[Funland] Siêu thị đầu tiên ở VN

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,696
Động cơ
1,047,925 Mã lực
LUX là loại xà phòng thơm có nguồn gốc nhập lậu từ Thái Lan (những năm trước 90) và mùi thơm của LUX rất hắc do nền tảng hương của nó là Xạ Hương, có mùi thơm nhưng ngai ngái nồng nàn pha NH3 (nước tiểu) trong khi CAMAY thì mùi thơm thoáng nhẹ nhưng vẫn nồng nàn và dễ chịu.
Trong thực tế , \lúc thời buổi khó khăn, xà bông CAMAY ai có, đôi khi chỉ được dùng để gội đầu vì hương thơm còn lưu lại khá lâu, đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ viết để lại mùi thơm của người con gái mình yêu khi dùng loại xà bông thơm CAMAY này. :x

Còn cái bác hỏi, đơn giản là vì thời đó, một có những cách để "làm đẹp" hay nói chính xác là "tôn cái vẻ quyến rũ" của vùng kín của chị em, là tắm hay rửa "chỗ ấy" bằng xà bông thơm, hầu cho nếu nó ai mà "tiếp cận' thì cũng không gây mùi khó chịu cho người tiếp cận nó. :))
Chính vì cái hương thơm xạ hương của LUX mà nhiều người tiếp cận sẽ dội ngược vì tưởng rằng chưa tắm hay tắm rồi mà vẫn còn ................... hôi! :((
Trong khi CAMAY thì ngược lại, nó cho người ta (khi "ngửi") cái cảm giác dễ chịu và quyến rũ. :P

BTW, Tuy nhiên trong thực tế, việc vệ sinh âm hộ phụ nữ bằng xà bông là phản khoa học! Vì nó tiêu diệt vi trùng giết chết một số loại vi khuẩn có ích.
Do đó mà mới xuất hiện ........................... Dạ Lan. :P


View attachment 7462277
Dạ lan mà dùng hằng ngày,
An toàn, hiệu quả, mũi, chày đều ưa! :P
Vệ sinh vùng kín khác xưa,
Xà bông thơm cũng khéo thừa rồi đây! :((
Chắc phải thêm "tước".... chiên da nữa cho bác!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Sau 1975 thì mọi cái xấu xa,tàn dư tbcn như này đã được cải tạo triệt để đo anh thợ hoạn lợn tiến hành.
Nhớ năm 1984,lần đầu em đặt chân lên mảnh đất Sài Thành,nhiều cái nó dập vào mắt,xoáy vào tai,em giật mình ngã ngửa các cụ ạ!
1984 là lúc Sài Gòn đã “cạn nước khô bùn”:((

nếu bác vào trước đó khoảng 6, 7 năm, tầm 1976, 1977, thì em e bác sẽ té xỉu hoặc hộc máu ra mà chết vì mình đã bị ……. :P=))
 

Old blade

Xe buýt
Biển số
OF-722679
Ngày cấp bằng
29/3/20
Số km
791
Động cơ
85,073 Mã lực
Hình này là thuê mẫu về chụp để qc thì chả đẹp hả cụ. Có # j các siêu thị giờ cũng toàn thuê hotgirl, rau hậu đi chụp hình mua sắm đâu.
Ảnh này là chụp nghệ sĩ Kiều Chinh đi siêu thị mà cụ
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,361 Mã lực
Đây là nhân viên của Tổng cục Tiếp tế (TCTT) bác ạ! riêng cô khách hàng đứng ngoài là "công chức" tranh thủ đi chợ thôi! :D
Đấy là chửa nói chụp hình quảng cáo cho TCTT mà không đẹp thì ............................. :P
Chèng đéc ơi, hèn chi...
Cảm ơn cụ về những thông tin chân thật. Đã mời rượu cụ
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,361 Mã lực
Xin nợ cụ ly Vodka cho sự bổ sung ~ kiến thức về xe máy Honda & Suzuki.
Honda từ thời điểm xuất hiện ở MN VN & hiện nay đã chứng minh tính ưu việt của nó: Ít hỏng hóc, dễ bảo trì & sửa chữa, kiểu dáng làm hài lòng người dùng. Vespa Sprint thì lúc ấy dường như chỉ dành cho giới xì thẩu vì quá đắt...thì dòng xe Suzuki gồm cả 2 phiên bản dành cho nam & nữ bất ngờ "lên ngôi" ở SG.
Lý do: Từ sau 75, tình hình xăng dầu trở nên khó khăn do các Cty Shell, Caltex....đã cắt hoàn toàn cung cấp nên nguồn nhiên liệu chỉ còn trông chờ vào dự trữ từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè,
Mỗi CBCNV có xe gắn máy chỉ đc phiếu mua xăng 4 lít/tháng. (tương đương full bình xe Future bi giờ), thế thì chạy đc mấy bữa? Lúc này, Suzuki mới chứng minh đc công dụng vô đối của nó.
Vốn là xe chạy nhiên liệu 2 thì, người dân có 4 lít xăng/tháng, mua thêm dầu gasoline (dầu này thì mua khá thoải mái, ko giới hạn số lượng) rồi pha theo tỉ lệ 1 xăng/3 dầu. Rồi còn phải thủ thêm 1 cái bình nhỏ có vòi đựng xăng nguyên chất để bơm mồi khi đạp khởi động.:D
Ông già mình cứ túc tắc dùng như thế cho đến cuối năm 1976, khi nguồn xăng đc nhập về ổn định & cái phiếu xăng kia đã hoàn thành xong sứ mệnh LS của nó.
Em xin phép hỏi chút là ông cụ nhà cụ lúc đó là CBCNV là cụ công tác từ trước 75 hay sao ạ? Đã mời rượu cụ.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Cái mũ rộng vành mà 2 cụ nói thì nó lại rộng hẳn như này cơ:

melania-trump-3-1539228504.jpg


Nhưng đứng ngay phía trước rõ ràng là 1 anh lính VNCH

bat-mi-nhung-dieu-thu-vi-ve-sieu-thi-dau-tien-tai-viet-nam-Hinh-6.jpg


Thì em tin đây là siêu thị Sài Gòn trước bảy nhăm
Lạ thế chứ
Mũ của cô diễn viên điện ảnh kia là loại bọc vải trắng, cốt mũ là loại gỗ/giấy bồi mỏng hay xịn thì là lớp li e mỏng... loại này có từ thời thực dân Pháp, dân cả 2 miền Nam và Bắc đều có
Còn trong tấm hình siêu thị mũ không có gì lạ cả, đây là loại mũ kiểu ngày trước 75 có ở MN, được dập ép bằng nhựa, thường màu trắng đục, sau này vẫn thấy dân chạy xe ba gác máy dùng.... Sau 75 loại mũ này có ra ngoài bắc nhiều đấy, còn có vài lò nhựa HN cũng làm theo mẫu mũ nhựa trắng này.
Các cụ Quang1970 và Dadieuchienxu không nhớ ra loại mũ này à?
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Carcasse tiếng Việt là thịt móc hàm, họ lấy tỷ lệ thịt móc hàm/cân hơi để đánh giá khả năng cho thịt của từng giống vật nuôi.
Thịt móc hàm (cái từ này bắt nguồn từ cách sau khi thịt học móc treo thân thịt lên, cái móc cắm vào hàm, nhưng tụi mũi lõ lại treo ngược lại đấy) là toàn bộ thân thịt sau khi đã bỏ sạch lòng. Còn sau đó bị cắt ra họ gọi là thịt xẻ. Như bác mô tả là họ đã xẻ đôi cái carcasse. Xẻ kỹ hơn (lọc) sẽ thành các thành phần như thịt vai, thịt mông, thịt bụng,...!
Tụi mũi lõ không "ăn sống, nuốt tươi" như người mình, tức là thịt xong, lúc thân thịt còn nóng phải chế biến luôn. Với chúng. thịt xong, phải treo trong mát (nhiệt độ xung quanh 10oC) tối thiểu 24 tiếng, thậm chí 48 tiếng để quá trình sinh hóa trong thân thịt được hoàn tất. Quá trình đó họ gọi là lại thịt, vì sau khi chết thân thịt thịt sẽ cứng lại, chỉ sau khi quá trình lại thịt được hoàn tất mới mềm ra. Sau đó họ mới xẻ để bán tươi thành thịt mát, hay cấp đông thành thịt đông lạnh.
Mấy cái quảng cáo hiện nay về các cách giết mổ theo quy trình của mũi lõ cũng đang lờ đi cái giai đoạn treo mát này, vì rất tốn diện tích kho mát và tiền năng lượng giữ mát!

Cái từ thịt móc hàm là từ có sau này, và có lẽ là từ của miền bắc!

Còn với văn hóa giết mổ heo, có từ trước 1975 và tồn tại tại miền Nam cho đến nay, mà cụ thể là tại Công ty Việt Nam ký nghệ Súc sản (VISSAN) thì từ được dịch và hiểu nghĩa, trong mọi văn bản cũng như thông phiên dich, khi làm việc với bao nhiêu quốc gia, hàng chục ngàn đoàn khách kinh doanh thực phẩm, trên khắp thế giới là "heo bên" (hàm nghĩa chí có nửa bên con heo - 1/2 con heo)

In addtion, cái quy trình sử lý thực phẩm động vật như bác nói, là quy trình bắt buộc ở những nước phát triển, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, vì sau khi giết mổ, theo phân tích cua y học, khi bị giết mổ, con vật sẽ hoảng loạn và tiết (sản sinh ra nhiều chất độc) có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó quy trình làm mát (CHILLING Procedure) khiến cho những chất độc này bị tiêu hủy (giải phóng) ngoài ra sẽ có quá trình lên men khiến cho miếng thịt mềm mại, hệ tiêu hóa của người ăn nó dễ hấp thu hơn. =D>

Ngay như ở tại Mỹ nếu bác đi săn được một con hưu hay con nai, cũng không được phép giết mổ mà phải vào nhà (lò) giết mổ (Slaughtering House) giao cho họ, xử lý và sau 24 tiếng đồng hồ sẽ tới lấy. Khi đó, họ đã làm sẵn pha lóc sẵn theo từng thùng cho bác và phí rất rẻ! :">


BTW, Tuy nhiên cái quy trình này gặp phải một vấn nạn trong "kĩ nghệ" hay nó nôm na là ngành làm Giò chả tại Việt Nam. Bởi vì khi làm giò chả, thì bắt buộc phải dùng "thịt nóng". Nóng tới mức, thậm chí ngay sau khi giết (Cắt cổ xong) heo, chưa làm lông, người ta phải pha luôn thịt (cắt lấy ra) để giã giò chả thì mới có thể có được miếng giò lụa thơm giòn!
Do đó rất nhiều nhà làm giò chả thì cũng kiêm luôn nghề bán thịt .................. heo. :))

Ngày nay, Vấn nạn này cũng dần dần được giải quyết: Người ta vẫn có thể làm giò chả bằng thịt mát nhưng thêm phụ gia để giai quyết chuyện "giai giòn" :)) nhưng nói gì thì nói miếng chả lụa hay chả quế mà làm ra được từ cục thịt heo nóng, khi ăn luôn có hương vị và độ giòn ngon không một loại thịt mát nào sánh bằng!!!!!!!!!!!!!!!!! [-X

Bản thân em bây giờ, mỗi khi muốn ăn giò lụa hay chả quế vừa miệng (theo kiểu "cơm tám giò chả") thì khắp cái đất Việt Nam kể cả giữa thủ đô Hà Nội (trừ khi về quê được ăn giò giã làm tại chỗ thì còn khả dĩ) cũng chưa có một miếng giò, hay chả nào mà em có thể vừa mồm! về mùi vị và độ dòn deo dai tự nhiên. [-X
FYI, Hiện nay ở Sài Gòn, khi muốn ăn chỉ có một địa chỉ nhất duy nhất ở chợ Ông Tạ là vừa ý em mà thôi, giá bán tuy không đắt nhưng mất công đi mua hay giao hàng khá nhiêu khê. Thôi thì muốn sướng cái mồm thì phải cực cái thân vậy! :D
 

tuan1979

Xe tăng
Biển số
OF-112872
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,341
Động cơ
389,762 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
luyenchudep.net.vn
Đúng là "nghe hơi nồi chõ" Phóng viên này chỉ nghe qua miệng ai đó kể lại rồi xào nấu ra một bài viết kèm dăm ba tấm hình, làm người đoc tin sái cổ!?

Chỉ đọc câu cuối cùng thôi "Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên." là chỉ muốn chửi!


Trong thực tế cái siêu thị này, lúc ra đời, ban đầu, ở ngoài cổng lớn tương lên một bảng chữ to tướng là "Tổng cục tiếp tế" chứ làm quái gì có chữ "Siêu thị" trên bảng hiệu chính???
Căn nguyên mà nó có là do hồi đó chính quyền chế độ cũ, với chiêu bài hỗ trợ người dân trong thời buổi "Kiệm ước" nói cụ thể hơn là sau khi Mỹ giảm viện trợ, thì kinh tế VNCH lao đao, một số hàng hóa nhu yếu phẩm tăng giá (gạo, mắm muối, đường sữa,....) đều có vấn đề khiến lương công chức (bây giờ kêu là cán bộ CNV) không đủ sống. Ai cũng biết thời đó, nên kinh tế VNCH do "ba Tầu" nắm giữ. Một bộ phận (ban ngành) của bộ kinh tế thời bấy giờ là Tổng cục tiếp tế đã phát sinh ra cái siêu thị này, với mục đích là hỗ trợ cho người dân mà không phải dân thường mà là cán bộ công nhân viên thời đó (công chức) được tiếp cận hàng hóa với giá tốt hơn.

Nên câu nói "với người người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên" là một câu nói hết sức bố láo! Vì muốn đi (vào) siêu thị thời đó phải có thẻ hay đi kèm với người có thẻ!
Dĩ nhiên là có kiểm tra thẻ nhưng việc có vấn đề (chuyện cho người khác mượn thẻ, lờ đi không kiểm tra,......) không phải là không có nhưng không phải ai (người Sài Gòn nào) cùng dễ dàng vào đó mà nói như hát!

FYI, về thịt heo: toàn bộ thịt heo trong đó, ban đầu chỉ là thịt đông lạnh (đông đá) và không có thực tươi, cắt cục (tảng) bằng cưa điện, mãi sau này khi kết nối với VISSAN thì mới bắt đầu xuất hiện thịt vẫn mát (chill) nhưng người dân vẫn không thích mua ở đây, lý do là không có bán lẻ (100, 150 gr,.......) như ngoài chợ và chỉ có thịt đông đá hay chill (mát 5o C) Người mua không bao giờ có cảm giác sờ miếng thịt nóng mà chỉ là thịt mát. Điều này dẫn tới hệ quả là khi bình thường, thịt heo thì chỉ đáp ứng ứng cho một số ít những gia đình nghèo (Công chức đông con) , muốn mua đồ giá rẻ..................
In addition, cũng phải nói thêm là với thịt đông lạnh thì đây là thịt heo nhập từ Mỹ về từng mảnh nửa con (carcasse - Heo bên (đây là từ chuyên môn)) và theo thông tin từ người nhà em làm trong đó nói, thì có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!

Về gạo, chỉ bán "gạo Mỹ" chính xác là gạo Thái Lan là loại gạo thời đó, với người Việt Nam người ta rất ghét vì hạt gạo nấu thành cơm sẽ rất khô và có mùi bột mì sống! Sau này lại có thêm loại gạo tròn chất lượng khá hơn do nó có độ dẻo và không có cái mùi "bột mì" này.
Thời đó người ta vẫn có dùng từ Gạo Mỹ hạt trònGạo Mỹ hạt dài cả đều cũng không được người dân thích vì hương vị không phù hợp với tập quán ăn uống của người Việt Nam thời đó.

Về rau củ quả, đa phần là rau củ nhập từ Đà Lạt và từ Mỹ (Cam, táo,...) mà rau củ Đà Lạt này cũng không phải là loại tươi ngon vì những thứ tươi ngon thượng hạng đã ra chợ Sài Gòn và các "chợ nhà giầu" trung tâm khác (Tân Định, ĐaKao, Xã Tây,.....) riêng khoai tây thì ở đây ban dầu chỉ bán khoai tây của Mỹ là loại khoai Gold Bell. Loại khoai này, ăn nó rất bùi, bột tơi bở, khi chiên ăn cực ngon với người sành ăn hay làm món Beefsteak thì khỏi chê nhưng lúc ấy VN có mấy nhà ăn món này mà khoai tây với người Việt Nam lúc đó chỉ dùng cho hầm nấu (súp xương heo, "ragu" bò, hay Cari) và họ chỉ thích khoai tây Đà Lạt loại khoai tây ăn không bột mà dẻo sáp hầm nấu không nát bở, là loại người ta thường dùng (appreciate) do tập quán tiêu dùng thời đó.
Về dầu ăn thì chi có bán dầu đậu nành của Mỹ thùng hộp chữ nhật hơn 3 lít nhưng người VN lúc đó rất ghét vỉ họ chỉ quen và thích ăn đồ chiên xào từ mỡ heo!

Trong siêu thị cùng có bán máy móc xe cộ (Radio (Đài), tivi, xe gắn máy,.... ) máy móc cũng không được người dân ưa chuộng vì giá tuy có rẻ nhưng họ có thể mua đổ chợ trời (hàng Mỹ) trốn thuế rẻ hơn. Xe thì OK vi do phải đăng ký nên không mua "lung tung" được và xe gắn máy Honda cũng vậy dẫn tới rất nhiều người mua và đem ra ngoài bán lại để kiếm chênh lệch khi có hàng về giá tốt, ....................

Nói chung siêu thị thời đó chỉ là một hình thức để chính phủ "làm mầu" ra vẻ quan tâm tới đời sống của người dân, mà chính xác là những cán bộ công nhân viên công chức thời đó. Riêng người Mỹ (cũng là một loại "công chức" vì vô hinh trung cũng phục vụ ch bộ máy chế độ cũ) thì họ không đi siêu thị này mà đi siêu thị Mỹ, trong những căn cứ quân sự, nó có sẵn siêu thị hoành tráng mà người ta thường gọi là PX, với gía bán rất rẻ, và hàng hóa ở đó mới gọi là phong phú (máy giặt, nồi cơm điện, lò nướng bánh, máy đánh trứng, bàn ủi (là), máy (lò) nướng bánh mì Sandwich, ..........) là những thứ được coi là xa xỉ thời bấy giờ !

Vài dòng chia sẽ thông tin chinh xác về môt nơi mà em đã từng vào ra trước 1975 thường xuyên, vì gần nhà và nhiều lý do khác, để các bác hiểu thêm về cái Siêu thị Nguyễn Du này.

Cũng phải nói rõ Siêu thị Nguyễn Du là Siêu thị đầu tiên cho người VN ở VN, còn trước nó, VN đã có siêu thị (PX) nhưng chỉ cho người Mỹ hay thân nhân Mỹ vào!
Kiến thức của cụ rất bổ ích. Mời cụ ly nhé
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Mũ của cô diễn viên điện ảnh kia là loại bọc vải trắng, cốt mũ là loại gỗ/giấy bồi mỏng hay xịn thì là lớp li e mỏng... loại này có từ thời thực dân Pháp, dân cả 2 miền Nam và Bắc đều có
Còn trong tấm hình siêu thị mũ không có gì lạ cả, đây là loại mũ kiểu ngày trước 75 có ở MN, được dập ép bằng nhựa, thường màu trắng đục, sau này vẫn thấy dân chạy xe ba gác máy dùng.... Sau 75 loại mũ này có ra ngoài bắc nhiều đấy, còn có vài lò nhựa HN cũng làm theo mẫu mũ nhựa trắng này.
Các cụ Quang1970 và Dadieuchienxu không nhớ ra loại mũ này à?
và cả cái này nữa:
Ảnh này là chụp nghệ sĩ Kiều Chinh đi siêu thị mà cụ

Nhớ, nhớ rõ nhưng chưa buồn trả lời! [-X
Cử để bàn cho chán, nói cho mỏi mồm, rồi vạch ra cùng chửa muộn mà. :P
Để trả lời đầy đủ hay nói cho ra ngọn ngành, là cả một thớt đấy! :D

Nghe có vẻ xạo nổ quá hả? :P
Nghe nhé (cứ nghe rồi ngẫm nghĩ là im ngay): Ngay cái nón nhựa trắng (mấy bác Cyclo đội) kia cũng có 2 loại : Tây và "lô can" đấy.
Không phải tự nhiên mà em trích dẫn cái này, có lý do đằng sau cả đấy! =))


.........................................................................................................
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Tks cụ, nghĩa là thuộc diện chế độ cũ nhưng vẫn được sử dụng :D

Người có tài thực sự thì chế độ nào cũng cầncũng phải xử (sử) dụng trừ khi .................... :(( :)) :D

Lính tài chỉ một, xếp ngu mười.​
Hợm hĩnh, thích khen, ghét thẳng ngay.​
Xếp gốc "cha cu hay bố đĩ"​
Lính càng tài giỏi khó mà cười! [-X
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Chèng đéc ơi, hèn chi...
Cảm ơn cụ về những thông tin chân thật. Đã mời rượu cụ
Ai mà thông minh thì khi nhìn thấy hai từ "công chức" em để trong ngoặc kép là hiểu ngay cái "thâm ý"! :P
Cô nghệ sĩ KC này là một dạng cán bộ ngoại giao cao cấp của chế độ cũ. :D
Nên khi viết kiểu như vậy, ai tinh ý sẽ thấy không sai mà còn thâm thúy nữa! =))
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực

Sau 1975, trước tình hình khan hiếm và thiếu thốn hàng hóa, xà bông cũng là một trong những sản phẩm được săn đón dù nó không phải là nhu yếu phẩm, mà được xếp vào dạng mỹ phẩm!

Người Việt Nam cả nam và bắc đều biết đến bánh xà bông CAMAY bởi vì đây là loại sản phẩm đã có từ trước 1954, thời Pháp thuộc cho đến ngày nay.

Tuy nhiên hương vị của bánh CAMAY, cũng thay đổi nhiều theo thời gian, và trong giai đoạn sau 1975, thì Xà bông CAMAY không phải là loại sản phẩm mà người ta thích nhất nữa. Do trong các thùng hàng tiếp tế từ Mỹ, có hai sản phẩm xà bông thơm mới, và đã nhanh chóng được yêu thích : COAST FA!
Yêu thích nhất là COAST, đơn giản vì xà bông FA có một mùi chanh rất dễ chịu và vừa phải tuy lưu hương lâu. Còn COAST thì có mùi thơm đặc biệt quý phái nồng nàn.
Vào thời đó, thì khi ai có "thùng hàng" lãnh về và đem bán xà bông, thì COAST luôn được bán với giá cao nhất sau đó là FA rồi đến CAMAY.

Khi Intershop ra đời, thì ZEST xà phòng cũng của Mỹ cũng cùng một hãng với COAST, được nhập Intershop nhập về về bán đại trà, nên nhờ đó nó xuất hiện ở khắp nơi và bò ra tân Hà Nội. Mùi của ZEST vàng này khá giống mùi của COAST nhưng thiếu đi nét quý phái và nồng nàn và giá của nó cũng thấp hơn trong bốn loại phòng trên.

Hiện nay cuộc sống phát triển, và do như cầu xử dụng hiện tại ở Sài Gòn, sữa tắm, và dầu gội đầu lên ngôi! Xà bông thơm gần như sắp xóa xổ!

Nhìn lại dĩ vãng, nhớ xưa ................. mà mừng cho con cháu chúng ta ngày nay! =D>
HN các năm 1977, 1978 có cửa hàng Intershop Giảng Võ chuyên bán hàng phục vụ cho người đi công tác nước ngoài có ngoại tê mang về, bán cho sinh viên lưu học sinh nước ngoài (Lào, Cuba, Nhật...) và người nước ngoài công tác ở HN (chuyên gia LX, Thụy điển...). Các mặt hàng tiêu dùng như khăn tắm lớn, thuốc lá, xà phòng thơm, rượu tây, bánh kẹo... đều có.
Tụi SV Lào láu cá, lâu lâu đi shop mua về đem bán ra ngoài cho dân, kiếm tiền ăn chơi.
Cụ Quang1970 có lẽ không biết HN có loại intershop này.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Chắc phải thêm "tước".... chiên da nữa cho bác!

Bác quy la tien cấp bằng "bằng bằng mồm cho tước bằng mép" thì em còn dám nhận. =D>
Chứ bác mà cấp cái bằng sắc bằng văn bản, thì em không biết treo nó ở chỗ nào? Chẳng lẽ lại nhét xó bếp hay treo tấm "bằng chiên da" mà bác đang có trong đầu, ở cái chuồng lợn? :-/


Đùa thôi khi viết "còm" đặc biệt là những con kiến thức tổng quát mang tính văn hóa xã hội, mà viết theo giọng văn "đức cao đạo trọng" hay rạch ròi thông tin kiểu toán học thì đọc vài chữ là nhàm chán ai muốn đọc tiếp? :-?
Theo em và với em, cái cần nhất là phải có một văn phòng dí dỏm bông đùa, gợi mở, thậm chí trêu chọc, khiến người đọc lúc "tức thì phải học máu" và còn lúc "cười thì văng cơm ra ngoài" thì mới gọi là đạt yêu cầu! :))

Nói thật với bác, khi viết xong "còm" đó, lúc đọc xong em còn cười văng cả nước ra khi nhấp một chút thấm giọng kia kìa. =))

Anyway, đây là Otofun mà bác, mà cùng chẳng cứ gì là Otofun, bất cứ Wessite nào, ngoài cái "kiến thức mà không đâu có" cung cấp, nếu không có những cái thú vị, độc đáo, ấn tượng và .................. lạ nữa thì chẳng thể nào thu hút được người đọc, cũng như lượng tương tác trong thời buổi các diễn đàn bung toang như ................. ! [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,522
Động cơ
253,594 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cái từ thịt móc hàm là từ có sau này, và có lẽ là từ của miền bắc!

Còn với văn hóa giết mổ heo, có từ trước 1975 và tồn tại tại miền Nam cho đến nay, mà cụ thể là tại Công ty Việt Nam ký nghệ Súc sản (VISSAN) thì từ được dịch và hiểu nghĩa, trong mọi văn bản cũng như thông phiên dich, khi làm việc với bao nhiêu quốc gia, hàng chục ngàn đoàn khách kinh doanh thực phẩm, trên khắp thế giới là "heo bên" (hàm nghĩa chí có nửa bên con heo - 1/2 con heo)

In addtion, cái quy trình sử lý thực phẩm động vật như bác nói, là quy trình bắt buộc ở những nước phát triển, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, vì sau khi giết mổ, theo phân tích cua y học, khi bị giết mổ, con vật sẽ hoảng loạn và tiết (sản sinh ra nhiều chất độc) có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó quy trình làm mát (CHILLING Procedure) khiến cho những chất độc này bị tiêu hủy (giải phóng) ngoài ra sẽ có quá trình lên men khiến cho miếng thịt mềm mại, hệ tiêu hóa của người ăn nó dễ hấp thu hơn. =D>

Ngay như ở tại Mỹ nếu bác đi săn được một con hưu hay con nai, cũng không được phép giết mổ mà phải vào nhà (lò) giết mổ (Slaughtering House) giao cho họ, xử lý và sau 24 tiếng đồng hồ sẽ tới lấy. Khi đó, họ đã làm sẵn pha lóc sẵn theo từng thùng cho bác và phí rất rẻ! :">


BTW, Tuy nhiên cái quy trình này gặp phải một vấn nạn trong "kĩ nghệ" hay nó nôm na là ngành làm Giò chả tại Việt Nam. Bởi vì khi làm giò chả, thì bắt buộc phải dùng "thịt nóng". Nóng tới mức, thậm chí ngay sau khi giết (Cắt cổ xong) heo, chưa làm lông, người ta phải pha luôn thịt (cắt lấy ra) để giã giò chả thì mới có thể có được miếng giò lụa thơm giòn!
Do đó rất nhiều nhà làm giò chả thì cũng kiêm luôn nghề bán thịt .................. heo. :))

Ngày nay, Vấn nạn này cũng dần dần được giải quyết: Người ta vẫn có thể làm giò chả bằng thịt mát nhưng thêm phụ gia để giai quyết chuyện "giai giòn" :)) nhưng nói gì thì nói miếng chả lụa hay chả quế mà làm ra được từ cục thịt heo nóng, khi ăn luôn có hương vị và độ giòn ngon không một loại thịt mát nào sánh bằng!!!!!!!!!!!!!!!!! [-X

Bản thân em bây giờ, mỗi khi muốn ăn giò lụa hay chả quế vừa miệng (theo kiểu "cơm tám giò chả") thì khắp cái đất Việt Nam kể cả giữa thủ đô Hà Nội (trừ khi về quê được ăn giò giã làm tại chỗ thì còn khả dĩ) cũng chưa có một miếng giò, hay chả nào mà em có thể vừa mồm! về mùi vị và độ dòn deo dai tự nhiên. [-X
FYI, Hiện nay ở Sài Gòn, khi muốn ăn chỉ có một địa chỉ nhất duy nhất ở chợ Ông Tạ là vừa ý em mà thôi, giá bán tuy không đắt nhưng mất công đi mua hay giao hàng khá nhiêu khê. Thôi thì muốn sướng cái mồm thì phải cực cái thân vậy! :D
Thịt hơi là lợn chưa bị giết mổ. Thịt móc hàm là đã bị giết mổ cụ. Cái món giò chả cụ nói đúng, em ăn giò chả ở HN thấy nó cứ lờm lợm trong mồm. Bất đắc dĩ em mấy phải ăn.
Không khác gì cái món tương bần, bao lời khen, bao bài viết.... Nhưng ăn thì như kẹc ấy cụ :D
 

EPL

Xe tăng
Biển số
OF-140972
Ngày cấp bằng
8/5/12
Số km
1,182
Động cơ
372,810 Mã lực
ST đàu tiên ở Hà Nội là chợ Hôm Đức Viên phố Huế
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Thịt hơi là lợn chưa bị giết mổ. Thịt móc hàm là đã bị giết mổ cụ.
Cái bác nói ở trên thì đã rõ như ban ngày!
Ở đây em dùng em nói từ "heo bên" bác à.

Cái món giò chả cụ nói đúng, em ăn giò chả ở HN thấy nó cứ lờm lợm trong mồm. Bất đắc dĩ em mấy phải ăn.
Trừ những món chả Huế chả bò là những loại giò chả có dùng gia vị nhiều và đặc trưng khiến làm lấp lớp đi mùi thịt tự nhiên, Chả Huế thì dùng rất nhiều tiêu tỏi, chả bò kiếu Bắc thì có mùi là thì là chả bò kiếu Huế hay Đà Nẵng thì khi ăn là ăn "tiêu hành tỏi" vì cho quá nhiều! khiến với những người ăn mà không tinh tế thì về hương sẽ không phân biệt được ngon dở nên tạm gọi là chấp nhận. Về vị thì độ mặn nhạt ngọt, dai, dòn ..... cũng gọi là không đòi hỏi quá mức tinh tế. Hơn nữa nhưng loại chả này thường là dùng kèm (bỏ trong) trong một số món ăn (bún bò Huế, bún nước,......) hoặc nhắm rượu nên cùng gọi là "com ci com ça" nhưng riêng với gì lụa và chả quế, là hai thứ thường được "ăn mộc" dùng với cơm trắng hoặc xôi, do đó nếu hương vị không đạt chuẩn thì thà đừng ăn, ăn mà không vừa ý thì càng thêm tức vì còn nhiều món ngon hơn!

In addition, Với những loại chả lụa chả quế mà em không mua, nhưng người ta biếu thì em vẫn ăn nhưng không ăn mộc mà chỉ ăn kèm (theo) với bánh cuốn, bún mọc hoặc một loại bún nước nào đó hoặc nhét trong bánh mì có đồ chua, ớt, dưa leo họ vào để "đại đồng hóa" chúng.



Không khác gì cái món tương bần, bao lời khen, bao bài viết.... Nhưng ăn thì như kẹc ấy cụ :D
Họ khen là vì họ chẳng có cơ hội, hay chẳng thể ăn những cái ngon hơn, hoặc chưa đi ăn nên chưa biết cũng như, có những người đi nhiều và ăn rồi, nhưng kiến thức còn thiển cận, lại có khẩu vị hạn hẹp cũng như bảo thủ nên vẫn cứ .................... cố mà khen bốc trời, bác à.

In closing, Với em khi nghe bố em khen một số món ăn mà cụ đã ăn trước đây, khi đi đâu, em cố tìm cơ hội ăn đúng cái "chuẩn đó" và sau khi ăn xong thì em không biết nói gì hơn là: Thương cha mẹ mình, thương nhiều hơn, thương muốn khóc, vì dở như thế này mà cũng ăn được, và lại khen ngon!" :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top