- Biển số
- OF-36688
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 25,143
- Động cơ
- 753,163 Mã lực
Mình chỉ là bộ tộc, bộ lạc của Nam Việt, làm đếch có sử chuẩn mà cãi.
Đất này là đất phản trắc, nên khó nuốt lắm. Có bình định xong rồi đưa quan sang cai trị thì chính thằng quan đó cũng nhiễm thức ăn nước uống của xứ này rồi làm phản thôi, như Triệu Đà, như Cao Biền...Uh, di mà nó nuốt éo xong, trong khi các nước di hay dịch, thạm chí nhiều nc còn xơi đc cả Trung nguyên như Liêu, Tây hạ, đại lí, thổ phồn, nữ chân vvv thì sao? Thế nó mới băn khoăn sao ko nuốt đc
Cá nhân cháu chỉ thấy tiếc là ở đất nước chúng ta khi đi đâu, khi gặp những thứ cổ cổ chút mà trên đấy có "chữ "là chúng ta những người bình thường không hiểu được cha ông viết gì trong đó. Trong khi đó bọn bên kia biên giới lại đọc được, thế mới buồn!
Cái tiêu đề có gì sai sai.Tôi có đọc An Nam chí lược, sách do Lê Tắc tk 13 thời Trần viết, hẳn là cuốn sử cổ, không bị sửa chữa. Ông ấy hàng nhà Nguyên, sang Tàu mới viết sách này. Sách chép có đoạn trích về chiếu chỉ của tay Tống Thái Tông phạt Lê Hoàn, năm 980:
Thanh-giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa-đồ Trung-Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ-Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia xẻ đất đai, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh-giáo thành ra phong-tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình-định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn-Toàn-Hưng xuất quân qua đánh.
Theo như lời chiếu, 1 tư liệu theo tôi là chân xác nhất về lịch sử, thì tay vua Tống này đã xác nhận đất của nước Việt chưa bao giờ sát nhập vào Tàu cả, và có phong tục riêng biệt. Nếu điều suy luận này là đúng, thì ông Ngô Sĩ Liên khi biên soạn bộ Đại Việt sử ký đã sai lầm hoàn toàn khi đã gán ghép Hai Bà Trưng, Triệu Đà...vào lịch sử tộc Việt hiện nay cho đủ 4000 năm.
Để có 4000 năm, tay Ngô Sĩ Liên nay đã làm việc tai hại, là công nhận 1000 năm Bắc thuộc một cách vô cớ. Tôi sẽ chỉ ra dưới đây, mà bấy lâu nay các học giả của chúng ta, ngay cả như ông Đào Duy Anh cũng đã cố diễn giải theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, mặc định Đại Việt sử ký là hoàn toàn chính xác.
Tại nếu chôn ở 2 địa danh ấy thì không an toàn.Trụ đồng do Mã Viện dựng ở đâu ?
Thế kỉ 15, nhân nhà Minh bị Thanh chiếm, Thanh Vương Trịnh Tráng sai tướng đem 300 chiếc thuyền định chiếm lại đất cũ mất vào Tàu hồi nhà Mạc cho. Đến nơi đen đủi cái bọn Thanh nó đóng sẵn. Tay Mã đô đốc ước hẹn rằng:''ở ngoài 10 châu cho đến đất Phân Mao đồng đụ đã lâu là đất của An Nam''. Quân ta rút về, sau vẫn ko đòi lại được đất 6 động Tư Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù thuộc châu Vĩnh An.
Sách Độc sử phương dư kỷ yếu chép ''Phân Mao lĩnh ở phía Tây huyện Phương Thành thuộc Khâm Châu tỉnh Quảng Đông, tương truyền Mã Viện đời Hán đánh dẹp Giao Chỉ dựng cột đồng ở đó.''
Sách An nam chí chép:
Lưu-Chiêu nói: Giao-Chỉ tức là nước An-Dương. Mã-Phục-Ba đời Hán dẹp yên giặc ở Giao-Chỉ, rồi dựng trụ đồng để làm giới hạn cho nhà Hán. Đời nhà Đường, Mã-Tống làm chức An-nam đô-hộ, lại dựng hai cái trụ đồng, vì Tống là con cháu của Phục-Ba. Xưa có truyền lại rằng: ở nơi động Cổ-Sum, tại Khâm-Châu có cái cột đồng của Mã-Viện và lời thề rằng: "Hễ cái trụ đồng nầy gãy, thì nước Giao-Chỉ tiêu-diệt", vì thế, người Giao-Châu, mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá, ngói, ném vào dưới chân cột đồng, nên chẳng bao lâu, nơi ấy hóa thành gò.
Người Quế-Châu, năm Thiên-Bữu thứ 10 (751) làm An-nam đô-hộ, đem quân đánh Vân-Nam,
thâu phục thành An-Ninh, dựng lại trụ đồng của Mã-Viện để định cương giới.
Nếu huyền thoại này là thật, thì nếu Hai Bà Trưng ở Mê Linh ngày nay, thì cớ gì Mã Viên lại cho dựng cột đồng ở biên giới phía Bắc, mà không phải là ở Thanh Hóa, hay Nghệ An gì ?
Cũng có thể là do tay họ Đàotội tại tay họ Ngô ạ?
Về vấn đề Hai bà Trưng thì em có một thắc mắc về tính " liên tục của hình thái xã hội " cũng có hỏi vài nơi nhưng chẳng tìm được câu trả lời thoả đáng .I. Các học giả Việt Nam từ xưa đến nay đều mơ hồ về giai đoạn trước năm 900.
Như chúng ta biết, từ khoảng năm 900, tộc Việt mới độc lập, và cho đến thời Lý, Trần chúng ta hẳn mới có các sử quan để chép sử. Nên ls giai đoạn từ năm 900 về trc, chúng ta phải dùng sách Tàu để biên soạn sách. Đặc biệt khi nhà Minh đốt hết sách, Ngô Sĩ Liên biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, ông ấy phải dùng sử Tàu để viết về lịch sử Việt Nam. Và các sách Tàu, ví như sách Thủy kinh chú, viết về Địa lý, rất khó khảo cứu, và các sử gia của VN từ 2000 năm nay đã làm gì ? Họ Đoán mò. Thật tai hại.
Tại sao tôi nói như thế ? Hai Bà Trưng, Mã Viện.
Tài liệu Tàu và Việt chép về Hai Bà Trưng như sau:
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.
Than ôi, biên giới nước Việt và Tàu hiện nay được ngăn cách bởi biên giới thiên nhiên hiểm trở, vậy mà năm 40 mà người đàn bà này đã đóng đô ở Mê Linh. Tên của địa chỉ, mà các học giả Việt Nam tự diễn giải là ở miền Bắc Việt Nam, rõ hơn là làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc. Người đàn bà này đã lấy 65 thành, 1 số không tưởng, và ảnh hưởng đến tất cả những quận khổng lồ thời ấy, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.
Sự thật là đâu ?
Có nhân vật Hai Bà Trưng, có việc khởi nghĩa, nhưng Hai Bà Trưng này chẳng thể là tộc người Việt hiện nay, Mê Linh chẳng phải là 1 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Thực tế bà này ở phía Nam của Tàu hiện nay. Như thế mới đúng chân xác của lịch sử. Ngô Sĩ Liên đã gán ghép Hai Bà Trưng vào lịch sử dân tộc Việt.
Cụ viết thế này thì thớt hết vở. Thớt chỉ suy luận linh tinh, chứ trả lời được cụ, bằng chứng cứ, thì thớt pó tay chấm cơm.trích Hậu hán thư chương 86:
Phiên bản đầu tiên xuất hiện khoảng năm 445 sau Công lịch trong cuốn Hậu Hán thư (Hou Hanshu 後漢書) của Fan Ye (Phạm Việp), như sau:
“Năm thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công [đầu não của] quận. Trưng Trắc là con gái của một Lạc tướng ở huyện Mê Linh (Mê đọc là Mê, Linh đọc là Linh). Thị lấy Thi Sách ở Chu Diên làm vợ, rất khỏe mạnh và can đảm. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật để trừng phạt thị. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Bố đều hưởng ứng [lời kêu gọi của chúng] và chiếm 65 thành. Trắc tự xưng là vua” 至十六年,交阯女子徵側及其妹徵貳反,攻郡。徵側者,麊泠縣雒將之女也。(麊音莫支反,泠音零。) 嫁為朱䳒人詩索妻,甚雄勇。交阯太守蘇定以法繩之,側忿,故反。於是九眞、日南、合浦蠻里皆應之,凡略六十五城,自立為王.
Phiên bản thứ hai xuất hiện sau đó gần một thế kỉ (~515-524) trong cuốn Thủy kinh chú (Shuijing zhu 水經注)của Li Daoyuan (Lịch Đạo Nguyên), như sau:
“Sau con trai của một Lạc tướng ở Chu Diên có tên Thi lấy con gái Lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ. Trắc rất can đảm. Thị lôi kéo Thi khởi loạn (chú: gần đây khắc sai “Thi” thành “thê”), tấn công [đầu não của] châu quận và chinh phục các Lạc tướng khác, họ đều tôn Trắc làm vua, đóng đô ở Mê Linh” 後朱䳒雒將子名詩索麊冷雒將女名徵側為妻。側為人有膽勇,將詩起賊 (案近刻訛為妻),攻破州郡,服諸雒將,皆屬徵側為王,治麊泠縣.
https://leminhkhaiviet.wordpress.com/tag/nguyen-phuong-hau-han-thu-thuy-kinh-chu-dai-viet-su-ki-toan-thu/
Phải giống cụ này, có dẫn chứng đoàng hoàng, trích nguồn rõ ràng, còn như cụ chủ e thấy nói linh tinh, gióing kiểu nghe một ông dở hơi nào đó nói rồi cóp nhặt suy đoántrích Hậu hán thư chương 86:
Phiên bản đầu tiên xuất hiện khoảng năm 445 sau Công lịch trong cuốn Hậu Hán thư (Hou Hanshu 後漢書) của Fan Ye (Phạm Việp), như sau:
“Năm thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công [đầu não của] quận. Trưng Trắc là con gái của một Lạc tướng ở huyện Mê Linh (Mê đọc là Mê, Linh đọc là Linh). Thị lấy Thi Sách ở Chu Diên làm vợ, rất khỏe mạnh và can đảm. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật để trừng phạt thị. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Bố đều hưởng ứng [lời kêu gọi của chúng] và chiếm 65 thành. Trắc tự xưng là vua” 至十六年,交阯女子徵側及其妹徵貳反,攻郡。徵側者,麊泠縣雒將之女也。(麊音莫支反,泠音零。) 嫁為朱䳒人詩索妻,甚雄勇。交阯太守蘇定以法繩之,側忿,故反。於是九眞、日南、合浦蠻里皆應之,凡略六十五城,自立為王.
Phiên bản thứ hai xuất hiện sau đó gần một thế kỉ (~515-524) trong cuốn Thủy kinh chú (Shuijing zhu 水經注)của Li Daoyuan (Lịch Đạo Nguyên), như sau:
“Sau con trai của một Lạc tướng ở Chu Diên có tên Thi lấy con gái Lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ. Trắc rất can đảm. Thị lôi kéo Thi khởi loạn (chú: gần đây khắc sai “Thi” thành “thê”), tấn công [đầu não của] châu quận và chinh phục các Lạc tướng khác, họ đều tôn Trắc làm vua, đóng đô ở Mê Linh” 後朱䳒雒將子名詩索麊冷雒將女名徵側為妻。側為人有膽勇,將詩起賊 (案近刻訛為妻),攻破州郡,服諸雒將,皆屬徵側為王,治麊泠縣.
https://leminhkhaiviet.wordpress.com/tag/nguyen-phuong-hau-han-thu-thuy-kinh-chu-dai-viet-su-ki-toan-thu/