Đúng là "nghe hơi nồi chõ" Phóng viên này chỉ nghe qua miệng ai đó kể lại rồi xào nấu ra một bài viết kèm dăm ba tấm hình, làm người đoc tin sái cổ!?
Chỉ đọc câu cuối cùng thôi "Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên." là chỉ muốn chửi!
Trong thực tế cái siêu thị này, lúc ra đời, ban đầu, ở ngoài cổng lớn tương lên một bảng chữ to tướng là "Tổng cục tiếp tế" chứ làm quái gì có chữ "Siêu thị" trên bảng hiệu chính???
Căn nguyên mà nó có là do hồi đó chính quyền chế độ cũ, với chiêu bài hỗ trợ người dân trong thời buổi "Kiệm ước" nói cụ thể hơn là sau khi Mỹ giảm viện trợ, thì kinh tế VNCH lao đao, một số hàng hóa nhu yếu phẩm tăng giá (gạo, mắm muối, đường sữa,....) đều có vấn đề khiến lương công chức (bây giờ kêu là cán bộ CNV) không đủ sống. Ai cũng biết thời đó, nên kinh tế VNCH do "ba Tầu" nắm giữ. Một bộ phận (ban ngành) của bộ kinh tế thời bấy giờ là Tổng cục tiếp tế đã phát sinh ra cái siêu thị này, với mục đích là hỗ trợ cho người dân mà không phải dân thường mà là cán bộ công nhân viên thời đó (công chức) được tiếp cận hàng hóa với giá tốt hơn.
Nên câu nói "với người người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên" là một câu nói hết sức bố láo! Vì muốn đi (vào) siêu thị thời đó phải có thẻ hay đi kèm với người có thẻ!
Dĩ nhiên là có kiểm tra thẻ nhưng việc có vấn đề (chuyện cho người khác mượn thẻ, lờ đi không kiểm tra,......) không phải là không có nhưng không phải ai (người Sài Gòn nào) cùng dễ dàng vào đó mà nói như hát!
FYI, về thịt heo: toàn bộ thịt heo trong đó, ban đầu chỉ là thịt đông lạnh (đông đá) và không có thực tươi, cắt cục (tảng) bằng cưa điện, mãi sau này khi kết nối với VISSAN thì mới bắt đầu xuất hiện thịt vẫn mát (chill) nhưng người dân vẫn không thích mua ở đây, lý do là không có bán lẻ (100, 150 gr,.......) như ngoài chợ và chỉ có thịt đông đá hay chill (mát 5o C) Người mua không bao giờ có cảm giác sờ miếng thịt nóng mà chỉ là thịt mát. Điều này dẫn tới hệ quả là khi bình thường, thịt heo thì chỉ đáp ứng ứng cho một số ít những gia đình nghèo (Công chức đông con) , muốn mua đồ giá rẻ..................
In addition, cũng phải nói thêm là với thịt đông lạnh thì đây là thịt heo nhập từ Mỹ về từng mảnh nửa con (carcasse - Heo bên (đây là từ chuyên môn)) và theo thông tin từ người nhà em làm trong đó nói, thì có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!
Về gạo, chỉ bán "gạo Mỹ" chính xác là gạo Thái Lan là loại gạo thời đó, với người Việt Nam người ta rất ghét vì hạt gạo nấu thành cơm sẽ rất khô và có mùi bột mì sống! Sau này lại có thêm loại gạo tròn chất lượng khá hơn do nó có độ dẻo và không có cái mùi "bột mì" này.
Thời đó người ta vẫn có dùng từ Gạo Mỹ hạt tròn và Gạo Mỹ hạt dài cả đều cũng không được người dân thích vì hương vị không phù hợp với tập quán ăn uống của người Việt Nam thời đó.
Về rau củ quả, đa phần là rau củ nhập từ Đà Lạt và từ Mỹ (Cam, táo,...) mà rau củ Đà Lạt này cũng không phải là loại tươi ngon vì những thứ tươi ngon thượng hạng đã ra chợ Sài Gòn và các "chợ nhà giầu" trung tâm khác (Tân Định, ĐaKao, Xã Tây,.....) riêng khoai tây thì ở đây ban dầu chỉ bán khoai tây của Mỹ là loại khoai Gold Bell. Loại khoai này, ăn nó rất bùi, bột tơi bở, khi chiên ăn cực ngon với người sành ăn hay làm món Beefsteak thì khỏi chê nhưng lúc ấy VN có mấy nhà ăn món này mà khoai tây với người Việt Nam lúc đó chỉ dùng cho hầm nấu (súp xương heo, "ragu" bò, hay Cari) và họ chỉ thích khoai tây Đà Lạt loại khoai tây ăn không bột mà dẻo sáp hầm nấu không nát bở, là loại người ta thường dùng (appreciate) do tập quán tiêu dùng thời đó.
Về dầu ăn thì chi có bán dầu đậu nành của Mỹ thùng hộp chữ nhật hơn 3 lít nhưng người VN lúc đó rất ghét vỉ họ chỉ quen và thích ăn đồ chiên xào từ mỡ heo!
Trong siêu thị cùng có bán máy móc xe cộ (Radio (Đài), tivi, xe gắn máy,.... ) máy móc cũng không được người dân ưa chuộng vì giá tuy có rẻ nhưng họ có thể mua đổ chợ trời (hàng Mỹ) trốn thuế rẻ hơn. Xe thì OK vi do phải đăng ký nên không mua "lung tung" được và xe gắn máy Honda cũng vậy dẫn tới rất nhiều người mua và đem ra ngoài bán lại để kiếm chênh lệch khi có hàng về giá tốt, ....................
Nói chung siêu thị thời đó chỉ là một hình thức để chính phủ "làm mầu" ra vẻ quan tâm tới đời sống của người dân, mà chính xác là những cán bộ công nhân viên công chức thời đó. Riêng người Mỹ (cũng là một loại "công chức" vì vô hinh trung cũng phục vụ ch bộ máy chế độ cũ) thì họ không đi siêu thị này mà đi siêu thị Mỹ, trong những căn cứ quân sự, nó có sẵn siêu thị hoành tráng mà người ta thường gọi là PX, với gía bán rất rẻ, và hàng hóa ở đó mới gọi là phong phú (máy giặt, nồi cơm điện, lò nướng bánh, máy đánh trứng, bàn ủi (là), máy (lò) nướng bánh mì Sandwich, ..........) là những thứ được coi là xa xỉ thời bấy giờ !
Vài dòng chia sẽ thông tin chinh xác về môt nơi mà em đã từng vào ra trước 1975 thường xuyên, vì gần nhà và nhiều lý do khác, để các bác hiểu thêm về cái Siêu thị Nguyễn Du này.
Cũng phải nói rõ Siêu thị Nguyễn Du là Siêu thị đầu tiên cho người VN ở VN, còn trước nó, VN đã có siêu thị (PX) nhưng chỉ cho người Mỹ hay thân nhân Mỹ vào!