỹ biên chế chính thức với thêm 35 phi
hành đoàn hoặc đặc nhiệm hải quân.
Hệ thống điều khiển:
Sea Giraffe Surface/Air RADAR
Bridgemaster-E Navigational RADAR
AN/KAX-2 EO/IR sensor for GFC
EDO ES-3601 ESM
4 x SRBOC rapid bloom chaff
launchers
Hỏa lực:
Tên lửa đa dụng & pháo hạm tầm gần:
Evolved Sea RAM 11 cell missile
launcher 4 x .50 caliber guns (2 trước -
2 sau)
Các thùng phóng tên lửa thay thế
Trọng pháo: BAE Systems Mk 110 57 mm
Trực thăng tác chiến biển:
2 x MH-60 R/S Seahawks
MQ-8 Fire Scout
Tàu cao tốc: Multi Role Corvette


Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tầu PAM, LAM, SeaRAM

Các hệ thống tên lửa sử dung trên tầu đều là những hệ thống tên lửa kiểu containers, được đóng gói thành các thùng, khi sử dụng hết có thể thay thế bằng thùng tên lửa tiếp theo. Riếng hệ thống tên lửa PAM, LAM cũng có tính năng đặc biệt về khả năng ngụy trang, tên lửa hành trình được đóng gói trong các thùng vận tải thông thường, có thể đặt trên bất cứ phương tiện vận tải nào, phóng và điều khiển tên lửa bằng hệ thống điều khiển vô tuyến.




Hệ thống tên lửa hành trình đa dụng cận âm LAM và PAM .


Hệ thống tên lửa đa dụng SeaRAM 11.

PAM
LAM
Dài
1.5 m (5 ft)
Tốc độ
18 cm (7 in)
Nặng
45 kg (100 lb)
Tốc độ
Cận âm
Tầm bắn
40 km (25 miles)
200 km (125 miles)
Đông cơ đẩy
Sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn
Turbo phản lực
Đầu đạn
Đầu nổ đa dụng, lượng nổ mạnh
RAM Specifications
Chiều dài
9.3 ft 2.83 m
Đường kính
5 in 12 cm
Tốc độ
Siêu âm Mach 2
Sải cánh
17.5 in 43.75 cm
Điều khiển
Dẫn đường và tự dẫn
Đầu đạn
24 lb 11,3 kg Đầu nổ phá mảnh
Khối lượng tên lửa
162 lb 73.5 kg
Tầm bắn
9 km (5.6 hải lý)

Trong tương lai gần, xu hướng phát triển các tầu tuần biển, tuần duyên sẽ là sự kết hợp của tốc độ cao, công nghệ tàng hình và tác chiến liên kết phối hợp với sự kết nối và chia sẻ thông tin cao của các tầu chiến, không quân hải quân và phòng thủ bờ biển. Các chiến hạm đồng thời cũng là phương tiện vận tải máy bay trực thăng, lính thủy đánh bộ, hải quân đặc nhiệm trong tác chiến đa phương hóa, đa dạng hóa chiến trường.


Sơ đồ tác chiến của tầu LCS bảo vệ tuyến biển nông.
Nguồn: http://dantri.com.vn/su-kien/quai-vat-my-thuong-tru-bien-dong-co-gi-dang-gom-701444.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top