(Tiếp)
Thu hẹp khoảng cách về nhận thức
Cách tiếp cận hiện tại của Mỹ đối với chương trình hạt nhân Trung Quốc là không hiệu quả. Các đề xuất của giới phân tích Mỹ nhằm giảm leo thang cuộc chạy đua vũ trang thường chỉ là kêu gọi 2 bên kiềm chế ở cấp độ kỹ thuật-quân sự thông qua các biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch về vũ khí hạt nhân hoặc hạn chế vũ khí chiến lược mới. Thế nhưng, những đề xuất này không trực tiếp giải quyết nỗi bất bình và mối quan ngại căn bản vốn thúc đẩy Trung Quốc tăng cường quy mô kho vũ khí hạt nhân. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tập Cận Bình không quan tâm đến chúng. Cuối cùng, việc ổn định cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân Mỹ-Trung vừa mới bắt đầu đòi hỏi Bắc Kinh và Washington phải đối thoại trực tiếp về các vấn đề an ninh quan trọng gây thù địch.
Một cuộc đối thoại như vậy hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của cả Mỹ và Trung Quốc. Cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Washington ủng hộ được xây dựng dựa trên sự thừa nhận chung về những gì tạo nên lợi ích hợp pháp và phương tiện có thể chấp nhận được để theo đuổi chúng. Trong khi đó, trong các tuyên bố cấp cao và các văn kiện của chính phủ gần đây, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tính đến lợi ích an ninh chính đáng của các quốc gia khác và đảm bảo an ninh của tất cả các quốc gia không bị suy yếu. Những điểm chung trong lập trường của 2 nước tạo cơ hội cho một cuộc thảo luận kỹ lưỡng nhằm xác định các lợi ích an ninh chính đáng và các biện pháp có thể chấp nhận được để đạt được chúng. Đây cũng là điều kiện dẫn đến Hiệp định Helsinki năm 1975, giúp giảm bớt căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.
Đầu tiên, Trung Quốc và Mỹ có thể cam kết không thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương bằng biện pháp quân sự. Một thỏa thuận như vậy, hoặc các tuyên bố đơn phương có đi có lại hướng về cùng một mục đích, sẽ củng cố đáng kể độ tin cậy của các tuyên bố của Trung Quốc về trỗi dậy hòa bình, giúp thiết lập các quy tắc hành xử công bằng và bình đẳng, thúc đẩy tầm nhìn chung về ổn định khu vực và làm giảm động cơ thúc đẩy các bên liên quan tăng cường lực lượng quân sự.
Phải thừa nhận rằng do Trung Quốc vẫn không muốn tham gia các cuộc thảo luận có ý nghĩa về an ninh hạt nhân và các vấn đề rộng lớn hơn, nên không có gì đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ ngay lập tức hoan nghênh đề xuất đàm phán của Mỹ. Ngay cả khi một cuộc đối thoại bắt đầu – có khả năng được thúc đẩy bởi lời kêu gọi và sức ép từ cộng đồng quốc tế – thì 2 bên vẫn cần đến khả năng ngoại giao khéo léo để vượt qua những gì có thể sẽ là các cuộc đối thoại đầy thách thức. Tuy nhiên, cách tiếp cận dựa trên đối thoại nhằm mục đích tăng cường hiểu biết của nhau về lợi ích và cách tiếp cận an ninh hợp pháp sẽ giải quyết các mối quan ngại cốt lõi của Bắc Kinh và mang lại triển vọng ổn định mối quan hệ an ninh Mỹ-Trung. Bằng cách ưu tiên cuộc thảo luận này, Washington có thể chứng tỏ thiện chí của mình và giúp Bắc Kinh nhận ra rằng chỉ các biện pháp mang tính hợp tác mới giúp xoa dịu chính sách răn đe của Mỹ.
Thu hẹp khoảng cách về nhận thức
Cách tiếp cận hiện tại của Mỹ đối với chương trình hạt nhân Trung Quốc là không hiệu quả. Các đề xuất của giới phân tích Mỹ nhằm giảm leo thang cuộc chạy đua vũ trang thường chỉ là kêu gọi 2 bên kiềm chế ở cấp độ kỹ thuật-quân sự thông qua các biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch về vũ khí hạt nhân hoặc hạn chế vũ khí chiến lược mới. Thế nhưng, những đề xuất này không trực tiếp giải quyết nỗi bất bình và mối quan ngại căn bản vốn thúc đẩy Trung Quốc tăng cường quy mô kho vũ khí hạt nhân. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tập Cận Bình không quan tâm đến chúng. Cuối cùng, việc ổn định cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân Mỹ-Trung vừa mới bắt đầu đòi hỏi Bắc Kinh và Washington phải đối thoại trực tiếp về các vấn đề an ninh quan trọng gây thù địch.
Một cuộc đối thoại như vậy hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của cả Mỹ và Trung Quốc. Cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Washington ủng hộ được xây dựng dựa trên sự thừa nhận chung về những gì tạo nên lợi ích hợp pháp và phương tiện có thể chấp nhận được để theo đuổi chúng. Trong khi đó, trong các tuyên bố cấp cao và các văn kiện của chính phủ gần đây, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tính đến lợi ích an ninh chính đáng của các quốc gia khác và đảm bảo an ninh của tất cả các quốc gia không bị suy yếu. Những điểm chung trong lập trường của 2 nước tạo cơ hội cho một cuộc thảo luận kỹ lưỡng nhằm xác định các lợi ích an ninh chính đáng và các biện pháp có thể chấp nhận được để đạt được chúng. Đây cũng là điều kiện dẫn đến Hiệp định Helsinki năm 1975, giúp giảm bớt căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.
Đầu tiên, Trung Quốc và Mỹ có thể cam kết không thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương bằng biện pháp quân sự. Một thỏa thuận như vậy, hoặc các tuyên bố đơn phương có đi có lại hướng về cùng một mục đích, sẽ củng cố đáng kể độ tin cậy của các tuyên bố của Trung Quốc về trỗi dậy hòa bình, giúp thiết lập các quy tắc hành xử công bằng và bình đẳng, thúc đẩy tầm nhìn chung về ổn định khu vực và làm giảm động cơ thúc đẩy các bên liên quan tăng cường lực lượng quân sự.
Phải thừa nhận rằng do Trung Quốc vẫn không muốn tham gia các cuộc thảo luận có ý nghĩa về an ninh hạt nhân và các vấn đề rộng lớn hơn, nên không có gì đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ ngay lập tức hoan nghênh đề xuất đàm phán của Mỹ. Ngay cả khi một cuộc đối thoại bắt đầu – có khả năng được thúc đẩy bởi lời kêu gọi và sức ép từ cộng đồng quốc tế – thì 2 bên vẫn cần đến khả năng ngoại giao khéo léo để vượt qua những gì có thể sẽ là các cuộc đối thoại đầy thách thức. Tuy nhiên, cách tiếp cận dựa trên đối thoại nhằm mục đích tăng cường hiểu biết của nhau về lợi ích và cách tiếp cận an ninh hợp pháp sẽ giải quyết các mối quan ngại cốt lõi của Bắc Kinh và mang lại triển vọng ổn định mối quan hệ an ninh Mỹ-Trung. Bằng cách ưu tiên cuộc thảo luận này, Washington có thể chứng tỏ thiện chí của mình và giúp Bắc Kinh nhận ra rằng chỉ các biện pháp mang tính hợp tác mới giúp xoa dịu chính sách răn đe của Mỹ.