Chém gió tiếp vài ý: Để phát triển thì cả Việt nam và Thái lan hiện nay đều đang vấp phải những vấn đề nan giải.
Việt nam: Là sự "được việc" của giới lãnh đạo và ý thức của dân chúng.
Không nói đến định hướng, tư tưởng vv thì quan chức VN có nhược điểm lớn nhất là hiệu quả làm việc quá thấp. Những việc hiển nhiên Nhà nước phải làm và nếu làm được thì hiệu quả đòn bẩy cho xã hội cực kỳ lớn như cải thiện giao thông cho Miền Tây hay chống ngập cho Sài gòn... mà hàng chục năm không làm xong. Sự được việc và hiệu quả chính là lý do để Trung quốc, vốn cùng hề thống chính trị như VN, lại phát triển nhanh hơn hẳn.
Về phía dân chúng thì do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện tại ý thức nói chung quá thấp. Ý thức đó bao gồm cả ý thức nghề nghiệp, ý thức văn minh và ý thức tôn ti trật tự. Người Thái lan bản địa có tố chất kém hơn người Việt nhưng ý thức người ta cao hơn: làm việc có kỷ luật, tận tụy, không ăn cắp ăn bớt, tôn trọng kỷ cương xã hội... những cái đó nó bù lại được sự chênh lệnh về tố chất (sáng ý, thông minh, khéo léo...) và giúp cho nước Thái về cơ bản đang có trật tự, sạch sẽ và căn minh hơn VN.
Để đuổi kịp Thái lan, Việt nam phải khắc phục được cả hai nhược điểm này, nhưng tôi cho là rất khó. Giải pháp duy nhất tôi thấy là sự xuất hiện của một cá nhân giỏi và đủ mạnh (kiểu như Park Chung Hy hay Lý Quang Diệu) để lập lại trật tự cả ở thượng tầng và hạ tầng. Còn sự điều hành kiểu "cả làng cùng vui" như hiện nay nó làm cho xã hội có chút dễ thở nhưng không thể mang lại sự đột biến.
Còn về Thái lan cũng như Mã lai, hai nước này đã ở gần ngưỡng cửa của thu nhập phát triển (12.000$/người/năm) nhưng để bật lên trên 12 ngàn đô lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Muốn trở thành nền kinh tế phát triển, nước đó phải có khả năng TỰ CHỦ ĐƯỢC CÁC CÔNG NGHỆ CỐT LÕI: luyện kim nâng cao, cơ khí, hóa chất, điên tử, công nghệ sinh học vv Điều này, tất cả các nước Đông Nam Á đều không làm được.
Không nên nhìn vào Singapore vì đây thực chất chỉ là một thành phố với 4 triệu dân. Thái lan 67 triệu dân, Mã lai 22 triệu, Việt nam 97 triệu, con đường phát triển phải đi theo hướng cổ điển: công nghiệp hóa-hiện đại hóa- công nghệ cao.
Khi không tự chủ được các công nghệ cốt lõi thì mút mùa anh chỉ có thể đi làm thuê cho các nước phát triển và không thể tự mình trở thành nước phát triển. Tuy nhiên, khả năng nắm được công nghệ nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.