bình thường như em thì sẽ gửi mail cho quản lý rồi CC cho sếp thế là cả hai cùng đọc được.
Làm việc thì nên tập trung phát triển chuyên môn trước, ko nên lúc nào cũng chỉ căn ke lấy le với sếp để mong được tăng lương và thăng chức. Bạn cần bình tâm suy ngẫm lại xem những đề xuất của bạn có thực sự hữu ích khi triển khai ko đã. Đôi khi ngu dốt cộng nhiệt tình quá mức sẽ khiến người khác thấy vô cùng khó chịuEm không quan trọng chuyện lương này lắm, em buồn vì e chỉ mang tính chất muốn đóng góp, tất nhiên em cũng muốn ghi điểm với sếp, và em nghĩ người nên nghe là sếp, vì nhiều lần đề xuất em bị quản lí gạt bỏ rồi, mang tính chất đóng góp không được thì thôi ạ, còn phạt em, em không trách mà em buồn,
Cơ bản là em yêu công việc này nên em như vậy ạ.
Iem tâm đắc với cm của cụ quá, vì một VN ngày càng ai biết nhà đấy và "Xuống hố cả nút" )Từ những việc bé như việc của cụ, đến việc lớn hơn, chúng ta rút ra kết luận, muốn phát triển, chúng ta phải :
- Nên phát biểu kiểu : không ai hiểu gì, không ai nghe thấy gì, ru ngủ, thỉnh thoảng nhấn mạnh 1 cái ;
- Nên đưa ra những ý kiến chung chung, kiểu nghe xong để đấy,ko cần làm or làm thì không đụng chạm đến ai, không chết người cháy nhà;
Còn trường hợp riêng của cụ chủ, em nói thật, cụ nên ra đi. Ở lại chắc khó sống với anh Quản lý.
Công ty nhà nước thì quên mẹ nó góp ý với đề xuất đi
Công ty tư nhân thì thằng Sếp đó ngu cũng nên bỏ tìm việc khác bởi sớm muộn công ty đó cũng chết.
Sếp đấy là sếp xó và công ty đấy là công ty đầu tù, biết 1 mà k biết 2.
Trong hoạt động kd sx thì phải phân cấp rõ ràng, chức nămg nhiệm vụ và phân công từ trên xuống rành mạch, k vượt cấp không phối hợp tắt chéo để đảm bảo tính thống nhất.
Tuy nhiên với góp ý phê bình hay đóng góp ý kiến sang stạo cải tiến thì k nhất thiết, k muốnnói là bình đẳng, người nhận dc ý kiến đóng góp có trách nhiệm xử lý trực tiếp hoặc giao các bộ phận phối kết hợp xử lý.
Đáng tiếc ;à nhiều Dn, tổng cty, thậm chí tầm cao hơn rất nhiều vân ấu trĩ xử lý vấn đề 1 cách máy móc theo trình tự, gây ra thui chột sáng tạo, vùi dập tài năng, khiếu kiện "vượt cấp" kéo dài, oan ức bền lâu,...
Chuẩn, thằng sếp mà đối xử với thằng mất công góp ý như thằng sai phạm thì chỉ có lũ nhân viên như con lừa bảo bừa là bừa
QL nó phạt là đúng còn gì nữa cụ, tội vượt mặt, tiện công dằn mặt luôn. Để dầu nhờn k chừng có ngày mấy ô NV cưỡi cổ.
Thế cái thằng nv của cụ nó đ.éo thèm đưa cụ xem, nó mang thẳng lên cấp trên thì cụ tính sao???
Em nghĩ, cụ chủ cũng có mưu đồ vượt cấp để thể hiện cá nhân, muốn cho sếp tổng biết là em đây cũng tài hơn cả thằng quản lý, cái kiểu thích thể hiện này chỉ có ở những chú ngựa non háu đá thôi, dù cách trình bảy của chủ thớt cố tỏ ra là mình vô tư, nhưng em dek tin
Nói chung, em mà có thằng nhân viên lẳng lặng gặp sếp em sau lưng em thì em cũng vả cho sml chứ không tha được. Win-win cái con củ cải gì với những chú kiểu lúc khó thì gọi anh, nhưng có tý ý tưởng thì lặng lặng vác đi sau lưng anh.
Em làm cả côn g ty nhà nước và tư nhân rồi em hiểu cách quản lý cũng như điều hành của họ. các cụ đừng vội mình có tài từ từ rồi lên. nếu thực tài không cái gì che được đâu. làm đi rồi sẽ được hưởng đừng tưởng mình tài mà vượt cấp như vậy.Em nghĩ cụ chủ phạm phải lý do "thứ nhất" mà cụ đề cập đến nên khi báo cáo lại quản lý đã được quản lý đưa ra góp ý về những hạn chế (như cụ chủ nói).
Ngoài ra đúng là cụ chủ làm vụ này đúng kiểu tự phụ, coi thường quản lý và bon chen ( thể hiện ở việc cụ ấy nói "em chỉ định đóng góp cho cv ko thì bgio mới lương cao").
Lãnh đạo người ta biết nhìn người hơn cụ chủ tưởng nhiều, nếu cụ thực sự có năng lực thì sẽ có ngày cụ được đề đạt, cất nhắc và tăng lương cụ ạ.
Cụ vẫn chưa phân biệt được ý kiến góp ý với xử lý công việc rồi.Em làm cả côn g ty nhà nước và tư nhân rồi em hiểu cách quản lý cũng như điều hành của họ. các cụ đừng vội mình có tài từ từ rồi lên. nếu thực tài không cái gì che được đâu. làm đi rồi sẽ được hưởng đừng tưởng mình tài mà vượt cấp như vậy.
Chủ thea còn non và xanh lắm đừng coi thường quản lý đầu họ cao hơn bạn nhiều, thường họ đi trước hết nhưng có nhưng việc chưa triển khai được hoặc có những việc không cần triển khai hoặc lại có những việc triển khai nó sẽ ảnh hưởng đến cái khác mà tầm bạn chưa hiểu hết được. đến mình thường thì có những sáng kiến mình thường bàn bạc với cấp dưới, đồng nghiệp khi đó mới vỡ ra vấn đề được.
Chủ thea ls ngựa non háu đá. đau vài lần là hiểu ah.
Đó là con may Sếp tổng còn đọc mail chứ bình thường time đâu mà đọc việc của chủ thea bé tý ah. làm việc phải có lớn có bé đừng vọi vàng hỏng việc. giờ làm cái mail xin lỗi và hứa thẳng thắn như thằng đàn ông đừng im ỉm rồi sẽ bị đập tơi bời đấy.
Cái này cugnx không hẳn là đúng. Có một mô hình rất nổi tiếng trong quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất) của Nhật là mô hình 5S: Sàng lọc/ Sắp xếp/ Sạch Sẽ/ Săn Sóc / Sẵn sàng. Nếu áp dụng mô hình này, nhân viên phải rất chú tâm vào công việc của mình để công việc được thông suốt / đúng hạn. chuẩn chỉ. Giờ cổ súy cho phong trào cải tiến sẽ khiến tâm lý nhân viên suốt ngày tìm cách cải tiến mà không tập trung cho công việc của mình dẫn đến hàng sản xuất chậm, giao hàng chậm, dẫn đến mất uy tín công ty.... thì còn nguy hiểm hơn. Câu chuyện của chủ thớt thực ra là vấn đề Quản Trị Doanh NGhiệp (Corporate Governance), và văn hoá công ty (Corporate Culture). Mỗi một cá nhân trước khi vào cty nào cần hiểu 2 câu chuyện này trước để xem mình có phù hợp hay không rồi hẵng vào. Nếu thấy tính cách của mình cứ vướng hết tất cả những cái này thì tốt nhất nên tự làm chủ. Nếu không làm chủ được chứng tỏ tính cách của mình sai và cần phải thay đổi mới tồn tại đượcCâu chuyện một công ty sửa chữa tàu biển tại Nhật Bản. Tổng Giám đốc quy định để một hòm thư tại cổng nhà máy. Tất cả cán bộ, công nhân nhà máy dù là cấp nào cũng có quyền bỏ thư khi có sáng kiến làm lợi cho Công ty(tất nhiên trong đó có cả rất nhiều tối kiến). Một công nhân bình thường đã gửi sáng kiến của mình và không mong đợi gì nhiều. Nhưng cuối cùng sáng kiến được áp dụng và ông được trích phần trăm hưởng lợi suốt đời từ sáng kiến của mình, đồng thời được Công ty vô cùng kính trọng.Điều này đã gây dựng lên một phong trào học hỏi, tìm tòi sâu rộng trong Công ty. Và người được hưởng lợi ở đây chính là Công ty và ông chủ của Công ty đó.
Câu chuyện của chủ thớt là ở Việt Nam. Cách quản lý khác. Chủ thớt nên chứng tỏ mình với cấp quản lý trước. Luôn cố gắng làm tốt công việc được giao, trước mắt xếp tổng bộ phận mình làm việc đại diện là anh quản lý trực tiếp phải là rất hiệu quả(trong đó có đóng góp thực sự của mình). Tôi cũng làm quản lý không lý nào đi ghét những nhân viên như vậy, mà còn đề nghị thăng tiến cho họ khi có cơ hội phù hợp với đóng góp của họ cho Công ty.