[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lý do thực sự đằng sau cuộc thanh trừng lực lượng tên lửa của Tập Cận Bình

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) bề ngoài đề cao chủ nghĩa vô thần, nhưng có nhiều lý do để cho rằng ông là người mê tín và niềm tin của ông vào những lời tiên tri cổ xưa có thể là nguyên nhân đằng sau các cuộc thanh trừng.

Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 và Hội nghị cấp cao ASEAN gần đây đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Ngoài ra, liên tục có báo cáo về các vụ bắt giữ hoặc kỷ luật sĩ quan cấp cao ở Trung Quốc. Cuộc thanh trừng nhắm vào một số quan chức cấp cao trong Lực lượng Tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), các Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm và tiền nhiệm, cùng giám đốc điều hành của các công ty công nghiệp quốc phòng. Một số nguồn tin cho rằng hành vi bất thường của Tập Cận Bình và cuộc thanh trừng Lực lượng Tên lửa có liên quan đến những lời tiên tri cổ xưa của Trung Quốc về một cuộc đảo chính và ám sát mà Tập Cận Bình tin rằng ông có thể phải đối mặt.

Theo một số thông tin truyền thông trước đó, các vấn đề trong Lực lượng Tên lửa có liên quan đến tham nhũng hoặc các vụ rò rỉ thông tin mật. Theo một số thông tin khác, một số sĩ quan Lực lượng Tên lửa, những người âm thầm phản đối cuộc tấn công vào Đài Loan, đã có âm mưu chống lại Tập Cận Bình. Tất cả những thông tin như vậy đều cho thấy có vấn đề với lòng trung thành chính trị của những cá nhân từng được Tập Cận Bình nâng đỡ.

Những quan ngại thầm kín của Tập Cận Bình?

Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho thấy những lời giải thích này chỉ là một vài trong số những lý do bên ngoài mà chính quyền phải đưa ra để biện minh cho các cuộc thanh trừng. Những thông tin này còn chỉ rõ rằng lý do thực sự và bất thường dẫn đến các cuộc thanh trừng liên quan đến “mối quan ngại” mà Tập Cận Bình luôn che giấu và không muốn tiết lộ.

WikiLeaks trước đây từng tiết lộ rằng Tập Cận Bình tin vào khí công truyền thống Trung Quốc và các thế lực siêu nhiên, bao gồm cả nhiều hình thức tiên tri khác nhau. Một nguồn tin đáng tin cậy cũng tiết lộ rằng mặc dù Tập Cận Bình bề ngoài cổ vũ chủ nghĩa vô thần, nhưng ông có niềm tin mạnh mẽ vào những lời tiên tri cổ xưa của Trung Quốc. Đặc biệt, còn có nguồn tin cho hay Tập Cận Bình bị thu hút bởi những lời tiên tri dự đoán các cuộc đảo chính và ám sát.

Tập Cận Bình được cho là lo ngại rằng những lời tiên tri như vậy có thể trở thành hiện thực, dẫn đến cái chết của ông khi đương chức. Vì vậy, Tập Cận Bình đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu rộng. Cuộc thanh trừng gần đây đối với Lực lượng Tên lửa có liên quan đến hai trong số những lời tiên tri nổi tiếng nhất trong bối cảnh này.

“Người lính thân đeo cung”

Một trong những lời tiên tri dường như khiến Tập Cận Bình lo lắng đến từ một cuốn sách Trung Quốc cổ mang tên “Thôi Bối Đồ”. Tài liệu này xuất hiện từ thời nhà Đường, cách đây hơn 1300 năm. Nhiều dự đoán trong cuốn sách này đã trở thành hiện thực và tác động đáng kể đến lịch sử Trung Quốc.

Lời tiên tri được nói đến xuất hiện dưới dạng một bài thơ đi kèm với hình ảnh thứ 46 trong cuốn sách. Bài thơ viết:

“Có một người lính thân đeo cung, chỉ nói ta là ông đầu trắng

Bên trong cửa Đông giấu kiếm vàng, cửa sau dũng sĩ vào cung vua”

Nhiều người diễn giải lời tiên tri này là điềm báo Tập Cận Bình sẽ đối mặt với một cuộc đảo chính quân sự và bị binh lính lật đổ. Theo nguồn thạo tin, Tập Cận Bình tin rằng “người lính thân đeo cung” được đề cập đến trong bài thơ tương ứng với Lực lượng Tên lửa.

Thời xa xưa, cung tên là vũ khí tấn công tầm xa được dùng để tiêu diệt đối thủ. Giờ đây, tên lửa chính là đại diện của những vũ khí tầm xa như vậy. Theo một số nguồn tin, Tập Cận Bình tin rằng trong Lực lượng Tên lửa kiểm soát tên lửa, có thể có những cá nhân là mối đe dọa tiềm tàng và muốn hãm hại ông.

Cái chết của con chim lông trắng

Một lời tiên tri nổi tiếng khác đến từ cuốn tiên tri dân gian của Trung Quốc có tựa đề “Thiết Bản Đồ”. Hình ảnh cuối cùng trong cuốn sách này khá đơn giản: Có 4 con chim đen bay qua khe núi. Tuy nhiên, một con chim lông trắng đâm vào vách núi và rơi chết. Bên dưới bức ảnh có dòng chữ: “Con chim trắng bị chết ở vách núi này”.

Một số người cho rằng 4 con chim đen tượng trưng cho 4 nhà lãnh đạo đầu tiên của Đ..C..S Trung Quốc, bao gồm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Người thứ năm, con chim lông trắng, là Tập Cận Bình. Cách giải thích này xuất phát từ chữ Hán “Tập” (Xi), họ của nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại. Phần trên của chữ “Tập” là “vũ” (yu), nghĩa là “lông”. Phần dưới của chữ “Tập” là “bạch” (bai), nghĩa là “trắng”. Vì vậy, khi tách hai phần của chữ “Xi”, ta có từ “bạch vũ” – nghĩa là “lông trắng”. Vì vậy, hình ảnh con chim lông trắng bị chết ở vách núi có thể là điềm báo cho số phận của Tập Cận Bình. Con chim trắng bị đâm vào vách núi cũng có thể do bị trúng tên và không bay được nữa.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khu Hùng An và ý nghĩa ẩn giấu trên bản đồ

Niềm tin vào tâm linh của Tập Cận Bình cũng có thể được thể hiện trong việc lựa chọn địa điểm cho Khu mới Hùng An. Hùng An là vùng trũng dễ bị ngập nước. Vậy tại sao Tập Cận Bình lại chọn nơi đây để xây dựng trung tâm chức năng phi thủ đô của Bắc Kinh? Rõ ràng đó là vì Tập Cận Bình tin vào phong thủy. Đài truyền hình Phượng Hoàng (Phoenix News) đưa tin: “Bắc Kinh đã được lựa chọn và lên kế hoạch xây dựng dựa trên ý tưởng triết học về ‘thế non nước’ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc về phát triển đô thị. Khu mới Hùng An cũng sẽ được quy hoạch và xây dựng dựa trên hệ tư tưởng này”.

1699004921838.png

Khu mới Hùng An

Ở đây, “thế non nước” đề cập đến phong thủy. Bắc Kinh có trục Đông-Tây kéo dài từ chùa cổ Đàm Chá đến núi Định Đô, vị trí xây dựng cố đô. Khu mới Hùng An nằm ngay phía Nam chùa Đàm Chá, tạo ra trục Bắc-Nam từ chùa Đàm Chá đến Khu mới Hùng An. Sự giao nhau của trục Bắc-Nam và trục Đông-Tây tạo nên thế tổng thể cho thành phố dựa trên nguyên tắc phong thủy.

Phong thủy trong việc xâm chiếm Đài Loan

Một số người cũng nhận thấy rằng nếu kết nối Hùng An với khu vực trung tâm Thiên Tân, người ta có thể vẽ ra một hình tam giác với Bắc Kinh là góc thứ ba. Nếu kẻ một đường vuông góc từ Bắc Kinh về phía Nam, thì đường này đi qua Nam Kinh, và nếu kéo dài tiếp về phía Nam thì sẽ đi qua Đài Loan.

Nam Kinh là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc trong thời kỳ Quốc Dân Đảng kiểm soát Đại lục. Đài Loan là nơi Trung Hoa Dân Quốc còn tồn tại cho đến ngày nay, cũng là nơi Đ..C..S Trung Quốc từ lâu đã tìm cách “thống nhất” với Đại lục.

Vì vậy, đường vuông góc này, xét từ góc độ phong thủy, có ảnh hưởng tới cố đô của “triều đại trước” (ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc). Đường vuông góc này cũng chia đôi Đài Loan. Một lần nữa, xét từ góc độ phong thủy, có thể nói điều này có lợi cho mục tiêu của Tập Cận Bình là xâm chiếm Đài Loan.

Đây được cho là một trong những lý do khiến Tập Cận Bình lựa chọn địa điểm hiện tại cho tiểu đô thị của mình. Việc thành lập thủ đô thứ cấp tại Khu mới Hùng An sẽ nâng cao uy quyền của Tập Cận Bình và cho phép ông cầm quyền như một hoàng đế C..S trong một thời gian dài.

Nỗi sợ về cái chết của Tập Cận Bình

Nỗi sợ về cái chết của Tập Cận Bình không chỉ được thể hiện ở các cuộc thanh trừng nội bộ, mà còn được phản ánh ở cách ông bố trí an ninh trong các chuyến công tác. Mỗi lần Tập Cận Bình đi công tác, đều có sự xáo trộn lớn trong lực lượng an ninh. Dù ông đi đến đâu trên đất nước Trung Quốc, những người đến nghe phát biểu đều được lựa chọn một cách cẩn thận. Thông thường, đó đều là quan chức địa phương đóng giả thường dân.

Năm 2022, trong chuyến thăm 2 ngày tới Hong Kong bắt đầu vào ngày 1/7, Tập Cận Bình không dám ở lại qua đêm. Ông cũng dùng xe chống đạn được mang từ Đại lục sang. Các chuyến công du nước ngoài của Tập Cận Bình cũng không khác gì trong bối cảnh mối quan ngại về an ninh ngày càng tăng. Ví dụ, trong chuyến thăm Papua New Guinea vào tháng 11/2018, hai xe chống đạn được sản xuất trong nước đã được vận chuyển bằng đường hàng không từ Trung Quốc sang.

Tờ The Up Media của Đài Loan đưa tin rằng Chính phủ Nam Phi xác nhận Tập Cận Bình đã đưa một phái đoàn lên đến 500 người tới Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Nam Phi hồi tháng 8/2023. Ông cũng đặt trước hai khách sạn và cho chuyển toàn bộ đồ nội thất từ Trung Quốc sang nước này trước một tháng. Ông mang theo mọi thứ từ cốc, bát tới giường, đệm, thảm và thậm chí cả rèm cửa. Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Tập Cận Bình thực hiện những biện pháp phòng ngừa này để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công hay giám sát.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tập Cận Bình gây lo sợ ở Nam Phi

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, thông dịch viên của Tập Cận Bình bị chặn ngoài cửa vì không được phép đi cùng ông vào hội trường. Vì vậy, Tập Cận Bình phải vào hội trường một mình. Trông ông khá lạc lõng. Ông ngoái lại nhiều lần, như thể đang chờ người phiên dịch tới đi cùng. Đây là giây phút ngại ngùng đối với Tập Cận Bình vì ông không có khả năng hòa nhập với các nhà lãnh đạo thế giới khác nếu không có người phiên dịch, cũng không có kinh nghiệm trong việc này. Đây có thể là lý do giải thích vì sao Tập Cận Bình không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ.

1699005392697.png


Không chỉ vậy, Vương Nghị (Wang Yi), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hiện tại, đã được tái bổ nhiệm để thay thế Bộ trưởng bị cách chức Tần Cương (Qin Gang), vốn được cho là đã được lệnh viết bản tự kiểm điểm tại nhà vì khiến Tập Cận Bình bị mất mặt tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Đó là lý do giải thích vì sao Tần Cương không tháp tùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, cũng như không tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Ngoài ra, Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing), cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, người đã nghỉ hưu được 16 năm và hiện đã 83 tuổi, gần đây đã tái xuất để đại diện cho Đ..C..S Trung Quốc tại Đối thoại cấp cao Australia-Trung Quốc lần thứ 7. Tất cả những điều này đều bất thường và cho thấy Tập Cận Bình không có đủ quan chức mà ông có thể tin dùng.

Có thể nói Tập Cận Bình đang giống như “chim sợ cành cong”. Ông dường như là nhà lãnh đạo tin vào lời tiên tri về “người lính thân đeo cung”. Ông có vẻ đang che giấu nỗi sợ hãi sâu sắc về những điều chưa biết.

Những cuộc thanh trừng gần đây nhất trong hệ thống quân sự

Trong khi đó, các cuộc thanh trừng trong quân đội Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Tin đồn mới nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) đang bị điều tra. Ít nhất, ông đã không xuất hiện trước công chúng trong vài tuần qua.

Trong khi đó, một số giám đốc điều hành trong lĩnh vực công nghiệp quân sự đã bị bắt, bao gồm:

1.Lưu Thạch Tuyền (Liu Shiquan), Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc;

1699005486277.png

Lưu Thạch Tuyền (Liu Shiquan)

2.Viên Khiết (Yuan Jie), Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc;

1699005540759.png

Viên Khiết (Yuan Jie)

3.Trần Quốc Anh (Chen Guoying), Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc; và

4.Đàm Thụy Tùng (Tan Ruisong), cựu Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, bị cách chức vào tháng 3/2023.

1699005651238.png

Đàm Thụy Tùng (Tan Ruisong)

Những quan chức cấp cao đến từ các doanh nghiệp quân sự này đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đ..C..S Trung Quốc giam giữ.

Theo một cựu nhà báo Trung Quốc, Lý Thượng Phúc bị bắt vào ngày 1/9/2023. Sau ông, 8 quan chức khác, bao gồm 6 quan chức cấp thứ trưởng và 2 quan chức cấp cục thuộc Ban Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương, đã bị bắt vào ngày 8/9/2023, sau khi Lý Thượng Phúc khai ra họ.

Cuộc thanh trừng tiếp tục

Ngoài 11 tướng lĩnh Lực lượng Tên lửa bị loại bỏ, Tư lệnh Lực lượng Chi viện chiến lược Cự Càn Sinh (Ju Qiansheng) và Phó Tư lệnh Thượng Hồng (Shang Hong) đều được cho là đã bị giam giữ.

1699005812888.png

Cự Càn Sinh (Ju Qiansheng)

Không rõ vì sao Cự Càn Sinh và Thượng Hồng bị cách chức. Tuy nhiên, thực tế là nếu Lực lượng Tên lửa có kế hoạch phóng tên lửa vào Bắc Kinh, hoặc nơi có Tập Cận Bình, thì họ sẽ cần sự hợp tác của Lực lượng Chi viện chiến lược để vô hiệu hóa hệ thống radar. Ngược lại, nếu tên lửa bị phát hiện, thì họ hầu như không có cơ hội thành công. Và hệ thống radar do Lực lượng Chi viện chiến lược kiểm soát.

Dự đoán sẽ có thêm nhiều cá nhân khác liên quan đến vấn đề này trở thành mục tiêu. Cuộc thanh trừng ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn – và dường như đang được đẩy nhanh.

Những lời tiên tri cổ xưa sẽ ứng nghiệm?

Nếu Tập Cận Bình thực sự mê tín, thì những lời tiên tri về cái chết của ông trong một cuộc đảo chính hay một vụ ám sát chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, trạng thái tinh thần và thậm chí là các quyết định của ông về vấn đề đi lại cũng như các vấn đề khác.

Trong bối cảnh có nhiều tin đồn về sức khỏe tâm lý của Tập Cận Bình, điều này càng đáng lo ngại hơn. Việc Tập Cận Bình tin vào những lời tiên tri có thể dẫn tới nhiều cuộc thanh trừng hơn nữa trong quân đội. Gần đây, có tin đồn ngay cả Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cũng có thể bị liên lụy. Lý Thượng Phúc đã được Trương Hựu Hiệp đề cử vào chức vụ cao. Vì vậy, Trương Hựu Hiệp, nhân vật cấp cao thứ hai trong quân đội, có thể gặp nguy hiểm.

Mọi cuộc đấu tranh nội bộ đều có giới hạn. Câu hỏi được đặt ra là liệu một cuộc thanh trừng quy mô lớn trong quân đội có thực sự dẫn đến các cuộc phản kháng quân sự, hay thậm chí là các cuộc nổi loạn, ở Trung Quốc hay không. Nếu có thì kết quả cuối cùng của lời tiên tri cổ xưa mà Tập Cận Bình cố hết sức để ngăn chặn có thể tự ứng nghiệm.

Những lời tiên tri cổ xưa ở Trung Quốc có thể đã là dĩ vãng, nhưng lại có ý nghĩa thực tiễn với nhân loại hiện nay.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự trong trật tự an ninh biển toàn cầu

Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã nổi lên là cường quốc kinh tế toàn cầu, trải qua quá trình thay đổi vượt ra ngoài sức mạnh kinh tế. Việc Trung Quốc theo đuổi nâng cao năng lực quân sự, đặc biệt là trong việc triển khai hải quân ở vùng biển xa, cũng đáng chú ý không kém. Việc Trung Quốc nâng cao khả năng triển khai sức mạnh hải quân, mặc dù không có gì đáng ngạc nhiên nhìn từ góc độ hiện thực, nhưng lại đặt ra những câu hỏi sâu sắc về ý định thực sự của nước này cũng như những tác động kéo theo đối với an ninh biển toàn cầu. Bài phân tích này đi sâu vào tham vọng về hải quân của Trung Quốc, hậu quả chiến lược của việc nước này tăng cường thế trận hải quân ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và bối cảnh rộng hơn của cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ trong lĩnh vực biển. Tính đến năm 2023, bối cảnh an ninh ở biển Đông tương đối ổn định, giảm nguy cơ đối đầu và leo thang quân sự. Tuy nhiên, việc Trung Quốc chuyển trọng tâm chiến lược từ biển Đông sang eo biển Đài Loan nhấn mạnh tác động đáng kể của việc Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân ở vùng biển xa đối với trật tự an ninh biển toàn cầu hiện hành. Điều quan trọng cần phải hiểu, từ góc nhìn của Bắc Kinh, Đài Loan được coi là vấn đề chủ quyền nội bộ chứ không phải là điểm nóng đối ngoại trong quan hệ quốc tế.

1699006249775.png


Tình hình hiện tại ở biển Đông ở mức độ rủi ro thấp. Mặc dù Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có yêu sách chủ quyền, bày tỏ mong muốn duy trì hòa bình ở Biển Đông, nhưng những khác biệt cơ bản về lợi ích trên biển và chính sách an ninh giữa các nước liên quan vẫn tồn tại. Xung đột ngoại giao giữa các quốc gia về vấn đề biển Nam Trung Hoa cũng như trong chính sách và hành động của Mỹ, Nhật Bản, Australia và các quốc gia bên ngoài khác ở biển Đông tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, các sự cố quy mô nhỏ giữa lực lượng quân sự và lực lượng thực thi pháp luật, bao gồm cả lực lượng bảo vệ bờ biển, vẫn thi thoảng xảy ra. Những yếu tố bất ổn ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở Biển Đông có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm mới trên biển và trên không, thậm chí leo thang thành xung đột vũ trang, đối đầu quân sự.

Việc Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế, đồng thời mở rộng lực lượng hải quân không có gì là ngạc nhiên, giúp nước này trở thành chủ thể an ninh toàn cầu đáng gờm cả trên bộ và trên biển. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, việc Trung Quốc tìm cách tăng cường năng lực quân sự tương xứng với tầm vóc toàn cầu của mình là điều hợp lý. Từ góc độ hiện thực, các quốc gia hành động vì lợi ích riêng và quân đội hùng mạnh được coi là cần thiết để bảo vệ những lợi ích đó. Các khoản đầu tư đáng kể của Trung Quốc vào hải quân là biểu tượng cho tham vọng bảo vệ lợi ích biển, đảm bảo các tuyến đường biển quan trọng và khẳng định mình là cường quốc biển.

1699006328752.png


Việc xây dựng lực lượng hải quân bao gồm phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hiện đại, tàu chiến mặt nước tiên tiến và mở rộng nhanh chóng lực lượng không quân của hải quân. Sự phát triển này vượt trội so với mở rộng hải quân trong khu vực, báo hiệu sự nổi lên của Trung Quốc thành một bên tham gia triển khai sức mạnh biển toàn cầu. Để bảo vệ nền kinh tế và an ninh của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, những năng lực biển khơi trong trung và dài hạn sẽ hỗ trợ cho phạm vi hoạt động toàn cầu mới của hải quân nước này. Do đó, phạm vi hoạt động quân sự của Trung Quốc giờ đây đã vượt ra ngoài biên giới trực tiếp của nước này, tạo ra khả năng gây ảnh hưởng và định hình lại trật tự an ninh biển toàn cầu.

Hiểu được ý đồ về hải quân của Trung Quốc là điều cần thiết trong việc đánh giá tác động đối với an ninh biển toàn cầu. Đáng chú ý, kể từ lần tham gia chiến tranh thông thường cuối cùng vào năm 1979, Trung Quốc đã kiềm chế không tham gia xung đột quân sự quy mô lớn, thay vào đó chọn các cuộc đối đầu và va chạm quy mô nhỏ. Kiểu hành xử này khiến việc giải thích các ý đồ về hải quân của Trung Quốc thêm phức tạp, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng năng lực tác chiến tấn công của hải quân nước này trong các tình huống ngoài biển khơi.

1699006398958.png


Mơ hồ xung quanh mức độ mà Trung Quốc tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng và quyền kiểm soát ở biển Đông vẫn là nguyên nhân gây lo ngại cho các bên liên quan về an ninh biển. Mặc dù Trung Quốc khẳng định các yêu sách chủ quyền dựa trên tài liệu lịch sử, nhưng hành động của nước này, chẳng hạn như xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở quân sự ở các khu vực tranh chấp, làm nảy sinh những nghi ngờ về cam kết chung sống hòa bình và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế được thiết lập và đóng khung nhờ sự hiện diện của hải quân Mỹ. Sự mơ hồ này thể hiện những tín hiệu phức tạp về khả năng leo thang và xung đột ở khu vực. Đồng thời, Mỹ đóng vai trò then chốt trong việc định hình trật tự an ninh biển toàn cầu hiện tại. Chiến lược triển khai hải quân ra tiền phương của nước này, đặc biệt là ở biển Đông và eo biển Đài Loan, không chỉ nhằm trấn an các đồng minh khu vực về cam kết an ninh của Washington mà còn để đối trọng với việc Trung Quốc mở rộng khả năng triển khai hải quân ở vùng biển xa.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Việc Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân ở biển Đông mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc. Khu vực này nổi tiếng với việc có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và đóng vai trò là huyết mạch quan trọng cho thương mại toàn cầu, với hơn 3.000 tỷ USD hàng hóa đi qua mỗi năm. Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở khu vực làm tăng khả năng xảy ra sự cố, tai nạn và xung đột trên biển, có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra bất ổn kinh tế. Hơn nữa, các hành động của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa đã thúc đẩy việc tái liên kết chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, Mỹ tăng cường các liên minh và đối tác trong khu vực, theo đuổi chiến lược biển triển khai ra tiền phương để duy trì ảnh hưởng và đảm bảo an ninh cho các đồng minh. Học giả Trung Quốc Hu Bo đã mô tả sự phát triển trong chính sách biển Đông của Mỹ: từ không can thiệp trong những năm 1960-1990, đến can thiệp có giới hạn từ cuối những năm 1990-đầu những năm 2000, và can thiệp trực tiếp từ những năm 2010 trở đi. Động lực này đã thúc đẩy mạng lưới phức tạp các liên minh quân sự và quan hệ đối tác chiến lược, làm tăng nguy cơ leo thang ngoài ý muốn.

1699006528837.png


Ví dụ, Mỹ đóng vai trò then chốt trong các tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, như được nhấn mạnh bởi những diễn biến gần đây. Tháng 9/2023, việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines nỗ lực dỡ bỏ các phao nổi của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough phản ánh những căng thẳng dai dẳng ở khu vực. Mỹ đã công khai ca ngợi Philippines vì có “bước đi táo bạo” khẳng định các quyền của mình và tái khẳng định một cách rõ ràng cam kết an ninh của Mỹ đối với Philippines. Lập trường của Mỹ nhằm mục đích duy trì vai trò là nhân tố quan trọng trong các tranh chấp song phương đang diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines. Manila tận dụng một cách chiến lược vị thế của mình với tư cách là quốc gia có yêu sách trong tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh để làm con bài mặc cả nhằm thúc đẩy mục tiêu của mình trong quan hệ với Washington.

Trong khi biển Đông vẫn là tâm điểm quan trọng, những diễn biến gần đây nhấn mạnh sự dịch chuyển trọng tâm chiến lược hướng đến eo biển Đài Loan. Vấn đề Đài Loan từ lâu đã là yếu tố gây tranh cãi trong quan hệ Trung-Mỹ, với việc Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và Mỹ kiên quyết cam kết hỗ trợ an ninh và quyền tự chủ của Đài Loan. Các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, thường được mô tả là chiến thuật vùng xám, liên quan đến các hoạt động quân sự phi truyền thống nhằm làm suy yếu chủ quyền của Đài Loan và thử thách quyết tâm của Mỹ, do Bắc Kinh từ chối công nhận chủ quyền của Đài Loan. Những hành động này bao gồm xâm nhập vào không phận, tấn công mạng và tập trận hải quân gần Đài Loan. Tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan, vừa là điểm nóng tiềm năng vừa là biểu tượng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực, là không hề phóng đại. Giải quyết vấn đề Đài Loan có tầm quan trọng tối cao đối với Bắc Kinh, tượng trưng cho bước tiến quan trọng hướng tới tầm nhìn phục hưng vĩ đại và chấm dứt một thế kỷ tủi nhục, khẳng định vị thế siêu cường toàn cầu của Trung Quốc.

1699006625327.png


Trước những diễn biến này, cộng đồng quốc tế phải quan sát cẩn thận và giải thích một cách khách quan các ý định và hành động về hải quân của Trung Quốc. Bất chấp việc tăng cường năng lực hải quân và sự hiện diện quyết đoán trên biển của nước này, điều đáng chú ý là Trung Quốc đã không tham gia chiến tranh thông thường kể từ năm 1979. Do đó, mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách cường quốc toàn cầu là không thể phủ nhận, nhưng là hợp lý khi Bắc Kinh tiếp tục tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế về quản trị an ninh biển. Đối thoại và ngoại giao vẫn phải là giải pháp trung tâm trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông và eo biển Đài Loan, ngăn chặn xung đột tiềm ẩn có thể gây ra những hậu quả sâu rộng.

Trong khi các câu hỏi và mối quan ngại được đặt ra về những gì có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan và liệu các sự cố có leo thang thành đối đầu quân sự trực tiếp hoặc chiến tranh hải quân giữa Trung Quốc và Mỹ hay không, va chạm ở biển Đông vẫn có khả năng là ngòi nổi cho nguy cơ leo thang đối đầu quân sự. Mỹ, với tư cách là cường quốc biển lâu đời, phải đối mặt với nhiệm vụ nhạy cảm là cân bằng giữa một bên là cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh với bên kia là yêu cầu tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Cách tiếp cận có chừng mực kết hợp giữa răn đe, ngoại giao và cam kết về ổn định của khu vực là điều không thể thiếu.

Tóm lại, khả năng triển khai sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc là hệ quả hợp lý của việc nước này nổi lên thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những diễn biến này làm dấy lên mối lo ngại chiến lược lớn ở biển Đông và eo biển Đài Loan, trung tâm của cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ đang diễn ra. Cộng đồng quốc tế phải chịu khó quan sát và giải thích các hành động của Trung Quốc, khuyến khích giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và cùng nhau làm việc để duy trì sự ổn định của trật tự an ninh biển toàn cầu. Rủi ro là rất lớn và thế giới không thể đánh giá thấp hậu quả của việc quản lý sai lầm những căng thẳng ở vùng biển quan trọng này.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,793 Mã lực
Máy bay phản lực Trung Quốc bắn pháo sáng gần trực thăng săn tàu ngầm ở Biển Đông, Hải quân Canada cho biết

1699065904191.png

Tàu khu trục HMCS Ottawa đang di chuyển qua Biển Đông

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bắn pháo sáng phía trước một trực thăng quân sự của Canada trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông vào Chủ nhật tuần trước, một hoạt động mà các quan chức quân đội Canada cho là liều lĩnh và có thể dẫn đến việc bắn rơi máy bay.

Thiếu tá Rob Millen, sĩ quan không quân trên tàu khu trục HMCS của Hải quân Hoàng gia Canada, cho biết: “Rủi ro đối với máy bay trực thăng trong trường hợp đó là pháo sáng di chuyển vào cánh quạt hoặc động cơ nên điều này được phân loại là không an toàn, không đạt tiêu chuẩn, thiếu chuyên nghiệp”. Ottawa là tàu chiến nơi trực thăng Sikorsky Cyclone đang bay.

Millen nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn rằng vụ việc này là vụ thứ hai trong hai cuộc chạm trán giữa trực thăng của Ottawa với máy bay chiến đấu J-11 của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên vùng biển quốc tế vào ngày 29 tháng 10, khiến các máy bay chiến đấu tiến gần tới 100 feet từ trực thăng.


Ông nói rằng Canada và các quốc gia khác đã nhiều lần chứng kiến máy bay Trung Quốc áp sát máy bay cánh cố định, nhưng hiếm khi thấy hành động như vậy được thực hiện đối với máy bay trực thăng.

Vụ việc đầu tiên xảy ra trên vùng biển quốc tế nằm ngoài phạm vi 34 dặm tính từ quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông. Vụ thứ hai cũng diễn ra trên vùng biển quốc tế ngoài phạm vi 23 dặm tính từ quần đảo Hoàng Sa. Vào thời điểm đó, tàu chiến đang hoạt động ở vùng biển quốc tế cách quần đảo Hoàng Sa 100 dặm (160 km) về phía đông.

Các sĩ quan trên tàu Ottawa cho biết trực thăng Canada đang tìm kiếm một tàu ngầm được phát hiện trước đó khi sự cố xảy ra.

Millen cho biết ông đang lái chiếc trực thăng Canada vào sáng sớm hôm đó thì các máy bay J-11 của Trung Quốc chặn nó ở cự ly gần trong khi nó bay thẳng và ngang bằng ở độ cao 3.000 feet so với mặt nước về phía Ottawa, một tín hiệu cho thấy nó không có ý định thù địch.

1699066143573.png

Một chiếc Sikorsky CH-148 Cyclone của quân đội Canada thực hiện chuyến bay thử nghiệm với HMCS Montreal tại cảng Halifax

Trong cuộc chạm trán trước đó, Millen cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay vòng quanh trực thăng của ông.

Ông nói: “Khi máy bay đánh chặn ngày càng gần hơn, đến một thời điểm nhất định, nó trở nên không an toàn”.

Millen cho biết máy bay trực thăng của ông đã gặp phải tình trạng nhiễu loạn từ máy bay phản lực Trung Quốc, điều này cũng gây nguy hiểm cho máy bay trực thăng.

Ông nói: “Tôi chắc chắn không cảm thấy thoải mái như bạn có thể dựa trên sự mỏng manh của hệ thống cánh quạt.

Millen cho biết ông đã kết thúc cuộc chạm trán đó bằng cách hạ độ cao xuống 200 feet, khu vực mà trực thăng có thể hoạt động nhưng “rất khó đối với các máy bay chiến đấu ”.

Thiếu tá không quân Canada cho biết phi hành đoàn của quân đội ông đang huấn luyện cách ứng phó với những vụ chặn bắt như xảy ra hôm Chủ Nhật và sẽ tiếp tục bay qua vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Khi được hỏi về vụ đánh chặn tại cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân trả lời: “Tôi không biết về tình huống mà bạn đề cập”.

Ông nói với các phóng viên: “Chúng tôi đã nhiều lần nhắc lại quan điểm chắc chắn của mình về việc các máy bay chiến đấu của Canada tiến hành trinh sát gần không phận lãnh thổ của Trung Quốc”. “Chúng tôi hy vọng Canada sẽ kiềm chế hành vi không phù hợp để tránh tình hình trở nên phức tạp hơn”.

CNN cũng đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Trung Quốc để bình luận.

.....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,793 Mã lực
(Tiếp)

Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông rộng lớn và kể từ năm 2014 đã xây dựng các rạn san hô và bãi cát nhỏ thành các đảo nhân tạo được trang bị tên lửa, đường băng và hệ thống vũ khí – làm dấy lên sự phản đối kịch liệt từ các bên tranh chấp khác. Quần đảo Hoàng Sa, được Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, nằm ở phần phía bắc của Biển Đông, phía đông Đà Nẵng, Việt Nam và phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Tuyến đường thủy rộng 1,3 triệu dặm vuông này rất quan trọng đối với thương mại quốc tế, với ước tính khoảng một phần ba lượng vận chuyển toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ đô la đi qua mỗi năm. Đây cũng là nơi có ngư trường rộng lớn màu mỡ mà cuộc sống và sinh kế của nhiều người phụ thuộc vào đó.

1699066401509.png


Năm 2016, tòa án quốc tế ở The Hague kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với phần lớn Biển Đông. Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết này.

Các cường quốc phương Tây thường xuyên tiến hành đi lại qua biển để khẳng định khu vực này là vùng biển quốc tế, khiến Bắc Kinh tức giận.

Ottawa đã tuần tra đường thủy kể từ thứ Hai tuần trước, đôi khi hoạt động cùng với các tàu và máy bay hải quân của Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản và New Zealand trong một cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Noble Caribou. Tuy nhiên, nó hoạt động một mình khi chạm trán với máy bay phản lực Trung Quốc.

Tàu Ottawa và tàu khu trục USS Rafael Peralta của Hải quân Hoa Kỳ từ đêm thứ Tư đến thứ Năm theo giờ địa phương tiếp tục triển khai tới eo biển Đài Loan, một tuyến đường thủy quốc tế và tuyến vận tải quan trọng khác đã chứng kiến những cuộc chạm trán căng thẳng giữa PLA và các tàu đồng minh.

1699066504335.png


Tháng 6 năm ngoái, Hải quân Mỹ báo cáo về một vụ chạm trán gần giữa tàu khu trục USS Chung-Hoon và một tàu chiến Trung Quốc khi đi qua eo biển Đài Loan, trong đó tàu chiến Mỹ giảm tốc độ để tránh va chạm với tàu hải quân Trung Quốc đi cắt ngang phía trước. Khi đó, tàu khu trục HMCS Montreal của Canada đang đi cùng tàu Mỹ và một nhóm tin tức trên tàu đã ghi lại vụ việc.

Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Li Shangfu đổ lỗi cho Mỹ vì đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi bị các phóng viên chất vấn tại một hội nghị quốc phòng ở Singapore.

“Họ đến đây không phải để đi lại vô hại, họ đến đây để khiêu khích”, Li nói về tàu chiến Mỹ.

1699066585537.png

Chạm trán gần giữa tàu khu trục USS Chung-Hoon và một tàu chiến Trung Quốc khi đi qua eo biển Đài Loan

Ông Li cho biết nếu Mỹ và các cường quốc nước ngoài khác không muốn đối đầu thì họ không nên gửi khí tài quân sự đến gần Trung Quốc.

Li nói: “Hãy lo việc của mình đi,” và nói thêm, “Tại sao tất cả những sự cố này lại xảy ra ở những khu vực gần Trung Quốc mà không phải ở những khu vực gần các quốc gia khác?”

Tuy nhiên, việc các tàu chiến của đồng minh đi qua eo biển trong tuần này diễn ra bình thường và không có liên lạc nào được báo cáo.

Sự cố hôm Chủ nhật xảy ra sau các báo cáo khác về việc chặn máy bay đồng minh không an toàn trong những ngày gần đây.

Quân đội Mỹ cho biết hôm thứ Ba, một máy bay chiến đấu của PLA đã áp sát máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ bay trên Biển Đông trong vòng 10 feet.

Và trước đó vào tháng 10, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát máy bay trinh sát và giám sát CP-140 của Canada trong phạm vi 5 mét (16 feet) trên Biển Hoa Đông.

1699066623402.png

Một máy bay chiến đấu J-11 của Hải quân Trung Quốc được ghi lại bay gần máy bay RC-135 của Không quân Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông, trong một hình ảnh tĩnh từ video quay ngày 21/12/2022

Vụ việc đó đã được các đội tin tức trên máy bay Canada ghi lại và có sự chứng kiến của Thiếu tướng Iain Huddleston, tư lệnh Sư đoàn Không quân số 1 Canada, người cũng có mặt trên máy bay.

Huddleston gọi hành động đánh chặn này là “thiếu chuyên nghiệp” và “rất hung hãn” trong một báo cáo từ Đài phát thanh Canada có trên máy bay.

Bộ Quốc phòng Canada cho biết trong một tuyên bố: “Máy bay Canada đã phải chịu nhiều cuộc diễn tập ở cự ly gần của máy bay PLAAF, khiến sự an toàn của tất cả nhân viên gặp nguy hiểm”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết máy bay Canada xâm nhập trái phép không phận Trung Quốc và cáo buộc quân đội Canada cử “máy bay chiến đấu đi nửa vòng trái đất để gây rắc rối và khiêu khích ngay trước cửa Trung Quốc”.

Vào tháng 2, trong một sự việc được đoàn phóng viên CNN chứng kiến, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát một máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ đang bay ở độ cao 21.500 feet, khoảng 30 dặm từ quần đảo Hoàng Sa trong phạm vi 500 feet.

Đầu tháng này, quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ely Ratner, nói rằng Mỹ đã chứng kiến nhiều trường hợp hành vi “cưỡng chế và rủi ro” hơn từ các phi công Trung Quốc đối với máy bay Mỹ trong hai năm qua ở phía Đông và Biển Đông so với toàn bộ thập kỷ trước đó.

Ratner cho biết: “Kể từ mùa thu năm 2021, chúng tôi đã chứng kiến hơn 180 sự cố như vậy. “Đây là một chiến dịch tập trung và có phối hợp nhằm thực hiện những hành vi nguy hiểm này nhằm ép buộc thay đổi hoạt động hoạt động hợp pháp của Hoa Kỳ.”
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc hoạt động gián điệp tại Pháp như thế nào?

Theo báo Le Point (Pháp), liên tục thực hiện các động thái can thiệp, đánh cắp thông tin, xâm nhập và sử dụng thông tin nhạy cảm để đe dọa … tình báo Trung Quốc đang hoạt động mạnh tại Pháp và trên toàn thế giới.
“Đất nước của chúng ta giống như Cung điện Gió Jaipur”, Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE) của Pháp, Bernard Émié, đã hiếm khi thẳng thắn bày tỏ như vậy. Trong phiên họp kín với các nghị sĩ của Ủy ban điều tra về hoạt động can thiệp của nước ngoài, sau khi đề cập đến trường hợp của Nga, ông Bernard Émié đã nhấn mạnh “mối đe dọa từ Trung Quốc đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học” và gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ quốc gia này. Sở dĩ có cảnh báo trên là vì một số nhà nghiên cứu đã phủ nhận vấn đề này khi hợp tác khoa học “mang tính toàn cầu” với các nhà khoa học Trung Quốc, trong khi những người này luôn được chỉ đạo bởi Đ..C..S và Quân đội của Trung Quốc. Ông Émié đã không ngần ngại so sánh các phòng thí nghiệm ở Pháp giống như Cung điện Gió Jaipur ở Rajasthan (Ấn Độ), với 953 cửa sổ và luôn rộng mở cho tất cả mọi người đến thăm. Nghiên cứu khoa học không phải là lĩnh vực duy nhất bị lơ là cảnh giác trước các hoạt động tình báo của Trung Quốc.


Li Li Whuang

Một số lãnh đạo cấp cao của Pháp vẫn đang giữ cách nhìn cũ kĩ về hình ảnh một cô thực tập sinh Trung Quốc cầm một chiếc USB, như trường hợp của Li Li Whuang, sinh viên đã bị truy cứu vào những năm 2000 vì sao chép dữ liệu từ nhà cung cấp linh kiện ô tô Valeo. Với cách nhìn nhận đơn giản như vậy, Trung Quốc chỉ cần tuyển dụng những người không chuyên - như sinh viên hoặc những người trong cộng đồng Hoa kiều - để thu thập thông tin về những việc đã xảy ra, và mỗi người sẽ đóng góp một ít.

Theo một nghiên cứu của chuyên gia hàng đầu thế giới Nicholas Eftimiades, hoạt động gián điệp không chuyên này thực tế chiếm non nửa trong số các vụ bị phát giác, phần còn lại do các điệp viên thực thụ thực hiện. Đ..C..S Trung Quốc ra đời trong bí mật, và bản thân họ cũng thành lập các đơn vị dành riêng cho việc thâm nhập vào xã hội, ví dụ như "Văn phòng công tác Mặt trận thống nhất", nơi điều hành một mạng lưới toàn cầu gồm các hội nhóm và các cá nhân thiện chí.
Ở Bắc Kinh, hiện có ba cơ quan hoạt động tình báo : Bộ Công an (lực lượng cảnh sát), Bộ An ninh Nhà nước (giống kiểu KGB của Liên Xô), và vô vàn các cơ quan tình báo quân sự, các chuyên gia thực hiện việc ngăn chặn, đánh cắp thông tin và tuyên truyền trực tuyến.

Các mối đe dọa

Sẽ là sai lầm khi cho rằng hoạt động tình báo của Trung Quốc chỉ giới hạn hoạt động gián điệp trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ, đặc biệt khi mọi thứ đều được thiết lập theo quy mô của Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người. Ông Émié nhấn mạnh trong phiên điều trần: “Tôi muốn cảnh báo rằng DGSE có khoảng 7.000 nhân viên, trong khi đồng nghiệp Trung Quốc của chúng ta có tới 200.000 nhân viên. Chúng ta và họ ở những hành tinh khác nhau. Một trong những vấn đề đặt ra là phải xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu. Vì vậy, tôi cần các nhà lãnh đạo chính trị hiểu rõ về những gì cần ưu tiên trong hoạt động tình báo của chúng ta”.
Trong thế giới các nước nói tiếng Anh, các cơ quan phản gián đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và chỉ ra nguy cơ "can thiệp chính trị". Tại Washington, dưới sự khởi xướng của các thành viên thuộc đảng Cộng hòa, một ủy ban đặc biệt thuộc Hạ viện Mỹ về cạnh tranh chiến lược với Đ..C..S Trung Quốc đã tổ chức theo dõi và điều tra các hoạt động này kể từ tháng 1/2023. Trong khi đó, Cục Điều tra Liên bang (FBI) trung bình cứ 10 giờ lại tiến hành điều tra về hoạt động can thiệp hoặc gián điệp của Trung Quốc. Như được tiết lộ vào đầu năm 2023, các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã lượn lờ trên lãnh thổ Mỹ và các căn cứ quân sự của nước này trong nhiều năm mà không bị trừng phạt.



Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ New York Times mới đây, Giám đốc FBI, Christopher Wray, đã đề cập đến “một thách thức của thế hệ chúng ta” và thừa nhận thực trạng thua kém về số lượng của FBI so với Trung Quốc, đồng thời ông cũng khẳng định cuộc chiến gián điệp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã vượt xa Chiến tranh Lạnh trước đây giữa Mỹ và Liên Xô.
Australia và Canada từng bị chấn động bởi nhiều vụ bê bối liên quan đến tham nhũng của các quan chức do các doanh nhân chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh tiết lộ. Tại Anh, vào năm 2022, MI5 đã cáo buộc Christine Lee, một nhà vận động hành lang người Anh gốc Hoa, là “đặc vụ gây ảnh hưởng” của Đ..C..S Trung Quốc. Tuy nhiên, người này đã phủ nhận các cáo buộc và kiện cơ quan tình báo Anh.


Christine Lee

Về phần mình, Pháp tiến hành đánh giá mức độ đe dọa một cách kín đáo hơn. Trong một báo cáo lớn về "các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc", Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (Irsem), vào năm 2021, đã kêu gọi “sự thức tỉnh của nước Pháp”. Tài liệu này đã khiến Nghị viện Pháp phải tiến hành các hoạt động điều tra. Trước tiên, Thượng viện đã tìm hiểu thông tin tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu, các trường đại học và cuộc điều tra này đã kết thúc vào mùa Thu năm 2021. Sau đó, Hạ viện thành lập một ủy ban để điều tra về sự can thiệp của nước ngoài vào năm 2023. Tuy nhiên, đã không có các vụ bê bối lớn hoặc các chiến dịch “bàn tay sạch” như ở Anh và Mỹ. Các hoạt động của Quốc hội liên quan đến Trung Quốc chỉ được báo chí đề cập một cách hạn chế. Thượng nghị sĩ Gattolin cho biết: “Cơ quan quốc gia về An ninh hệ thống thông tin đã thực hiện điều tôi yêu cầu, đó là tiến hành kiểm tra về tình hình an ninh của các trường đại học lớn và các phòng thí nghiệm”. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy thất vọng về tình trạng tê liệt trong các lĩnh vực khác và cho rằng: “nước Pháp mới chỉ tập trung tìm cách bảo vệ mình khỏi mối đe dọa một cách tốt hơn, thay vì việc phản công”. Trong báo cáo thường niên mới nhất, Cơ quan quốc gia về An ninh hệ thống thông tin đã chỉ rõ tin tặc Trung Quốc là thủ phạm của “hầu hết các trường hợp gián điệp tin học mà cơ quan này đã phải xử lý". Bản thân Gattolin cũng từng là mục tiêu của những cuộc tấn công như vậy, ông tiết lộ: "Tôi nhận được một cuộc điện thoại vào tháng 8. Cơ quan quốc gia về An ninh hệ thống thông tin và Tổng cục An ninh nội địa (DGSI) cảnh báo tôi rằng hộp thư của tôi và một số cá nhân khác là mục tiêu của một cuộc tấn công có nguồn gốc từ Trung Quốc”. Khi được hỏi về vấn đề này, Cơ quan quốc gia về An ninh hệ thống thông tin đã từ chối trả lời về một trường hợp cụ thể.


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ám ảnh an ninh của ông Tập Cận Bình

Theo tạp chí Foreign Affairs, khi lên nắm quyền vào năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) luôn tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho thể chế của mình. Ông đã thanh trừng các đối thủ chính trị tiềm năng, tái cấu trúc guồng máy quân đội và an ninh nội địa, thiết lập một nhà nước giám sát kiểu Orwell (dựa theo tiểu thuyết kinh điển “1984” của nhà văn George Orwell), thúc đẩy thông qua nhiều luật mới nặng về trấn áp dưới vỏ bọc an ninh quốc gia. Mục đích ẩn sau toàn bộ những sáng kiến này là cái mà Tập Cận Bình gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ để bảo vệ hệ thống x..ã h..ội ch..ủ ngh..ĩa Trung Quốc, quyền lực điều hành của Đ..C..S Trung Quốc, trong đó có của cá nhân ông.



Trên trang mạng Foreign Affairs tháng 10/2022, tác giả bài viết này (Sheena Chestnut Greitens, giám đốc Chương trình Chính sách châu Á, Đại học Texas cơ sở Austin) từng viết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu đưa khái niệm này ra bên ngoài thông qua chính sách đối ngoại, theo đuổi đại chiến lược tập trung vào an ninh thể chế. Trong nỗ lực đè bẹp các mối đe dọa từ bên ngoài đối với ổn định trong nước Trung Quốc, đập tan mọi thách thức tiềm tàng đối với quyền lãnh đạo của Đ..C..STrung Quốc, Bắc Kinh tìm cách làm suy yếu các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ, thúc đẩy mô hình an ninh nội địa của chính mình ở nước ngoài.
Đã có nhiều thay đổi kể từ tháng 10/2022. Trung Quốc bất ngờ từ bỏ chính sách “Không COVID” cứng rắn sau khi xuất hiện làn sóng phản đối bất thường từ công chúng. Hồi phục kinh tế hậu đại dịch tại Trung Quốc mất đà khi tăng trưởng chậm lại, lĩnh vực bất động sản còn nhiều bất ổn, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm mà một phần nguyên nhân đến từ việc Bắc Kinh kìm hãm các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để theo đuổi mục tiêu bảo đảm an ninh. Khi cuộc chiến Ukraine còn tiếp diễn, quan điểm của Bắc Kinh về xung đột này đã làm leo thang căng thẳng với châu Âu, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.



Nhưng không một thay đổi nào khiến Trung Quốc xoay chuyển cam kết về an ninh, kể cả ở trong nước và nước ngoài. Những tín hiệu đầu tiên từ nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình cho thấy mối quan tâm về an ninh chế độ sẽ tiếp tục chi phối chính sách đối ngoại của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng với các nước phương Tây và với một số nước láng giềng của Trung Quốc. Nghịch lý cốt lõi khi Tập Cận Bình tìm cách vô hiệu hóa mọi mối đe dọa đối với quyền lực của Đ..C..S Trung Quốc là việc một mục tiêu có vẻ mang tính phòng thủ ở trong nước, cụ thể là bảo vệ an ninh của chế độ, lại đòi hỏi Trung Quốc phải có những hành động ngày càng quyết đoán hơn ở nước ngoài. Đến lượt chúng, những hành động này lại kích động phản ứng từ các quốc gia khác, và điều này chỉ càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi của Bắc Kinh – một chu kỳ leo thang không có điểm dừng rõ ràng.

Mạnh mẽ hơn trên mọi mặt trận

Trong báo cáo công tác trình bày tại Đại hội Đ..C...S Trung Quốc lần thứ XX (Đại hội XX) tháng 10/2022, Tập Cận Bình lưu ý các đại biểu rằng trước khi ông trở thành nhà lãnh đạo nổi bật của Trung Quốc, khả năng đảm bảo an ninh quốc gia của Bắc Kinh là “yếu kém”, “không đầy đủ”. Tuy nhiên, sau một thập kỷ thực thi khái niệm an ninh quốc gia toàn diện do ông khởi xướng, an ninh quốc gia Trung Quốc đã “được củng cố trên mọi mặt trận”. Tập Cận Bình gọi an ninh quốc gia là “rường cột của phục hưng dân tộc”, cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường “hệ thống pháp luật, chiến lược và chính sách” vì an ninh quốc gia. Phần lớn những điểm Tập Cận Bình nêu ra trong bài phát biểu đều là sự lặp lại những gì mà ông hoặc các nhà lãnh đạo đảng khác đã nói trước đó. Nhưng đây là lần đầu tiên những luận điểm đó được tách thành một phần riêng trong báo cáo công tác đảng, hệ thống hóa chúng ở cấp độ thể chế hành chính. Bằng cách này, Tập Cận Bình cho thấy cách tiếp cận của ông sẽ định hình chính sách an ninh của Trung Quốc ít nhất là trong vòng 5 năm tới, thậm chí có thể lâu hơn.



Tháng 5/2023, các quan chức lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc khẳng định cam kết của họ đối với an ninh quốc gia toàn diện tại hội nghị của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc (CNSC), cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi khái niệm của Tập Cận Bình. Ông kêu gọi các thành viên của CNSC nắm chắc tính chất “phức tạp và thách thức” của môi trường an ninh quốc gia, đẩy nhanh hiện đại hóa hệ thống an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tại phiên họp này, CNSC thông qua nhiều văn kiện liên quan đến giám sát rủi ro và cảnh báo sớm, cũng như truyền thông công chúng và giáo dục về an ninh quốc gia.

Việc bổ nhiệm nhân sự gần đây của Tập Cận Bình cũng cho thấy Trung Quốc có ý định duy trì tiến trình đã định về an ninh quốc gia. Kinh nghiệm về an ninh nội địa đã trở thành yêu cầu quan trọng để được bổ nhiệm vào những vị trí cấp cao hàng đầu trong hệ thống chính trị tại Trung Quốc. Thái Kỳ (Cai Qi) và Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), hai gương mặt mới trong Thường vụ Bộ Chính trị Đ..C..S Trung Quốc, trước đây đều từng làm lãnh đạo tại Văn phòng CNSC, với nhiệm vụ then chốt là thúc đẩy các ưu tiên an ninh quốc gia mà Tập Cận Bình đề ra. Các quan chức hàng đầu khác, trong đó có Triệu Lạc Tế (Zhao Leji) và Lý Cường (Li Qiang) – những người từng được bầu làm Phó Chủ tịch CNSC cùng với Thái Kỳ tại phiên họp tháng 5/2023, cũng đều từng công tác trong guồng máy chính pháp hoặc hệ thống giám sát kỷ luật đảng vốn được Tập Cận Bình tái cơ cấu và tăng quyền lực để bảo đảm rằng lực lượng an ninh Trung Quốc tuân thủ sự kiểm soát của đ..ảng. Tập Cận Bình từ lâu đã cho rằng việc diệt trừ tham nhũng và tăng cường sự lãnh đạo của đ...ảng đối với quân đội và guồng máy an ninh có vai trò quan trọng đối với an ninh thể chế. Một đội ngũ lãnh đạo an ninh quốc gia có sự phối kết hợp giữa kinh nghiệm về an ninh, kỷ luật đảng, cùng với cách tiếp cận riêng biệt của Tập Cận Bình với an ninh quốc gia cho thấy những lực lượng này sẽ vận hành ngày càng chặt chẽ, gắn bó nhằm duy trì quyền lực lãnh đạo của Đ..C..S Trung Quốc.


Triệu Lạc Tế (Zhao Leji)

Những sự bổ nhiệm cấp cao khác cũng phản ánh ưu tiên của Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ thứ ba. Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), tân chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương, cũng là ủy viên Bộ Chính trị. Từng là Bộ trưởng An ninh quốc gia, ông Thanh là quan chức an ninh quốc gia đầu tiên đảm nhận cương vị này trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Bộ trưởng An ninh quốc gia Trần Nhất Tân (Chen Yixin) là nhân vật nổi bật trong các chiến dịch chống tham nhũng, “giáo dục và chỉnh đốn” của Tập Cận Bình trong guồng máy an ninh nội địa. Việc bổ nhiệm các cán bộ này trong tháng 10/2022 được tiếp nối bằng việc Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc vào cuối tháng 4/2023 thông qua Luật Chống gián điệp sửa đổi, mở rộng đáng kể phạm vi đối tượng có khả năng chịu giám sát của luật, tăng cường kiểm tra giám sát dữ liệu, đặt nhiều thực thể từ các công ty nghiên cứu thị trường cho tới giới học thuật vào diện tình nghi.


Trần Văn Thanh (Chen Wenqing)

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

An ninh trên hết

Mối bận tâm của ông Tập Cận Bình về an ninh quốc gia không phải là điều đáng ngạc nhiên. Ngay trước khi ông lên cầm quyền, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện và phá vỡ một mạng lưới điệp viên làm việc cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) – sự việc được nhiều đơn vị truyền thông trong đó có Reuters và The New York Times đưa tin. Một trong những văn kiện chính thức đầu tiên được lưu hành trong thời kỳ đầu nắm quyền của Tập Cận Bình chính là “Văn kiện số 9”. Tài liệu này cảnh báo về sự thâm nhập của các giá trị và hệ tư tưởng phương Tây có thể gây mất ổn định tại Trung Quốc. Trong nghị quyết lịch sử năm 2021, Trung ương Đ..C..S Trung Quốc nhấn mạnh các nguy cơ “bao vây, đàn áp, bạo loạn, lật đổ”. Theo như học giả Peter Mattis and Matthew Brazil chuyên nghiên cứu về Trung Quốc từng viết, thời kỳ lãnh đạo của Tập Cận Bình được ghi dấu bởi chiến dịch chống gián điệp kéo dài và kiên quyết kêu gọi cảnh giác trước sự thâm nhập từ bên ngoài.

Cách tiếp cận trên một phần xuất phát từ việc Tập Cận Bình coi an ninh nội địa và an ninh bên ngoài có quan hệ gắn kết. Theo quan điểm của ông, nhiều nguy cơ đe dọa sự ổn định trong nước xuất phát từ ngoài biên giới Trung Quốc. Ngay cả những sáng kiến an ninh có thể xem là thuần túy mang tính nội địa, như việc Trung Quốc trấn áp diện rộng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cũng phần nào xuất phát từ nỗi lo sợ của Tập Cận Bình rằng các thế lực bên ngoài có thể thâm nhập vào Trung Quốc và đe dọa ổn định nội bộ. Hệ quả là Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát bài bản đối với bất kỳ tổ chức nào có khả năng chuyển tiếp ảnh hưởng nước ngoài, nhất là các nhóm tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và gần đây là doanh nghiệp nước ngoài.



Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác bên cạnh nỗi sợ nước ngoài thâm nhập đang thúc đẩy xu hướng an ninh hóa kinh tế và xã hội Trung Quốc. Trong thời kỳ Tập Cận Bình nắm quyền, Trung Quốc đã có sự thay đổi cơ bản trong cách đánh giá lại mối quan hệ giữa kinh tế với an ninh. Đã có thời lãnh đạo Trung Quốc đề cao tăng trưởng kinh tế lên trên hết, nhưng ông và nhiều quan chức cấp cao khác giờ đây nói về an ninh dưới góc độ là điều kiện tiên quyết cho phát triển. Trong báo cáo trình bày tại Đại hội đảng tháng 10/2022, Tập Cận Bình đề cập đến việc sử dụng “phương thức an ninh mới” nhằm bảo đảm cho “phương thức phát triển mới”. Cách diễn đạt này cũng được nhắc lại tại hội nghị của CNSC tháng 5/2023.

Phát biểu này có hàm ý quan trọng về xu hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc. “Phương thức phát triển mới” đề cập đến điều mà Đ..C..S Trung Quốc xem là bước chuyển đổi cần thiết để hướng đến một nền kinh tế có khả năng tự chủ cao hơn, giúp Trung Quốc hạn chế được tác động của các “cơn gió ngược” từ môi trường bên ngoài. Đây cũng là một phần nỗ lực mà Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác trong đảng theo đuổi, với mục tiêu không để các thế lực bên ngoài hủy hoại an ninh kinh tế Trung Quốc, chặn bước tiến của Trung Quốc trong công cuộc “phục hưng dân tộc”. Những nỗ lực nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa, bảo đảm chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tiến bộ về khoa học, công nghệ đều được đưa vào dưới ngọn cờ này, và ngay cả Luật chống trừng phạt nước ngoài được Trung Quốc thông qua hồi năm 2021 cũng vậy.

Bắc Kinh đề cập đến “phương thức an ninh mới” ít hơn so với “phương thức phát triển mới”, nhưng giới chức Trung Quốc đã gián tiếp nhắc đến vai trò và tầm mức của khái niệm này. Tháng 4/2023, Bộ trưởng An ninh quốc gia Trần Nhất Tân gọi “phương thức an ninh mới” là “nhiệm vụ chính của công tác an ninh quốc gia trong hiện tại và tương lai”. Tại hội nghị của CNSC diễn ra hồi tháng 5/2023, Tập Cận Bình kêu gọi các quan chức trong đ...ảng “chủ động định hình môi trường an ninh bên ngoài thuận lợi với Trung Quốc”.

Một điểm đặc trưng trong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình chính là việc các quan điểm chính thức ban đầu được đưa ra bởi các cụm từ mập mờ, còn chi tiết chính sách sẽ được bổ sung sau đó. Chỉ đạo của ông dù chưa rõ ràng, nhưng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường vị thế của mình ở nước ngoài ngay cả khi Bắc Kinh lấy đó làm cơ sở luận giải cho cách hành xử hiếu chiến hơn dựa trên lập luận về phòng thủ. Để bảo vệ thể chế trước các thế lực bên ngoài, Tập Cận Bình tin rằng Trung Quốc phải thay đổi môi trường quốc tế theo hướng thuận lợi hơn cho sự lãnh đạo của Đ..C..S Trung Quốc. Đây chính là điểm mâu thuẫn trung tâm trong lý thuyết có tính phòng ngừa về an ninh thể chế, cũng như trong tầm nhìn của ông về điểm khởi phát các mối đe dọa: Mục tiêu được cho là mang tính phòng thủ trong nước lại cần tới các phương thức ngày càng hiếu chiến ở nước ngoài.


......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Canh bạc của Tập Cận Bình

Phương tiện ưa thích để Tập Cận Bình khuếch trương khái niệm an ninh toàn diện ra bên ngoài chính là Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI), được Trung Quốc công bố vào tháng 4/2022. Các nhà phân tích Trung Quốc mô tả GSI là nỗ lực nhằm hài hòa “an ninh trong nước của Trung Quốc với an ninh chung của thế giới”. Tài liệu khái niệm GSI do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tháng 2/2023 mở đầu bằng việc nhắc đến “tầm nhìn mới của Tập Cận Bình về an ninh được đưa ra hồi năm 2014”, như một cách đề cập gián tiếp đến khái niệm an ninh quốc gia toàn diện. Báo cáo mà Tập Cận Bình trình bày trước Đại hội XX Đ..C..S Trung Quốc cũng mô tả an ninh chính trị – tức là an ninh của đ...ảng, lãnh đạo đảng, và hệ thống mà đảng vận hành – là “nhiệm vụ cơ bản”, trong khi để cập đến an ninh quốc tế như là nhiệm vụ bổ trợ. Nói cách khác, mục tiêu của GSI là sử dụng chính sách đối ngoại để thúc đẩy an ninh thể chế.

Sẽ phải mất vài năm để cách thức thực hiện mục tiêu này trở nên rõ ràng. Tài liệu quan điểm có nhiều phần được đề cập chung chung, nhiều khả năng là nhằm cho hệ thống chính trị Trung Quốc thêm thời gian để đưa ra các sáng kiến cụ thể. Nhưng nó cũng nhắc lại một vài nguyên tắc then chốt về khái niệm an ninh quốc gia toàn diện – đó là tính gắn kết không tách rời giữa an ninh và phát triển, giữa an ninh trong nước với an ninh quốc tế nói chung – và đưa ra một danh sách dài những thách thức an ninh khu vực và toàn cầu nổi bật.

Trong bài phát biểu tại sự kiện công bố tài liệu quan điểm ngày 21/2, Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là Tần Cương (Qin Gang) tỏ ra thẳng thắn hơn. Ông nhấn mạnh “sự kìm hãm, chèn ép từ bên ngoài nhằm chống Trung Quốc tiếp tục leo thang”, chỉ trích “tâm lý Chiến tranh Lạnh và đối đầu giữa các khối”. Ông đồng thời cảnh báo rằng khi Trung Quốc không thể phát triển do thiếu môi trường quốc tế hòa bình, thế giới có thể cũng sẽ không được an toàn nếu không có an ninh của Trung Quốc. Bình luận này của Tần Cương là sự lặp lại các luận điểm được đưa ra trong các tuyên bố chính thức trước đó, nổi bật là tuyên bố chung Nga-Trung hồi tháng 2/2022 về quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa Nga với Trung Quốc, nêu bật các mối đe dọa đến từ mạng lưới liên minh của Mỹ tại khu vực ngoại vi Trung Quốc – những mối đe dọa mà Bắc Kinh không chỉ coi là thách thức quân sự truyền thống từ bên ngoài, mà còn đe dọa căn bản tới an ninh và ổn định nội bộ Trung Quốc, cũng như quyền lực ổn định của Đ..C..S Trung Quốc đối với xã hội Trung Quốc.

Thông qua GSI, Bắc Kinh hướng đến mục tiêu tạo ra các hình thức mới của quản trị an ninh toàn cầu theo hướng bỏ qua hoặc giảm bớt vai trò của hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu, từ đó chặn đứng khả năng Washington kìm hãm Trung Quốc hoặc thúc đẩy “cách mạng màu” bên trong Trung Quốc – điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc lo sợ. Cấu trúc an ninh mới này không hoàn toàn trừ cấu trúc cũ; đơn cử, GSI vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của Liên hợp quốc. Nhưng GSI cũng hướng đến thiết lập trật tự an ninh mới trên toàn cầu và trong khu vực, thúc đẩy các ưu tiên và lợi ích của Đ..C..S Trung Quốc.


Ông Tập Cận Bình thăm Saudi Arabia

Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi thay đổi các các dàn xếp an ninh khu vực ở Trung Đông, điển hình là thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia ký hồi tháng 3/2023 mà Bắc Kinh đóng vai trò trung gian. Trung Quốc cũng bắt tay xây dựng các diễn đàn và mạng lưới mới để xử lý những thách thức an ninh phi truyền thống (như chủ nghĩa khủng bố, bạo loạn nội địa) vốn được nêu bật trong khái niệm an ninh quốc gia toàn diện. Ví dụ, tháng 11/2022, Trung Quốc đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác An ninh cộng đồng toàn cầu, sự kiện quy tụ quan chức thực thi pháp luật trên toàn thế giới.

Bắc Kinh cũng thúc đẩy mô hình an ninh nội địa và ổn định xã hội của mình ra các nước khác. Năm 2021, Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đồng chủ trì hội nghị “Trung Quốc hòa bình” với đại diện của hơn 108 nước tham dự, nhằm quảng bá cách tiếp cận của Bắc Kinh về giám sát xã hội. Những sự kiện đó tìm cách khắc họa Trung Quốc như là hình mẫu lý tưởng về an ninh nội địa, bình thường hóa cách tiếp cận của Trung Quốc ở nước ngoài. Cùng lúc, GSI sẽ đảm nhận vai trò bổ trợ song song, trợ giúp huấn luyện cho lực lượng cảnh sát và thực thi pháp luật của những nước có mong muốn sao chép mô hình Trung Quốc.


Quân đội TQ tại Tân Cương

Để thúc đẩy các nỗ lực trên, ngày càng nhiều quan chức an ninh nội địa Trung Quốc trở thành những nhà ngoại giao quốc tế. Đơn cử, năm 2021, Trần Văn Thanh – lúc đó là Bộ trưởng An ninh quốc gia và hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương – đã tham dự hội nghị quan chức tình báo khu vực do Cơ quan tình báo nội địa Pakistan chủ trì. Tháng 5/2023, Trần Văn Thanh có cuộc gặp với Thư ký Hội đồng an ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev, khẳng định Trung Quốc vẫn giữ vững cam kết đã đưa ra hồi tháng 2/2022 về tăng cường hợp tác chống cái gọi là cách mạng màu và “âm mưu của các thế lực bên ngoài nhằm làm suy yếu an ninh và ổn định”. Bộ trưởng An ninh quốc gia Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) thậm chí còn hoạt động nổi bật hơn. Sau Đại hội XX Đ..C..S Trung Quốc, Vương Tiểu Hồng đã tiến hành hội thảo trực tuyến với những người đồng cấp ở các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, chủ trì Diễn đàn Hợp tác an ninh cộng đồng toàn cầu, tiếp Tổng thư ký tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) thăm Bắc Kinh, phát biểu tại hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), quảng bá GSI tại diễn đàn Đối thoại an ninh Islamabad, cùng với đó là nhiều cuộc gặp song phương với các đối tác đồng cấp nước ngoài.


Bộ trưởng An ninh quốc gia Vương Tiểu Hồng

Theo lẽ thường, những “cơn gió ngược” về kinh tế có thể sẽ khiến Trung Quốc hướng ra thế giới bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng. Và quả thật, giới chức Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách khẳng định rằng cách thức phát triển mới của nước này tương thích với việc tiếp tục mở cửa kinh tế. Nhưng vì Tập Cận Bình coi an ninh hóa, chứ không phải tăng trưởng kinh tế, mới là yếu tố bảo trợ cho an ninh thể chế, nên ông sẽ sẵn sàng chấp nhận mức tổn thất kinh tế lớn hơn để đổi lấy việc tiếp tục siết chặt kiểm soát ở trong nước và cải thiện môi trường an ninh của Trung Quốc ở nước ngoài. Đó là một canh bạc, bởi bản thân những khó khăn kinh tế có thể là nguy cơ đối với ổn định thể chế, nhưng tiến trình hành động của Tập Cận Bình có vẻ như đã được đóng khung.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cơ hội nảy sinh từ nhu cầu

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy khái niệm an ninh quốc gia toàn diện ra bên ngoài thông qua GSI gây ra những thách thức nghiêm trọng với Mỹ. Giới hoạch định chính sách Mỹ không nên đánh giá thấp tiềm năng của cách tiếp cận của Bắc Kinh trong việc thu hút sự chú ý và ủng hộ của thế giới, cả vì nỗ lực không mệt mỏi của giới chức Trung Quốc, cũng như vì nhiều lãnh đạo thế giới không nhận thấy lựa chọn thay thế tốt nào khác. Mỹ quá thường xuyên tìm cách chứng tỏ mình là người bảo vệ chính cho trật tự an ninh toàn cầu theo cách thức khiến nhiều nước cảm thấy bị gạt ra bên ngoài, hoặc cách làm của Mỹ không giúp họ giải quyết những vấn đề lớn nhất. Washington trách cứ những nước hưởng ứng giải pháp của Bắc Kinh, nhưng lại không thể đưa ra những lựa chọn thay thế phù hợp của chính mình. Mối quan tâm hàng đầu của các nước là xử lý thách thức an ninh của riêng mình. Họ sẽ không phủ nhận một sáng kiến có lợi cho bản thân chỉ đơn giản bởi sáng kiến đó cũng có lợi cho Trung Quốc.

Nhưng việc Bắc Kinh tập trung xây dựng các diễn đàn, mạng lưới mới ở những lĩnh vực mà ở đó trật tự quốc tế hiện hành yếu kém hay thiếu vắng – như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống về tội phạm, chủ nghĩa khủng bố, chống đối trong nước – cũng tạo ra cơ hội cho Mỹ. Washington có cơ hội để xác định lĩnh vực hợp tác với các nước vốn bất mãn với cấu trúc an ninh toàn cầu hiện nay, mời chào họ về một giải pháp thay thế cho cách tiếp cận xét lại của Trung Quốc.

Mỹ cần kiểm soát kỳ vọng khi đưa ra những lựa chọn thay thế đó. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh chắc chắn sẽ thành công trong việc quảng bá hình ảnh một “đối tác an ninh được lựa chọn” cho những nhà lãnh đạo thiên về trấn áp cho rằng các mối đe dọa an ninh lớn đến từ chính người dân trong nước và bị thu hút bởi những yếu tố chuyên chế trong mô hình Trung Quốc. Nhưng đúng như những bài học Mỹ từng rút ra từ thời Chiến tranh Lạnh, quan hệ đối tác an ninh mà không có nền tảng ủng hộ rộng rãi trong dân chúng có thể sẽ mong manh và đôi khi phản tác dụng. Một lựa chọn thay thế tích cực cho kế hoạch của Trung Quốc để xử lý thách thức an ninh phi truyền thống sẽ không thể có được sự ủng hộ của tất cả các nước. Nhưng nó có thể có tác động sâu rộng tới các thể chế và chuẩn mực của hệ thống quốc tế, nếu như Mỹ hành động nhanh chóng.

Nỗ lực xây dựng liên minh của Chính quyền Biden cho đến nay mới chỉ tập trung vào củng cố các mạng lưới đồng minh và đối tác hiện hữu. Cách tiếp cận này cần được bổ sung thêm yếu tố tạo dựng quan hệ với các nước không phải lúc nào cũng có quan hệ hữu hảo với Washington, nhằm cho thấy rằng Mỹ có tầm nhìn về một cấu trúc an ninh mới và bao trùm mà sẽ đáp ứng được nhu cầu của một thế giới đang thay đổi – dù là về vấn đề tội phạm, an ninh khí hậu, di cư hay an ninh công. Không có một chiến lược chủ động hơn, Mỹ sẽ bỏ lỡ những cánh cửa cơ hội then chốt và cần thiết để xây dựng cấu trúc đó, trong khi Bắc Kinh thúc đẩy một cấu trúc an ninh mới với mục tiêu trước và trên hết là củng cố quyền kiểm soát của Đ..C..S Trung Quốc trong dài hạn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Căng thẳng mới với Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines đang phản đối yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng lực lượng Trung Quốc liên tục sử dụng phương pháp đối đầu trực tiếp, làm dấy lên lo ngại về leo thang căng thẳng ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).



Đoạn clip ghi lại cảnh một thợ lặn dùng dao cắt dây phao dưới nước có vẻ quá đơn giản, không thể hiện được mức độ nghiêm trọng của sự cố mang tầm quốc tế ở biển Nam Trung Hoa. Thế nhưng, người thợ lặn đó thuộc lực lượng Cảnh sát biển Philippines, và dây phao đó do lực lượng Trung Quốc thả xuống biển để ngăn tàu Philippines đi vào khu vực mà họ có quyền đánh bắt cá hợp pháp. Khi đó, Philippines đã có một trong những bước đi quyết liệt nhất từ trước đến nay nhằm phản đối các yêu sách lãnh thổ mà Trung Quốc liên tục đưa ra gần quần đảo Philippines. Manila tuyên bố: “Dây phao đó gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải và rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế”. Họ cũng cho biết thêm rằng việc cắt đứt dây phao được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.



Kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2022, Tổng thống Marcos Jr đã ra tín hiệu thể hiện mong muốn có cách tiếp cận chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, phản ứng của Philippines chủ yếu chỉ giới hạn ở việc đưa ra các tuyên bố, tăng cường liên minh với Mỹ và các nước khác, cũng như công bố các video ghi lại những hành động gây hấn của Hải cảnh Trung Quốc đối với tàu Philippines. Điều gây ngạc nhiên lần này là Manila đã hành động. Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, Philippines đang phản kháng quyết liệt hơn trước các động thái về lãnh thổ của Trung Quốc.

Mặc dù Chính quyền Biden có thể coi đây là tin tốt, nhưng các nước trong khu vực đang ngày càng lo ngại về phản ứng của Trung Quốc trước sự phản kháng đó và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc với Philippines và đồng minh, bao gồm cả hạm đội Hải quân Mỹ đang tuần tra khu vực này.

Sau khi Philippines cắt đứt dây phao và nhấc mỏ neo cố định, Trung Quốc đã rút dây phao. Ngày 26/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ tuyên bố của Philippines. Ông nói: “Chúng tôi khuyên Philippines không nên khiêu khích và gây rối”.

Tống Trung Bình (Song Zhongping), cựu sĩ quan quân đội và hiện là nhà bình luận ở Bắc Kinh, cho biết Philippines đã mạnh dạn cắt đứt dây phao vì Mỹ tiếp tục khuyến khích Philippines đối đầu với Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Ông nói: “Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để chấm dứt hành động khiêu khích của Philippines. Chúng tôi không thể cho phép Philippines liên tục thực hiện các hành động khiêu khích cũng như gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích biển Đông, trong đó một số phần cách đất liền hàng nghìn dặm và thuộc các vùng biển xung quanh Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Trong khoảng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát lớn hơn bao giờ hết đối với những vùng biển này, sử dụng hai chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa để mở rộng sự hiện diện quân sự của mình thông qua việc xây dựng và củng cố các tiền đồn và đường băng.

Những hành động này đã cảnh báo phần lớn các nước châu Á và Mỹ, vốn cho rằng họ có lợi ích nhất định trong việc duy trì quyền tự do hàng hải ở một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự, cũng như việc hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hành động ngày càng hung hăng, làm dấy lên câu hỏi về ý định của họ trong khu vực cũng như việc liệu họ có sẵn sàng tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế hay không.
Căng thẳng đặc biệt rõ rệt ở Philippines, nơi ngư dân bị tàu Trung Quốc cấm cản đánh bắt cá và Manila bị cản trở thăm dò trữ lượng dầu khí ở khu vực mà theo phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế tại La Haye thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể ngừng mọi hành động quân sự chống lại Philippines, đồng minh hiệp ước của Mỹ, vì sợ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn với Mỹ và đồng minh trong khu vực. Tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tái khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có hiệu lực đối với cả tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines – bao gồm cả tàu cảnh sát biển của nước này – ở Thái Bình Dương, bao gồm cả biển Nam Trung Hoa. Collin Koh, thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng ở Singapore, cho biết: “Nếu Mỹ phải tham gia cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc ở biển Đông, thì Australia và Nhật Bản chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn trong khi các đồng minh của Mỹ chiến đấu với Trung Quốc. Họ sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến bằng cách nào đó. Vì vậy, đây là điều mà tôi tin rằng bất kỳ nhà hoạch định tài ba nào của Trung Quốc cũng sẽ phải cân nhắc”.

Collin Koh dự đoán Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện ở biển Đông, có thể bằng cách cử thêm tàu đi quanh các khu vực tranh chấp như đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây để cản trở hoạt động tự do của ngư dân Philippines và chặn đường tàu thực thi pháp luật hàng hải.

Bilahari Kausikan, từng là đại diện thường trực của Singapore tại Liên hợp quốc, cho biết ông tin rằng Bắc Kinh đã có nhiều vấn đề trong nước tới mức họ sẽ không muốn gây thêm rắc rối cho mình bằng cách đối đầu với Mỹ. Theo ông, nguy cơ xung đột sẽ tăng nếu Philippines không cắt đứt dây phao dưới biển, bởi điều này sẽ khiến Trung Quốc đẩy đường ranh giới xa hơn nữa.

Tuy nhiên, Leonardo Cuaresma, Chủ tịch Hiệp hội ngư dân Masinloc mới ở Philippines, cho biết ông lo ngại về phản ứng của Trung Quốc ở khu vực có dây phao bị cắt. Ông nói: “Ở Masinloc, cảm giác lo sợ về nguy cơ xảy ra xung đột là lẽ tự nhiên, và chúng tôi sẽ là những người đầu tiên cảm nhận được điều đó. Tình hình thật khó khăn vì chúng tôi không biết liệu chiến tranh có xảy ra hay không. Chúng tôi đang lo lắng”. Cuaresma cho biết ông và đồng nghiệp không thể đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough trong nhiều năm qua vì Trung Quốc. Ông cho hay: “Ngay khi chúng tôi đến gần lối vào bãi cạn, họ sẽ lập tức chặn chúng tôi lại. Những thuyền nhỏ hơn của họ sẽ đi sát chúng tôi và nói: ‘Hãy ra khỏi đây, những người Philippines kia’”.

Ngoài cảm xúc trào dâng, Manila cũng lo lắng về cách ứng phó với Trung Quốc. Koko Pimentel, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Philippines, phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện rằng ông tán thành quyết định của Chính quyền Marcos Jr về việc cắt đứt dây phao của Trung Quốc. Nhưng sau đó, trong tin nhắn gửi phóng viên tờ New York Times, ông lại bày tỏ quan điểm một cách thận trọng: “Chúng ta nên tránh xung đột nhiều nhất có thể. Hãy làm mọi thứ thông qua đối thoại và ngoại giao. Sự khác biệt về lập trường là thực tế cuộc sống, và chúng ta nên rèn luyện khả năng điều chỉnh để thích ứng với thực tế này”.

Antonio Carpio, cựu Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines và là chuyên gia về biển Nam Trung Hoa, cho biết Philippines chỉ đang làm theo những gì Malaysia và Indonesia đã làm trong thời gian gần đây, khi hai nước đưa tàu tới khảo sát vùng biển tranh chấp bất chấp các mối đe dọa từ Trung Quốc. Ông nói thêm: “Nếu bạn khẳng định quyền và giữ vững lập trường của mình, thì Trung Quốc sẽ không làm gì cả”. Antonio Carpio cho rằng nhìn rộng ra, cộng đồng quốc tế phải chú ý đến những gì đang diễn ra ở biển Đông bởi mối đe dọa ở Ukraine và ở biển Nam Trung Hoa hoàn toàn giống nhau. Ông nói: “Tất cả các quốc gia phải phản đối điều này, bởi đây không chỉ là vấn đề của Philippines mà còn là vấn đề của thế giới. Nếu Hiến chương Liên hợp quốc, vốn ngăn cấm chiến tranh xâm lược, bị vô hiệu hóa, thì chỉ các cường quốc hạt nhân mới có thể giải quyết tranh chấp theo ý muốn của họ. Và rồi ‘lẽ phải lại thuộc về kẻ mạnh’”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tác chiến đô thị của Quân đội Trung Quốc trong một chiến dịch tấn công Đài Loan

Nếu Trung Quốc có ý định hoàn thành sứ mệnh lịch sử là thu hồi Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh coi là một tỉnh nổi loạn, thì Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải vượt qua eo biển Đài Loan, đổ bộ vào bờ biển thù địch và chiếm giữ Đài Bắc - thủ đô và trung tâm chính trị của hòn đảo. Cho đến nay, các học giả quân sự và học thuật về các kịch bản bất ngờ của Đài Loan đã nhấn mạnh khả năng của PLA để đạt được ưu thế trong các phương pháp tiếp cận trên không, trên biển và ngầm dưới biển trong và xung quanh Đài Loan trước khi triển khai lực lượng tấn công đổ bộ lên các bãi biển của hòn đảo. Tuy nhiên, học thuật, mô phỏng và trò chơi chiến tranh của phương Tây có xu hướng không xem xét điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: tác chiến đô thị và các loại hình chiến dịch sau khi đổ bộ có thể diễn ra như thế nào.


Hải quân đánh bộ TQ

Tuy nhiên, quan điểm của PLA về các hoạt động sau cuộc tấn công ban đầu có thể có ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng vũ lực và kết quả của việc đổ bộ lên đảo. Một PLA tin rằng các cuộc tấn công gây tê liệt thành công là đủ để chiếm ưu thế trong kịch bản Đài Loan có thể đánh giá quá cao triển vọng chiến thắng của mình trong khi đánh giá thấp cái giá phải trả. Các nhà lãnh đạo Mỹ năm 2003 và lãnh đạo Nga năm 1996 đều đánh giá sai một cách nghiêm trọng ý chí của người dân thành thị trong việc chống lại sự quản lý của thế lực bên ngoài do lực lượng quân sự thiết lập ở Irắc và Chechnya. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga cũng đánh giá thấp các mốc thời gian dài đi kèm với các hoạt động ổn định ở khu vực thành thị. Nếu các hoạt động chiến đấu toàn cầu trên địa hình đô thị trong ba thập kỷ qua là dấu hiệu cho thấy các loại chiến tranh mà PLA có thể phải đối mặt trong tương lai, thì các hoạt động chiến đấu có thể diễn ra trong nhiều tháng và nhiều năm chứ không phải theo ngày và tuần.


Hải quân đánh bộ TQ

Người ta nói rằng tác chiến đô thị phần lớn không có trong các tài liệu của PLA, kể cả những bài viết mang tính học thuyết dài hơn đề cập đến các chiến dịch nhằm chinh phục Đài Loan. Trong khi các nguồn tin của PLA thừa nhận việc chiếm giữ các thành phố là trọng tâm cho chiến thắng cuối cùng trong một cuộc xung đột với Đài Loan, thì các nguồn tin tương tự thường bác bỏ nhiệm vụ khuất phục một quân đội hiện đại và 24 triệu người dân mà PLA sẽ phải quản lý hoặc đàn áp khi chiếm đóng đô thị. Một nguồn tin của PLA thẳng thắn khuyên quân đội, sau khi đổ bộ thành công, hãy “tổ chức một lực lượng nào đó để quét sạch tàn quân của kẻ thù, đặc biệt là những tàn quân ở các khu vực ẩn bên trong các tòa nhà và cơ sở kỹ thuật dưới lòng đất”. Điều này có thể nói dễ hơn làm. Nếu nghĩ đến “lực lượng nào đó” thì người ta có thể cho rằng tư duy, hướng dẫn và huấn luyện của PLA về tác chiến đô thị sẽ tương đối hạn chế. Tuy nhiên, nếu “lực lượng nào đó” là một khái niệm phát triển hơn thì phải có bằng chứng về suy nghĩ và huấn luyện của PLA về vấn đề này.

PLA đã phát triển mạnh mẽ khả năng tác chiến đô thị của mình ít nhất là từ năm 2009, nhưng họ có thể đã đưa ra một số kết luận sai lầm về triển vọng giành chiến thắng nhanh chóng trong cuộc xung đột đô thị với Đài Loan. Các bài viết của PLA gợi ý nên tập trung vào các trường hợp nước ngoài đạt được thành công chiến thuật nhanh chóng, đặc biệt là kinh nghiệm của Mỹ ở Irắc và Syria. Những bài viết này cũng hạ thấp tầm quan trọng của các cuộc nổi dậy kéo dài sau những chiến thắng ban đầu đó và bỏ qua các trường hợp bên tấn công phải chịu thất bại. Và mặc dù PLA đã tiến hành huấn luyện sâu rộng và thậm chí định hướng hai trong số ba căn cứ huấn luyện tác chiến đô thị của mình theo các kịch bản Đài Loan, nhưng họ vẫn tập trung vào các cuộc tấn công chặt đầu hơn là chống nổi dậy. Bằng chứng cũng cho thấy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), vốn đã có kinh nghiệm chống nổi dậy ở Tân Cương, có thể sẽ chỉ được sử dụng ở Đài Loan sau khi môi trường cho phép được thiết lập.


Cảnh sát vũ trang TQ

Lịch sử và định nghĩa của PLA về tác chiến đô thị

Khi giải thích việc phát triển tài liệumới được hoàn thành có tiêu đề Các chiến dịch Quân sự ở địa bàn Đô thị (MOUT) và đánh giá học thuyết tác chiến đô thị, Tư lệnh Sư đoàn Wang Bin đã mô tả những khó khăn trong việc tranh giành quyền kiểm soát một thành phố bằng cách trích dẫn câu thành ngữ “giết chuột trong cửa hàng đồ sứ” [ciqidian li da laoshu, 瓷器店里打老鼠]. Cách diễn đạt này thể hiện cả sự tàn bạo của tác chiến đô thị lẫn sự thận trọng mà “kẻ giết chuột” nên thực hiện trong khi vẫn bảo quản “đồ sứ”. Cụm từ này được cho là do Tư lệnh Tập đoàn quân dã chiến số 3 của PLA Chen Yi đặt ra trong chiến dịch chiếm Thượng Hải từ tay Quân đội Quốc dân đảng vào mùa xuân năm 1949. Trong trận chiến kéo dài 2 tuần, PLA đã chiếm được Thượng Hải đồng thời ngăn chặn sự tàn phá thành phố, giết chết một cách hiệu quả lũ chuột đồng thời không làm vỡ quá nhiều đồ sứ trong quá trình này. Nói tóm lại, tác chiến đô thị không phải là một khái niệm mới đối với PLA; sự thận trọng tương tự cũng sẽ được đảm bảo khi cố gắng giành quyền kiểm soát Đài Loan từ tay những người bảo vệ đô thị.


Lính thủy đánh bộ Mỹ tác chiến trong đô thị tại Iraq

Các ấn phẩm của PLA sử dụng ngôn ngữ có nhiều sắc thái nhưng có phần không nhất quán khi đề cập đến tác chiến đô thị. Việc xem xét các bài báo và thông cáo báo chí từ năm 2000 đến năm 2020 do Bộ Quốc phòng, Nhật báo PLA, trang web công khai của PLA 81.cn và các tác giả PLA xuất bản trên các tạp chí được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc, đưa ra rằng PLA sử dụng bốn thuật ngữ làm từ đồng nghĩa với tác chiến đô thị hoặc chiến tranh trong thành phố [chenshi zuozhan, 城市作战]. Các tác giả của PLA cũng đưa vào một số thuật ngữ phụ nhưng không loại trừ lẫn nhau (ví dụ, chiến tranh ngầmdưới đường phố ở các địa điểm đô thị như trung tâm mua sắm và bãi đỗ xe). Một số cuộc thảo luận của PLA cũng bao gồm các thuật ngữ chiến tranh không người lái, chiến tranh điện từ và chiến tranh bắn tỉa trong bối cảnh tác chiến đô thị.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tần suất xuất bản các ấn phẩm của PLA về tác chiến đô thị theo thời gian cũng đưa ra manh mối về thời điểm quân đội Trung Quốc đặc biệt chú ý đến chủ đề này. Số lần PLA đề cập hàng năm về bốn thuật ngữ tác chiến đô thị từ năm 2000 đến năm 2020: tác chiến đô thị, chiến đấu trên đường phố, tấn công đô thị và tấn công-phòng thủ thành phố. Hai sự chú ý tăng đột biến rõ ràng xảy ra vào năm 2004–2005 và 2016–2019. Xét về thời điểm, thật hấp dẫn khi cho rằng những sự gia tăng đột biến này là do các xu hướng tiêu cực ở Đài Loan; xét cho cùng, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan thiên về độc lập đã giành được những chiến thắng lớn trong các cuộc bầu cử tổng thống trong cả hai thời kỳ. Tuy nhiên, phân tích các tài liệu nguồn chính chỉ ra rằng cả hai mức tăng đột biến đều phản ánh sự chú ý ngày càng tăng của PLA đối với các hoạt động của Mỹ ở Trung Đông và không liên quan nhiều đến những diễn biến trên eo biển Đài Loan. Đợt tăng đột biến đầu tiên, vào năm 2004–2005, có thể là do các nghiên cứu điển hình của PLA về kinh nghiệm tác chiến đô thị của Mỹ trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Irắc, đặc biệt là trận chiến Baghdad và trận chiến thứ nhất và thứ hai ở Fallujah.


Quân đội Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq

Đợt tăng đột biến thứ hai, vào năm 2016–2019, phản ánh sự kết hợp giữa quan sát của Trung Quốc về tác chiến đô thị của Mỹ trong trận chiến kéo dài nhiều năm ở Aleppo ở Syria và trận chiến Mosul ở Irắc. Hơn nữa, một đánh giá nội dung đơn giản cho thấy tư duy của PLA về tác chiến đô thị đã trưởng thành, chuyển từ báo cáo mang tính thời sự sang xem xét nội tâm hơn về cách binh sĩ PLA chiến đấu trong không gian đô thị.

Các thuật ngữ:
- Tác chiến đô thị [ Chengshi Zuozhan, 城市作战]. Một thuật ngữ mang tính học thuyết và là thuật ngữ chung nhất được PLA sử dụng, được định nghĩa chính thức là chiến dịch chiến đấu ở khu vực thành thị và được chia thành các hoạt động tấn công đô thị và phòng thủ đô thị. Thuật ngữ này bao gồm kinh nghiệm hoặc nghiên cứu quân sự nước ngoài của PLA cũng như các kịch bản chống khủng bố ở địa hình đô thị.

- Chiến đấu trên đường phố [xiangzhan, 巷战]. Không phải là một thuật ngữ mang tính học thuyết nhưng được chính thức thừa nhận trong một số ấn phẩm của PLA là mô tả “sự phản kháng ngoan cường” trong bối cảnh các blog quân sự của PLA và ủng hộ PLA, thuật ngữ này giúp gợi ý cho khán giả về sự tàn bạo cần thiết để chiếm được mục tiêu đô thị, thường là trong việc mô tả kinh nghiệm của Nga, Israel hoặc Mỹ trong tác chiến đô thị.

- Tấn công thành phố [ Chengshi Jingong, 城市进攻]. Một thuật ngữ mang tính giáo lý, được định nghĩa chính thức là “một chiến dịch tấn công chống lại những kẻ thù dựa vào việc bảo vệ thành phố và vùng ngoại vi của nó”. Thường được sử dụng thay cho thuật ngữ tác chiến đô thị (mặc dù thuật ngữ chung bao gồm một loại hoạt động phòng thủ), khi các ấn phẩm của PLA mô tả quá trình phát triển huấn luyện hoặc trọng tâm nghiên cứu của PLA. Không bao gồm kinh nghiệm quân sự nước ngoài trong tác chiến đô thị và thuật ngữ này rất có thể được sử dụng khi thảo luận về việc chiếm Đài Bắc hoặc các thành phố khác của Đài Loan.

- Tấn công-phòng thủ thành phố [城镇攻防]. Không phải là một thuật ngữ mang tính giáo lý, mặc dù thường được sử dụng thay thế cho tấn công đô thị. Việc sử dụng theo sắc thái bao gồm các ấn phẩm về quá trình phát triển huấn luyện của PLA trong đó lực lượng đối lập chuyên trách cung cấp lực lượng phòng thủ đối lập với đơn vị PLA thực hành Hoạt động Quân sự trên Địa hình Đô thị, có lẽ vì cả hai đơn vị đều được hưởng lợi từ việc huấn luyện trên địa hình đô thị. Không được sử dụng để mô tả quân đội nước ngoài hoặc hoạt động chống khủng bố trên địa hình đô thị.


Quân đội Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq

Thuật ngữ phụ

- Tác chiến ngầm dưới lòng đất [địch hạ trạch, 地下战]. Khác với chiến tranh đường hầm và các cơ sở quân sự dưới lòng đất (UGF), thuật ngữ này bao gồm các cơ sở thương mại, dân sự và chính quyền địa phương, như đường tàu điện ngầm và trung tâm mua sắm dưới lòng đất.

- Tác chiến siêu đô thị [chaoda chenshi zhan, 超大城市战]. Tác chiến đô thị diễn ra tại các đô thị rộng lớn có dân số từ 10 triệu người trở lên. Các tác giả của PLA thường trích dẫn các ấn phẩm của Quân đội Mỹ để cố gắng định nghĩa thuật ngữ này và coi tác chiến siêu đô thị như một trường hợp đặc biệt của tác chiến đô thị và như một xu hướng chung toàn cầu.

- Tác chiến ban đêm [ye zhan, 夜战]. Chiến đấu trong bóng tối và nổi bật bằng cách sử dụng thiết bị nhìn đêm, tia hồng ngoại và tia laser. Các ấn phẩm tác chiến đô thị của PLA cũng xác định thành phố là nguyên nhân nhân tạo của bóng tối, bao gồm cả bên trong các tòa nhà không có điện,các cơ sở mua sắm dưới lòng đất, v.v., và có lẽ là hậu quả cần thiết nhưng không mong muốn của việc tiến hành các cuộc tấn công “làm tê liệt” kẻ thù.

- Chiến tranh đường hầm [didao zhan, 地道战]. Được sử dụng cùng với các khái niệm truyền thống hơn về hầm quân sự, đường hầm và UGF. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả các môi trường chiến đấu đô thị như Stalingrad và Aleppo, nơi các chiến binh đào đường hầm để tạo điều kiện tiếp tế chiến đấu.

- Tác chiến rào chắn [jielei zhandou, 街垒战斗]. Đấu tranh xuyên qua các chướng ngại vật trên đường đô thị để “tạo điều kiện phát triển các cuộc tấn công trên đường phố”.


Hàng rào tại Kiev tháng 2-2022

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Trung Quốc học được gì từ chiến tranh Iraq

PLA đã học được gì từ kinh nghiệm tác chiến đô thị của Mỹ? Trong khi các học giả phương Tây thừa nhận rộng rãi rằng cách hành xử của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã ảnh hưởng nặng nề đến tư duy chiến lược của PLA về tác chiến liên hợp và các hệ thống, thì tác động của trận chiến Baghdad năm 2003 và trận Fallujah lần thứ hai năm 2004 đối với tư tưởng chiến lược của PLA lại ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, như đã thảo luận, các tác giả PLA đã bận tâm đến hai trận chiến này. Bằng chứng cho thấy các nhà phân tích tác chiến đô thị của PLA tin rằng trận Baghdad đã chứng minh rằng một lực lượng cơ giới hóa có thể nhanh chóng chiếm thủ đô của đối thủ với thương vong tương đối ít. Cũng có bằng chứng cho thấy PLA giải thích kết quả của trận Fallujah lần thứ hai, diễn ra chỉ 1 năm sau khi Baghdad thất thủ, là bằng chứng cho thấy một cuộc nổi dậy tích cực ở đô thị có thể nhanh chóng bị cô lập và nghiền nát. Các tác giả Trung Quốc mô tả trận chiến đó là “hoạt động chiến đấu đô thị lớn nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất được quân đội Mỹ thực hiện sau Chiến tranh Việt Nam.”



Các tác giả của PLA đã quan sát chính xác sự thành công về mặt chiến thuật trong ngắn hạn của các hoạt động này của Mỹ; tuy nhiên, họ đã không nắm bắt được hậu quả sau đó. Trận chiến Fallujah thứ hai cho thấy sự thành công của bên tấn công, nhưng chỉ trái ngược với trận chiến Fallujah đầu tiên, trong đó lực lượng Mỹ đã cố gắng nhưng thất bại trong việc bảo vệ thành phố bằng hoạt động kinh tế vũ lực. Cách giải thích của PLA về trận chiến ở Baghdad cũng mang màu sắc hoa hồng, trong đó nhiều tác giả đánh giá sự sụp đổ của chính quyền đương nhiệm là một trò chơi cơ giới hóa “cướp cờ”, với điều kiện chiến thắng trong chiến dịch tương đương với việc đến đích. Những cách giải thích này bỏ qua rằng kinh nghiệm chiến tranh của Mỹ ở Irắc từ năm 2003 đến năm 2011 là không có chiến thắng rõ ràng, với sự phản kháng ngày càng gia tăng theo thời gian, làm tăng thương vong trong quá trình chiếm đóng đối với các lực lượng ổn định và xu hướng chiến thuật đáng lo ngại trong đó thiết giáp cơ giới hóa phải đối mặt với các mối đe dọa phi đối xứng như các thiết bị nổ tự tạo. Các tác giả PLA cũng mô tả tương tự sự sụp đổ nhanh chóng của Saddam Hussein vào năm 2003 như một ví dụ về việc “chặt đầu” thông qua lực lượng đặc biệt, cho phép kẻ xâm lược “đánh dập đầu con rắn” [qieduan shetou, 切断蛇头]. Việc Baghdad thất thủ năm 2003 chỉ kết thúc một giai đoạn ngắn ngủi của cuộc chiến và mở ra giai đoạn thứ hai kéo dài gần một thập kỷ dường như không được các tác giả PLA quan tâm.



Nói cách khác, nhận thức của các tác giả PLA về trải nghiệm tác chiến đô thị thành công của Mỹ ở Irắc có thể thể hiện phong cách chiến dịch mà PLA hy vọng sẽ thực hiện sau cuộc đổ bộ lên Đài Loan. Nếu giới lãnh đạo PLA đã tiếp thu những bài học tương tự từ các cuộc tranh giành đô thị gần đây của Mỹ, thì họ gần như chắc chắn biết rằng những xung đột này có thể kéo dài hàng tháng, nếu không muốn nói là hàng năm. Dựa trên các tài liệu sẵn có của PLA, người ta có thể kết luận rằng tác chiến đô thị duy nhất mà PLA dự định tiến hành là loại kéo dài vài ngày. Có lẽ đó là lý do tại sao một tác giả kêu gọi PLA coi trận Fallujah lần thứ hai, trận chiến kéo dài 2 tuần, như một nguyên mẫu tác chiến đô thị. Ngược lại, các học giả PLA tập trung ít hơn vào các bài học từ các cuộc xung đột kéo dài và ít thành công hơn ở những nơi như Mogadishu, Grozny và Việt Nam – báo hiệu rằng họ không tin PLA có ý định đối mặt với những tình huống như vậy.



Tuy nhiên, mối bận tâm của PLA với các trường hợp “chiến thắng nhanh chóng” ở Baghdad và Fallujah đã bỏ qua những thực tế có thể khiến trận chiến giành Đài Bắc trở nên phức tạp hơn. Cả trận chiến Baghdad và trận chiến Fallujah lần thứ hai đều diễn ra trong những môi trường tương đối dễ dàng, nơi quân đội Mỹ sử dụng thời gian có lợi cho mình để xây dựng lực lượng thân thiện, thực hiện các hoạt động thông tin để giành được sự ủng hộ của dân thường địa phương, và, trong trường hợp của Fallujah, tiến hành chặn các chuyển động để ngăn chặn việc tiếp tế của quân phòng thủ. Không có lý do gì để tin rằng, trong một kịch bản mà thời gian là điều cốt yếu – hoặc để chống lại sự can thiệp của Mỹ hoặc để giảm thiểu cơ hội mà cộng đồng quốc tế có thể tập hợp vì sự nghiệp của bên phòng thủ – PLA cũng sẽ có được những lợi thế về thời gian tương tự được ghi nhận cho quân đội Mỹ ở Baghdad và Fallujah.



Sự khác biệt về quy mô chiến dịch giữa Đài Bắc và hai trận chiến đô thị của liên minh ở Irắc cũng rất đáng kể. Vùng đô thị Đài Bắc lớn hơn bao gồm Đài Bắc, Thành phố Đài Bắc mới và Đào Viên, với dân số khoảng 10 triệu người vào năm 2021. Khu vực này đáp ứng một trong những ngưỡng chung cho thuật ngữ siêu đô thị và có quy mô xấp xỉ gấp đôi dân số Baghdad năm 2003 và có lẽ gấp 20 lần quy mô dân số của Fallujah vào năm 2004. Các vấn đề như dòng người tị nạn và các cuộc nổi dậy có thể gia tăng khi dân số cơ sở tăng lên.



Những vùng đất nhân tạo trải dài trên và dưới mực nước biển của Đài Loan thậm chí còn đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với những người lập kế hoạch tác chiến đô thị. Đối với các chiến trường đô thị ở Syria và Irắc, các tòa nhà nhiều tầng thống trị các thành phố vẫn có thể được mô tả là “thấp tầng”. Khi chiều cao trung bình của tòa nhà tăng lên, một loạt các cân nhắc về tác chiến đấu đô thị có thể trở nên phù hợp, chẳng hạn như sự phù hợp về tầm, hướng của xe tăng và khả năng dễ bị tổn thương của máy bay trực thăng. Ngoài chiều cao của các tòa nhà chọc trời của Đài Bắc, các công trình thương mại dưới lòng đất, bao gồm nhà để xe, trung tâm mua sắm dưới lòng đất và các thành phố lớn, mở rộng đáng kể các khu vực chiến đấu cho tác chiến đô thị, đặt ra những thách thức đặc biệt cho kẻ xâm lược và cung cấp không gian đáng kể cho bên phòng thủ chống lại sự xâm lược. Tóm lại, việc xem xét các bài viết của PLA chỉ ra rằng quân đội Trung Quốc đã quan sát chặt chẽ các cuộc xung đột đô thị trên toàn cầu nhưng có thể đã rút ra những phát hiện chưa đầy đủ hoặc những bài học sai lầm về một cuộc xung đột đô thị cụ thể đối với Đài Loan.



....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Huấn luyện tác chiến đô thị của PLA:Một sự chú trọng ban đầu vào Đài Loan

Mặc dù có tương đối ít đề cập rõ ràng về kịch bản tác chiến đô thị Đài Loan trong các nguồn của PLA, nhưng bằng chứng cho thấy kịch bản này đã ảnh hưởng đến việc huấn luyện các Hoạt động Quân sự gần đây trên Địa hình Đô thị. Phân tích các ấn phẩm về tác chiến đô thị của PLA cung cấp thông tin chi tiết về nhịp độ diễn tập tác chiến đô thị và đôi khi về các địa điểm cụ thể của cơ sở MOUT. Ít nhất kể từ năm 2009, PLA đã sử dụng các không gian MOUT chuyên dụng ở ít nhất ba địa điểm: cơ sở MOUT chính trong Căn cứ Huấn luyện Zhurihe lớn hơn [zhurihe xunlian jidi, 朱日和训练基地] ở Nội Mông, được sử dụng từ năm 2009; một cơ sở thí điểm hoặc cơ sở kế thừa tiềm năng tại Yanshan [yanshan, 燕山] có thể vẫn sẵn sàng cho các cuộc tập trận MOUT quy mô nhỏ hơn ở địa hình đồi núi; và, có lẽ phù hợp nhất với kịch bản của Đài Loan, một thành phố mô phỏng hoàn chỉnh với “thư viện, quán cà phê và nhà máy điện” tọa lạc tại một “trường huấn luyện nhất định ở Bắc Giang Tô” được đề cập trong một video của PLA được phát trên JS7TV và Zhihu.com ở 2020.

1700299755695.png

Căn cứ Huấn luyện Zhurihe

Lịch huấn luyện của MOUT dường như có các cuộc tập trận hàng năm được lồng ghép vào chuỗi các cuộc tập trận Stride lớn hơn ở Zhurihe. Ngoài các cuộc tập trận này, được báo cáo theo quy định hàng năm, thường là trong những tháng mùa hè, còn có đề cập đến các cuộc tập trận tập trung vào tác chiến đô thị, đôi khi liên quan trực tiếp đến “tấn công đô thị”. Các cuộc tập trận MOUT đôi khi được thực hiện trong các sự kiện huấn luyện đa quốc gia tập trung vào chống khủng bố, chẳng hạn như cuộc tập trận Sứ mệnh Hòa bình của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Dựa trên các cuộc tập trận mà PLA chọn để công khai, có sự tiến triển rõ ràng về quy mô cũng như sự mở rộng về mặt địa lý của các đơn vị quân đội được ưu tiên huấn luyện ngoài các lữ đoàn có trụ sở tại Bắc Kinh dường như đã sớm được chú trọng từ năm 2008 đến năm 2015.

1700299782686.png

1700299824051.png

Căn cứ Huấn luyện Zhurihe

Không rõ liệu cuộc tập trận năm 2020 tại cơ sở MOUT ở Giang Tô có phải là một phương án tập trận đã được xác định hay không và liệu có bất kỳ cơ sở bổ sung nào được phát triển hay không. Một động cơ có thể là Giang Tô có vị trí quân sự, khí hậu tốt hơn và nhu cầu đơn vị hỗ trợ các hoạt động của MOUT ở Đài Loan so với các cơ sở của MOUT tại Zhurihe. (Nội Mông nằm ở cao nguyên Trung Á, chủ yếu là đồng cỏ và sa mạc, chịu ít nhất 3 tháng tuyết và nhiệt độ đóng băng. Do đó, địa điểm này rất lý tưởng cho các cuộc tập trận pháo binh nhưng không thể mô phỏng khí hậu cận nhiệt đới và địa lý miền núi của Đài Loan.) Cơ sở MOUT ở Giang Tô cũng phản ánh sự tập trung vào huấn luyện thực tế cho kịch bản Đài Loan. Báo cáo hạn chế chỉ ra rằng PLA đã áp dụng các tính năng tác chiến đô thị thực tế hơn, sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ huấn luyện mảnh vỡ chiến trường đô thị ban đầu được sử dụng bởi Trung tâm Huấn luyện Tác chiến Đô thị Zussman của Quân đội Mỹ tại Fort Knox, Kentucky.

1700299930809.png

Căn cứ Huấn luyện Zhurihe

Mặc dù có những điểm khác biệt với Đài Loan, Zhurihe vẫn có giá trị do có mô hình mô phỏng các địa điểm quan trọng của Đài Bắc, bao gồm Tòa nhà Văn phòng Tổng thống Đài Loan và có thể cả Viện Lập pháp. Những tòa nhà này có thể sẽ có liên quan đặc biệt đến việc thực hiện các cuộc tấn công đánh dập đầu mà PLA tin là rất quan trọng trong việc tái tạo những thành công ban đầu của Mỹ ở Baghdad. Nếu phát tín hiệu chiến lược là mục tiêu duy nhất của Bắc Kinh, thì PLA có vẻ không cần thiết phải nâng cấp thứ dường như là một bản tái tạo đáng tin cậy của “đầu rắn”, mặc dù một số người coi những phát triển này là bằng chứng tiềm năng về một dịch vụ kinh doanh (PLA ) chứng minh sự phù hợp của nó trong bối cảnh cạnh tranh về kinh phí và tầm quan trọng. Ban lãnh đạo PLA, thường được ông Tập Cận Bình thúc giục làm cho việc huấn luyện quân sự trở nên thực tế hơn, có thể đã chuyển sang đầu tư hơn nữa vào tác chiến đô thị. Nhìn chung, các bản sao đô thị Đài Bắc có thể được coi là một yếu tố trong khả năng huấn luyện tác chiến đô thị gồm nhiều phần cần thiết để phát triển năng lực tác chiến đô thị một cách đích thực.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Biến động trong quân đội ảnh hưởng thế nào đến chính sách quốc phòng của Tập Cận Bình?

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) bị đang bị chính quyền quân sự điều tra. Liệu hành vi tham nhũng của Lý Thượng Phúc nếu được xác định thì sẽ có tác động gì đến chính sách đối nội và đối ngoại của Tập Cận Bình (Xi Jinping), và việc 2 Ủy viên Quốc vụ liên tiếp xảy ra chuyện liệu có ảnh hưởng đến ổn định xã hội Trung Quốc hay không?

Nhìn chung, nếu các quan chức chủ chốt như Tần Cương (Qin Gang), Lý Thượng Phúc có vấn đề và bị thay thế thì vẫn sẽ có tác động nhất định đến chính sách đối nội và đối ngoại của Tập Cận Bình. Một số thông lệ hoặc quy định sẽ được điều chỉnh hoặc thay đổi, còn mức độ điều chỉnh thì tùy thuộc vào năng lực quản lý của quan chức đảm nhiệm chức vụ này hoặc bối cảnh đặc biệt của quan chức đó.

1700300629927.png

Lý Thượng Phúc

Lấy Lý Thượng Phúc làm ví dụ; khi còn là Trưởng ban Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc, ông đã bị Mỹ trừng phạt vì mua vũ khí phòng không của Nga. Sau khi Lý Thượng Phúc được thăng chức Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 3/2023, để triển khai đối thoại giữa các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc, Biden từng muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt cá nhân đối với Lý Thượng Phúc nhưng bị Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối. Trung Quốc cũng lấy lý do Lý Thượng Phúc bị trừng phạt nên nhiều lần từ chối yêu cầu đối thoại của Mỹ. Giả sử Chính quyền Biden không dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Lý Thượng Phúc, bộ trưởng quốc phòng hai nước trong vòng 5 năm sẽ không thể đối thoại và khó thiết lập kênh liên lạc cấp cao giữa quân đội. Nếu trong khoảng thời gian này xảy ra chuyện gì, thì không thể xử lý ổn thỏa, đây chính là lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin lại nóng lòng gây sức ép với Trung Quốc về việc phải gặp Lý Thượng Phúc. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với Lý Thượng Phúc là do Quốc hội Mỹ đưa ra và Biden không muốn giải quyết vấn đề này trong bối cảnh nước Mỹ nói chung hiện mang tâm lý chống Trung Quốc.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, mặc dù các lệnh trừng phạt đối với Lý Thượng Phúc có thể coi là một kiểu "sỉ nhục", nhưng Bắc Kinh cũng chơi con bài này và coi nó như một chiến lược bất đối xứng để đe dọa lại Mỹ. Bởi vì Bắc Kinh biết rằng Lloyd Austin rất muốn nối lại đối thoại với Lý Thượng Phúc, mục đích là để kiểm soát các sự cố ngoài ý muốn giữa quân đội hai nước và thiết lập quy tắc ứng xử cho các cuộc chạm trán trên không và trên biển. Quân đội Mỹ thường xuyên tiến hành trinh sát chặt chẽ Trung Quốc, điều tàu chiến qua Nam Hải (Biển Đông) và eo biển Đài Loan để tuyên bố tự do hàng hải. Trong khi đo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng không tỏ ra yếu kém, điều máy bay quân sự và tàu chiến giám sát và ngăn chặn, tình hình như vậy rất dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Kể từ tháng 5 năm nay, các vụ đánh chặn thiếu chuyên nghiệp của máy bay quân sự và tàu chiến Trung Quốc lần lượt xảy ra ở Nam Hải và eo biển Đài Loan, suýt dẫn đến va chạm. Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước, Mỹ mong muốn thiết lập lại quy tắc ứng xử trong các cuộc chạm trán trên không và trên biển giữa quân đội Mỹ và PLA. Trong tương lai, cả hai bên có thể tuân theo quy tắc và hình thức này để xử lý sự cố ngoài ý muốn nào đó và Mỹ cho rằng quy tắc và hình thức này phải do Mỹ đặt ra.

1700300756650.png

Máy bay TQ và máy bay Mỹ chạm trán trên Biển Đông

Bắc Kinh biết điều này và không muốn Bộ trưởng Quốc phòng hai nước gặp mặt để thảo luận vấn đề. Do không có bộ quy tắc về các cuộc chạm trán trên không và trên biển, PLA có thể theo dõi và đánh chặn máy bay quân sự và tàu chiến của Mỹ theo cách riêng của mình. Điều này dễ dẫn đến nổ súng và từ đó làm bùng lên xung đột giữa quân đội hai nước. Tuy nhiên, quân đội Mỹ hay Chính quyền Biden đều không muốn xảy ra chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan nên phải tránh những tình huống ngoài ý muốn. Bắc Kinh nắm được điểm yếu này của Chính quyền Biden nên càng không muốn thảo luận với Mỹ về quy tắc ứng xử. Nhưng nếu không muốn thảo luận thì phải tìm được lý do chính đáng, và lý do đó chính là việc Lý Thượng Phúc bị trừng phạt.

Có thể nói, Tập Cận Bình thực ra không muốn Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Lý Thượng Phúc. Nếu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, ông sẽ không tìm được lý do chính đáng như vậy để từ chối yêu cầu của Mỹ về cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng nếu Mỹ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt thì Bộ trưởng Quốc phòng hai nước sẽ không thể đàm phán, và bên chịu thiệt hại nặng nề nhất là Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Chính quyền Biden đương nhiên hiểu ý đồ của Bắc Kinh, nhưng bị cản trở bởi chính trị trong nước nên không thể làm gì. Vì vậy, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Lý Thượng Phúc buộc phải tạm gác lại.

Giờ đây Lý Thượng Phúc vướng vào rắc rối, nếu ông bị miễn nhiệm và một người khác trở thành bộ trưởng quốc phòng, thì vấn đề của Biden đương nhiên sẽ được giải quyết, đây là một món quà bất ngờ dành cho nước Mỹ. Tập Cận Bình đương nhiên cảm thấy thất vọng khi công cụ ban đầu này không còn sử dụng được nữa. Liệu Tập Cận Bình có tìm lý do khác để tiếp tục từ chối gặp cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng hay không? Xem ra rất khó. Nếu hai Bộ trưởng Quốc phòng nối lại đối thoại, đây sẽ là một khía cạnh của vụ việc Lý Thượng Phúc ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Về tác động đối với quân đội Trung Quốc, vụ việc này có thể khiến PLA tăng cường quản lý quy trình hoặc bổ sung một số khâu giám sát vào việc mua sắm vũ khí, cụ thể khắc phục như thế nào thì giới bên ngoài vẫn chưa rõ. Nhưng sự điều chỉnh là chắc chắn có. Tất nhiên, đây không phải là thay đổi lớn trong chính sách của PLA mà chỉ là thay đổi một số cách làm và tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những chính sách lớn phải được triển khai dựa trên từng cách làm và tình huống cụ thể, không có chính sách trừu tượng. Rốt cuộc, những chính sách mang tính nguyên tắc phải bắt đầu từ những sự việc cụ thể.

1700300855649.png

Tần Cương

Nếu so sánh, tác động của việc Tần Cương bị miễn nhiệm đối với chính sách đối ngoại không trực tiếp và rõ ràng như tác động của vụ việc Lý Thượng Phúc đối với chính sách quốc phòng. Giả sử như việc Tần Cương bị miễn nhiệm vì bất đồng quan điểm với Tập Cận Bình về khái niệm ngoại giao, chứ không phải như lời đồn, thì việc Tần Cương bị miễn nhiệm khỏi chức Bộ trưởng Ngoại giao vẫn sẽ có tác động nhất định đến chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Tuy nhiên, do ông mới giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao được nửa năm nên phong cách ngoại giao và đội ngũ nhân sự của ông vẫn chưa hình thành, nên dù có tác động thì cũng rất yếu.

Điều này cho thấy tác động của việc một quan chức cấp cao bị miễn nhiệm với lý do bất thường đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Tập Cận Bình phụ thuộc vào tầm quan trọng của cá nhân và chức vụ họ nắm giữ, do đó không thể khái quát hóa được.

Tất nhiên, những tác động này đều trên một phương diện cụ thể chứ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển và định hướng của đất nước, trừ khi vấn đề là do thành viên của Thường vụ Bộ Chính trị gây ra. Nhưng ngay cả đối với một ủy viên Thường vụ, điều đó còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà người đó phụ trách, vai trò của cũng như ảnh hưởng của người đó trong hệ thống ra quyết sách của Đảng và Nhà nước. Nói chung, quyền quyết định các vấn đề về đảng và nhà nước đều tập trung trong tay Tập Cận Bình. Do quyền quyết định nằm trong tay một người, nên quyền lực của các quan chức cấp cao khác bị suy yếu và việc ra quyết định cũng bị hạn chế, đặc biệt là trên các phương diện như phương hướng phát triển đất nước, các phương châm lớn và một số chính sách quan trọng. Vì Tập Cận Bình đích thân chỉ đạo mọi việc, nên những thay đổi về nhân sự về cơ bản không ảnh hưởng lớn, nhưng trong từng lĩnh vực chính sách cụ thể vẫn ít nhiều chịu tác động sau sự thay đổi nhân sự do tham nhũng hoặc các vấn đề chính trị khác.

Thêm một tướng khác vướng vào rắc rối sau sự "biến mất" của một nửa thành viên Quân ủy Trung ương

Ngày 15/9, các quan chức quân sự cấp cao tổ chức cuộc họp, trong số 6 thành viên Quân ủy Trung ương chỉ còn lại 3 người có mặt: Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông (He Weidong), hai Ủy viên Quân ủy Trung ương là Miêu Hoa (Miao Hua) và Trương Thăng Dân (Zhang Shengmin).

1700301018088.png

Trương Thăng Dân

Ngày 19/9, có tin tức nói rằng Trương Thăng Dân cũng xảy ra chuyện. Nửa đêm ngày thứ hai sau cuộc họp, Trương Thăng Dân, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương, bị đưa đi từ nhà để điều tra.

Trương Thăng Dân xuất thân từ Quân đoàn Pháo binh số 2 - tiền thân của Lực lượng Tên lửa. Tháng 12/2014, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân đoàn Pháo binh số 2, tư lệnh của Quân đoàn Pháo binh số 2 lúc đó chính là Ngụy Phượng Hòa. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về việc vắng mặt của Trương Thăng Dân tại cuộc họp cấp cao nhất của Quân ủy Trung ương để xác thực tin đồn này, nhưng liên hệ với vụ án tham nhũng quy mô lớn liên quan đến Lực lượng Tên lửa và Hệ thống thiết bị, vụ việc của Trương Thăng Dân còn phù hợp với logic chính trị hơn là việc "ngã ngựa" của cựu Tham mưu trưởng Lục quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Lưu Chấn Lập.

1700301074982.png

Cựu Tham mưu trưởng Lục quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Lưu Chấn Lập

Ngoài ra, tờ báo quân sự của Đ..C..S..TQ bắt đầu vạch trần và chỉ trích các vấn đề trong quân đội. Mặc dù tờ báo đề cập cụ thể đến Lực lượng Tên lửa, nhưng những tuyên bố như "tối ưu hóa quy trình sẵn sàng chiến đấu" và "mở kênh kết nối giữa các chỉ huy" trực tiếp đề cập đến những sai sót trong hoạt động quân sự của Đ..C..S..TQ, người viết cho rằng sau hệ thống Tổng cục vũ khí, chính lãnh đạo cấp cao nhất của Đ..C..S..TQ đang nhắm vào Tổng cục Hậu cần, cảnh báo có cần thiết phải trừng phạt Tổng cục hậu cần - một bộ phận dễ tham nhũng - hay không. Bởi vì Trương Thăng Dân chính thức kế nhiệm Lưu Nguyên làm Chính ủy Tổng cục Hậu cần vào tháng 7/2016.

Các cuộc thanh trừng quân đội được mở rộng

Có vẻ như toàn bộ động thái làm trong sạch hệ thống quân sự đã được mở rộng, từ việc "diệt tận gốc" Lực lượng Tên lửa, đến việc 8 quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Lý Thượng Phúc cũng bị đưa đi điều tra. Điều này có nghĩa là Tổng cục Vũ khí cũng đang được thanh lọc. Chiến dịch thanh lọc này hiện đang lan rộng đến Tổng cục Hậu cần, điều này hoàn toàn vượt xa bất kỳ cuộc thanh trừng quân đội nào dưới thời Mao Trạch Đông.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đ..C..S..TQ (Đại hội XX), ông Tập Cận Bình đã hoàn thành sự nghiệp bá chủ của mình, nhiều người nhận xét quyền lực của Tập Cận Bình là không thể lay chuyển. Kết quả là trong kỳ họp Lưỡng hội hồi tháng 3/2023, Tập Cận Bình đã đề cử Lý Thượng Phúc, Lưu Chấn Lập, Miêu Hoa và Trương Thăng Dân làm ứng cử viên vào Quân ủy Trung ương.

Nếu có chuyện gì xảy ra với Trương Thăng Dân, điều đó có nghĩa là thành viên duy nhất của Quân ủy được Tập Cận Bình đề cử trong năm nay chỉ còn lại Miêu Hoa. Ngay cả Rahm Emanuel, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, cũng không thể không “chế nhạo” quân đội của Tập Cận Bình giống như cuốn tiểu thuyết trinh thám "And Then There Were None" (Và rồi chẳng còn ai) của nữ nhà văn Agatha Christie.

Ngoài việc xuất thân từ Quân đoàn Pháo binh số 2, Trương Thăng Dân còn tham gia công tác chính trị trong quân đội trong một thời gian dài. Vì có tài viết chữ đẹp nên ông khởi đầu là sĩ quan tuyên truyền của Trung đoàn Pháo binh, sau đó công tác ở ban chính trị Quân khu Lan Châu, Văn phòng Hành chính Tổng hợp, Chủ nhiệm ban chính trị Quân đoàn Pháo binh số 2 và Chính ủy Trường Chỉ huy Pháo binh số 2. Sau khi Tập Cận Bình điều chỉnh hệ thống quân đội vào năm 2015, Trương Thăng Dân vẫn giữ chức Chính ủy Ban Huấn luyện và Quản lý Quân ủy cho đến khi ông đảm nhiệm chức vụ Chính ủy Tổng cục Hậu cần.Vì vậy, một khi Trương Thăng Dân "ngã ngựa", có thể nói, toàn bộ hệ thống quân sự và chính trị cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, mức độ không kém gì Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Trương Dương (Zhang Yang).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top