https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_Bà_Trưng
Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn
Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 (sau Công nguyên) bởi học giả
Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến 189 AD. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến 2 chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong 2 chương của
Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của 2 bà thời kỳ
nhà Tây Hán.
Ở chương 86 của
Hậu Hán Thư, với tiêu đề:
"Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians) có viết:
Vào năm Kiến Vũ thứ 16 thời Hán Quang Vũ Đế (40), ở quận Giao Chỉ có hai người đàn bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi loạn và tấn công thủ phủ của quận. Trưng Trắc là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh, bà là vợ của Thi Sách. Bà ta là 1 chiến binh tàn bạo. Tô Định Thái Thú của quân Giao Chỉ đã dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Nhưng bà ta lại càng hung dữ và chống đối hơn. Những tộc trưởng Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố gia nhập với bà ta, và bà ta đã đoạt được 65 thành trì và trở thành Nữ vương. Chính quyền của quận Giao Chỉ và các quận khác chỉ có thể phòng thủ để tự bảo vệ mình. Hán Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu chuẩn bị xe kéo, thuyền bè phục vụ cho xây dựng cầu đường, để mở lối đi qua núi nhằm cải thiện công tác vận lương.
Năm thứ 18 (42), Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện và Phù Lạc hầu Lưu Long dẫn hơn 1 vạn quân từ quận Trường Sa, Quý Dương, Nam Ninh, Thương Ngô. Vào mùa hè năm 43, Mã Viện tái chiếm Giao Chỉ và diệt Trưng Trắc, Trưng Nhị, và những kẻ khác ở những vùng rải rác. Khu vực biên giới đó vì vậy đã được bình định
Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội
[6]. Mẹ Hai Bà là
Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan.
Tuy nhiên,
theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi[6]. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua
nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là
kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là
kén nhì; trứng ngài tốt gọi là
trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là
trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần,
tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là
Trưng Trắc và
Trưng Nhị[7][8]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau
[8]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”
[9]. Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.
Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là
Thi[10].