[Funland] Singapore chi hơn nửa tỷ USD tặng 2,8 triệu dân

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Mới cho có tí đã khoe, nước mình cho nhiều mà "dấu bớt" đi thôi.:)):)):)):)):))
"Thoáng qua như một con gió,
Chứ đâu ở lại như trận mưa rào"​
Cám ơn bác, =D>

Em xin phép mươn chủ đề "gió mưa" bác nói để lẫy ra câu lục bát:

Gió tai nào sợ gió tai? [-X :P
Gặp thằng say rượu bằng hai lần đò! :))

Phụ chú: Trong văn chương ca dao bình dân truyền khẩu có câu:

"Trên đời em chẳng sợ ai,
sợ thằng say rượu ..........." :))

"hai lần đò": Liệt nữ nhất thân vô nhị giá :((
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Bác này thật là .............. :D

Coi chừng lai vướng tội như anh nhôm thì khốn đấy! :))

Em chẳng biết thực hư ntn nhưng nếu đúng như bác nói:

1/ Qua thớt này lũ DLV bác nói cũng đã lộ mặt rồi. Đọc là biết! :((

2/ Nói "truyền thông ta "yếu kém", chưa "Dẫn hướng được dư luận" là yếu về mặt chất lượng chứ số lương thì hùng hậu lắm!
Qua mấy còm trên bác cũng hiểu thêm câu "thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào" là ntn! và thấm thía lời dạy của nhà thơ Sóng Hồng (TBT Trường Chinh) , trong hội nghị văn hóa văn nghệ toàn quốc những năm tiền khởi nghĩa:

Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ,
mỗi vần thơ bon đạn phá cường quyền

Khốn nỗi làm truyền thông (media) mà dùng bọn đầu đất gốc bần cố nông, thi thoảng mới có một đứa nói nghe lọt tai, thì hỏi bác thuyết phục được ai?

3/ Bác có biết trong tôn giáo nhất là Thiên Chúa Giáo, một mối bận tâm của nhà nước về truyền thông, vì các tín đồ ngoan đạo nghe lời linh mục hầu như tuyệt đối là vì sao không? :">

Thiên Chúa Giáo tuyển lựa những con chiên anh tú nhất (elite) để đào tạo linh mục và quá trình đào tạo này rất khắc khe!

Lại nhớ câu "hồng phúc của dân tộc" mà ngán ngẩm, lắc đầu! :((
Dạ, ngày xưa là tinh túy nhất để đào tạo linh mục, giờ không hẳn như vậy nữa. Thời thế đổi thay rồi cụ. Nhưng sự khắt khe là vẫn thế
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Dạ, ngày xưa là tinh túy nhất để đào tạo linh mục, giờ không hẳn như vậy nữa. Thời thế đổi thay rồi cụ. Nhưng sự khắt khe là vẫn thế

Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin cập nhật!

Nhưng em xin phép được nói rõ hơn một chút cũng như cảnh báo là em hơi "lạc đề" nhưng em nghĩ cũng là một điều hay, vì qua đó cung cấp cho các bác thêm một kiến thức tổng quát về hê thống tu tập của các nam tu sĩ bên Thiên Chúa Giáo La Mã hầu khi các bác có tiếp xúc "va chạm" sẽ dễ dàng hòa nhập hay không có những xung đột không cần thiết cũng như hiểu thêm về một hệ thống giáo duc tu sĩ của một tôn giáo.

Có lẽ do bác không nắm vững về hệ thống tụ tập bên Thiên Chúa Giáo La Mã ( TCGLM) của các Nam tu sĩ! :D

Hệ thống tu tập của TCGLM dành cho nam có hai hệ thống là TriềuDòng [-O<

Triều
là hệ thống đào tạo tu sĩ (cả Nam lẫn Nữ) trực thuộc Đức Giáo Hoàng và trước đây, tất cả các tu sĩ nam sau khi đươc các Linh mục ở các giáo phận tuyên chọn (ở độ tuổi cấp I) sẽ đưa lên cho Đúc Giám mục xem xét rồi tiến cử vào tiểu chủng viện đào tạo rồi kế tiếp là đào tạo tại Đại chủng viện (tương đương cuối cấp II, III,) Sau đó là thần học viện (đại hoc tất cả các nơi đào tạo này đều trực thuộc một hệ thống do Đức Giáo hoàng quản lý và được tài trợ từ nguồn kinh phí từ tòa thánh La Mã. Đó là về nguyên tắc. thực tế sẽ có linh động tùy theo từng quốc gia hay thể chế chính trị, ...... :P

Trong thực tế cho một số thay đổi về chính trị và chính thể ở một số quốc gia cũng như do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và truyền thông, công nghệ thông tin , .... hệ thống tu tập này cũng bị ảnh hưởng đôi chút nhưng xét về nguyên tắc vẫn trước sau như một không thay đổi và một với một lớp đào tạo từ chủng sinh tiểu chủng viện có khoảng sáu chục chủng sinh, khi bước ra là linh mục được 5 -10 người là coi như thành công rực rỡ (có khi chỉ 1 hay 2/60 tiều chủng sinh!)! quá trình này kéo dài trong khoảng gần hai chục năm! :((

Ngày nay trong hệ thống tu tập Triều cũng bắt đầu thu nhận một số những nam thanh niên sau khi đã học hết lớp 12 hoặc tốt nghiệp đại học (trước đây hầu như không có chuyện này!) tuy nhiên việc tuyển chọn, thẩm tra, cũng như đào tạo hết sức gắt gao và ngặt nghèo! :((

Các Nam tu sĩ Triều khi khấn trọn đời (thề) ra làm linh mục (cha), giám mục hay Hồng Y hoậc Giáo Hoàng phải hứa hai điều cơ bản nhất là: Khiết tịnh (trinh khiết) và vâng phục!

Hệ thống tu tập thứ hai là Dòng: có rất nhiều dòng tu Nam trong giáo hội TCGLM, tất cả những dòng này có thể là giọng địa phương nghĩa là do Đức Giám Mục Quản lý hoặc dòng trực thuộc Đức Giáo Hoàng hoặc dòng là một chi nhánh trực thuộc một dòng chính ở đặt ại một quốc gia khác! :P

Trong hệ thống tu tập dòng này tất cả các tu sĩ sau khi hoàn tất khóa học thường chỉ tham gia và việc truyền giảng đạo, nghiên cứu kinh sách, bằng hình thức công việc (hành nghề) trong hai ngành chính là giáo dục và y tế. :">

Hầu như không có một tu sĩ nào, sau khi đào tạo qua hệ thống Dòng mà được làm linh mục tức là ra "đi xứ" để chăm sóc đời sống tâm linh cho một xứ đạo: phung vụ, làm thánh lễ, và và rao giảng, truyền đạo cho giáo dân...... Tuy nhiên, trong thực tế do nhu cầu của xứ đạo hành tình hình cấp bách, vẫn có nhưng việc này rất hãn hữu: trước khi chuẩn phong phải có "Phụng vụ thư" (giống như quyết định phân công) của Đức Hồng y nơi sở quốc hoặc của Đức Giáo hoàng nếu quốc gia đó không có Hồng y hay Hồng y chuyên trách khu vực - nghĩa là rất rắc rối.... và riêng trong hệ thống tu tập Dòng thì cũng bắt đầu nhận những chủng Sinh là nhưng nam thanh niên sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc đại học. Và, có lẽ một phần do cạnh tranh trong tuyển chọn, một phần do phải phù hợp với cuộc sống thực tế hiện nay, việc tuyển chọn cũng như rèn luyện đào tạo bớt khắc khe hơn trước. :P

Cụ thể là; Ở một số dòng tu khẩu hiệu ngày nay, không phải là "giáo dục đào tạo các chủng sinh để sau này ra làm tu sĩ" mà thay vào đó là "đồng hành cùng các chủng sinh để sau này ra làm tu sĩ"! =D>

Do có rất nhiều Dòng tu nam bên TCGLM nên nôi quy của các dòng có thể khác nhau nhưng các Nam tu sĩ Dòng khi khấn trọn đời (thề) ra làm tu sĩ (thầy dòng) đều phải hứa ba điều cơ bản nhất là: Khiết tịnh (trinh khiết) và vâng phục, khó nghèo!
 
Chỉnh sửa cuối:

kiwi8

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-584012
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
173
Động cơ
137,550 Mã lực
Vâng!
Cám ơn bác. ^:)^

Nghe bác nói, em đọc từng chữ (129 chữ, không kể icon), ngẫm nghĩ từng câu (4 câu) và chỉ có thể viết được một chữ: CHUẨN! =D>
^:)^ Cảm ơn cụ. Mong cụ chia sẻ thêm về Singapore cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng. Em vừa đọc được bài này về Singapore : xe ôtô điện bị phạt do không thân thiện với môi trường.

Tháng 3/2016, một người Singapore tên Joe Nguyen đã mua xe điện Tesla Model S3 tại Hồng Kông và nhập khẩu về. Những tưởng sẽ được hưởng trợ giá từ chính phủ, anh ta bất ngờ khi chiếc xe bị cho là “không thân thiện với môi trường” sau khi trải qua kiểm nghiệm về khí thải của Singapore đối với xe cơ giới. Do đó, Joe dự tính sẽ bị phạt 15.000 đô la Singapore (khoảng 11.000 đô la Mỹ).

Nguyên nhân là chiếc xe này tiêu hao quá nhiều điện trong quá trình sử dụng. Theo quy định của Singapore, mỗi Wh điện tiêu thụ có hệ số khí thải tiêu chuẩn là 0.5g CO2. Mặc dù xe điện không thải ra khí CO2, nhưng theo kiểm tra của Cơ quan quản lý vận tải đường bộ (LTA), lượng tiêu thụ điện của chiếc xe này quá cao, tính ra lượng khí CO2 thải ra gián tiếp là 222 g/km, vượt mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.


Câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ, nhưng nó đặt ra câu hỏi: Liệu xe điện có thật sự thân thiện với môi trường?

Trong quá trình hoạt động, lượng CO2 mà xe ôtô điện thải ra bằng 0, các chất có hại thải ra cũng bằng 0. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn trong vòng đời của nó vẫn ảnh hưởng tới môi trường, thậm chí khá gay gắt. Có 2 lo ngại chính:

  • Xe điện, và đặc biệt là pin điện, được chế tạo như thế nào
  • Điện mà nó tiêu thụ được sản xuất ra sao
 

kiwi8

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-584012
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
173
Động cơ
137,550 Mã lực
Điện tiêu thụ

(ảnh: Alamy)
Thực ra xe ôtô điện có bảo vệ môi trường hay không, 1 yếu tố quan trọng là: nguồn cung cấp điện của quốc gia đến từ đâu.

Nếu điện cung cấp chủ yếu là nguồn sạch như năng lượng gió và mặt trời, vậy thì xe ôtô điện bảo vệ môi trường tốt hơn rất nhiều so với ôtô xăng. Lấy Mỹ làm ví dụ, theo thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ, tính hết cả quá trình sản xuất và vận hành, xe điện như Model S của Tesla thải ra ít hơn 4 lần lượng CO2/dặm so với xe xăng truyền thống. (Lưu ý là bản thân chi phí khí thải của xe xăng cũng rất lớn nếu tính cả công đoạn lọc và xử lý dầu, vận chuyển xăng…)

Nếu nguồn điện được cung cấp từ các nhà máy nhiệt điện, thì việc sử dụng xe ôtô điện không giúp ích nhiều về mặt môi trường. Lấy Trung Quốc làm ví dụ 1 chiếc xe điện gây ô nhiễm môi trường gấp 2-5 lần xe truyền thống.
Kim loại hiếm
Việc tính toán sẽ trở nên rắc rối hơn một chút nếu chúng ta đưa vào những dạng tổn hại môi trường khác. Xe điện cần phải nhẹ, chúng cần những kim loại đỏi hỏi quá trình chế tác khó hơn. Pin lithium cũng rất nhẹ và đòi hỏi tính dẫn điện cao. Ngoài ra, các kim loại hiếm cũng được dùng, hầu hết là ở các nam châm – trong mọi thứ từ đèn pha cho đến các bảng điện tử.

Những kim loại này thường đến từ các mỏ quặng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tái chế pin

“Khó khăn trong việc tái chế kim loại hiếm là rất lớn, bởi các sản phẩm của chúng ta dùng kim loại này với số lượng rất ít nên sẽ không có đủ lợi ích kinh tế để tái chế,”tác giả David Abraham viết.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
^:)^ Cảm ơn cụ. Mong cụ chia sẻ thêm về Singapore cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng. Em vừa đọc được bài này về Singapore : xe ôtô điện bị phạt do không thân thiện với môi trường.

Tháng 3/2016, một người Singapore tên Joe Nguyen đã mua xe điện Tesla Model S3 tại Hồng Kông và nhập khẩu về. Những tưởng sẽ được hưởng trợ giá từ chính phủ, anh ta bất ngờ khi chiếc xe bị cho là “không thân thiện với môi trường” sau khi trải qua kiểm nghiệm về khí thải của Singapore đối với xe cơ giới. Do đó, Joe dự tính sẽ bị phạt 15.000 đô la Singapore (khoảng 11.000 đô la Mỹ).

Nguyên nhân là chiếc xe này tiêu hao quá nhiều điện trong quá trình sử dụng. Theo quy định của Singapore, mỗi Wh điện tiêu thụ có hệ số khí thải tiêu chuẩn là 0.5g CO2. Mặc dù xe điện không thải ra khí CO2, nhưng theo kiểm tra của Cơ quan quản lý vận tải đường bộ (LTA), lượng tiêu thụ điện của chiếc xe này quá cao, tính ra lượng khí CO2 thải ra gián tiếp là 222 g/km, vượt mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.


Câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ, nhưng nó đặt ra câu hỏi: Liệu xe điện có thật sự thân thiện với môi trường?

Trong quá trình hoạt động, lượng CO2 mà xe ôtô điện thải ra bằng 0, các chất có hại thải ra cũng bằng 0. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn trong vòng đời của nó vẫn ảnh hưởng tới môi trường, thậm chí khá gay gắt. Có 2 lo ngại chính:

  • Xe điện, và đặc biệt là pin điện, được chế tạo như thế nào
  • Điện mà nó tiêu thụ được sản xuất ra sao

Cảm ơn bác đã đưa câu hỏi về cơ chế bầu cử, và các biện pháp chống tham nhũng cũng như đưa ra một vụ việc điển hình về việc phạt vạ tại Singapore.

Cũng xin nói trước, do"còm" này bác viết khá dài, nên em không thể đếm từng chữ, hay từng câu, nhưng bác yên tâm, em đọc rất kỹ và xin có ý kiến như sau: :P

Em xin phép được chia sẻ kinh nghiệm và sự vụ liên quan về vụ việc phạt về chiếc xe điện này tròng "còm" này bằng quan điểm và kinh nghiệm của chính em.

Còn về việc cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng ở Singapore, em rất vui khi được chia sẻ, nhưng thực lòng mà nói, nếu em viết kinh nghiệm cá nhân của em thì chắc chắn sẽ không thể nào đầy đủ, trọn vẹn. Bởi vì tuy sống làm việc lâu năm nhưng góc độ cảm nhận của mình em vẫn chỉ là một người dân bình thường, sống và hoạt động trong công việc chứ không chuyên trách về mảng chính trị hay hành chính do đó nếu được ý kiến ra thì chắc chắn sẽ không đầy đủ thậm chí phiến diện cho đó em xin phép để trả lời câu hỏi của bác em sẽ trích dẫn những thông tin chính thức trả lời hai câu hỏi này qua đó các bác quan tâm có thể biết thêm về tổ chức hành chính cũng như vì sao mà tham nhũng không có đất sống tại Singapore

Em cũng xin nói thêm, thì chia sẻ cơ chế bầu cử tổ chức chính phủ Singapore là một câu hỏi hay nhưng ở một góc độ nào đó cũng khá là nguy hiểm cho người trả lời bởi vì xét ở góc độ chia sẻ thông tin thì đó là điều rất bình thường, những thông tin này đầy trên mạng và ai cũng có thể truy cập hoặc tra cứu, nhưng nếu một khi mà có ai đó muốn tầm chương trích cú hoặc chụp mũ thì chả khác nào người đó đang dùng mạng xã hội để tuyên truyền cổ vũ cho một thể chế hoặc một cấu hình nhà nước. Chắc các bác cũng biết câu" "khi thương quá ấu cũng tròn khi ghét có bồ hòn cũng méo". Do đó em xin nói rõ, khẳng định đây chỉ là nhưng thông tin em chia sẻ ở góc độ cho những ai quan tâm tham khảo nhé

Riêng các bác đang sống ở Việt Nam, thì em nghĩ việc các bác sống ở Việt Nam tổ chức hành chính cũng thể chế chính trị, là một điều hiển nhiên và không thể thay đổi. Do đó, thay vì ngồi phê phán chê trách chính quyền hay nhà nước, các bác hãy thẳng thắn góp ý qua những kênh hợp pháp, Góp ý với đầy đủ chứng tích, chứng cớ và khi góp ý, chúng ta góp ý với một tâm thế xây dựng cũng như đóng góp chứ không phải góp ý với tinh thần tiêu diệt hay chà đạp!
Ngoài ra em thiết nghĩ chỉ có một chính quyền tốt một đất nước tốt khi đất nước đó tập hợp những công dân tốt.

Do đó, tất cả những ai cho rằng, nghĩ rằng mình là người yêu nước, thì điều đầu tiên là hãy sống tốt, sống thật tốt để cùng chung tay đóng góp xây dựng đất nước chứ không phải sống mà không có chính kiến hoặc sống mà chỉ biết sống để mà sống!

Em xin gửi các bác hai câu thơ sau:

Bác vậy, tôi vầy, trời bắt vậy! :-*
Mong sao con cháu, cứ như vầy. :P



Về việc phạt chiếc xe điện bác đưa ra thì như thế này:
Trong khoảng một thập niên, trở lại đây Singapore rất đề cao việc bảo vệ môi trường Lý do không phải vì Singapore là một trong những nước đã ký kết thỏa thuận quốc tế về vấn đề này, mà chính vì bản thân Singapore thấy được rằng một môi trường sống tốt là môi trường thu hút những người tốt! Do đó, Singapore luôn luôn có những chính sách, khẩu hiệu, chủ trương để biến Singapore thành một nơi đáng sống

Ví dụ: trước đây khẩu hiệu của Singapore là "Vườn trong thành phố" (Garden in the city)
Thì trong vòng 10 năm trở lại đây khẩu hiệu đã được biến thành ra "Thành phố trong vườn" (City in the garden)

Chỉ việc thay đổi khẩu hiệu này, các bác cũng thích được là xu hướng tiến hóa của Singapore như thế nào! =D>

Đó là về mặt khẩu hiệu! Còn trong thực tế Singapore có rất nhiều chính sách ưu đãi cũng như tạo điều kiện cho tất cả hoạt động liên quan tới môi trường được phát triển và mở rộng.

Ví dụ như trong xây dựng, những Cao ốc nào, đáp ứng được quy chuẩn về môi trường: điện mặt trời, điện gió, cây cối, hệ thống nước thải, v. v... phù hợp với quy chuẩn môi trường chắc chắn sẽ được nhiều ưu tiên trong cho vay tiền để xây dựng, thuế má, khấu hao và những hoạt động khác,......

Riêng các xe đáp ứng quy chuẩn chất lượng với môi trường, sẽ được những thuận lợi trong việc lưu hành, thuế má, và một thuận lợi mà ai cũng mơ ước ở Singapore đó là chỗ đậu xe!

Ở Singapore việc tìm chỗ đậu xe là điều rất nan giải: Đôi khi đi ăn ở một quán nào đó người ta phải đậu xe cách chỗ ăn khoảng một cây số hay hơn rồi đi bộ tới!

Riêng trong những cao ốc, siêu thị, Trung tâm thương mại, khi vào đậu xe, đôi lúc người ta phải đi vòng vèo 4, 5 tầng hầm hoặc 4, 5 tầng lầu (nếu ở đó, có chỗ đậu xe trên cao).

Tuy nhiên, cao ốc, trung tâm thương mại luôn luôn có một khu vực riêng ngay khi mới vào hoặc ngay ở khoảng không gian đầu tiên của một bãi đậu xe dành cho xe "thân thiện môi trường".

Em chưa nói tới những ưu tiên về thuế phí đậu xe chỉ nội cái ưu tiên có chỗ đậu dễ dàng để làm một điều mơ ước của nhiều người.

Tuy nhiên cũng xin nói thêm, ở Singapore, nếu xe nào không phải là xe thân thiện môi trường mà ăn gian đậu vào khu vực này thì sẽ bị khóa bánh (Clamp) và phí để mở bánh một lần như vậy không dưới 100SGD! Nghĩa là một khi xây dựng một quy chuẩn, thì chắc chắn sẽ có những hình thức chế tài dự phòng, để phạt những người không nghiêm chỉnh chấp hành.

Đó là tầm nhìn của người lãnh đạo!!!


Ngoài ra em cũng xin phép lan man một chút vì việc phạt ở Singapore.
Người ta nói một câu thành ngữ: "SINGAPORE IS FINE!"
Đây là một hình thức chơi chữ vì câu này có 2 nghĩa: Từ fine có nghĩa là tốt đẹp, khỏe mạnh, yên lành. Và nghĩa những thứ hai là phạt!
Nghĩa là câu này bao hàm nghĩa "Singapore là một nơi tốt đẹp sạch sẽ yên lành" và nghĩa thứ hai là "Singapore là một nơi chỉ có phạt" mà thôi!

Về việc phạt vạ, Singapore áp dụng thức phạt hay chế tài rất nghiêm khắc. Cách duy nhất, để người ta chấp hành, đã đánh vào cái hầu bao của người ta. Do đó việc phạt và hút thuốc lá nơi công cộng 1.000SGD, hay xả rác phóng uế phạt 500SGD là điều rất bình thường!

Cũng phải nói rõ Nếu anh hút thuốc lá 5 lần trong 5 địa điểm cách nhau nghĩa là tiền phạt của anh sẽ là 5.000SGD!
Và cũng là phạt tội phóng uế, nếu anh phóng uế 5 lần khác nhau ở 5 địa điểm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nào đó thì số tiền phạt sẽ là 2.500SGD chứ không phải 500SGD!

Cũng xin nói thêm một chút về tội phạt đánh roi ở tại S'pore: Ở S'pore có một số trường hợp ngoài hình phạt chế tài về hành chính, hoặc ngồi tù, người vi phạm có thể bị phạt thêm tội đánh roi.

Xin lưu ý là tội đánh roi này chỉ áp dụng cho nam giới trên 18 tuổi dưới 55 tuổi trong trường hợp từ 16 tới 18 thì vẫn có thể bị phạt tội đánh roi nhưng phải có chuẩn Y của tòa án tối cao.

Riêng phần nữ giới, thì không bị phạt tội đánh roi này!

Cũng phải nói rõ thêm là người ta bị phạt tội đánh roi nhưng chỉ thi hành án khi người đó ở trong tình trạng sức khỏe tốt.

Có rất nhiều người lên án về nhân quyền cái tội đánh roi này. Tuy nhiên Singapore cũng như Malay, Indo vẫn cương quyết không Xóa hình thức phạt này ra khỏi luật pháp bởi vì đây là cách duy nhất để làm cho "mông nhà giàu cũng như mông nhà nghèo"

Ví như với tội bôi bẩn, đập phá, gây rối trật tự công cộng, nếu gặp phải một cậu ấm hay cô chiêu con một quan chức hay đại gia giàu có, việc họ tới một nơi công cộng, vẽ bậy hoặc đập phá. Nếu đơn thuần chỉ phạt hành chính thì với tiền và quyền chỉ trong vòng không đầy một vài giờ đồng hồ sau, em tin là mặt bằng nơi đó được sửa chữa khắc phục thậm chí "đã đẹp nay lại càng đẹp hơn xưa"! :P

Nghĩa là với những người dù có quyền thế việc khắc phục hậu quả quá đơn giản khiến họ sẽ dễ dàng tái phạm tội do đó cách duy nhất để làm cho "mông nhà giàu bằng con nhà nghèo" là đánh roi: với người nghèo việc khắc phục hậu quả có thể làm việc khó khăn nên sợ còn với người giàu thì việc bị đánh đòn mới là cái họ làm cho họ sợ. Chính vì biết được tâm lý này Singapore vẫn duy trì hinh thức phạt này và không có ngoại lệ!

Em xin kết "còm" này ở đây và sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi của Bác trong những "còm" tiếp theo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,418
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
53
Bác Quang ở Sing lâu vậy, và am hiểu Piano chắc cũng có chơi ở CLB piano của NUS nhỉ, chắc cũng biết vài e trong đó có 1 e tên Vân đánh Piano cũng rất bài bản.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
^:)^ Cảm ơn cụ. Mong cụ chia sẻ thêm về Singapore cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng. Em vừa đọc được bài này về Singapore : xe ôtô điện bị phạt do không thân thiện với môi trường.
.........................................................................


Nền công vụ sẵn sàng với tương lai!

Những cải cách hành chính ngay từ thời lập quốc giúp tạo hệ thống cơ quan công quyền hoạt động hiệu quả và gần như vắng bóng tham nhũng tại Singapore.

Singapore tách ra từ Malaysia, trở thành quốc gia độc lập từ ngày 9/8/1965. Với quy mô nhỏ, Singapore hoạt động theo mô hình chính quyền một cấp (chỉ có cấp trung ương, không có các cấp địa phương).

Hệ thống công vụ (public service) Singapore hiện bao trùm 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ ("statutory board", hoạt động như một doanh nghiệp), với tổng số 145.000 công chức và viên chức. Công chức (civil servant) là người làm việc trong các bộ, thuộc thẩm quyền tuyển dụng, quản lý của Ban Công vụ (Public Service Commission). Số công chức hiện vào khoảng 85.000 người. Viên chức (public officer) là người làm việc trong các cục tác vụ, thuộc thẩm quyền quản lý, tuyển dụng tự chủ của các cục này.


Quá trình cải cách hành chính ở Singapore gắn liền với việc trọng dụng người tài tại các cơ quan công quyền. Ngay từ khi vừa tách khỏi Malaysia, chế độ sử dụng nhân tài đã trở thành xương sống trong việc quản lý tài năng ở khu vực công tại Singapore.

Mỗi năm, các học bổng của chính phủ được cấp cho sinh viên theo học tại các trường đại học hàng đầu, hầu hết ở nước ngoài. Cuộc cạnh tranh để giành lấy những suất học bổng này, dựa trên thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa và khả năng lãnh đạo, luôn được quan tâm.

Những người du học bằng học bổng trở về bắt buộc phải gia nhập lực lượng công chức cấp cao, nơi họ được thử thách, đào tạo và trang bị để trở thành những lãnh đạo hàng đầu trong hệ thống cơ quan công quyền. Những người giỏi nhất trở thành thư ký thường trực (quản lý hành chính tại một bộ) hoặc thậm chí là bộ trưởng.

Hàng năm, các công chức phải trải qua một cuộc đánh giá năng lực toàn diện, được xếp loại và tái xem xét tiềm năng sự nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên sự thể hiện của công chức cũng như tiềm năng của họ trong việc đạt được vị trí cao hơn, chứ không phải là thâm niên. Nhiều người bị loại "thẳng tay" để nhường chỗ cho những người mới.

Kể từ thập niên 1990, chế độ sử dụng nhân tài ở Singapore bắt đầu chuyển từ xuất phát điểm là chủ nghĩa quân bình sang những mối quan ngại về việc tưởng thưởng và đãi ngộ dựa trên hiệu quả công việc. Chính phủ bắt đầu trả lương cho những quan chức và lãnh đạo chính trị hàng đầu mức lương vào hàng cao nhất thế giới, thu hút những người Singapore tài giỏi và gia tăng chi phí cơ hội của tham nhũng. Mức lương cho công chức được trả theo giá thị trường tương đương với khu vực tư nhân.

Cùng với những cải cách hiến pháp tại Singapore, Ban Công vụ được quy định là cơ quan hành chính có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ về việc bổ nhiệm, sa thải và kỷ luật công chức. Ngày nay, cơ quan này vẫn làm nhiệm vụ tuyển dụng nhân tài cho hệ thống công quyền Singapore, ra quyết định về các vấn đề kỷ luật, quảng bá và trao học bổng.

Cây viết Thomas Friedman của New York Times từng bình luận rằng hệ thống công quyền Singapore là một trong những hệ thống hiệu quả và ít tham nhũng nhất thế giới, đi cùng tiêu chuẩn cao về kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Nhiều người cho rằng đây chính là yếu tố chính đưa đến thành công cho Singapore, một trong 4 "con rồng châu Á".

"Tại Singapore, hè phố có thể trở nên vắng vẻ cực kỳ sớm và người ta thậm chí sẽ phạt bạn nếu bạn nhả bã kẹo cao su bừa bãi, nhưng nếu bạn chọn nơi nào đó ở châu Á để tạm trú qua cơn bão, đó sẽ là Singapore. Tin tôi đi, người đứng đầu cơ quan bảo vệ công dân ở đây không chỉ đơn thuần là bạn cùng phòng hồi đại học của ai đó đâu", Friedman viết.

Theo ông, người Singapore tin tưởng mạnh mẽ vào việc họ phải đưa được người tài năng nhất và ít tham nhũng nhất vào các cơ quan công quyền, đến nỗi họ sẵn sàng trả lương cho thủ tướng 1,1 triệu USD/năm, bộ trưởng và thẩm phán tòa án tối cao gần 1 triệu USD/năm (số liệu năm 2005).

"Trong các lĩnh vực tối quan trọng với sự tồn tại của chúng tôi, như quốc phòng, tài chính hay nội vụ, chúng tôi tìm kiếm những người giỏi nhất", Kishore Mahbubani, cựu hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, cho biết. Theo ông, cách lựa chọn người giỏi giúp hệ thống sẽ luôn có luồng máu mới để có thể vận hành hiệu quả hơn.

"Bạn mất New Orleans thì bạn còn 100 thành phố giống như thế. Nhưng chúng tôi là một thành bang. Chúng tôi mất Singapore thì không còn gì cả. Vậy nên ở Singapore, tiêu chuẩn kỷ luật và tinh thần chịu trách nhiệm rất cao".



Từ khi lập quốc đến nay, Singapore đã trải qua nhiều đợt cải cách hành chính lớn nhỏ. Năm 1959, khi giành được độc lập từ Anh, chính phủ Singapore đã bắt đầu quá trình cải cách hành chính, hợp lý hóa cơ cấu và các thủ tục nhằm đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia. Thông qua cuộc cải cách này, mảng công vụ dân sự Singapore được tái tổ chức, thay đổi tâm lý "thuộc địa" của công chức nhà nước cũng như sự vô cảm của họ với nhu cầu của dân chúng.

Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là đóng cửa các cơ quan hành chính yếu kém, thay thế chúng bằng các cơ quan có hiệu quả hơn; thành lập Trung tâm Nghiên cứu chính trị (PSC) với nhiệm vụ thiết lập các nguyên tắc và hoạt động chuẩn mực để tạo thành cốt lõi cải cách khu vực công.

Đầu những năm 1980, Singapore tiến hành các cuộc cải cách hành chính quy mô lớn, nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và quản lý tài chính được phân cấp nhiều hơn. Cuộc cải cách này tập trung vào lĩnh vực như: ngân sách, hợp tác công - tư/tư nhân hóa, trọng dụng nhân tài và chống tham nhũng, một trong những cải cách quan trọng nhất.

Cải cách ngân sách chú trọng sự liên thông chặt chẽ giữa các bộ, sử dụng các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bộ... dưới sự giám sát của Bộ Tài chính).

Các bộ cũng có thể tự chuyển đổi ngân sách giữa các khoản chi vận hành và phát triển. Bằng cách này, các bộ cố để tích lũy một khoản thặng dư ngân sách để dùng trong những thời điểm khó khăn, chẳng hạn khi dịch SARS bùng nổ năm 2002 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.




Hợp tác công - tư và sự ra đời của các cục tác vụ được định hình bởi yếu tố tư nhân hóa dựa trên các nguyên tắc của quốc gia phát triển. Các cục tác vụ, hoạt động như doanh nghiệp thông qua tư nhân hóa toàn bộ hay một phần, được linh hoạt trong quản lý tài chính và nhân sự - chẳng hạn họ không bị chính quyền trung ương quản lý như các bộ. Điều này làm tăng tính độc lập vận hành và được xem là yếu tố then chốt cho sự chuyển đổi các bộ thành các cục tác vụ.

Cục tác vụ có hội đồng quản trị đứng đầu là một thành viên cao cấp của chính phủ. Giám đốc điều hành sẽ điều hành hoạt động của cục và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Thành viên của hội đồng quản trị rất đa dạng, bao gồm cả người uy tín ở khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có thể có hội đồng cố vấn, với thành viên là những người có uy tín quốc tế và am hiểu lĩnh vực đó. Ví dụ, Jack Ma là thành viên Hội đồng cố vấn quốc tế của Cục Phát triển kinh tế (EDB).

Việc chuyển sang nền hành chính công định hướng khách hàng là bước quan trọng để Singapore tiến tới nền hành chính công gần gũi với nhu cầu của công dân, thông qua việc cung cấp các dịch vụ dựa trên khách hàng, xóa bỏ các luật lệ, thủ tục, thói quan liêu... Sáng kiến gần đây nhất là chương trình Public Service for the 21st Century (PS21, tạm dịch: Công vụ trong thế kỷ 21) nhằm tạo ra văn hóa đón nhận thay đổi liên tục để hoạt động hiệu quả hơn trong giới công chức, viên chức.

Cải cách chế độ nhân tài đã được giới thiệu ngay từ đầu những năm 1960. Chính phủ ban hành chiến lược giữ người và đuổi người có chọn lọc, hay nói cách khác, những công chức có năng lực được giữ lại còn những người không có bị cho thôi việc. Năng lực là yếu tố duy nhất được đem ra xem xét trong việc tuyển dụng và mức lương được trả dựa trên giá thị trường.


Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, kiểm soát tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ Singapore. Khi đảng Nhân dân Hành động (PAP) tiếp quản chính quyền từ Anh, tham nhũng ở Singapore vẫn phổ biến và Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng (do chính phủ Anh ban hành năm 1937) được nhận định là yếu kém. Vì vậy, pháp lệnh được sửa đổi và thay thế bằng Luật Phòng chống tham nhũng (POCA) vào năm 1960.

Kể từ đó, POCA đã trải qua nhiều lần sửa đổi để tăng sức mạnh cho Cơ quan Điều tra Tham nhũng (CPIB). CPIB được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, có thể bắt giữ nghi phạm, tìm kiếm những người bị bắt, kiểm tra tài khoản ngân hàng và các tài sản khác của công chức bị điều tra. Hiệu quả của POCA được đảm bảo bởi sự ra đời của các luật sửa đổi (năm 1963, 1966 và 1981) và luật mới (năm 1989) để đối phó với những vấn đề phát sinh.

Theo số liệu năm 2016 tại Singapore, hơn 95% vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử đều chứng kiến bị cáo bị kết tội, trong đó công viên chức nhà nước chỉ chiếm 10%, còn lại là lĩnh vực tư nhân.


Một trong những sự kiện đánh dấu sự chuyển mình trong quá trình cải cách hành chính của Singapore là việc ra mắt PS21 vào năm 1995. Phong trào này hướng đến mục tiêu xây dựng nền công vụ sẵn sàng trước thay đổi và sẵn sàng để thay đổi để đảm bảo sự thành công ở hiện tại và tương lai của đất nước và người dân Singapore.

PS21 thúc đẩy tinh thần sáng tạo và sẵn sàng trước thay đổi trong khu vực công, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy và tạo ra các quy chuẩn, văn hóa tổ chức khác biệt. Trọng tâm của phong trào là trao quyền cho nhân viên nhà nước để họ cảm thấy tự tin đưa ra quyết định trong hoàn cảnh thay đổi liên tục.

"Chính xác thì tinh thần đằng sau PS21 là gì? Với tôi, đó là chuyện trao quyền cho nhân viên nhà nước, bất kể cấp bậc, vai trò hay lĩnh vực công việc", Peter Ong, trưởng bộ phận công vụ dân sự tại diễn đàn và lễ trao giải PS21 ExCEL Convention 2012, nói.

PS21 khuyến khích công chức sáng tạo, dám nghĩ dám làm qua chương trình Đề xuất của Nhân viên (SSS) với quy định mỗi công chức trong 1 năm tối thiểu phải có 1 sáng kiến cải tiến hoặc đề xuất cải thiện các dịch vụ hành chính công và mỗi đơn vị phải đạt được tỷ lệ 100% người tham gia. Trong năm đầu thực hiện SSS, mỗi công chức đã thực hiện được trung bình 2,7 đề xuất, trong năm 2000 tăng lên tới 4,7 đề xuất (trong đó 60% sáng kiến đề xuất được chấp thuận và triển khai thực hiện). Năm 2004, sáng kiến đề xuất của công chức đã tiết kiệm được gần 180 triệu đôla Singapore (SGD) và trong vòng 10 năm thực hiện Chương trình PS21 giúp tiết kiệm được gần 5 tỷ SGD.

Là phương thức để giải quyết tình trạng phản hồi sai đối tượng hay các vấn đề liên cơ quan, chính sách "Không nhầm cửa" ra đời vào năm 2004. Chính sách hướng đến những người dân không biết nên trình bày vấn đề của họ tại cơ quan nào của chính phủ. Theo chính sách này, nếu một cơ quan nhận được phản hồi về vấn đề không thuộc quyền hạn của mình, cơ quan này phải đảm bảo người phản hồi được kết nối với đúng nơi cần phản hồi. Nếu việc phản hồi liên quan đến nhiều cơ quan, cơ quan nhận phản hồi cần giữ vai trò điều phối và đưa ra câu trả lời tổng hợp, theo quy tắc "Người phản hồi đầu tiên".

Năm 2012, Singapore triển khai chương trình Chuyển đổi Khu vực công (PST), theo hướng xây dựng một nền công vụ được tin tưởng, đặt công dân ở trung tâm, tập trung chức năng định hướng, hoạch định chính sách ở cấp trung ương và tự chủ ở các cục tác vụ. Họ quan niệm, có nhiều cơ quan nhưng chỉ có một hệ thống công vụ Singapore để xây dựng chính sách, đề ra giải pháp tốt nhất cho quốc gia và người dân.

Trong các nỗ lực liên quan, Trường Công vụ (CSC) thuộc Ban Công vụ có vai trò trung tâm trong việc xây dựng những năng lực cốt lõi, năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, và là nơi chia sẻ, trao đổi các chân giá trị trong nền công vụ. Gần đây nhà trường quan tâm đào tạo, phát triển các năng lực mới như tư duy về tương lai, tư duy thiết kế (đáp ứng yêu cầu từng trường hợp cụ thể), năng lực hội nhập…


Một trong những nỗ lực lớn thuộc phong trào PS21 là cuộc vận động "Cut Red Tape", tức xóa bỏ thói quan liêu. Theo một báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2005, thói quan liêu vẫn là trở ngại tại nước này dù họ vẫn xếp hàng đầu về chỉ số cạnh tranh kinh tế.

Singapore lâu nay nổi tiếng là đất nước có nhiều luật lệ, chế tài áp dụng cho những hành động nhỏ nhất, như vứt bã cao su ra đường. Tuy nhiên cùng với phong trào PS21, việc rà soát thu gọn thủ tục và loại bỏ những quy định lỗi thời trở thành nhu cầu cấp bách, dẫn đến sự ra đời của cuộc vận động xóa bỏ thói quan liêu. Việc loại bỏ những quy định không còn cần thiết giúp giảm gánh nặng lên khách hàng, đồng thời khiến nền công vụ trở nên gọn nhẹ, hiệu quả hơn.




Cuộc vận động xóa bỏ thói quan liêu được thực hiện thông qua nhiều cơ chế: Hội đồng Vì Doanh nghiệp (PEP), Quy trình Zero (ZIP), Công chức Xóa bỏ Quan liêu (POWER) và Hội đồng Rà soát Luật lệ (RRP). Thông qua các kênh này cũng như ý kiến từ công chúng, ngành dịch vụ công tìm ra nhiều cách để hoàn thiện quy định, bao gồm đơn giản hóa, xóa bỏ hoặc nới lỏng.

RRP ra đời năm 2002 nhằm giám sát quy trình rà soát luật lệ trong khu vực công. Mọi quy định hiện hành của các cơ quan công quyền đều phải được rà soát mỗi 3 đến 5 năm. Chỉ trong 5 năm đầu tiên, tổng cộng 19.4000 quy định đã được xem xét lại.

Năm 2005, RRP được nâng cấp thành Ủy ban Luật lệ Thông minh (SRC) với quyền hạn lớn hơn, không chỉ có vai trò rà soát luật lệ mà còn làm nhiệm vụ phát triển tư duy, văn hóa và khả năng cạnh tranh. Chỉ số của Singapore trên bảng xếp hạng "Dễ dàng kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới (tính đến tháng 6/2017, Singapore xếp thứ 2) được SRC theo dõi, các cơ quan công quyền được khuyến khích tiến hành tự rà soát luật lệ.

Các cơ quan cũng ngăn chặn thói quan liêu trong tương lai ngay từ lúc manh nha, chẳng hạn bằng cách đưa ra "luật hoàng hôn" theo đó các quy định sẽ tự động hết hiệu lực sau một mốc thời gian nhất định, hoặc bằng cách đưa ra danh sách những việc không được làm thay vì những việc được làm.

Nhiều cơ quan cũng sử dụng công nghệ thông tin và dịch vụ điện tử để hợp nhất thủ tục, giúp người dân hoàn thành công việc nhanh chóng, mà không phải chạy từ cơ quan này đến cơ quan kia.

Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng công nghệ mới. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nước dẫn đầu về tốc độ phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển công dân điện tử”.




Link: https://news.zing.vn/singapore-sach-bong-tham-nhung-nho-cai-cach-hanh-chinh-post837760.html
 
Chỉnh sửa cuối:

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
323
Động cơ
250,080 Mã lực
Tư duy 2 bên nó khác hẳn nhau
1 bên họ làm và nghĩ ra cách tốt nhất cho dân để phát triển
1 bên thì nghĩ bày việc ra, lây nhây ra, chả làm j,,,để đc có tiền ngu

1 bên là thiên đường 1 bên là địa ngục chăng?
Em ko nhầm có 1 bác có cái thớt ở Xinh khổ lắm đến người già cũng phải đi làm vì chỉ phí cuộc sống cao.. nếu ko đi làm thì chết đói còn gì
.. ở VN sướng hơn mà
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Bác Quang ở Sing lâu vậy, và am hiểu Piano chắc cũng có chơi ở CLB piano của NUS nhỉ, chắc cũng biết vài e trong đó có 1 e tên Vân đánh Piano cũng rất bài bản.
Cám ơn bác đã quan tâm và hỏi thăm.

1/ Em ở S'pore chỉ kiếm cơm bằng nghề kinh doanh phụ tùng ô-tô và không "tham chính". Đa phần các kiều dân VN ở S'pore là COCC hay đám "cậu ấm cô chiêu" con nhà giàu muốn nói tiếng Anh nhưng không qua Mỹ hay Anh nổi nên "bò qua S'pore" cho oai! Thâm chí không dừng lại ở vấn đề CCCCC hay tài năng, kiến thức, mà ngay cả cách sống, tác phong không phù hợp với em (tuy không phải tất cả nhưng đa phần) nhìn mà xấu hổ thậm chí nhục mặt với những ai còn chút tự trọng tối thiểu, nên em không quan hệ.

2/ Em học chơi và nghiên cứu về dương cầm vì yêu và đắm đuối" nó từ lúc 6 tuổi bác ạ! Về dương cầm, em chỉ giúp cho một số nhà thờ (Tin lành) hay tu viện (Công giáo) trong việc phụng vu thôi bác ạ!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
^:)^ Cảm ơn cụ. Mong cụ chia sẻ thêm về Singapore cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng. Em vừa đọc được bài này về Singapore : xe ôtô điện bị phạt do không thân thiện với môi trường.
.............................................................................................................................................................


6 bài học chống tham nhũng từ Singapore

Trong các bảng xếp hạng, Singapore vẫn thường nằm trong tốp các nước ít tham nhũng nhất thế giới. Để có vị trí này, Singapore đã trải qua một quá trình chuyển hóa không ít khó khăn.




Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển.

Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chưa thể làm gì với yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, chính phủ tập trung vào hai yếu tố tạo tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.

Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù, người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Văn phòng điều tra tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều tra “mọi tài khoản ngân hàng” của những ai bị nghi có hành vi phi pháp.

Một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp trong nước. Cả khi bị cáo qua đời, tòa án cũng có quyền ra lệnh trưng thu tài sản có được từ tham nhũng.

Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là “đi cùng thị trường”, thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.

Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo.

Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.

Thứ hai, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần thiết.

Thứ ba, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.

Thứ tư, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.

Thứ năm, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi qui định làm việc.

Thứ sáu, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.

Trong một nghiên cứu ở Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia, giáo sư Leslie Palmier (ĐHBath, Anh)xác định ba yếu tố chính tạo nên tham nhũng.


-Cơ hội (đặc biệt liên quan đến việc viên chức nắm giữ các vị trí “ngon ăn” hay kiểm soát các hoạt động hái ra tiền).

– Lương bổng. Khi lương của nhân viên quá thấp, họ dễ dàng dùng vị trí của mình để nhận hối lộ.

– Khả năng phát hiện và trừng phạt. Tham nhũng lan tràn ở Singapore trong thời thực dân là vì con người xem đây là hoạt động có rủi ro thấp, ít khả năng bị tù tội.






Singapore là một trong những nước thành viên của ASEAN có nền kinh tế phát triển nhất. Đây cũng là một quốc gia có bộ máy Nhà nước trong sạch, được thế giới coi là nước hiếm thấy có tham nhũng. Theo đúc kết của nước này, đó là do họ thực hiện giải pháp "4 không với tham nhũng" một cách thực sự hữu hiệu.


1/ Không dám tham nhũng
Theo chế tài của Chính phủ Singapore, một người được Nhà nước tuyển vào ngạch công chức, quan chức Chính phủ, thì hàng tháng buộc phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm. Lúc đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ tăng lương. Đối với quan chức cấp càng cao thì tỷ lệ phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng nhiều (có thể tới mấy chục phần trăm của lương hàng tháng). Số tiền đó do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hồ sơ công chức. Nhưng khi nghỉ hưu, số tiền ấy hoàn toàn thuộc về công chức đó.


Tuy nhiên, nếu bất kỳ quan chức, công chức nào phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chính buộc thôi việc ra khỏi ngạch công chức, thì toàn bộ số tiền kia sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức cấp càng cao thì số tiền bị trưng thu càng lớn, có khi lớn gấp nhiều lần số tiền tham nhũng. Vì lẽ đó mà hạn chế được tệ nạn tham nhũng.


2/ Không thể tham nhũng
Cũng theo quy định của Nhà nước Singapore, hàng năm viên chức, công chức, quan chức từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo một lần vào thời gian quy định. Việc làm này nhằm để báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về các tài sản của bản thân và của vợ (chồng), bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức quý, ô tô, nhà ở. Đối với số tài sản tăng lên so với năm trước thì phải giải trình rõ nguồn gốc hợp pháp. Với số tài sản tăng lên không giải trình rõ được nguồn gốc thì có thể bị coi là do tham nhũng mà có nên sẽ bị trưng thu. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định: Các công chức, viên chức, quan chức Chính phủ không được phép vay nợ một khoản tiền quá lớn, vượt quá tổng số tiền của 3 tháng lương.


Rõ ràng với quy định thứ hai này, khó ai có thể tham nhũng.


3/Không cần phải tham nhũng
Với chế độ tiền lương ở Singapore, Chính phủ nước này có quy định mức trả tiền lương đảm bảo cho công chức, viên chức, quan chức từ cấp cao như Thủ tướng tới người bình thường như người làm công việc bảo mẫu đều đủ sống theo mức sống chung của xã hội Singapore. Ngoài ra, còn có thể chu cấp cho gia đình, bảo đảm cho con học hành.


Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động ở đây khá lớn. Lương thấp nhất của người làm công việc bảo mẫu là hơn 400 đôla Singapore (1 SGD xấp xỉ 17.000 VND), lương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng từ 10.000 đến 20.000 SGD, lương của Thủ tướng là 40.000 SGD/tháng. Chính vì vậy nên không ai cần tham nhũng.


4/ Không được tham nhũng
Nhà nước Singapore có những quy định làm cho các quan chức, công chức khi muốn nhận một thứ tài sản, tiền hoặc hiện vật nào đó ngoài tiền lương, thì rất phiền toái. Các quan chức, công chức chỉ được nhận quà với trị giá 100 SGD trở xuống. Nếu trên mức đó thì người được tặng phải tìm cách từ chối, hoặc muốn nhận thì phải làm báo cáo xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép mới được nhận. Với giá trị phần quà vượt mức cho phép 100 SGD thì người nhận phải nộp công quỹ tính ra bằng tiền. Số tiền nộp lại này đưa vào tài khoản của "Quỹ nộp phạt" do nhận quà quá mức quy định. Còn nếu ai "dấm dúi" hối lộ và nhận hối lộ khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật hình sự - bất luận người đó giữ chức vụ gì.


Từ những điều luật được ban hành cụ thể, cách quản lý chặt chẽ và được thực hiện một cách nghiêm túc trong vấn đề phòng chống tham nhũng, Singapore đã loại được tệ nạn tham nhũng ra khỏi đất nước mình.



Vì sao tham nhũng "không có đất sống" ở Singapore?
Singapore được cơng nhận vì hệ thống luật không để lọt bất kỳ hành vi hối lộ và tham nhũng nào. Đây cũng là quốc gia châu Á duy nhất luôn duy trì trong top 10 nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.



Đáng chú ý nhất, vào năm 2016, Singapore vươn lên vị trí thứ 7 trong danh sách, đứng trước Hà Lan, Canada và Đức. Sự vượt trội của Singapore trên bảng chỉ số tham nhũng có thể nói là nhờ vào các quy định pháp luật chặt chẽ, như Luật Phòng chống Tham nhũng và cách thức hành pháp nghiêm ngặt của những cơ quan thi hành luật như Cục Điều tra các hành động tham nhũng (CPIB).

Tuy nhiên, theo Channel News Asia, thời gian qua ngày càng nhiều tin tức bất thường về các cá nhân đứng đầu nhận hối lộ để đổi lấy đặc ân. Hai tuần trước, một quan chức nhập cư đã bị buộc tội nhận hối lộ để cho phép một hoạt động xã hội được thông qua.

Hay chỉ mới tuần vừa rồi, một cựu nhân viên tuyển dụng cấp cao tại Tập đoàn Keppel Shipyard đã bị cáo buộc thực hiện gần 400 lần tham nhũng, nhận hối lộ để đối lấy việc giúp các công ty tăng cường lợi ích kinh doanh với tập đoàn.


Nhiều trường hợp tham nhũng ở Singapore được đưa ra ánh sáng thời gian gần đây.


Các trường hợp gần đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi tính chất của các vụ việc tham nhũng ngày càng liên quan đến các quan chức có vị trí cao trong các cơ quan chính phủ.

Năm 2013, người đứng đầu Lực lượng Quốc phòng Dân sự Singapore bị kết án vì trao đổi tình dục lấy các hợp đồng kinh doanh. Năm 2014, một cựu Phó giám đốc CPIB cũng bị phạt tù 10 năm vì chiếm đoạt 1,76 triệu đô la Singapore.

Mặc dù những vụ gần đây có vẻ kém nghiêm trọng hơn do số tiền không lớn và địa vị của các bị cáo thấp hơn, song điều đó cũng cho thấy khung quy định và luật pháp hiện tại của Singapore chưa thực sự phù hợp để phát hiện và chấm dứt tình trạng hối lộ cũng như tham nhũng.

Theo chuyên gia Madeline Ong, giáo sư nguồn nhân lực và ứng xử tổ chức tại ĐH Quản lý Singapore thuộc trường kinh tế Lee Kong Chian, phải thừa nhận rằng, không thể hiện thực hóa hy vọng tỷ lệ tham nhũng bằng không, vì vậy để đạt được thành công trong vấn đề này điều quan trọng là phải có các cuộc kiểm tra và cân bằng nghiêm ngặt để đối phó với tham nhũng, giảm các rủi ro tương ứng và xây dựng một văn hóa đạo đức mạnh mẽ.

Các công ty làm chưa đủ

Các nhà nghiên cứu về lối ứng xử phi đạo đức đã tìm ra rằng sự lan tỏa của nạn tham nhũng có thể là do mối liên hệ của các nhân tố cấp độ cá nhân, công ty và chính quyền.

Mặc dù Singapore có hệ thống luật pháp rộng, phát triển nhanh để xóa nạn tham nhũng, song một số công ty ở Singapore vẫn chưa thực hiện đầy đủ để đảm bảo một môi trường làm việc không tham nhũng và bản thân người dân Singapore cũng chưa làm đủ để vượt qua được sự cám dỗ tâm lý liên quan đến các hành vi phi đạo đức.

Các công ty có thể tác động tới sự tham nhũng thông qua môi trường làm việc mà họ tạo ra, từ đó hình thành nên hành động của các nhân viên. Ví dụ, Singtel được công nhận bởi chính sách không để lọt đối với bất kỳ hành vi gian lận và tham nhũng nào. Việc các nhân viên không tuân thủ quy tắc hành xử có thể dẫn tới việc bị kỷ luật nặng, bao gồm thôi việc hoặc đối mặt với nhiều cáo buộc khác.




Singtel là một mô hình công ty xây dựng được thương hiệu đạo đức tốt.
Singtel cũng có một đường dây nóng độc lập, do một bên thứ ba bên ngoài cung cấp và quản lý, cho phép các nhân viên báo cáo những vụ việc liên quan đến cách hành xử không phù hợp. Công ty cũng thực hiện các hoạt động giáo dục nhân viên, tổ chức chương trình huấn luyện nhận thức gian lận cho các nhân viên mới để giúp họ tiếp thu văn hóa đạo đức của công ty.

Các nỗ lực của Singtel có thể đã gặt hái được thành quả. Công ty này thường xuyên xuất hiện trên danh sách Những công ty đạo đức nhất thế giới của Viện Ethisphere có trụ sở tại Mỹ.

Đối lập, có những công ty khác ít dành sự quan tâm hoặc không chú ý tới các chính sách đạo đức hay bộ quy tắc hành xử như vậy. Nhân viên ở đây không bị phạt nếu thực hiện các hành vi phi đạo đức, đơn giản vì hành động của họ không bị coi là tham nhũng.

Thỉnh thoảng, nhân viên ở những công ty này còn được khen ngợi nếu hành động của họ mang lại lợi ích về thu nhập cho công ty, ví dụ như đảm bảo một hợp đồng kinh doanh hay đạt được doanh số bán hàng lớn.

Trên thế giới trong vài năm qua, cũng có hàng loạt vụ việc bị phanh phui, bao gồm bê bối gian lận của Wells Fargo, tạo ra hàng triệu tài khoản tiết kiệm cho các khách hàng mà không có sự chấp thuận của họ; hay bê bối của Volkswagen khi các nhà sản xuất chủ định lập trình cho động cơ diesel để kích hoạt hệ thống kiểm soát khí thải trong quá trình kiểm tra mức độ khí thải trong phòng thí nghiệm.

Lãnh đạo là tấm gương

Lãnh đạo của các tổ chức phải chịu trách nhiệm, không chỉ là đảm bảo rằng có các chính sách đạo đức và hành xử mà còn phải làm tấm gương ứng xử đạo đức cho nhân viên của mình noi theo.

Trong nghiên cứu mới của giáo sư Madeline Ong, nhân viên hy vọng các lãnh đạo có thái độ chuẩn mực trước những hành vi phi đạo đức, ngăn chặn các hoạt động đó xảy ra. Nếu trong một môi trường các cá nhân cấp cao liên quan đến những hành động không đúng mực thì các nhân viên cấp dưới cũng sẽ vi phạm tương tự, cho phép hành vi xấu bắt rễ và lan rộng trong tổ chức đó.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu là người rất rõ ràng về quan điểm lãnh đạo trong sạch, liêm khiết, không tham nhũng. Trong quá trình xây dựng nên chính phủ Singapore, ông Lý tuyên bố các lãnh đạo cần phải giữ gìn những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và những người có các hành vi phi đạo đức sẽ bị trừng phạt rất nặng. Điều này đã giúp tạo ra và duy trì một văn hóa nghiêm khắc đối với nạn tham nhũng trong chính phủ Singapore.

Ngày nay, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc các quan chức trong chính phủ Singapore luôn phải duy trì được sự liêm khiết ở mức độ cao nhất.

May mắn là, nạn tham nhũng ở Singapore không phải là một vấn đề có tính hệ thống mà nó chỉ giới hạn ở một số trường hợp đơn lẻ. Theo chuyên gia Madeline Ong, Singapore cần tiếp tục duy trì một thái độ cứng rắn đối với tệ tham nhũng ở cấp độ quốc gia, bên cạnh đó các công ty cần tập trung xây dựng một văn hóa đạo đức và các cá nhân cần cố gắng duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà họ tự đặt ra cho bản thân

 

goldenmonkey

Xe tăng
Biển số
OF-132237
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
1,129
Động cơ
380,660 Mã lực
Nửa tỷ đô Formosa "tặng" dân mình đâu rồi?
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,474
Động cơ
493,548 Mã lực
Chào bác QUANG1970.
Chào mừng bác trở lại OF, em thấy bác bị xì hơi lốp mấy lần. Bác đi cẩn thận, những thớt như này nhiều kẻ quăng chông lắm.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Nửa tỷ đô Formosa "tặng" dân mình đâu rồi?

Bẩm!

Tay em không thoc vào đồng nào ! [-X
Mắt em không nhìn thấy đồng nào! [-X
Tai em cũng nghe bảo là có! Và cũng nghe bảo là có "lùm xùm", thưa kiện lung tung khi "chia chác"! :((
Bào chính thống VN cũng đăng đầy trên đó mấy chuyện lùm xùm này, bác chịu khó đọc hộ em tí ! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Chào bác QUANG1970.
Chào mừng bác trở lại OF, em thấy bác bị xì hơi lốp mấy lần. Bác đi cẩn thận, những thớt như này nhiều kẻ quăng chông lắm.
Cám ơn bác đã qua tâm và nhắc nhở,
Nghe bác nói em lai nhớ bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của cụ Phan Chu Trinh:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.


Và em xin họa lại ntn:
Một khi vào nói ở ô-fơn (OF), :">
Xá gì những chuyện bé cỏn con. [-X
Đã sống, phải sống cho đáng sống, :-*
Nói thật, sợ chi mất hay còn. :))
Minh bach, thì chẳng còn ai hỏi, [-X
lập lờ, họa có lũ lon ton. >:)
Chẳng mong bì sánh, người đi trước, [-X
Thủy chung luôn giữ, tấm lòng son. :x
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,474
Động cơ
493,548 Mã lực
Cám ơn bác đã qua tâm và nhắc nhở,
Nghe bác nói em lai nhớ bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của cụ Phan Chu Trinh:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.


Và em xin họa lại ntn:
Một khi vào nói ở ô-fơn (OF), :">
Xá gì những chuyện bé cỏn con. [-X
Đã sống, phải sống cho đáng sống, :-*
Nói thật, sợ chi mất hay còn. :))
Minh bach, thì chẳng còn ai hỏi, [-X
lập lờ, họa có lũ lon ton. >:)
Chẳng mong bì sánh, người đi trước, [-X
Thủy chung luôn giữ, tấm lòng son. :x
Định mời rượu bác tuy nhiên sực nhớ kể từ khi mời bác lần trước em mới mời được đâu 1-2 bác khác. Muốn mời nữa cũng không được vậy thì mời bác công khai trên này. Ly này không làm tăng thêm mã lực nhưng cũng góp thêm tiếng nói ủng hộ bác
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Định mời rượu bác tuy nhiên sực nhớ kể từ khi mời bác lần trước em mới mời được đâu 1-2 bác khác. Muốn mời nữa cũng không được vậy thì mời bác công khai trên này. Ly này không làm tăng thêm mã lực nhưng cũng góp thêm tiếng nói ủng hộ bác
Bẩm bác,
Dù chẳng có rượu ở đây, :P
Tai nghe được những lời hay khôn bì! =((
Một ly thật chẳng đáng gì, [-X
Lời hay nhận được, rượu bì được sao? :-?
 

kiwi8

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-584012
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
173
Động cơ
137,550 Mã lực
Em cũng xin học bác Getzbac, kính mời bác 1 ly rượu công khai trên này. Cảm ơn bác mở mang kiến thức cho em. Em đã đọc hai còm trên, và đặc biệt tâm đắc với còm về Sáu bài học chống tham nhũng từng Singapore này của cụ.
Đúng là chỉ cần công khai và bắt buộc quan chức và người nhà khai báo tài sản thường niên thì làm sao có chuyện buôn chổi đót xây biệt thự ở Singapore?
Em xin phép được nghiền ngẫm tiếp những thông tin quý báu cụ chia sẻ.
6 bài học chống tham nhũng từ Singapore

Trong các bảng xếp hạng, Singapore vẫn thường nằm trong tốp các nước ít tham nhũng nhất thế giới. Để có vị trí này, Singapore đã trải qua một quá trình chuyển hóa không ít khó khăn.




Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển.

Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chưa thể làm gì với yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, chính phủ tập trung vào hai yếu tố tạo tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.

Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù, người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Văn phòng điều tra tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều tra “mọi tài khoản ngân hàng” của những ai bị nghi có hành vi phi pháp.

Một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp trong nước. Cả khi bị cáo qua đời, tòa án cũng có quyền ra lệnh trưng thu tài sản có được từ tham nhũng.

Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, ********* Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là “đi cùng thị trường”, thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.

Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo.

Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.

Thứ hai, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần thiết.

Thứ ba, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.

Thứ tư, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.

Thứ năm, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi qui định làm việc.

Thứ sáu, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.

Trong một nghiên cứu ở Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia, giáo sư Leslie Palmier (ĐHBath, Anh)xác định ba yếu tố chính tạo nên tham nhũng.


-Cơ hội (đặc biệt liên quan đến việc viên chức nắm giữ các vị trí “ngon ăn” hay kiểm soát các hoạt động hái ra tiền).

– Lương bổng. Khi lương của nhân viên quá thấp, họ dễ dàng dùng vị trí của mình để nhận hối lộ.

– Khả năng phát hiện và trừng phạt. Tham nhũng lan tràn ở Singapore trong thời thực dân là vì con người xem đây là hoạt động có rủi ro thấp, ít khả năng bị tù tội.






Singapore là một trong những nước thành viên của ASEAN có nền kinh tế phát triển nhất. Đây cũng là một quốc gia có bộ máy Nhà nước trong sạch, được thế giới coi là nước hiếm thấy có tham nhũng. Theo đúc kết của nước này, đó là do họ thực hiện giải pháp "4 không với tham nhũng" một cách thực sự hữu hiệu.


1/ Không dám tham nhũng
Theo chế tài của Chính phủ Singapore, một người được Nhà nước tuyển vào ngạch công chức, quan chức Chính phủ, thì hàng tháng buộc phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm. Lúc đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ tăng lương. Đối với quan chức cấp càng cao thì tỷ lệ phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng nhiều (có thể tới mấy chục phần trăm của lương hàng tháng). Số tiền đó do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hồ sơ công chức. Nhưng khi nghỉ hưu, số tiền ấy hoàn toàn thuộc về công chức đó.


Tuy nhiên, nếu bất kỳ quan chức, công chức nào phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chính buộc thôi việc ra khỏi ngạch công chức, thì toàn bộ số tiền kia sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức cấp càng cao thì số tiền bị trưng thu càng lớn, có khi lớn gấp nhiều lần số tiền tham nhũng. Vì lẽ đó mà hạn chế được tệ nạn tham nhũng.


2/ Không thể tham nhũng
Cũng theo quy định của Nhà nước Singapore, hàng năm viên chức, công chức, quan chức từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo một lần vào thời gian quy định. Việc làm này nhằm để báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về các tài sản của bản thân và của vợ (chồng), bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức quý, ô tô, nhà ở. Đối với số tài sản tăng lên so với năm trước thì phải giải trình rõ nguồn gốc hợp pháp. Với số tài sản tăng lên không giải trình rõ được nguồn gốc thì có thể bị coi là do tham nhũng mà có nên sẽ bị trưng thu. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định: Các công chức, viên chức, quan chức Chính phủ không được phép vay nợ một khoản tiền quá lớn, vượt quá tổng số tiền của 3 tháng lương.


Rõ ràng với quy định thứ hai này, khó ai có thể tham nhũng.


3/Không cần phải tham nhũng
Với chế độ tiền lương ở Singapore, Chính phủ nước này có quy định mức trả tiền lương đảm bảo cho công chức, viên chức, quan chức từ cấp cao như ********* tới người bình thường như người làm công việc bảo mẫu đều đủ sống theo mức sống chung của xã hội Singapore. Ngoài ra, còn có thể chu cấp cho gia đình, bảo đảm cho con học hành.


Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động ở đây khá lớn. Lương thấp nhất của người làm công việc bảo mẫu là hơn 400 đôla Singapore (1 SGD xấp xỉ 17.000 VND), lương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng từ 10.000 đến 20.000 SGD, lương của ********* là 40.000 SGD/tháng. Chính vì vậy nên không ai cần tham nhũng.


4/ Không được tham nhũng
Nhà nước Singapore có những quy định làm cho các quan chức, công chức khi muốn nhận một thứ tài sản, tiền hoặc hiện vật nào đó ngoài tiền lương, thì rất phiền toái. Các quan chức, công chức chỉ được nhận quà với trị giá 100 SGD trở xuống. Nếu trên mức đó thì người được tặng phải tìm cách từ chối, hoặc muốn nhận thì phải làm báo cáo xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép mới được nhận. Với giá trị phần quà vượt mức cho phép 100 SGD thì người nhận phải nộp công quỹ tính ra bằng tiền. Số tiền nộp lại này đưa vào tài khoản của "Quỹ nộp phạt" do nhận quà quá mức quy định. Còn nếu ai "dấm dúi" hối lộ và nhận hối lộ khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật hình sự - bất luận người đó giữ chức vụ gì.


Từ những điều luật được ban hành cụ thể, cách quản lý chặt chẽ và được thực hiện một cách nghiêm túc trong vấn đề phòng chống tham nhũng, Singapore đã loại được tệ nạn tham nhũng ra khỏi đất nước mình.



Vì sao tham nhũng "không có đất sống" ở Singapore?
Singapore được cơng nhận vì hệ thống luật không để lọt bất kỳ hành vi hối lộ và tham nhũng nào. Đây cũng là quốc gia châu Á duy nhất luôn duy trì trong top 10 nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.



Đáng chú ý nhất, vào năm 2016, Singapore vươn lên vị trí thứ 7 trong danh sách, đứng trước Hà Lan, Canada và Đức. Sự vượt trội của Singapore trên bảng chỉ số tham nhũng có thể nói là nhờ vào các quy định pháp luật chặt chẽ, như Luật Phòng chống Tham nhũng và cách thức hành pháp nghiêm ngặt của những cơ quan thi hành luật như Cục Điều tra các hành động tham nhũng (CPIB).

Tuy nhiên, theo Channel News Asia, thời gian qua ngày càng nhiều tin tức bất thường về các cá nhân đứng đầu nhận hối lộ để đổi lấy đặc ân. Hai tuần trước, một quan chức nhập cư đã bị buộc tội nhận hối lộ để cho phép một hoạt động xã hội được thông qua.

Hay chỉ mới tuần vừa rồi, một cựu nhân viên tuyển dụng cấp cao tại Tập đoàn Keppel Shipyard đã bị cáo buộc thực hiện gần 400 lần tham nhũng, nhận hối lộ để đối lấy việc giúp các công ty tăng cường lợi ích kinh doanh với tập đoàn.


Nhiều trường hợp tham nhũng ở Singapore được đưa ra ánh sáng thời gian gần đây.


Các trường hợp gần đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi tính chất của các vụ việc tham nhũng ngày càng liên quan đến các quan chức có vị trí cao trong các cơ quan chính phủ.

Năm 2013, người đứng đầu Lực lượng Quốc phòng Dân sự Singapore bị kết án vì trao đổi tình dục lấy các hợp đồng kinh doanh. Năm 2014, một cựu Phó giám đốc CPIB cũng bị phạt tù 10 năm vì chiếm đoạt 1,76 triệu đô la Singapore.

Mặc dù những vụ gần đây có vẻ kém nghiêm trọng hơn do số tiền không lớn và địa vị của các bị cáo thấp hơn, song điều đó cũng cho thấy khung quy định và luật pháp hiện tại của Singapore chưa thực sự phù hợp để phát hiện và chấm dứt tình trạng hối lộ cũng như tham nhũng.

Theo chuyên gia Madeline Ong, giáo sư nguồn nhân lực và ứng xử tổ chức tại ĐH Quản lý Singapore thuộc trường kinh tế Lee Kong Chian, phải thừa nhận rằng, không thể hiện thực hóa hy vọng tỷ lệ tham nhũng bằng không, vì vậy để đạt được thành công trong vấn đề này điều quan trọng là phải có các cuộc kiểm tra và cân bằng nghiêm ngặt để đối phó với tham nhũng, giảm các rủi ro tương ứng và xây dựng một văn hóa đạo đức mạnh mẽ.

Các công ty làm chưa đủ

Các nhà nghiên cứu về lối ứng xử phi đạo đức đã tìm ra rằng sự lan tỏa của nạn tham nhũng có thể là do mối liên hệ của các nhân tố cấp độ cá nhân, công ty và chính quyền.

Mặc dù Singapore có hệ thống luật pháp rộng, phát triển nhanh để xóa nạn tham nhũng, song một số công ty ở Singapore vẫn chưa thực hiện đầy đủ để đảm bảo một môi trường làm việc không tham nhũng và bản thân người dân Singapore cũng chưa làm đủ để vượt qua được sự cám dỗ tâm lý liên quan đến các hành vi phi đạo đức.

Các công ty có thể tác động tới sự tham nhũng thông qua môi trường làm việc mà họ tạo ra, từ đó hình thành nên hành động của các nhân viên. Ví dụ, Singtel được công nhận bởi chính sách không để lọt đối với bất kỳ hành vi gian lận và tham nhũng nào. Việc các nhân viên không tuân thủ quy tắc hành xử có thể dẫn tới việc bị kỷ luật nặng, bao gồm thôi việc hoặc đối mặt với nhiều cáo buộc khác.




Singtel là một mô hình công ty xây dựng được thương hiệu đạo đức tốt.
Singtel cũng có một đường dây nóng độc lập, do một bên thứ ba bên ngoài cung cấp và quản lý, cho phép các nhân viên báo cáo những vụ việc liên quan đến cách hành xử không phù hợp. Công ty cũng thực hiện các hoạt động giáo dục nhân viên, tổ chức chương trình huấn luyện nhận thức gian lận cho các nhân viên mới để giúp họ tiếp thu văn hóa đạo đức của công ty.

Các nỗ lực của Singtel có thể đã gặt hái được thành quả. Công ty này thường xuyên xuất hiện trên danh sách Những công ty đạo đức nhất thế giới của Viện Ethisphere có trụ sở tại Mỹ.

Đối lập, có những công ty khác ít dành sự quan tâm hoặc không chú ý tới các chính sách đạo đức hay bộ quy tắc hành xử như vậy. Nhân viên ở đây không bị phạt nếu thực hiện các hành vi phi đạo đức, đơn giản vì hành động của họ không bị coi là tham nhũng.

Thỉnh thoảng, nhân viên ở những công ty này còn được khen ngợi nếu hành động của họ mang lại lợi ích về thu nhập cho công ty, ví dụ như đảm bảo một hợp đồng kinh doanh hay đạt được doanh số bán hàng lớn.

Trên thế giới trong vài năm qua, cũng có hàng loạt vụ việc bị phanh phui, bao gồm bê bối gian lận của Wells Fargo, tạo ra hàng triệu tài khoản tiết kiệm cho các khách hàng mà không có sự chấp thuận của họ; hay bê bối của Volkswagen khi các nhà sản xuất chủ định lập trình cho động cơ diesel để kích hoạt hệ thống kiểm soát khí thải trong quá trình kiểm tra mức độ khí thải trong phòng thí nghiệm.

Lãnh đạo là tấm gương

Lãnh đạo của các tổ chức phải chịu trách nhiệm, không chỉ là đảm bảo rằng có các chính sách đạo đức và hành xử mà còn phải làm tấm gương ứng xử đạo đức cho nhân viên của mình noi theo.

Trong nghiên cứu mới của giáo sư Madeline Ong, nhân viên hy vọng các lãnh đạo có thái độ chuẩn mực trước những hành vi phi đạo đức, ngăn chặn các hoạt động đó xảy ra. Nếu trong một môi trường các cá nhân cấp cao liên quan đến những hành động không đúng mực thì các nhân viên cấp dưới cũng sẽ vi phạm tương tự, cho phép hành vi xấu bắt rễ và lan rộng trong tổ chức đó.

********* đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu là người rất rõ ràng về quan điểm lãnh đạo trong sạch, liêm khiết, không tham nhũng. Trong quá trình xây dựng nên chính phủ Singapore, ông Lý tuyên bố các lãnh đạo cần phải giữ gìn những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và những người có các hành vi phi đạo đức sẽ bị trừng phạt rất nặng. Điều này đã giúp tạo ra và duy trì một văn hóa nghiêm khắc đối với nạn tham nhũng trong chính phủ Singapore.

Ngày nay, ********* Lý Hiển Long cũng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc các quan chức trong chính phủ Singapore luôn phải duy trì được sự liêm khiết ở mức độ cao nhất.

May mắn là, nạn tham nhũng ở Singapore không phải là một vấn đề có tính hệ thống mà nó chỉ giới hạn ở một số trường hợp đơn lẻ. Theo chuyên gia Madeline Ong, Singapore cần tiếp tục duy trì một thái độ cứng rắn đối với tệ tham nhũng ở cấp độ quốc gia, bên cạnh đó các công ty cần tập trung xây dựng một văn hóa đạo đức và các cá nhân cần cố gắng duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà họ tự đặt ra cho bản thân
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,925
Động cơ
316,666 Mã lực
Em cũng xin học bác Getzbac, kính mời bác 1 ly rượu công khai trên này. Cảm ơn bác mở mang kiến thức cho em. Em đã đọc hai còm trên, và đặc biệt tâm đắc với còm về Sáu bài học chống tham nhũng từng Singapore này của cụ.
Đúng là chỉ cần công khai và bắt buộc quan chức và người nhà khai báo tài sản thường niên thì làm sao có chuyện buôn chổi đót xây biệt thự ở Singapore?
Em xin phép được nghiền ngẫm tiếp những thông tin quý báu cụ chia sẻ.

Vâng cám ơn bác đã hồi đáp, và:

"Được lời như cởi tấm lòng, :-*
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay"
:x

Không kim, cũng chẳng khăn tay, [-X :((
Thôi thì đành lấy lời hay tặng người :P
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Bài này mà cũng có người tung hê??? Đây thực ra là một vụ việc làm Singapore bị bêu riếu trên trường quốc tế. Elon Musk đã liên hệ với Lý Hiển Long, và ông này đã phải hứa điều tra lại vụ việc (Channel NewsAsia). Không thông tin tiếp theo nào được tăng tải, có lẽ, tự do báo chí ở Sing đúng là tệ như người ta nói.

Em thạo ngoại ngữ nên copy cái này về giùm các bác để vỡ ra nhé:

Here’s a quick and dirty summary if you’ve still not heard about Joe Nguyen and his Tesla Model S.
  1. Guy buys one of the most popular electric car models in the world in 2014.
  2. He ships electric car from Hong Kong (where he bought it) to Singapore (where he lives).
  3. Electric car gets stuck for weeks and months while LTA demands for paperwork. Some of which neither car owner nor car manufacturer can provide because they are related to PETROL CARS.
  4. LTA then refers car owner to the Energy Market Authority, which has led an Electric Vehicle taskforce for several years. What pertinent question does the taskforce leader ask? How the car owner charges his car. The answer? A three-pin plug. This mind-blowing answer was apparently followed by weeks of radio silence.
  5. Car owner is then contacted by LTA again, and asked to send his car to VICOM to be tested. As it wasn’t licensed, he couldn’t drive it there, and so he had to get a truck to bring it for inspections. A perfectly. Good. Car.
  6. VICOM reveals they have no idea what to do with an electric car. Because they’ve never tested a used electric car before. It was not confirmed if VICOM received any prize for being the first organisation to honestly admit they had no idea what they were doing.
  7. LTA and VICOM eventually came up with some awkward test for the car, which then took weeks to execute because, surprise surprise, they didn’t know how to charge the car properly.
  8. Electric car is finally licensed to drive on Singapore roads. YAY.
  9. Electric car can only be charged in owner’s home and is not allowed to be charged publicly. OOOOKAY…
  10. Electric car is fined $15,000 because according the awkward test by VICOM, its usage emits carbon dioxide on the same level as champion petrol guzzlers like the Land Rover Freelander and the Maserati Ghibli.
Got all that? No. Let me summarise it in one line: According to LTA’s testing, the most popular electric car in the world is actually no better than a massive petrol monster.

Bài trên do một người Singapore viết.

Singapore là nơi duy nhất trên thế giới oánh thuế phát thải các bon lên EVs.

Chi tiết: bắt ông Joe Nguyen này chỉ được nạp điện cho xe ở nhà, chỉ có thể là do cơ quan chính quyền ấu trĩ, chưa biết, tức là dốt ấy. Nạp điện ở nhà hay nạp điện ở công viên thì cũng thải ra CO2 ở nhà máy điện chứ có thải ra ở nơi nạp điện đâu.

Ông Joe Nguyen này cũng kêu là ông ta phải trả thuế phát thải 2 lần là không đúng. Ông ta đã trả một lần khi mua điện là đủ roài.


xxx nói:
^:)^ Cảm ơn cụ. Mong cụ chia sẻ thêm về Singapore cơ chế bầu cử và các biện pháp chống tham nhũng. Em vừa đọc được bài này về Singapore : xe ôtô điện bị phạt do không thân thiện với môi trường.

Tháng 3/2016, một người Singapore tên Joe Nguyen đã mua xe điện Tesla Model S3 tại Hồng Kông và nhập khẩu về. Những tưởng sẽ được hưởng trợ giá từ chính phủ, anh ta bất ngờ khi chiếc xe bị cho là “không thân thiện với môi trường” sau khi trải qua kiểm nghiệm về khí thải của Singapore đối với xe cơ giới. Do đó, Joe dự tính sẽ bị phạt 15.000 đô la Singapore (khoảng 11.000 đô la Mỹ).

Nguyên nhân là chiếc xe này tiêu hao quá nhiều điện trong quá trình sử dụng. Theo quy định của Singapore, mỗi Wh điện tiêu thụ có hệ số khí thải tiêu chuẩn là 0.5g CO2. Mặc dù xe điện không thải ra khí CO2, nhưng theo kiểm tra của Cơ quan quản lý vận tải đường bộ (LTA), lượng tiêu thụ điện của chiếc xe này quá cao, tính ra lượng khí CO2 thải ra gián tiếp là 222 g/km, vượt mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.


Câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ, nhưng nó đặt ra câu hỏi: Liệu xe điện có thật sự thân thiện với môi trường?

Trong quá trình hoạt động, lượng CO2 mà xe ôtô điện thải ra bằng 0, các chất có hại thải ra cũng bằng 0. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn trong vòng đời của nó vẫn ảnh hưởng tới môi trường, thậm chí khá gay gắt. Có 2 lo ngại chính:

  • Xe điện, và đặc biệt là pin điện, được chế tạo như thế nào
  • Điện mà nó tiêu thụ được sản xuất ra sao
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top