[Funland] Sao ấn đền trần lại nhiều người xin như vậy và câu chuyện 1,5 triệu/cái...

gachaybo

Xe tăng
Biển số
OF-39939
Ngày cấp bằng
5/7/09
Số km
1,377
Động cơ
994,167 Mã lực
Em 2 năm nay không đi xin ấn, cũng thấy tiếc vì ko có ấn theo người...
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
8,005
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Vâng cụ có cụ cứ khoe, có ai cấm đâu:D
Em đã giao phó cho thằng em, nó cầm lên rồi nhưng mai mới giao lưu cafe.
Ấn lụa thì cụ phải hỏi những cụ nào đi xin ấn nhiều lần và được vào sân dự lễ khai ấn các cụ ấy kể cho mà nghe cụ ạ. Em còn thửa được cái lụa điều nhé, hàng kịch độc chỉ đóng một lần duy nhất vào cuối 2005, lụa nguyên là vải phủ tượng lúc nhập tượng cho 14 cụ tượng đồng vào đền.
Ấn lụa xưa năm nào em chẳng có. Nhưng hết năm em hóa để đón ấn mới về ạ :(
Nhiều khi ấn đẹp quá nhưng chẳng nhẽ để một chồng ấn trong nhà. Em hóa ạ.
 

Dawnglow

Xe tải
Biển số
OF-133954
Ngày cấp bằng
10/3/12
Số km
254
Động cơ
372,680 Mã lực
Nơi ở
Quận 6
Website
www.khachsantour.vn

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Xét về góc độ văn hóa - tâm linh , lễ hội Khai ấn đền Trần chả có gì sai cả . Phát ấn ở đền Trần hay vay tiền , phát lộc ở đền bà Chúa Kho cho khách thập phương về dự lễ mang một ý nghĩa tâm linh , mang tính chất tượng trưng là chính . Cảnh dẫm đạp lên nhau để tranh dành ấn chỉ là một bộ phận nhỏ người dân thiếu ý thức , hiểu sai về ý nghĩa tâm linh của lễ hội mà thôi .
Các cụ và tôi , ai trong số chúng ta mà ko mong muốn sang năm mới được sung túc , phát tài , phát lộc ? Nếu có thêm một chiếc ấn được phát ra từ một chốn linh thiêng giúp ta có thêm một niềm tin vào cs ngày mai sẽ tốt đẹp hơn . Như thế thì có gì sai mà các cụ ném đá , bài trừ cái lễ hội khai ấn đền Trần đến như vậy ?PS : Đền Trần có ở nhiều tỉnh khác nhau ở nước ta nhưng chỉ có NĐ mới thực sự là nơi phát tích của triều đại nhà Trần , một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất , có lịch sử chống giặc ngoại xâm hoành tráng nhất trong LSVN .
Gửi cụ để tham khảo: http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/nguyen-hong-kien-ve-cai-goi-la-le-khai.html


Đây nữa: http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/12/le-khai-en-tran-linh-thieng-hay-lua-loc.html

Lễ Khai ấn đền Trần: Linh thiêng hay lừa lọc ? Trọng Thành (RFI)
Bài đăng : Chủ nhật 31 Tháng Bẩy 2011



RFI: Xin thân chào nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện, như anh biết, tại Việt Nam hiện nay, có một cuộc tranh luận xung quanh lĩnh vực tín ngưỡng và lễ hội, liên quan đến vấn đề «Phát ấn đền Trần», Phát ấn tại đền Trần Nam Định. Vấn đề này gây ra tranh cãi nhiều trên báo chí Việt Nam, cũng như là trong xã hội. Anh có thể cho biết, vì sao việc Phát ấn đền Trần, một hoạt động thuộc về văn hóa, lễ hội cũng như tín ngưỡng truyền thống mà lại trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận tại Việt Nam trong thời gian gần đây, cũng như vài năm trở lại đây ?


Nguyễn Xuân Diện: Thưa anh, sở dĩ có điều này, vì lễ Khai ấn đền Trần hàng năm đã gây ra lộn xộn, mất trật tự an ninh trong đêm 14 tháng Giêng. Và các nhà nghiên cứu thấy rằng, việc biến một lễ hội, từ một lễ hội nhỏ bé vùng Nam Định (phường Lộc Vượng) trở thành một lễ hội mang tính chất quốc gia, với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của chính phủ, của Nhà nước, điều này khiến dư luận rất bức xúc. Một điều nữa là, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc triển khai lễ Khai ấn đền Trần rầm rộ, không dựa theo một chứng cứ lịch sử nào, thì đó là một sự xuyên tạc nghiêm trọng đối với lịch sử nước nhà.


Về phía tôi, thì tôi thấy rằng là lễ hội đền Trần nói chung, và lễ hội Khai ấn đền Trần nói riêng, là một hoạt động đã xa rời lịch sử, Nhà nước đã tự đánh mất đi cái vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống, về những trang sử vẻ vang hào hùng của đời nhà Trần. Đó là thời đại «thượng mã đề thương, hạ mã đề thi», là tinh thần của hào khí Đông A, là tinh thần của «hòa quang đồng trần». Thì tất cả những điều này đã không được tuyên truyền ở lễ hội đó.


Người ta nhìn vào lễ hội đền Trần chỉ thấy một sự lộn xộn, một sự quảng bá cho một niềm tin mê lầm, rằng ấn đền Trần có thể mang lại cho người ta sự thăng quan tiến chức.


RFI: Thưa anh, vậy nguồn gốc từ đâu mà lễ Phát ấn đền Trần lại được tổ chức tổ chức như thế này ?


Nguyễn Xuân Diện: Ở đây tôi phải nói lại rằng là, sở dĩ lễ hội đền Trần đã được các cơ quan văn hóa, cũng như tỉnh Nam Định muốn biến nó thành một lễ hội quốc gia, thì nguyên nhân là do sự đặt hàng của tỉnh Nam Định đối với Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, tức là một viện chiến lược của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT & DL), mặc dù đó chỉ là một lễ hội nhỏ bé thuộc một vùng ngoại vi thành phố Nam Định.


Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã không xuất trình được một tài liệu nào để nói rằng lễ Khai ấn đền Trần là một lễ lớn và đã được chính sử ghi chép. Thực ra nó chỉ là một lễ hội, mà trong đêm 14, cái cụ thủ từ ở đền Trần đó đóng 9 cái ấn vào 9 tấm vải hoặc miếng giấy vàng để phát cho 9 điện thờ ở xung quanh đó. Đấy chỉ là một cái ấn tín mang tính chất tôn giáo, mà ở đây mang tính Đạo giáo (hay Lão giáo). Cái ấn này chỉ là một cái ấn để trừ tà ma thôi, thế nhưng không hiểu vì lý do gì, mà Viện Văn hóa Nghệ thuật và ngành Văn hóa tỉnh Nam Định đã biến nó thành một lễ Khai ấn được tiến hành ở triều đình sau những ngày nghỉ lễ tết.


Và hình như tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật vẫn muốn lễ này được tiến hành rầm rộ như những năm trước, cho nên người ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và thực chất là để hợp pháp hóa, «nhà nước hóa», «hành chính hóa» một lễ hội mang tính tâm linh tôn giáo như thế. Tôi thấy rằng cái ý chí ấy của các nhà nghiên cứu ở Viện Văn hóa Nghệ thuật, cũng như Sở Văn hóa tỉnh Nam Định, hay tỉnh Nam Định là một điều mà chắc chắn, hoặc đã từng vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nhà nghiên cứu, ví dụ như giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc ở Viện Việt Nam học và phát triển, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên ở Viện Khảo cổ học, rồi giáo sư Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, hay giáo sư tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tín ngưỡng và Văn hóa Việt Nam,… Đấy là bối cảnh chung của các cuộc tranh luận gần đây.


RFI: Thưa anh, vậy thì, theo anh ở Việt Nam có những giải pháp nào đã và đang được đề ra để thoát ra khỏi tình trạng mâu thuẫn và tạm gọi là bế tắc hiện nay?


Nguyễn Xuân Diện: Các nhà nghiên cứu ở Viện Văn hóa Nghệ thuật, tức Viện chiến lược của Bộ Văn hóa thì vẫn muốn tiến hành cái lễ Phát ấn này. Nhưng tôi, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, rồi tiến sĩ Lê Thị Minh Lý là Phó Cục trưởng Cục Di sản, rồi tiến sĩ Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VH, TT & DL và nhiều người khác nữa thì cho rằng: bây giờ những cái gì của dân gian thì phải trả về cho dân gian, quy mô của nó như thế nào thì phải trở về như cũ, và tiến hành theo đúng nghi lễ truyền thống ngày xưa.


RFI: Anh có nói đến chuyện trả cái nghi lễ này về văn hóa dân gian của địa phương, thì điều này cụ thể là gì ?


Nguyễn Xuân Diện: Cụ thể là chúng tôi cho rằng, vẫn nên duy trì lễ hội Phát ấn đền Trần, nhưng nó chỉ là một nghi lễ trong làng, và nó không được thổi phồng, nâng cấp lên thành lễ hội quốc gia. Đêm 14 thì cụ thủ từ lấy ấn và tiến hành đóng 9 cái ấn và phát cho 9 ngôi đền xung quanh để thờ cúng. Không phát ấn cho bất cứ người nào, và toàn bộ cái lễ này chỉ tiến hành trong nửa đêm ngày 14 như thế thôi. Chứ không phát ấn hay bán ấn.


RFI: Quan điểm của Bộ trưởng Bộ VH, TT & DL đưa ra đầu năm nay là không phát ấn vào đêm 14 tại đền Trần vì lý do an ninh, và để mở ra khả năng hoặc không phát hẳn hoặc phát vào những ngày tiếp theo. Vậy ý kiến của anh ra sao về quan điểm của ông bộ trưởng?


Nguyễn Xuân Diện: Quan điểm của tôi trước sau như một, tức là đúng giờ Tý, tức nửa đêm 14 rạng ngày 15 sẽ có lễ đóng ấn. Chỉ đóng 9 ấn và phát 9 cái mà thôi. Tại Hội thảo, tôi nói rằng, tỉnh Nam Định nên công bố trên báo chí ngay sau Tết. Như vậy mới có thể làm cho người ta hiểu đúng về cái lễ hội đền Trần nói chung và việc đóng ấn và phát ấn nói riêng.


Chúng tôi cũng không nên «duy ý chí» trong việc không đóng ấn trong đêm 14 để bảo đảm vấn đề an ninh. Vấn đề an ninh là của các cơ quan an ninh. Còn vấn đề văn hóa tâm linh là vấn đề của cộng đồng. Ở đây chúng ta phải tách bạch hai vấn đề này với nhau. Một khi tỉnh Nam Định công bố rằng «chúng tôi» sẽ đóng ấn vào đúng giờ Tý và sẽ chỉ phát 9 cái ấn xung quanh đền, thì an ninh không còn trở thành vấn nạn như mọi năm nữa, vì người ta sẽ không đến nữa.


RFI: Thưa anh, giải pháp mà anh đề ra tức là trung thành với lịch sử, thế nhưng có những người lại cho rằng, cái văn hóa cũng có lúc chuyển đổi và khi mà văn hóa chuyển đối, chuyển đối và trở nên thu hút hơn, mà mình lại dùng một cái mệnh lệnh từ cấp trên ban xuống không cho phép làm như vậy, thì phải chăng đấy cũng là một cách hành chính hóa, nhà nước hóa đối với một hoạt động văn hóa của xã hội theo một cách khác?


Nguyễn Xuân Diện: Hoàn toàn không phải như vậy, ngay ở trong Hội thảo mà tôi vừa tham gia (đây là hội thảo được tổ chức vào ngày 18/7/2011 tại Nam Định do chính quyền tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật thuộc Bộ VH, TT & DL phối hợp tổ chức), trước ý kiến đề nghị đóng ấn và phát ấn vào những ngày rải rác sau đó, thì cái cụ thủ từ, cũng như ông đại diện gia tộc Trần ở Nam Định, cũng nói rằng chúng tôi không tán thành điều này, chúng tôi muốn cái nghi lễ linh thiêng này được diễn ra vào lúc nửa đêm ngày 14.


Ở đây tôi muốn nói thêm, hội thảo 19/7 vừa rồi là để bàn về mô hình lễ hội đền Trần nói chung vào năm 2012. Trong hội thảo này tôi đã phát biểu và tôi phê bình những người lập dự án đó là: bất cứ lễ hội nào, một khi có nhà nước «dúng» vào, tức là muốn nâng cấp thành lễ hội thành cấp vùng, cấp tỉnh hay quốc gia, thì phải có một «trục tư tuởng» xuyên suốt trong lễ hội đó. Thì ở đây, có nghĩa là phải tuyên truyền được cái hào khí Đông A, cái tinh thần thượng võ và cái tinh thần khai phóng, thế nhưng rất là tiếc rằng trong bản đề án lễ hội không có gì nhắc đến chuyện này. Vậy thì, bản thân cái việc đó chứng minh rằng Viện Văn hóa Nghệ thuật không hiểu gì về công việc mình đang làm.


Điểm thứ hai là đề xuất của Viện Văn hóa Nghệ thuật đặt tiêu đề hội thảo là «Mô hình lễ hội đền Trần» nói chung, thế nhưng cả đề án lại chỉ chăm chăm vào việc Phát ấn và đóng ấn, mà bỏ quên tất cả các chuyện khác. Như vậy, tôi thấy rằng, một khi nhà nước muốn «bao» cái lễ hội này, thì phải làm một cách đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, phải có lớp lang, chứ không phải tùy tiện, như Viện Văn hóa Nghệ thuật đang muốn làm bây giờ.


RFI: Nếu như một giải pháp sang năm được thực thi, trong đó chính quyền đầu tư mở rộng diện tích nơi lễ hội, khiến lễ hội trở nên lớn hơn, to hơn, và ấn phát một cách dễ dàng hơn, mà lại tổ chức vào ngày giờ được cộng đồng tín ngưỡng địa phương mong muốn, thì phải chăng giải pháp tổng hợp như vậy sẽ thỏa mãn được nhiều ý kiến khác biệt, đúng không ạ?


Nguyễn Xuân Diện: Về chuyện thỏa mãn số đông, trong hội thảo vừa rồi, ông Đặng Văn Bài - phó giáo sư tiến sĩ -, đã đưa ra ý kiến rằng nhân dân mong muốn gì, chính quyền sẽ đáp ứng điều đó, nhân dân muốn có ấn, chính quyền sẽ cung cấp. Tôi cho rằng đây là một phát biểu thiếu trách nhiệm và duy ý chí. Không phải bất cứ điều gì mà nhân dân mong muốn, nhất là vấn đề tín ngưỡng, thì chính quyền cũng có thể đáp ứng, bởi vì vai trò của chính quyền là phải định hướng cho nhân dân, phải dẫn dắt nhân dân đến những điều tốt đẹp. Nếu như lễ hội đền Trần mà chính quyền thổi được vào đó cái hồn của hào khí Đông A, tinh thần thượng võ, tinh thần khai phóng, những cái điểm tốt đẹp nhất của đời Trần, thì chắc chắn sẽ được ủng hộ.


Ngược lại, ở đây tôi xin nói luôn: nếu lễ hội đền Trần có trọng tâm là lễ Khai ấn, mà trong lễ Khai ấn lại khuyến khích chuyện thăng quan, tiến chức, lợi lộc, quyền hành thì tôi cho rằng đấy là một việc rất không nên. Và nếu như chính quyền của tỉnh Nam Định dẫn dắt địa phương mình, cũng như dẫn dắt những người muốn đến dự đền Trần theo kiểu như thế, thì tôi cho rằng đấy thật là một điều vô cùng lầm lạc.


RFI: Thưa anh, xin được hỏi anh một câu cuối: quan điểm của anh về chuyện «phát ấn đền Trần» là phải giữ nguyên truyền thống, nhưng lại có một quan điểm khác cho rằng trong xã hội hiện đại hiện nay, một xã hội mở, thay đổi và có thể nói là dân chủ, thì cái chuyện chuyển hóa, cải tiến cái truyền thống có thể xảy ra. Và nhiều chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể, họ cũng ủng hộ một cái nhìn «động» cho rằng, các truyền thống có thể thay đổi và có thể cải biên. Vậy ý kiến anh về chuyện này như thế nào ?


Nguyễn Xuân Diện: Tôi hiểu rằng truyền thống, các giá trị văn hóa vẫn được tiếp nối, vẫn được bổ sung qua các hoàn cảnh, cũng những thời kỳ lịch sử, thế nhưng trong chuyện này, cái điều gọi là phát huy hay cập nhật nó phải diễn ra trong một không gian và bối cảnh chung, đó là lễ hội đền Trần, tức là phải mở rộng lễ hội lớn hơn, đầy đủ hơn, có trục tư tưởng rõ ràng, có mục đích giáo dục truyền thống rõ ràng, thì điều đó chúng tôi rất khuyến khích.

Tất nhiên, trong lễ hội đền Trần nói chung, nghi lễ Phát ấn là hạt nhân, nhưng chính vì nó là hạt nhân mà phải cần giữ gìn nó đúng như truyền thống. Ở đây yếu tố Khai ấn và Phát ấn phải là yếu tố "tĩnh" trong một cái "động" là toàn bộ lễ hội đền Trần sẽ diễn ra trong nhiều ngày trong dịp rằm tháng Giêng, nếu là như vậy thì tôi rất tán thành.



RFI: Ban Việt ngữ RFI xin chân thành tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay.
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
810
Động cơ
498,300 Mã lực
E chưa bao giờ đi xin ấn Đền Trần cũng như đi Chợ Viềng. Có lẽ như vậy nên chưa được lên quan không nhỉ? Ai xin ấn Đền Trần lên quan rồi hú E 1 tiếng để năm sau E đi mua ấn!
tr
Tất cả các vị lãnh đạo lớn nhỏ của ta đã đều từng xin ấn đền Trần kể từ thời cụ Võ Nguyên Giáp trở đi.
Thực ra phong tục khai ấn là một phong tục đẹp và nhớ đến công lao của tổ tông, của những đời vua trước nhưng người ta đến đông quá làm nó loạn lên, nhà tổ chức cũng bối rối không biết phải làm thế nào với vài trăm nghìn người về xin ấn như thế.
Những năm trước trên OF nhiều cụ đã lập thớt trao đổi kiến thức rất kỹ về việc lấy ấn, nay chắc các cụ ấy đã làm quan cả rồi không buồn về tâm sự với mấy cụ mới.
Thực ra ấn đền Trần là ấn xịn bằng ngọc, chính là triện của các đời vua Trần còn để lại.
Ngày trước ngày 14/1 vua họp các quan và khai ấn để làm công lệnh cho các quan đi công tác sau những ngày ăn tết, sau này nhà đền làm lễ khai ấn và rước ấn để kỷ niệm một phong tục đẹp đã diễn ra trong lịch sử.
Nhiều người sau này cũng thích xin một cái ấn đóng trong thời khắc 12 h đêm ngày 14 để lấy may( cũng như được vua Trần ban cho vậy), chính các quan thời nay thích như vậy nên nhiều người mới bắt chước.
Phải nói thêm là thời khắc thiêng ấy có đóng nhanh cũng chỉ được 200 cái, vậy ấn mà lấy trong giờ ấy là cực hiếm mà đấy mới thực sự là khai ấn.
Còn một loại khác cũng quý không kém là loại đóng từ ấn xịn ra, sau đó đưa lên bàn kiệu rước ấn cùng hoặc giả sau này đóng nhiều quá người ta để ở bàn thờ để lẽ lúc khai ấn, ấn ấy không quý bằng nhưng mà cũng xịn mà được lễ trong đền lúc khai ấn. Lượng ấn này cũng có hạn, nếu có quan hệ với đúng nhà đền hoặc có người vào dự lễ xin cho thì may ra được, tất nhiên ai xin cũng phải trả tiền cho nhà đền.
Vì là ấn đã nhiều trăm năm nên nó cũng mòn, vậy đóng ra mờ mờ mới là ấn xịn, còn sắc nét như một số cụ trưng thì chắc chắn là ấn fake.
Nhiều khi người ta ăn theo làm bản sao bằng gỗ xong đóng lên vải, loại ấy bán đầy ở các hàng quán quanh đền và nhiều khi cả loại phát thoải mái trong đền trước giờ khai ấn.
Nhiều người lấy ấn fake nhưng vẫn có lộc là vì đã có lòng đến lễ và công đức ở đền thôi.
Kể ra cũng có điều lạ là rất nhiều người vì xin được cái ấn xịn năm ấy có thể thăng quan tiến chức hoặc làm ăn tốt thật, vây nhiều người mới muốn lấy như thế.
Ngoài ấn ngọc ta còn có ấn tướng của cụ Trần Hưng đạo làm bằng đồng ở bện đền Bảo lộc, ấn tướng thì khi nào xin cũng được, tât nhiên phải mât tiền.
Nhiều khi em lại thích lấy ấn tướng, vì cụ là Thánh chứ các vua không phải là thánh
 

thanhloveSUV

Xe tải
Biển số
OF-96394
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
261
Động cơ
401,950 Mã lực
Nơi ở
chỗ có cafe ngon ...
Website
vn.360plus.yahoo.com
ấn cóp pết mà cũng chen nhau cướp cho bằng đc.. " Ôi quê tôi.. vẫn còn thế này ..- Liêu xiêu liêu xiêu...chen nhau cướp giật....cái ấn cóp pết "..để lấy đc hàng fake mà khổ hỉ..
 

uaytau

Xe tăng
Biển số
OF-89251
Ngày cấp bằng
21/3/11
Số km
1,001
Động cơ
413,948 Mã lực
tr
Thực ra ấn đền Trần là ấn xịn bằng ngọc, chính là triện của các đời vua Trần còn để lại.

Vì là ấn đã nhiều trăm năm nên nó cũng mòn, vậy đóng ra mờ mờ mới là ấn xịn, còn sắc nét như một số cụ trưng thì chắc chắn là ấn fake.
Lạy cụ!
Tặng cụ cái ảnh cùng vài cái link đọc tham khảo chơi nhé:


http://laodong.com.vn/Van-hoa/Di-tim-y-nghia-cua-An-den-Tran/103429.bld
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111220/an-dong-co-nhat-co-nien-dai-ro-rang.aspx

Nếu muốn biết thêm nữa thì cụ gúc hộ cụm từ "Môn hạ sảnh ấn", còn muốn biết ấn đóng vào giấy cho các cụ là loại nào thì em giới thiệu cho gặp thằng bạn học cùng lớp Gấu nhà em, bố nó là thủ từ đền Trần đới.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực

tit0e

Xe buýt
Biển số
OF-167920
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
905
Động cơ
851,015 Mã lực
các cụ mợ cho em hỏi xin cái này để làm gì vậy :-?
 

w&w

Xe máy
Biển số
OF-39888
Ngày cấp bằng
4/7/09
Số km
70
Động cơ
469,570 Mã lực
Chẳng qua cụ chưa được sờ vào cái ấn vải lụa bao giờ vì cái đấy không bán cũng không đăng ký để lấy được ạ.
Vâng cụ có cụ cứ khoe, có ai cấm đâu:D
Em đã giao phó cho thằng em, nó cầm lên rồi nhưng mai mới giao lưu cafe.
Ấn lụa thì cụ phải hỏi những cụ nào đi xin ấn nhiều lần và được vào sân dự lễ khai ấn các cụ ấy kể cho mà nghe cụ ạ. Em còn thửa được cái lụa điều nhé, hàng kịch độc chỉ đóng một lần duy nhất vào cuối 2005, lụa nguyên là vải phủ tượng lúc nhập tượng cho 14 cụ tượng đồng vào đền.
Nếu vậy thì có lẽ cụ là quan to lắm nhỉ? :-o
 

Saigon3

Xe tải
Biển số
OF-140257
Ngày cấp bằng
1/5/12
Số km
473
Động cơ
361,210 Mã lực

Cảnh người dân chen lấn, giẫm đạp lên nhau tại buổi phát ấn đền Trần sáng 24-2 - Ảnh: Nguyễn Khánh
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/535294/le-khai-an-den-tran-cho-chuc-an-can-quet-loc.html

Em thắc mắc không hiểu những người chen lấn, trèo lên đâu người khác như thế này là họ lấy ấn cho mình để mong mau thăng quan tiến chức hay là để đem ra ngoài bán 1,5 triệu/tờ?
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,723
Động cơ
539,233 Mã lực
Sao phải khổ thế nhỉ, chả ấn nào bằng ấn Bác Hồ cả các cụ nhể?
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
6,749
Động cơ
446,106 Mã lực
Năm ngoái chị e đi về, cho e 1 ấn, e vứt đâu k biết, tối wa về lại được tiếp, năm naye giữ xem thế nào, có gì sang năm e báo các cụ
 

tuanphuongduong

Xe tăng
Biển số
OF-158571
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
1,656
Động cơ
362,888 Mã lực
Nơi ở
cùng gấu và F1
Ôi quê tôi, sao lại thế này, chen nhau lung tung cho mệt cái thằng người :D
 

congngo

Xe container
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
6,025
Động cơ
537,770 Mã lực
Thiện tai, thiện tai.
Vua Trần có hiển linh mà nhìn thấy cảnh con dân việt đè đầu cưỡi cổ nhau để tranh giành lấy cái tờ giấy có hình ấn của ngài, chắc ngài cũng sốc lắm.
 

cháu lên 3

Xe container
Biển số
OF-92986
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
6,398
Động cơ
456,518 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
bọn quản lý ngu nhu ó, sao nhu cầu người dân lấy ấn đông như thế mà nó ko làm mấy cái đường vòng sắt như kiểu xếp hàng đi cáp treo ấy, rồi từng người vào nhận ấn, lấy đâu ra cái kiểu chen lấn nữa, ngu
 

Getz9204

Xe tải
Biển số
OF-65688
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
232
Động cơ
436,990 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn.
Các cụ cho em hỏi ngu 1 cái: thế cái ấn ở đền Trần bên Thái Bình và ấn ở đền Trần bên Nam Định thì có giống nhau không ạh? Vì em thấy bảo phải rước kiệu hay ấn từ đền Trần ở Thái Bình sang Nam Định cơ ạh (cái này em k chắc chắn lắm). Tks các cụ trước ạh.
 
Chỉnh sửa cuối:

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Các cụ cho em hỏi ngu 1 cái: thế cái ấn ở đền Trần bên Thái Bình và ấn ở đền Trần bên Nam Định thì có giống nhau không ạh? Vì em thấy bảo phải rước kiệu hay cái gì đó từ đền Trần ở Thái Bình sang Nam Định cơ ạh. Tks các cụ
Hê hê... ăn thua gì bác! Thanh Hóa cũng khai ấn đền Trần kìa (cụ tỷ gúc gồ nhé)! =))=))=))

Các bác thông cảm, chỉ vì mong muốn thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh ở MỖI ĐỊA PHƯƠNG CỦA MÌNH nên các tỉnh đều sẵn sàng cho chiến dịch PR hút khách mê muội về cho mình...chăn! Mà du lịch tâm linh đang là mốt đấy! Tính địa phương, cục bộ càng được đẩy lên đỉnh điểm!
 

van_anh_auto

Xe tải
Biển số
OF-70411
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
332
Động cơ
430,750 Mã lực
Nơi ở
Lâu đài tình ái
Tổ chức lễ hội thế này ở VN chỉ tổ cho bọn ăn cắp, cướp giật, móc túi hoành hành.
Lễ chùa để cầu may, nhưng vừa cầu xong thì đã bị cướp túi, hix hix
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top