VI. “Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti”:
Địa danh Giao Chỉ—chữ Giao [Jiao] bộ Ðầu nghĩa là gặp nhau [ThC, 12]; và Chỉ [zhi] bộ Phụ, cùng nghĩa với chữ chỉ bộ Thổ, có nghĩa cái nền. [ThC 12, 107, 743]. Theo cổ thư Trung Hoa, tên Giao Chỉ xuất hiện đời Lưu Triệt (Hán Vũ Ðế, 140-87 TTL) sau khi Lộ Bác Ðức (Lu Bo-de) xâm chiếm Nan Yue [Nam Việt], “giết [tru] Lữ Gia, mở chín quận” năm 112-110 TTL. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng khả tín nào về việc này. Rất có thể Giao Chỉ hàm ý một vùng đất đầy cá sấu, hay “giao long.” Tên Bến Nghé của Sài Gòn xuất xứ từ tiếng rống của cá sấu.
Sử cũ Việt thường thích nhắc đến huyền thoại “Việt Thường,” như Thanh Nhân Tông (Gia Khánh) đã nhắc đến năm 1804 khi đổi tên nước “Nam Việt” do Gia Long đề nghị thành “Việt Nam.” Có thông tin huyền thoại trên ghi trong truyền bản Hàn Thi ngoại truyện: sứ Việt Thường trải qua chín lớp thông ngôn mới tới cống hiến. Chu Cơ Ðán, phụ chính của Cơ Tụng đến năm 1104 TTL, hỏi vì duyên cớ gì mà đến, thì qua thông dịch, sứ đáp: Trời không có gió bão, không có mưa dầm, biển không có sóng dữ, đã ba năm, chắc là ở Trung Hoa có thánh nhân, nên tới chầu. Ðán cho rằng nước nào chính lệnh chưa đến thì quân tử không bắt họ phải thần phục; cấp cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe có vải che, làm theo lối chỉ nam, để hồi hương. Ðoàn xe theo con đường tưởng tượng, không hề hiện hữu dài theo bờ biển tới Funan [Phù Nam, Kok Thlok], Linyi [Lâm Ấp], đi trọn một năm về đến nước. (98)
Trong khối văn sử cổ điển Tây phương, năm 100, một nhân vật Bà La Môn Kaundinya [Hỗn Điền] nào đó đến Funan [Kok Thlok], được nhận làm con rể, rồi xây dựng nên vương quốc thương mại này trong thế kỷ II-VI. Thịnh vượng về buôn bán, hải tặc với India và TH. Ranh giới mở rộng tới Malaysia. Năm 226, Thứ sử Giao Châu gửi một sứ đoàn tới Phù Nam. Trong thập niên 270, Phù Nam từng liên kết với Champa [Chàm] cướp phá Giao Châu. Khoảng năm 540 bị Bhava Varman của Kha Miệt [Khmer] chiếm; (99)
Khi những đoàn thám hiểm và truyền giáo Âu Châu khởi đầu toàn cầu hóa, thoạt tiên, nhà Minh vẫn cao ngạo xếp hạng thương mại như hiếu cống của tứ di “mũi lõ, mắt xanh,” mang lại lợi tức cho triều đình cũng như các quan lại. Càng ngày, thương gia Tây phương càng chứng tỏ không đến hiếu cống, và liên lũy tạo áp lực. Nhưng cả triều đình và quan lại đều quay mặt làm ngơ vì lợi nhuận.(100)
Theo Minh thực lục, 15 phủ gồm Giao Châu [Jiaozhou], Bắc Giang [Beijiang], Lạng Giang [Liang-jiang], Tam Giang [Đái] [San-jiang], Kiến Bình [Jianping, tên cũ Janxing], Tân An [Xin-an, cũ: Tân Hưng], Kiến Xương [Jianchang], Phụng Hóa [Feng-hua, cũ, Tianchang], Thanh Hóa [Qing-hua], Trấn Man [Zhen Man, tên cũ Long Hưng], Lạng Sơn [Liang-shan], Tân Bình [Xin-ping], Nghệ An [Yi-an], Thuận Hóa [Shun-hua], Diễn Châu [Yan-zhou] (không có trong bảng liệt kê các phủ của sử Nguyễn).
Hệ thống chính quyền phức tạp này—tiến hóa từ kiểu mẫu tusi nhà Nguyên (1260-1367) đã trắc nghiệm ở Quí Châu, và nhà Minh tiếp tục ở Đại Lý (Vân Nam-Tứ Xuyên) từ năm 1381-1382—nhằm mục đích khiến man, di quên dần vị thế một nước [guo hay vassal state] từng hiện hữu từ thế kỷ XII tới ngày 5/7/1407. (101)
Năm 1407, Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti mới chỉ có 14 phủ, và bốn phủ mới được đổi tên. Thái Nguyên và Tuyên Hóa lên hàng phủ năm 1408; và Thăng Hoa, do Chiêm Thành cai trị, chỉ vào bản đồ trên giấy tờ năm 1415. (102)
Hai huyện Thái Nguyên [Tai-yuan,] và [Tuyên Hóa [Xuan-hua, tức trán Tuyên Quang đời Trần] được nâng lên phủ năm 1408. Riêng Thăng Hoa bị Chiêm Thành chiếm năm 1407, nhưng năm 1414, Trương Phụ tái lập trên giấy tờ, đặt vào bản đồ Giao Chỉ.
Ngắn và gọn, quốc thống tưởng chừng đã tuyệt. May mắn, sau đợt khủng hoảng, thất thần đầu tiên, quốc thống được phục hồi. Từ 1407 tới cuối năm 1427, hơn 60 cuộc nổi dạy kháng Minh liên tục diễn ra, bác bỏ thứ ngụy biện chinh [punishment, teaching a lesson] mà không chiến [no war]. Đáng kể nhất có hai vua “hậu Trần,” con cháu Nghệ Tông, tức Đế Ngỗi hay Giản Định (1/11/1407- 16/12/1409) và Dế Khoáng, tức Trùng Quang (2/4/1409-31/3/1414); hay Trần Nguyệt Hồ ở Hạ Hồng, rồi sông Lỗi, Thanh Hóa. (1407, 1415)
Hai tướng cướp với tước quí phái “ hầu,” rồi “quốc công” Trương Phụ và Mộc Thạnh phải thêm ba, bốn lần mang chủ lực sang đàn áp. Những thủ đoạn như chất xác người thành gò đống, chặt đầu treo thủ cấp ở phố chợ, bến sông, bắt phụ nữ, thiếu nhi bán sang Trung Hoa làm nô lệ (kể cả con gái 9 tuổi của Lê Lợi), chỉ tạm ổn định tình hình vài năm để “thánh hóa” “hơn 3,120,000 di và 2,087,500 mán,” 13,600,000 shi [thạch] gạo, 235,900 voi, ngựa, trâu bò,” cùng một lãnh thổ trải dài “2800 dặm” từ bắc xuống nam, “1760 dặm” từ đông sang tây. Sử Minh ghi nhận là sau khi cha con Quí Ly bị đóng cũi gửi về Kim Lăng, phong trào kháng Minh khởi phát dữ dội từ bắc chí nam. Đây chẳng phải vì lòng thương tiếc cha con Quí Ly, mà vì quyết định sai lầm chiến lược của Chu Lệ, Trương Phụ, có sự tiếp tay của những kẻ nội thù tiềm ẩn ở Đại Việt, tiêu biểu là Mạc Thúy [Mo Sui], cháu nội Mạc Đĩnh Chi, và tổ bốn đời Mạc Đăng Dung—tức kế hoạch sát nhập Đại Việt vào đế quốc Minh, chia đặt quận huyện để tẩy rửa phong tục man di bằng “thánh giáo.” Trận đánh gây tiếng vang nhất là trận bến Bô Cô trên sông Thanh Nguyệt của Quốc công Đặng Tất [Deng Xi] và Giản Định [Jian Ding] vương— trong khoảng từ 30/12/1408 tới 9/1/1409—khiến bộ chỉ huy của Giao Chỉ đô sứ ti bị thiệt hại nặng. Tân Chinh Di tướng quân Mộc Thạnh phải một người một ngựa thoát về thành Cách (Ninh Bình), khẩn cấp xin cứu viện. Trương Phụ, rồi Mộc Thạch, thêm ba lần dẫn quân Quảng Tây và Vân Nam vào các năm 1409, 1411, 1414 cũng chỉ đủ khả năng diệt phe đảng họ Trần bằng thủ đoạn giảo quyệt—nhất là chiêu bài giả ngụy “hưng Trần.” Khi những lãnh tụ khác trong đám đông xuất hiện—kể cả cựu thổ quan, thổ binh từ năm 1416—quân xâm lược Minh đi vào nửa đường xuống dốc, khiến cả “uy” [wei] lẫn “đức” [de] đều khánh kiệt. Hoặc nói theo cha con, ông cháu Chu Lệ, Cao Xí và Chiêm Cơ, các tướng chỉ biết đến bản thân, coi thường quốc thể. “trở thành trò cưới cho man di.” [“How can we not the laughing stock of the man and yi?”] (103)
Thoạt tiên, Tham tướng Lý Bân [Li Bin hay Ben], của Mộc Thạnh làm Chưởng Đô Ti; Lữ Nghị [Lu Yi] Phó Đô Ti (năm 1406 từng theo Hoàng Trung đưa Trần Thiên [Thiêm] Bình, hay Nguyễn Khang) về nước. nhưng thất bại). Sau đó, Lữ Nghị được cử làm quyền chưởng Đô thống sứ ty [tusi], và Hoàng Trung làm phó. Trương Phụ chịu trách nhiệm chọn thêm hai người phụ tá (104)
Án sát Hoàng Phúc—nguyên phụ trách việc tiếp vận từ Quảng Đông qua, được cử làm Bố chính sứ ty kiêm Án sát sứ ti Tại Bố chính ti, Hoàng Phúc có sáu [6] phụ tá, kể cả Bùi Bá Kỳ, với chức Hữu Tham nghị. Hai người Hoa—Zhang Xian-zong, và Wang Ping [Vương Bình] Hữu Tham chính, chết trận ngày 26/12/1413 khi cùng Hoàng Trung càn quét Thanh Hóa]. Án sát ti có hai phó Án sát và một tham nghị. Bộ Lại chịu trách nhiệm cử người khác cho đủ cấp số. (105)
472 nha sở thu dùng hàng ngàn quan lại Hoa, cùng trên 9,000 thổ quan, chia nhau các chức vụ thổ Tri phủ (dự trù lên tới 15 người), thổ tri châu, tri huyện, v.. v…
Ngày 24/1/1418, Giao Chỉ Đô sứ ti có tới 100 quan chức và lại viên: Đô sứ ti có 30 người, Bố chính ti, 50 người, và Án sát ti, 20. (106) Mười hai năm sau ngày “diệt trừ quỉ dữ, mang ánh sáng thánh giáo cứu giúp man di,” Chu Lệ và thuộc hạ—không ít những tội phạm được lấy ra khỏi nhà tù, gửi sang cho lập công chuộc tội—đưa Giao Chỉ xuống tận cùng đáy thẳm của địa ngục có thực. Dân chúng hàng năm chết đói đầy đường. Khói lửa loạn ly lan tràn từ thành thị tới nông thôn, rừng núi. Những tên cướp nước luôn miệng khoe khoang về văn trị, thánh đức không từ một cơ hội nào để chém giết, cướp bóc, mổ bụng đàn bà có thai, để khủng bố long người. Tổng Binh ăn gan, uống máu nghĩa quân kháng Minh. Sĩ quan thuộc cấp không thiếu kẻ bị đóng gông giải về kinh đô, nhưng chỉ ít lâu sau lại được ân xá gửi đến những chiến trường khác, và không ít kẻ trở lại Giao Chỉ để tiếp diễn những tội diệt chủng, hiếp dâm. Từ năm 1417, lại thêm một loạt những cuộc nổi dạy của thổ quan, thổ binh từ nam chí bắc, từ góc rừng, triền núi tới những thanh thị, phố xá
Những thành phần hợp tác [Collaborators]: Các bộ quốc sử Việt đã nói nhiều, dù không hẳn đầy đủ về thành phần hợp tác. 1. Thổ quan: Tháng 8/1407, Chu Lệ ra chiếu tuyển mộ nhân tài. “Những người hơi có tiếng tăm đều hưởng ứng, riêng có Bùi Ứng Đẩu bị tật ở mắt, và hạ trại học sinh là bọn Lí Tử Cấu vài người ẩn náu không ra mà thôi.” Lúc bấy giờ cũng có câu: Muốn sống vào ẩn trốn trong rừng. Muốn chết thì đi làm quan bên Tàu. [“Dục hoạt ẩn lâm san. Dục tử tố Bắc quan.”] (107)
Ý chính tờ sắc dụ gửi thổ quan và bô lão Việt tháng 1/1413 được lập lại vào tháng 1-2/1416, khi Chu Lệ thay bằng sắc hơn 9,000 quan lại tụ hợp ở Kim Lăng, do Tổng binh ký bằng bằng sắc thiếp vàng của Bộ, [như Tả Bố chính sứ Nguyễn Huân,Tham nghị Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung] cũng có câu này; “trời cũng giúp cho, lại hưởng nhiều phúc lộc, mãi đến đời con cháu, mà tiếng thơm của các người cũng mãi mãi còn trong sử sách” [của TH].(109)
Tháng 11/1415, Trương Phụ lại qua Giao Chỉ vì tình trạng ngày càng xấu đi. Tháng 1-2/1416, Phụ sử dụng, nói theo giáo mục Ki-tô Paul Puginier, những “chiếc càng cua” bản xứ như Nguyễn Huân làm Bố chính sứ, Lương Nhữ Hốt và Đỗ Duy Trung làm tham chính. (ĐVSK, BKTT, IX :26b, Lâu (2009), 2 :298 ; CMCB, XII:44- 45 ; (Hà Nội : 1998), I:757).
Tháng 1-2/1416, Chu Lệ triệu tập quan lại, bô lão về Kim Lăng, ban cho bằng sắc do chính triều đình Minh ấn ký. Trên 9,000 người, theo Minh thực lục. Sử dụng bọn trung gian bản xứ Nguyễn Huân [Ruan [Mo] Xun], người Chí Linh, Nam Sách [Hải Dương], làm Tả Bố chính sứ, Lương Nhữ Hốt [Liang Ru-hu], người Hoằng Hoá, Thanh Hóa] và Đỗ Duy Trung [Du Wei Zhong] người phủ Tam Đái (sông Thao, Cấm Khê, Sơn Tây), làm tham [nghị] chính. (ĐVSK, BKTT, IX:26b-27a, Lâu (2009), 2:298; Giu (1967), 2:251-52; CMCB, XII:44- 45; (Hà Nội: 1998), I:757)
Chu Lệ hạ chiếu huấn dụ quan lại, thuộc ti Bố Chính, có câu “trời cũng giúp cho, lại hưởng nhiều phúc lộc, mãi đến đời con cháu, mà tiếng thơm của các người cũng mãi mãi còn trong sử sách;” (ĐVSK, BKTT, IX:27ab, Lâu (2009), 2:298; ĐVSKTB, BK X:32ab, The (1997), tr. 548; CMCB, XII:44-45; (Hà Nội: 1998), I: 757-58
Một số không nhỏ đã bị cuốn hút và khích động về chiêu bài diệt ác, hưng Trần. Nếu tin được Minh thực lục, Trần Ngỗi có mặt trong h2ng ngũ này. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi dẫn về Kim Lăng, Trần Ngỗi đã cùng một số người trốn về Mộ Độ, phủ Thiên Trường, phất cờ “kháng Ngô.” Trần Quí Khoáng hay Quí Khách, vua hậu Trần thứ hai, cũng hơn một lần tìm cách hợp tác với quân Minh. Đế Ngỗi và tùy tùng hai lần gửi sứ và tuế cống [gồm hai tượng người bằng vàng bạc] đến Kim Lăng. Năm 1411, Chu Lệ giả vờ đồng ý, phong Quí Khoáng làm Bố Chính sứ, và đề cử những cận thần của Đế Ngỗi vào ba ti. Nhưng những quan tướng ngoài mặt trận được quay mặt làm ngơ để ra tay tiêu diệt. Cơ quan mật vụ Đông Sở của các thái giám đả sử dụng cả con trưởng Quí Ly để dò xét tin tức từ các sứ thần của Trùng Quang tại Kim Lăng, khiến vua giết Hành khiển Hồ Ngạn Thần sau khi phó sứ Bùi Nột Ngôn tố cáo sự việc. (110)
Đại đa số những người hợp tác chủ trương bá đạo, tư lợi. Chính nghĩa, đạo đức, và ngay cả hạnh phúc thu gọn trong vòng quyền lợi cá nhân và phe đảng.
Đáng ngạc nhiên là trong số này có ba cháu nội của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi—chẳng những thông minh, văn hay chữ tốt, giỏi ứng biến [nhưng cũng có nghĩa chậm tiến, tưởng lầm chim sẻ thêu thành chim thực], hai lần đi sứ Nguyên, mà còn là một đại quan thanh liêm, tiết tháo, được liệt vào hạng danh nhân của Hải Dương trong Đại Nam Nhất Thống Chí. Phải chăng vì sự cảm phục Mạc Đĩnh Chi, [hay đã bị nịnh thần nhà Mạc sửa chữa, cắt bỏ] sử quan đời sau chỉ nhắc rất sơ lược về hành động phản quốc của anh em Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn—đã tự nguyện đầu hàng, tuyển mộ 10,000 thổ binh dẫn đường quân xâm lược đánh phá thành trì, lùng bắt nghĩa quân, và nhất là lưu lại hậu thế chứng từ thành văn tội phản nghịch, xin Chu Lệ ban ơn đặt Giao Chỉ vào nội địa, như hơn 400 năm trước; và góp công vào việc tung tin con cháu nhà Trần đã tuyệt, khiến năm 1409 Trương Phụ ngạo nghễ tuyên bố với sứ giả của Trần Quí Khoáng—tức Trùng Quang Đế— là “không thể còn sót một cháu nội cua Nghệ Tông,”
Bảng nhãn Lê Quí Đôn có lẽ đã sai lầm khi chỉ liệt kê những Trần Phong, Lương Nhữ Hốt, hay Đỗ Duy Trung vào hàng ngũ “nghịch thần.” Mạc Thúy còn đứng đầu sổ công thần của xâm lược Minh. Mạc Thúy cũng góp phần không nhỏ trong việc tuyển chọn “hơn 9,000” nhân tài bản xứ ra làm quan theo triết lý “dĩ di trị di” của Hán tộc. Từ năm 1436, An Nam được khôi phục quốc thống [guo], nhưng chỉ một thế kỷ sau, cháu chắt Mạc Thúy và Mạc Tung—người năm 1418 được thừa kế chức tước và lương bổng của cha—sẽ tạo nên một tiền lệ khác, tức “An Nam đô thống sứ ti;” và, chưởng đô thống sứ ti với hạng tùng nhị phẩm, cha truyền con nối
Chẳng hiểu anh em Mạc Thúy và Nguyễn Huân đã chọn quan điểm trên vì nguồn gốc Hoa—nên mơ ước “châu hoàn Hợp Phố,” hay thù ghét gì nhà Trần. Cũng có thể vì thấm nhuần sách vở Trung Hoa—bị đầu độc bằng luật kẻ mạnh, và những chi tiết lịch sử ngụy tạo như “từ thời Chuyên Húc, Đường, Nghiêu ánh sáng thánh giáo Trung Hoa đã chiếu rọi mọi hang động “Giao Chỉ,” “Giao Châu” hay “An Nam.” Thực tế, cho tới năm 1414-1415, Hoàng Phúc còn muốn dạy bảo thêm “man di” cách thờ phụng thần gió, thần mây,” “thần mưa,” “thần sấm sét,” cùng cả một hệ thống bái vật của Hán tộc.
Hay truyện cổ tích “Phục Ba tướng quân Mã Viện” từng dựng trụ đồng khoa trương công lao tái xâm lăng, khuất phục man di,” và phân định biên giới” chỉ có trong những giấc mơ hay tại các trung tâm hành quân, vắt óc, mài trán tìm cho được cơ hội xâm lăng lân bang. Vì, trên thực tế, 20 tội của cha con Quí Ly chưa hề bén gót tội lỗi vượt thời gian và không gian của Chu Lệ cùng những Trương Phụ, Hoàng Phúc, hay Chu Vinh. Vì chiếc ngai vàng nhà Minh, chẳng hạn, Chu Lệ đã giết cháu đích tôn của cha, ám hai anh em, họ hàng.