Chính phủ nghiêm minh kỷ luật sắt thì dân VN phải chịu 1 phép thôi cụ
Nhớ hồi cả nước VN quan và dân cùng nghèo, chính sách gì NN đưa ra dân cũng không bao giờ phản đối
Nên vấn đề không phải là dân VN sợ cực khổ hay nghèo khổ, vấn đề là phải có sự công bằng giữa quan và dân
Và hiện nay là không có sự công bằng đó
Công bằng cũng là một phần nhưng sợ là chưa đủ.
Xét hai vế dân gian với quan tham em thấy kiểu như có thể gọi là cân bằng.
Cứ cho là thông tin của cụ về hồi xưa VN quan và dân cùng nghèo mọi việc đều OK là đúng, vậy mà giàu lên thì lại cả quan lẫn dân đều hỏng cả.
Em thấy nó sai sai, đã gian đã tham thì bản chất khó đổi lắm.
Thật lòng mà nói cho đến giờ phút này, với em hai "còm" này là hai "còm" đáng quan tâm và khiến nhiều người lúng túng nhất
Bởi vì khi đọc và cân nhắc thì thấy ai cũng có lý của mình!
Em không nói chuyện đúng sai ở đây mà em xin phép được chia sẻ lại hay kể lại hai việc có thể nói là kinh nghiệm hành xử và xử lý của lãnh đạo S'pore
1/
Khi S'pore lập quốc và bắt tay tổ chức giáo dục, thấy được nhu cầu tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, cũng như các các vấn đề khác, Lý Quang Diệu thấy rằng cách duy nhất là phải tiếp cận bằng một loại ngôn ngữ nào thuận lợi nhất và nhanh chóng nhất - Như chúng ta cũng biết gần 80% người S'pore lúc lập quốc là người Hoa!
Do đó, lúc đó, trong tâm tưởng của những người dân đi học sẽ lại dùng chữ Hán và nói tiếng Trung Quốc trong nhà trường -
Lý Quang Diệu cũng là người Hoa và rất giỏi tiếng Hoa!
Nhưng ông quyết định là phải có một cuộc cải tổ trong giáo dục Nghĩa là dạy và học bằng tiếng Anh!
Dĩ nhiên việc sử dụng tiếng Anh ở S'pore, đâu đó vẫn có những cái cần phải bàn, vì bằng chứng là hiện nay người ta có một loại Tiếng gọi Sing-Lish nhưng đó là vấn đề khác!
Điều muốn nói ở đây là khi đưa ra vấn đề này trong bối cảnh người dân S'pore thời điểm những năm 50 rất lạc hậu, thiển cận nhưng Lý Quang Diệu rất cương quyết thậm chí đến mức độc tài và nói rằng
ông đã quyết định vấn đề đó rồi thì trừ khi nào bước qua xác của ông mới thay đổi quyết định đó mà thôi!
Dĩ nhiên khi nghe như vậy, ở một góc nhìn nào đó, là sự độc tà: Nếu với cái nhìn đồng thuận thì nói là sự cương quyết nhưng với cái nhìn thù hận, hoặc phê bình chỉ trích trái chiều, thì đó là sự độc tài!
Nhìn thực tế Singapore ngày nay, cộng với những thành tựu rực rỡ trong nhiều mặt của S'pore, đã minh chứng được rằng "cái độc tài" của Lý Quang Diệu có giá trị của nó và không thể không có!
2/
Vào những năm 70, có một số nhà đầu tư lăm le việc xây dựng casino (sòng bài) tại Singapore với những lý do thuyết phục là các con số lợi nhuận khổng lồ!
Nhưng Lý Quang Diệu cương quyết không chấp nhận việc mở casino, Ông tuyên bố,
ngày nào Ông còn tại chức thì ngày đó dứt khoát không có chuyện mà casino!
Liên tiếp những năm sau đó vào những năm giữa thập niên 90, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cộng thêm với một số những khó khăn về tài chính của toàn cõi châu Á và thế giới khiến nền kinh tế của nhiều nước lao đao. Singapore không là ngoại lệ.
Vào thời điểm này Lý Quang Diệu đã thôi làm Thủ tướng và người thay ông là Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong).
Lúc đó việc mở Casino lại được đem lên bàn cân chọn lựa!
Một trong những người ủng hộ việc mở casino là Lý Quang Diệu!
Và, ông đã thẳng thừng nhìn nhận trước công luận là ông đồng ý mở vào thời điểm này cũng như giải thích nguyên nhân tại sao trước đây không mở. Trong những bài viết ủng hộ chính sách mở casino ở Singapore Lý Quang Diệu cũng phân tích cắt nghĩa diễn giải lý do tại sao phải mở casino.
Cái đáng nói là
ông mạnh dạn nhận sai sót khuyết điểm không lấp liếm không đổ lỗi cho người khác!
Đó cũng là một
đức tính cần có một Chính phủ liêm chính, trong sạch và minh bạch!
Hiệu quả cũng như thành công việc mở không chỉ là một mà hai casino tại Singapore nếu các bác có dịp qua Singapore tham quan thì sẽ hiểu được. Cũng như nếu nhìn vào tổng thu ngân sách của Singapore để biết ích lợi của casino cho nền kinh tế Singapore là như thế nào!