[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chắc tên gọi nó khác nhau .. chung một mục đích là phòng không thoai ...
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong mấy cái cóp bết thì em thấy loại TT400TP là hay , có thể nâng lên thành 550t làm tầu tên lửa vì tốc độ cao và linh hoạt , đánh kiểu hit and run , rẻ lại hiệu quả với VN ( chỉ đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải )

Sao cái vận tải TS nhà mình có công nghệ cứu hộ cổ điển thế nhỉ ?
Cái tầu tuần tiễu này chỉ làm .. tuần tiễu được thoai .. nâng cấp gắn thêm tên lửa em sợ khoai phết, công nghệ nó cũ rồi nhìn thì thấy .. độ bộc lộ rada cao, phòng không kém .. gặp máy bay nó phang ASM thì thành tầu .. ngầm mất .. :-$
 

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
766
Động cơ
385,650 Mã lực
Cái tầu tuần tiễu này chỉ làm .. tuần tiễu được thoai .. nâng cấp gắn thêm tên lửa em sợ khoai phết, công nghệ nó cũ rồi nhìn thì thấy .. độ bộc lộ rada cao, phòng không kém .. gặp máy bay nó phang ASM thì thành tầu .. ngầm mất .. :-$
Nhưng tại thời điểm hiện tại thì nó làm tầu tên lửa là khả dĩ nhất

1) Tiền đầu tư ít so với khả năng tác chiến thì thỏa mãn

2) Ngoài ra em chưa thấy loại nào làm tầu tên lửa của mình có sức và sự cơ động + tốc độ như nó ( 30hl/h )

Nó chỉ là tầu ven bờ nhưng chịu được cấp độ sóng + bão lớn ở cấp 8 --> chịu và đập tốt , tự trồng được với tốc độ trồng nhanh nhất vào thời điểm hiện tại , em cũng không hiểu rõ về khả năng của TT400TP nhưng từ những thông tin trên mạng thu thập thì thế là ổn nếu nâng cấp lên 550T làm tầu tên lửa , vì ven bờ nên nó có được sự hỗ trợ phòng không từ bờ

Nếu làm tầu xa bờ thì không khả thi , trọng tải nhỏ phòng không kém , chống ngầm không có
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhưng tại thời điểm hiện tại thì nó làm tầu tên lửa là khả dĩ nhất

1) Tiền đầu tư ít so với khả năng tác chiến thì thỏa mãn

2) Ngoài ra em chưa thấy loại nào làm tầu tên lửa của mình có sức và sự cơ động + tốc độ như nó ( 30hl/h )

Nó chỉ là tầu ven bờ nhưng chịu được cấp độ sóng + bão lớn ở cấp 8 --> chịu và đập tốt , tự trồng được với tốc độ trồng nhanh nhất vào thời điểm hiện tại , em cũng không hiểu rõ về khả năng của TT400TP nhưng từ những thông tin trên mạng thu thập thì thế là ổn nếu nâng cấp lên 550T làm tầu tên lửa , vì ven bờ nên nó có được sự hỗ trợ phòng không từ bờ

Nếu làm tầu xa bờ thì không khả thi , trọng tải nhỏ phòng không kém , chống ngầm không có
Cái chính là giá rẻ & của nhà trồng được thoai .. tính năng còn lại nhà cháo chả thấy có gì là hay cả ..
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp ra mắt chiến hạm tàng hình tại triển lãm Euronaval 2012

Thứ bảy 06/10/2012 15:42

(GDVN) - Tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS sẽ giới thiệu các mẫu thiết kế chiến hạm mới nhất tại triển lãm Euronaval 2012 diễn ra từ ngày 22 và 26 tháng 10 năm 2012 tại Paris.

Một trong những dự án mới là tàu khu trục nhỏ FREMM-ER (Extend Range), đó là một biến thể sửa đổi của chiếc FREMM nhưng có khả năng phòng không mạnh hơn, và trong tương lai nó sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại giống như Aegis của Hải quân Hoa Kỳ.
Về cơ bản, thân tàu FREMM-ER không có gì thay đổi so với nguyên mẫu, tuy nhiên chiến hạm mới sẽ được tích hợp cột radar với hệ thống radar đa chức năng mới nhất của Thales SF 500 (Sea Fire 500), có 4 ăng ten cố định với các ăng-ten mảng pha chủ động để thay thế cho hệ thống radar đa chức năng Heracles trang bị trên nguyên mẫu.

Khinh hạm FREMM-ER sẽ có chiều dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/h, tốc độ hành trình 15 hải lý/h và thủy thủ đoàn 108 người. Hệ thống radar mới Thales SF 500 có các tính năng tương tự như radar Lockheed Martin AN/SPY-1D trong hệ thống phòng thủ Aegis của Mỹ.

Khinh hạm FREMM-ER sẽ là một chiến hạm đa nhiệm, vừa có khả năng chống ngầm tốt với hệ thống sonar hiện đại lại vừa có hỏa lực mạnh mẽ với việc triển khai các tên lửa hành trình Scalp Naval.

Đuôi tàu FREMM-ER có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc. Tại triển lãm Euronaval 2012 sắp tới đây, DCNS còn dự định giới thiệu một dự án tàu mới đó là một biến thể của tàu hỗ trợ BRAVE (Bâtiment RAVitailleur d'Escadre), dự án tàu lần đầu tiên ra mắt tại triển lãm Euronaval 2010.

Biến thể mới của BRAVE có nhiều cải tiến trong thiết kế đặc biệt là kiến trúc thân tàu gần giống với kiểu kiến trúc nổi tiếng X-BOW.

Dự án được phát triển bởi tập đoàn STX của Pháp để thay thế cho những tàu chở dầu của Hải quân Pháp và để cung cấp cho các khách hàng quốc tế.



Dự án biến thể mới của tàu hỗ trợ BRAVE. Hiện nay, việc thiết kế chế tạo các chiến hạm mới đang là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới có đường bờ biển dài để tăng cường sức mạnh cho Hải quân cũng như khả năng phòng thủ đất nước.
Mới đây, công ty đóng tàu Hoa Kỳ Vigor Industrial đã đề xuất tham gia chương trình đấu thầu chế tạo tàu tra bờ biển cho Duyên hải vệ Hoa Kỳ Offshore Patrol Cutter bằng dự án tàu hoàn toàn mới mang tên Vigor OPV, với kiến trúc thân tàu kiểu Ulstein BOW-X.

Dự án tàu tuần tra Vigor OPV cho duyên hải vệ Hoa Kỳ. Dự án tàu X-BOW mà Vigor phát triển tới đây sẽ là tuần tra hạm phục vụ trong Duyên hải vệ Hoa Kỳ với những công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn rất nhiều.

Người ta tin rằng, kiến trúc thân tàu kiểu X-BOW sẽ cải thiện đáng kể khả năng cũng như tính hiệu quả của các tàu tuần tra sử dụng kiến trúc này.
Vigor Industrial đã tiết lộ một vài thông số về dự án của mình. Theo đó, tàu tuần tra Vigor OPV có chiều dài khoảng khoảng 100 mét, trang bị pháo hạm tự động 57 mm BAE Mk 110 và mang theo một máy bay trực thăng cất hạ cánh ở sàn đáp phía sau.

Một số hình ảnh của tuần tra hạm X-BOW:











NavyRecognition
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hang Tây Âu trông hầm hố nhể .. mỗi tội đắt, nhà mềnh íu cóa xiền mua được ... :-$
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
hàng Nato giờ cái gì cũng tháp pháo + VLS , ngày trước chỉ có mỗi mấy ụ tháp pháo phòng không thôi giờ thì toàn tên lửa
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế


Mấy con tuần duyên kiểu này, gặp tàu đánh cá Khựa rúc sát vào mạn, nằm dưới tầm súng trên tàu thì đánh đấm thế nào nhẩy? Trả lẽ lại "giáp lá cà" như bên Hàn quốc??
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,862
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế


Mấy con tuần duyên kiểu này, gặp tàu đánh cá Khựa rúc sát vào mạn, nằm dưới tầm súng trên tàu thì đánh đấm thế nào nhẩy? Trả lẽ lại "giáp lá cà" như bên Hàn quốc??
Mở mấy cái cửa sổ kia ra,vừa đánh bài vừa thả lựu đạn xuống ạ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xuất hiện hình ảnh chiến hạm Type-055 Trung Quốc
Cập nhật lúc :2:08 PM, 19/12/2012
Trang mạng Mil.sina của Trung Quốc vừa đăng tải hình ảnh về chiến hạm mẫu Type-055, được giới thiệu là một “siêu kinh hạm”.
(ĐVO) Hình ảnh cho thấy Type-055 là một tàu chiến được thiết kế rất hiện đại với kiểu dáng nhằm giảm độ bộc lộ radar.

Type-055 được cho là có lượng giãn nước trên 10.000 tấn, có thể gọi đây là một loại tuần dương hạm tàng hình của Trung Quốc.

Tàu có cấu trúc thượng tầng theo kiểu “kim tự tháp”, bên trong có thể đặt một radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA theo xu thế thiết kế hiện nay.
Type-055 có thể là dự án đình đám nhất của Hải quân Trung Quốc trong thời gian tới. Ảnh: Club.mil.news.sina
Phần ống khói của động cơ và hệ thống radar phía sau cũng được thiết kế theo dạng “kim tự tháp” nhằm tăng khả năng tàng hình trước radar đối phương.

Phần mũi tàu được trang bị một pháo hạm với kiểu thiết kế tương tự như pháo hạm AGS-155mm LRLAP trên tàu khu trục Zumwatl của Mỹ.

Đặc biệt, Type-055 được trang bị tới 3 hệ thống ống phóng thẳng đứng, có thể được dùng để triển khai các các loại tên lửa đối không, đối hạm và đối đất.

Nhiều khả năng hệ thống phóng thuộc loại GJB 5860-2006 đang được thử nghiệm trên tàu khu trục Type-052D. (>> chi tiết)

Theo quan sát, có thể thấy tàu được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm thấp FL-3000 một phía trước ngay dưới cấu trúc thượng tầng và một phía sau trên nhà chứa trực thăng. Ngoài ra, còn có 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-703 CIWS.

Theo thông tin trên trang mạng Mil.sina, dự kiến dự án sẽ bắt đầu được khởi động từ năm 2015.

Type-055 có thể là nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hẹp khoảng cách tác chiến hải quân so với Hải quân Mỹ. Đặc biệt, sự phát triển của tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwatl càng làm tăng thêm khoảng cách về năng lực tác chiến giữa đôi bên.

Tuy rằng, hình ảnh công bố chỉ là sản phẩm của đồ họa, nhưng cần nhớ lại rằng, các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc xuất hiện không lâu sau khi các hình ảnh đồ họa của nó được công bố. Điển hình có thể kể đến như J-20, J-31, tàu khu trục Type-052D.

Luận theo phương châm và đường lối phát triển của Quân đội Trung Quốc, đây có thể là một dự án hoàn toàn có thật, ít nhất bản vẽ tổng thể của nó đã được xác định.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc vươn tới đại dương
Quote:
Type 052C. Tháng 5 năm 2003, tạp chí Jane's Defense Weekly đã giới thiệu tầu khu trục kiểu mới của Trung quốc Type 052C (Luyang-II class), được nhiều thông tin nhắc đến như một sản phẩm mang nhiều bản copy công nghệ không có bản quyền của nước ngoai.

Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Type 052C là sản phẩm thật sự của công nghiệp đóng tầu hiện đại Trung Quốc phát triển với đặc điểm là có hệ thống phòng không rất mạnh. Tầu khu trục được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và radar anten mạng pha, tên lửa phòng không HQ-9 với tầm bắn rất xa. Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ đóng nhiều tầu có hệ thống phòng không cực mạnh và có lượng giãn nước lớn. Sự xuất hiện của Type 052C đã làm giảm đi đáng kể ưu thế Không Hải của lực lượng quân đội Mỹ trong khu vực Thái bình dương và Vịnh Thái lan.

Từ cuối những năm 1960, trên thế giới đã có xu hướng phát triển các tên lửa chống tầu có tầm bắn xa, tốc độ cao và trần bay thấp. Điều đó buộc các nhà đóng tầu quân sự phải tiến hành triển khai nghiên cứu thiết kế các chiến hạm có khả năng phòng ngự đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa chống tầu với số lượng lớn trong đội hình hải chiến. Từ đó, xuất hiện những tầu chiến được trang bị các ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, cho phép trong 1 thời gian ngắn có thể phóng các tên lửa phòng không đánh chặn tên lửa chống tầu có số lượng lớn, đồng thời sử dụng các radar tìm kiếm, bám dính và bắt mục tiêu dạng anten mạng pha, các radar dạng mạng pha có khả năng phát hiệt và theo dõi nhiều mục tiêu trên không cùng một lục, đồng thời có thể đảm bảo tấn công đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa chống tầu. Từ đó, các hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng đặt dưới sàn và khoang tầu đang làm một cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tầu quân sự hiện nay.


Hệ thống SAM có thể bắn 1 lúc nhiều mục tiêu


Vào những năm 1980, Liên xô và Mỹ đã chế tạo thành công các hệ thống tên lửa phòng không trên biển. Người Mỹ đã chế tạo hệ thống AEGIS với radar anten mạng pha SPY-1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Мк41. Liên bang Xô viết cũng thiết kế thành công hệ thống tên lửa phòng không Fort-M với hệ thống phóng đạn kiểu ổ xoay sử dụng tên lửa S-300( hệ thống tên lửa có ống phóng đạn kiểu revolve được thế giới biết đến với cái tên russian – revolve. Vào năm 2002, theo thông tin trên mạng Internet Nga, người Trung Quốc đã bỏ 200 triệu USD để có được 2 hệ thống phóng tên lửa Fort-M của Nga nhằm trang bị cho 2 tầu khu trục type -051C. Vụ mua bán trên không gây ra tiếng vang ở trên thị trường vũ khí trên thế giới cho đến khi, sau một năm xuất hiện các thông tin về tầu khu trục hiện đại mẫu type 052C và giới truyền thông quân sự phương Tây bắt đầu xôn xao. Năm 2004, một trạng mạng của Mỹ thông báo, người Trung quốc đã copy hệ thống tên lửa S-300, và hệ thống điều khiển tên lửa thì copy từ hệ thống điều khiển tên lửa đánh chặn Patriot-2. Đồng thời, một trang web của châu Âu cũng đưa tin, hệ thống radar của Trung Quốc có an ten giống hệt như hệ thống ăn ten của Mỹ SPY-1.Như vậy, Phương Tây đang cố gắng tưởng tượng thiết kế của tầu khu trục type 052C là sản phẩm của quá trình lắp ghép các bản copy công nghệ phi bản quyền của các cường quốc công nghệ quân sự nước ngoài.

Nhưng cùng với những công bố trên mạng và điều tra thực tế, các chuyên gia quân sự châu Âu đã phát hiện ra rằng, cấu tạo thiết kế của hệ thống ống phóng tên lửa Trung Quốc không phải là hệ thống phóng tên lửa revolve của Nga, người Trung Quốc đã lắp các ống chứa đạn tên lửa và đồng thời là ống phóng đạn tên lửa lên tầu. Mỗi thùng chứa là một ống phóng đạn. Hệ thống Fort-M của Nga chỉ có 1 cửa phóng, trống chứa đạn tên lửa quay quanh trục và đưa tên lửa đến ống phóng (tương tự như hệ thống nạp đạn của xe thiết giáp BMP-1. Đồng thời cũng thấy rằng, hệ thống an ten mạng pha của Trung Quốc là hệ thống phát xạ tích cực, chứ không hấp thụ sóng radar thụ động như của Spy-1 của Mỹ.

Từ những quan sát và nhận định đã nêu, các chuyên gia quân sự phương Tây đã cho rằng, Trung Quốc với mẫu tầu khu trục Type 052C đã bước lên nhóm nước chế tạo tầu chiến cấp II (Nga, Anh và Đức) , nhưng còn xa mới đạt được cấp I (Mỹ). Trước khi xuất hiện thế hệ tầu khu trục Type 052C, Trung Quốc đứng ở hàng thứ III, tương đương với Ấn Độ. Trên trang web militaryphotos.net giới thiệu hình ảnh mô phỏng của tầu khu trục Type 052C (Luyang-II class), có rất nhiều điểm tương đồng với tầu khu trục Mỹ Arleigh Burke.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x707.

Hiện nay mới có 2 tầu khu trục lớp 052C được chế tạo, đó là tầu 170 Lanzhou ( Lan Châu), kết thúc vào cuối năm 2002. hạ thủy vào ngày 29.04.2003, được biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004 thuộc hạm đội Nam Hải và tầu 171 Haikou (Hải Khẩu) hạ thủy vào ngày 30.10.2003, biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc, thuộc hạm đội Nam Hải vào năm 2005.
Tầu khu trục lớp type 052C được trang bị hệ thống điện toán điều khiển hỏa lực H/ZBJ-1 – hệ thống tương đương với hệ thống Aegis của Mỹ, hệ thống tự đồng số hóa xử lý, liên kết và truyền dữ liệu thông tin HN-900 (tương tự như hệ thống Link-11), hệ thống thiết bị kết nối vệ tinh truyền thông SNTI-240, radar Type 438 (dải băng tần S-band, tầm phát hiện mục tiêu lên đến – 450 km) với 4 dàn anten mạng pha, phát triển bởi Viện nghiên cứu công nghệ điện tử viễn thông Nam Kinh (Nanjing Research Institute of Electronic Technology) trước đây là Viện nghiên cứu 14, hai radars phát hiện tọa độ mục tiêu trên không Type 571Н-1 Knife Rest, Radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tầu và pháo hạm МР-331 «Мinheral-МE» xuất xứ từ Nga , radar điều khiển hỏa lực МЗАК Type 347G Rice Lamp (EFR-1), hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu bằng sonar – thủy âm gắn vào thân tầu ГАС SJD8/9 (nâng cấp của hệ thống DUBV-23) và hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu sonar-thủy âm kéo theo tầu ГАС ESS-1 (hoàn thiện từ hệ thống DUBV-43). Hệ thống thiết bị quang điện tử : OFC-3. Hệ thống thiết bị chế áp quang điện tử: 4x18-ống Type 726-4 decoy RL.

Quote:
Tính năng kỹ chiến thuật của tầu khu trục

- Lượng gián nước - 6600 tấn

- Chiều dài – 153,0 m

- Chiều rộng lớn nhất– 16,5 m

- Mức ngấn nước – 6 m

- Động cơ – 2 trục truyền lực, 2 Động cơ tuốc bin DA80/DN80 (Ucraina, 48600 mã lực.), 2 động cơ điesen Shaanxi (bản copy MTU-20V956 TB92, 8840 mã lực.)

- Tốc độ – 29 knots

- Thủy thủ đoàn – 250 người. (bao gồm có. 40 sĩ quan)

Vũ khí trang bị

- 2х4 hệ thống phóng tên lửa hành trình chống tầu YJ-62

- 6х6 (phần mũi tầu) và 2х6 (phần đuôi tầu) Ống phóng tên lửa phòng không HQ-9 (S-300F)

- Pháo hạm 1х1 100-mm

- Pháo phòng không 2х7 30-mm МЗАК Type 730

- Hai bệ phóng ngư lôi 2х3 -324-mm (ngư lôi Yu-7)

- Ống phóng rocket chống ngầm 2х12 240-mm Loại Type 75

Ống phóng rôc két chống ngầm 4х18 РБУ

- Máy bay trực thăng hải quân: 1 Ка-28 hoặc Z-9C trong khoang tầu.

Ngoài ra còn thêm loại khinh hạm Type-053H3 (Jiangwei Class II) gọi tắt là F-22P (xuất khẩu cho Pakistan) đa năng có khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không



Tải trọng full load 2.400 tấn
Dài 112m, max speed 27kts = 50km/h, thuỷ thủ đoàn 168 người

Radar:
- Radar tầm thấp Type-360/SR-60, băng tần E/F
- Radar tìm kiếm trên không tầm cao 2D Type-517H-1, băng tần A
- Radar điều khiển hoả lực tên lửa đất đối không HQ-7 và pháo 100m Type-345/MR35, băng tần J
- Radar tìm kiếm mặt nước và điều khiển bắn tên lửa đối hạm Type-352, băng tần I
- 2 radar điều khiển hoả lực pháo phòng không nòng kép 37mm Type-347G băng tần I
- 2 radar nav Racal RM-1290, băng tần I

Hệ thống cảnh báo sớm:
- HN-900 Data link
- Liên lạc SNTI-240 SATCOM
- Hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-3C
- Nhận dạng bạn thù Type-651A IFF
- Gây nhiễu Type-981-3 EW jammer
- Hệ thống làm nhiễu Type-946 rocket decoy launcher x 2


Hỗ trợ: 1 máy bay trực thăng Z-9C trên boong


Vũ trang:
- 8 dàn phóng tên lửa đối hạm YJ-83 (2 x 4 cell)
- 8 ống phóng tên lửa đất đối không HQ-7
- 1 pháo tự động 100mm nòng kép PJ33A
- 4 pháo phòng không nòng kép 37mm Type-76A
- 12 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm Type-3200 (36 quả)

- Trong thớt có 3 con FFG:

- FFG-541 Huaibei (Type-052H2G) Jiangwei-Class I
- FFG-542 Tongling (Type-052H2G) Jiangwei-Class I
- FFG-528 Mianyang (Type-053H3) Jiangwei-Class II

Theo VDF, VOZ & military
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam mua thêm 2 “báo biển” Gepard 3.9


(Kienthuc.net.vn) - Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (project 11661).





Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln tiết lộ, trong tháng 7/2012 Việt Nam chính thức ký hợp đồng với Nga mua 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Gepard 3.9.



Trước đó có nhiều thông tin rò rỉ về hợp đồng mua thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam. Tuy nhiên, việc hợp đồng được ký kết hay chưa vẫn là một bí mật. Một số nguồn tin không chính thức nói rằng, chiến hạm Gepard thứ ba sẽ về Việt Nam vào năm 2014.


Ông Dzirkaln nhắc lại rằng, trong năm 2012 Việt Nam nhận được các tàu tuần tra lớp Svetlyak (Project 10412).


Tương lai gần, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.​

Ngoài ra, phía Nga vẫn tiếp tục đóng các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo (project 636.1) cho Hải quân Việt Nam và cung cấp các thành phần hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam thực hiện đóng mới tàu tên lửa project 1241.8.



Theo ông Dzirkaln, hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Liên bang Nga và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang phát triển rất tốt.



Hiện trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam đang duy trì 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.


“Báo biển” Gepard 3.9


Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 do Viện Zelenodolsk của Nga nghiên cứu phát triển làm các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải thủy lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay. Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện.


Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.


Trong nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, Gepard 3.9 trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg.



Đạn tên lửa 3M24E sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối. 3M24E có độ chính xác cao và sức công phá mạnh đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km.


Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ neo đậu tại quân cảng Cam Ranh.​

Để phòng vệ chống mục tiêu trên không, Gepard 3.9 trang bị 2 “lá chắn”: tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Palma-SU và 2 tổ hợp pháo cao tốc AK-630.



Trong đó, tổ hợp Palma-SU trang bị 2 pháo cao tốc 6 nòng 30mm tốc độ bắn 10.000 phát/phút và 8 tên lửa Sosna-R hạ gục mọi mối nguy hiểm trên không trong cự ly 8km. Còn tổ hợp pháo cao tốc Ak-630 lắp pháo 6 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn 6.000 phát/phút, tầm bắn 4km.


Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M cỡ nòng 76,2mm có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.



Điều đáng tiếc của tàu Gepard 3.9 là không được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm. Nhiệm vụ này được phó thác hoàn toàn cho trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 đậu ở đuôi tàu.


Nhiều khả năng 2 tàu Gepard 3.9 mà Việt Nam đang đặt hàng từ Nga sẽ bổ sung thêm hệ thống vũ khí săn ngầm.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201212/Viet-Nam-mua-them-2-bao-bien-Gepard-3-9-888217/



Gepard 3.9 giá tầm 170-200tr$ nhưng hàng họ xếp vào loại khá ngon còn 1 đối thủ cạnh tranh chính của nó là Sigma Class của Hà Lan ( đã bán cho Marocco và Indo ) giá 222tr$ nhưng hàng họ gắn trên người ko bằng ( mà toàn hàng Pháp nữa chứ như Mistral SAM hay AShM Exocet )
Nếu muốn ngon lành thì phải chơi Formidable Pháp như Malaysia ấy nhưng tiền mua 1 con này chắc mua dc 2 em Gepard
Ngoài ra còn có FREMM Pháp 700tr$ 1 chiếc mua dc 4 Gepard
Mà lên tới cấp này thì mua mẹ Taiwar như Ấn đấy , hàng họ đầy đủ
Ngoài ra đáng chú ý còn có 1 class hạng nhẹ mới của Nga là Project 20380 Steregushchy trang bị SAM khủng và chống hạm khủng nốt nhưng giá cực rẻ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xem vũ khí tối tân trên tàu chiến lớn thứ 2 thế giới
(Kienthuc.net.vn) - Tuần dương hạm tên lửa Slava (project 1164 Atlant) được xem là chiến hạm lớn thứ 2 Hải quân Nga và thứ 2 trên thế giới sau “ông vua” Kirov.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Tuần dương hạm tên lửa Slava là tàu chiến cỡ lớn, trang bị động cơ thông thường, được chế tạo dưới thời Liên Xô. Và ngày nay vẫn hoạt động trong lực lượng Hải quân Nga.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Tuần dương hạm tên lửa Slava có lượng giãn nước toàn tải 12.500 tấn, chiều dài tổng thể 186,4m. Với kích cỡ này, Slava được coi là tàu chiến động cơ thông thường lớn nhất thế giới, nhưng nếu bỏ qua yếu tố đó thì Slava chỉ được xếp sau “ông vua chiến hạm” Kirov.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Tuần dương hạm tên lửa Slava được thiết kế trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển (kể cả tàu sân bay), trên không ở tầm xa.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Vũ khí chống mục tiêu mặt nước của Slava gồm 16 đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12) chứa trong 16 ống phóng đặt ở hai bên thân tàu (trong ảnh).

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Một góc nhìn khác về hệ thống ống phóng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 trên tàu tuần dương lớp Slava mang tên Moskva.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Cụm ống phóng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.http://vozforums.com/redirect/index.php?link=http%3A%2F%2Fkienthuc.net.vn%2Fgallery%2Fvu-khi%2F201301%2FXem-vu-khi-toi-tan-tren-tau-chien-lon-thu-2-the-gioi-894158%2F%3Fp%3D1%23.UQo-ZB3PTTo
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 được coi là một trong những vũ khí chống tàu sân bay “nguy hiểm” nhất thế giới. P-500 mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn 550km (hoặc 700km với biến thể cải tiến P-1000), tốc độ bay Mach 2,5.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng (gồm 64 ống) chứa đạn tên lửa hệ thống phòng không tầm xa S-300F Fort, đặt ở gần đuôi tuần dương hạm lớp Slava.


Cận cảnh một giếng phóng chứa đạn tên lửa hệ thống phòng không trên hạm S-300F.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Đạn tên lửa hệ thống S-300F có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn 7-90km, độ cao 25-25.000m. Trong ảnh là tuần dương hạm Slava phóng thử nghiệm đạn tên lửa S-300F trong một cuộc tập trận.


Đảm nhiệm vai trò phòng thủ tầm gần, tuần dương hạm Slava trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-M (2 bệ phóng). Trong ảnh là một bệ phóng OSA-M đặt ở đuôi tàu.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Đạn tên lửa 9M33M của hệ thống OSA-M đạt tầm bắn 15km, độ cao diệt mục tiêu 12.000m. Trong ảnh là tàu Slava bắn thử tên lửa đối không tầm ngắn 9M33M.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Nếu như tên lửa đối phương vượt qua 2 tấm lá chắn S-300 và OSA-M thì chúng sẽ đối phó với “cơn mưa đạn” từ 6 tháp pháo phòng không cao tốc Ak-630 (trong ảnh).

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Ngoài các loại vũ khí trên, boong trước tàu trang bị một tháp pháo 2 nòng Ak-130 cỡ 130mm (trong ảnh) tiêu diệt các mục tiêu tầm gần trên biển.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Hệ thống vũ khí săn ngầm của tàu gồm 2 bệ phóng rocket RBU-6000 và 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Trong ảnh là bệ phóng rocket săn ngầm RBU-600 (12 ống/bệ).

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.

Trong ảnh là tàu Slava phóng đạn rocket săn ngầm RBU-6000, nó có thể tấn công mục tiêu ở tầm tối đa 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước 500m.


Tháp chỉ huy của tuần dương hạm Slava với nhiều hệ thống radar trinh sát, cảnh giới, điều khiển hỏa lực.
Hoàng Lê​


http://kienthuc.net.vn/gallery/vu-kh...1#.UQo-ZB3PTTo
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phải nói HQ Nga cái gì cũng to lớn, tuy về độ chính xác hay tối tấn thì so với Mỹ Âu thì chưa dám bàn. Nhưng thời LX Hải quân Liên Xô lúc mạnh nhất đỉnh cao nhất của nó là khoảng 300 tàu ngầm các loại, còn destroy , battle destroy , cruiser , frigate , convette, crusiser nhiều như cá.

So với cả khối NATo lúc bấy giờ. HQ Soviet lúc đó gần = 1 khối QS, chưa tính HQ Warsaw

Còn so với Mỹ thời Cold War:
1. Tàu ngầm Nga đỉnh cao 300 chiếc hơn hẳn Mỹ .
2. Từ 60-80 Mỹ chỉ có 3 chiếc Kitty Hawk , 1 chiếc Enterprise và các chiếc Nimitz phần lớn đóng sau khi Liên Xô sụp đổ
So đánh đám air-carrier của Mỹ thì đám tàu tuần dương mang máy bay KAVR của Nga cũng có 3 con là Tbilisi , Kiev , Gorshkov còn đám Kirov hay Slava là dạng cruiser không bàn đến. DDG-51/ Aegis là sau này xuơng sống của Mỹ, LX chưa có loại tuơng đuơng nên cũng không bàn.
3. Ngoài ra ta cũng không nên so sánh số lượng tàu ai hơn ai mà phải tính đến độ giãn nước 1 con Slava gấp 3 lần con Sorvemeny , hoặc 1 con Kirov bằng 3 lần Udaloy. Còn Udaloy gấp 3-4 con Gepard hay Taratul. Như Khựa có vài ngàn con hải giám giãn nước vài trăm tấn hơn hẳn Mẽo rồi - Như vậy xét tổng thể HQ LX trước đây có sức mạnh = toàn khối NATO + lại, chưa kể tới chống hạm vô đối khi đó là P-700 dẫn đường bằng vệ tinh (ngày nay đã thay thế) và Aegis cũng chưa tồn tại. Nếu Nga duy trì được sức mạnh đó tới nay thì còn lâu HQ Mỹ mới là số 1
4. Hải Quân Nga hiện nay mạnh nhất là hạm đội Biển Bắc, đối đầu với NATO
Hạm đội biển Bắc soái hạm là con Kuznetsov
Hạm đội Thái Bình Dương là con Varyag
Biển đen là con Moskva
Baltic là con Nastoychivy
Caspian là con Tatarstan
 
Chỉnh sửa cuối:

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
812
Động cơ
478,901 Mã lực
Cứ nhìn toàn hàng khủng thế này, cháu không thể tưởng tượng được là nếu có thế chiến thứ 3 thì trái đất nó tan nát thế nào các cụ nhỉ ? :(
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cứ nhìn toàn hàng khủng thế này, cháu không thể tưởng tượng được là nếu có thế chiến thứ 3 thì trái đất nó tan nát thế nào các cụ nhỉ ? :(
Ai đánh trước nhanh nhất phủ đầu sẽ thắng. Nên Mỹ Nga và TQ hiện nay đang chạy đua vũ khí tấn công nhanh đó bác
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Xem xmen thấy p500 nó làm ục 1 cái đi luôn em tâhu chục ngàn tấn
Vãi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top