[Funland] Sai lầm tai hại của Lịch sử Việt Nam.

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
atlas06 vui lòng tóm ngắn gọn, rõ ràng từng ý một.

1- Xiêm thắng khi nào, thua khi nào, bằng chứng (chỉ cần ghi tên bằng chứng, ví dụ thư X ngày a tháng b năm c)
2- Lào thắng khi nào, thua khi nào, bằng chứng?

Cụ viết dài, trùng lặp, rối rắm rất khó tranh luận dứt điểm.
tôi viết có đầy đủ mốc: lào thắng trận đầu với Trần Quang Diệu vào năm 1790 căn cứ sử Xiêm và Xiêm báo tin cho nhà Nguyễn tháng 5/1791 ( Đại nam thực lục)
sau đó tháng 6/1791 Trần Quang Diệu báo thù cử đại quân quân đánh lào. lào rút lui và thua to. Tháng 10/1791 Diệu rút quân về. ( sử Việt)
tháng 3/1792 Huệ tấn công vạn Tượng mở đường xuống Chân Lạp. Vạn tượng thua to cầu cứu Xiêm. Xiêm đề nghị Nguyễn phối hợp Nguyễn Ánh từ chối. ( đại nam thực lục)
Xiêm tự cử 2 đạo quân phối hợp cùng lào chặn bắt đánh thắng tây sơn thời điểm tháng 5 hoặc 6/1792 bắt 4000 tù binh. ( căn cứ sử Xiêm)
tháng 5/1792 Nguyễn ánh biết kế hoạch của tây sơn đề nghị Xiêm phối hợp và Xiêm trả lời họ đã cùng quân lào thắng tây sơn và bắt 4000 tù binh. căn cứ thư giáo sĩ tháng 6/1792 tây sơn đã rút quân.
tháng 8/1792 Nguyễn Ánh đánh thị nại ( Đại nam thực lục)
cuối tháng 8/1792 Nguyễn Huệ thay đổi cách đánh mượn đường Nhạc đánh Gia Định bằng đường bộ ( căn cứ Hịch tây sơn)
16/9 Nguyễn Huệ chết
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
tôi viết có đầy đủ mốc: lào thắng trận đầu với Trần Quang Diệu vào năm 1790 căn cứ sử Xiêm và Xiêm báo tin cho nhà Nguyễn tháng 5/1791 ( Đại nam thực lục)
sau đó tháng 6/1791 Trần Quang Diệu báo thù cử đại quân quân đánh lào. lào rút lui và thua to. Tháng 10/1791 Diệu rút quân về. ( sử Việt)
tháng 3/1792 Huệ tấn công vạn Tượng mở đường xuống Chân Lạp. Vạn tượng thua to cầu cứu Xiêm. Xiêm đề nghị Nguyễn phối hợp Nguyễn Ánh từ chối. ( đại nam thực lục)
Xiêm tự cử 2 đạo quân phối hợp cùng lào chặn bắt đánh thắng tây sơn thời điểm tháng 5 hoặc 6/1792 bắt 4000 tù binh. ( căn cứ sử Xiêm)
tháng 5/1792 Nguyễn ánh biết kế hoạch của tây sơn đề nghị Xiêm phối hợp và Xiêm trả lời họ đã cùng quân lào thắng tây sơn và bắt 4000 tù binh. căn cứ thư giáo sĩ tháng 6/1792 tây sơn đã rút quân.
tháng 8/1792 Nguyễn Ánh đánh thị nại ( Đại nam thực lục)
cuối tháng 8/1792 Nguyễn Huệ thay đổi cách đánh mượn đường Nhạc đánh Gia Định bằng đường bộ ( căn cứ Hịch tây sơn)
16/9 Nguyễn Huệ chết
Tôi tóm ý cụ nhé

1- Lào thắng Diệu 1790, Xiêm gửi tin chiến thắng và dâng lễ vật 5/1791
2- 6/1791 Diệu báo thù Lào. Lào thua to. Diệu rút quân 10/1791.
3- 3/1792 Vua Xiêm gửi thư báo tin Lào thua, cầu viện Ánh nhưng Ánh từ chối.
4- 5-6/ 1792 Xiêm tự cử 2 đạo quân đánh Diệu. Thắng to, bắt 4000 tù. TS rút quân 6/1792.
5- 5/1972 Ánh viết thư cầu viện nhưng Xiêm đã thắng rồi.

Cụ có thay đổi bổ sung gì kg? Phần Thị Nại và hịch để sau đi. Dứt điểm sử liệu Xiêm - Lào trước đã.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Lý Bí dấy nghiệp từ Hà Tĩnh cũng đánh chiếm được cả Giao Chỉ đây thôi, còn giữ cơ nghiệp mấy đời. Còn như Mai Thúc Loan còn liên kết cả nước ngoài cũng mấy vạn binh. Nước ta dài đường thuỷ tiện lưu thông.
Việc dấy binh thì từ phương nam ra thì đúng là thành công :)) như cụ Lê Lợi thôi, vòng từ Thanh Hóa vào Tây nghệ An, xong vòng xuống miền Trà Lân... rồi lại vòng theo quốc lộ 1 ra bắc :) đi tới đâu gom quân tới đó.
Mai Thúc Loan chỉ là anh gánh vải mà gọi binh 40 vạn đấy thôi.
40 vạn cái con khỉ ấy =)) toàn bốc phét cả. cụ tưởng tượng 40 vạn quân nó kinh khủng tới mức nào không :D, đến 29 vạn quân Thanh còn nghe bảo là con số phóng đại cơ mà =)) thời đó thì chắc cũng kiểu Lương Sơn Bạc là hết mức thôi, cũng khởi nghĩa do mấy anh quan chức bị thất sủng, bất mãn, chạy về vùng sơn cước dấy binh :D
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Tôi tóm ý cụ nhé

1- Lào thắng Diệu 1790, Xiêm gửi tin chiến thắng và dâng lễ vật 5/1791
2- 6/1791 Diệu báo thù Lào. Lào thua to. Diệu rút quân 10/1791.
3- 3/1792 Vua Xiêm gửi thư báo tin Lào thua, cầu viện Ánh nhưng Ánh từ chối.
4- 5-6/ 1792 Xiêm tự cử 2 đạo quân đánh Diệu. Thắng to, bắt 4000 tù. TS rút quân 6/1792.
5- 5/1972 Ánh viết thư cầu viện nhưng Xiêm đã thắng rồi.

Cụ có thay đổi bổ sung gì kg? Phần Thị Nại và hịch để sau đi. Dứt điểm sử liệu Xiêm - Lào trước đã.
Tôi bổ sung là tháng 3 / 1792 Tây sơn đánh Vạn tượng mục tiêu tiến xuống Chân Lạp và đánh Gia Định vạn tượng thua to
Trận này không phải Diệu chỉ huy mà khả năng cao là Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
atlas06, tôi tóm ý cụ nhé, có bổ sung ở khoản 3 theo yêu cầu của cụ:

1- Lào thắng Diệu 1790, Xiêm gửi tin chiến thắng và dâng lễ vật 5/1791
2- 6/1791 Diệu báo thù Lào. Lào thua to. Diệu rút quân 10/1791.
3a- 3/1792 Vua Xiêm gửi thư báo tin Lào thua, cầu viện Ánh nhưng Ánh từ chối.
3b- Huệ đích thân đánh Vạn Tượng nhằm vòng xuống đánh Chân Lạp và Gia Định.
4- 5-6/ 1792 Xiêm tự cử 2 đạo quân đánh Diệu. Thắng to, bắt 4000 tù. TS rút quân 6/1792.
5- 5/1972 Ánh viết thư cầu viện nhưng Xiêm đã thắng rồi.

Cụ có thay đổi bổ sung gì nữa kg?
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
atlas06, tôi tóm ý cụ nhé, có bổ sung ở khoản 3 theo yêu cầu của cụ:

1- Lào thắng Diệu 1790, Xiêm gửi tin chiến thắng và dâng lễ vật 5/1791
2- 6/1791 Diệu báo thù Lào. Lào thua to. Diệu rút quân 10/1791.
3a- 3/1792 Vua Xiêm gửi thư báo tin Lào thua, cầu viện Ánh nhưng Ánh từ chối.
3b- Huệ đích thân đánh Vạn Tượng nhằm vòng xuống đánh Chân Lạp và Gia Định.
4- 5-6/ 1792 Xiêm tự cử 2 đạo quân đánh Diệu. Thắng to, bắt 4000 tù. TS rút quân 6/1792.
5- 5/1972 Ánh viết thư cầu viện nhưng Xiêm đã thắng rồi.

Cụ có thay đổi bổ sung gì nữa kg?
Ok không bổ sung gì. Nhưng Lưu ý là Diệu rút từ Lào về năm 1791 và ông ta không tham chiến bên Lào nên tháng 4-5/ 1792 xiêm thắng Tây sơn là thắng tướng khác
 

tinhcuoi916

Xe tải
Biển số
OF-149003
Ngày cấp bằng
12/7/12
Số km
465
Động cơ
362,739 Mã lực
cụ át lát bị đánh văng từ Voz sang đây, vẫn bão bùng kinh khủng tởm :))
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Ok không bổ sung gì. Nhưng Lưu ý là Diệu rút từ Lào về năm 1791 và ông ta không tham chiến bên Lào nên tháng 4-5/ 1792 xiêm thắng Tây sơn là thắng tướng khác
Ok, ta bắt đầu từ 1 nhé, dứt điểm lần lượt từng khoản.

1- Lào thắng Diệu 1790 và Xiêm gửi tin mừng dâng lễ vật 5/1791.

Xin cụ dẫn bằng chứng, trích đoạn ngắn gọn thôi.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Chim gì mà lung linh thế?
âất Mê Linh có thể có tù trưởng nhưng có phải tù trưởng đuổi ông Tô Định không thì chưa rõ lắm
Nếu quan thu thuế như Tô Định đã đóng tận Mê Linh, tại sao lại đóng mốc biểu tượng chủ quyền cách đó cả ngàn cây số, nếu cách rìa xa nhất là Thanh Hóa thì quá xa.

Vấn đề 65 thành từ Nam Ninh xuống tận Nhật Nam nhất tề nôổi lên nghe cứ như cụ Mai Thúc Loan từ Nghệ An cõng vải chạy sang tận kinh đô nhà Đường;))
Em nghe tên nhân vật lịch sử ta cứ như nghe tên diễn viên Hồng Công bên hông chợ nhớn Cụ nhề :D.

Khúc Thừa Dụ, Kiều Công Tiễn, Ngô Xương Ngập , Ngô Xương Văn,Đinh Bộ Lĩnh,Lý Công Uẩn, Mai Thúc Loan, Triệu Quang Phục, Dương Đình Nghệ...

Có lẽ cách đặt tên chữ Hán thuần vẫn tồn tại cho đến khi người Pháp vào Việt Nam, sau này cứ trai Văn gái Thị rồi tên lại cứ phải là Lúa là Nếp là Thơm là Nhài là Dịu :D
 

chessgenius

Xe máy
Biển số
OF-400984
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
93
Động cơ
233,412 Mã lực
Tuổi
34
Việc dấy binh thì từ phương nam ra thì đúng là thành công :)) như cụ Lê Lợi thôi, vòng từ Thanh Hóa vào Tây nghệ An, xong vòng xuống miền Trà Lân... rồi lại vòng theo quốc lộ 1 ra bắc :) đi tới đâu gom quân tới đó.

40 vạn cái con khỉ ấy =)) toàn bốc phét cả. cụ tưởng tượng 40 vạn quân nó kinh khủng tới mức nào không :D, đến 29 vạn quân Thanh còn nghe bảo là con số phóng đại cơ mà =)) thời đó thì chắc cũng kiểu Lương Sơn Bạc là hết mức thôi, cũng khởi nghĩa do mấy anh quan chức bị thất sủng, bất mãn, chạy về vùng sơn cước dấy binh :D
thì cũng đồng ý là chém, nhưng việc dấy binh được nhiều dân ủng hộ thì không phải là hiếm.

Quan trọng gặp đúng thời dân đói thì họ theo thôi. Thời bình thì khó hơn nhiều. Việc các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời bắc thuộc có nhiều cuộc không có tên nhưng kéo được từ Cửu Chân hoặc Nhật Nam ra Giao Chỉ cũng không hề ít.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
thì cũng đồng ý là chém, nhưng việc dấy binh được nhiều dân ủng hộ thì không phải là hiếm.

Quan trọng gặp đúng thời dân đói thì họ theo thôi. Thời bình thì khó hơn nhiều. Việc các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời bắc thuộc có nhiều cuộc không có tên nhưng kéo được từ Cửu Chân hoặc Nhật Nam ra Giao Chỉ cũng không hề ít.
Thường bạo loạn xảy ra khi có thiên tai, mất mùa .... mà thường cái đó theo diện rộng :))
 

chessgenius

Xe máy
Biển số
OF-400984
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
93
Động cơ
233,412 Mã lực
Tuổi
34
Em nghe tên nhân vật lịch sử ta cứ như nghe tên diễn viên Hồng Công bên hông chợ nhớn Cụ nhề :D.

Khúc Thừa Dụ, Kiều Công Tiễn, Ngô Xương Ngập , Ngô Xương Văn,Đinh Bộ Lĩnh,Lý Công Uẩn, Mai Thúc Loan, Triệu Quang Phục, Dương Đình Nghệ...

Có lẽ cách đặt tên chữ Hán thuần vẫn tồn tại cho đến khi người Pháp vào Việt Nam, sau này cứ trai Văn gái Thị rồi tên lại cứ phải là Lúa là Nếp là Thơm là Nhài là Dịu :D
Tầng lớp trên Hán hoá mạnh thì tên như vậy là bình thường, tầng lớp dưới như bộ hạ của Trần Hưng Đạo hay Lê Lợi tên toàn rất xấu toàn kiểu chim chóc, cá, chó, hổ, ...

Còn chưa kể đến cái sự gọi là phiên âm Hán tức là tên viết ra thì thế chứ thật thì chưa chắc như ông Tạ Chí Đại Trường phiên Lý Thường Kiệt = Lý Thằng Cặt aka thằng cu họ Lý.

Còn như Đinh Bộ Lĩnh thì Bộ Lĩnh có thể là chức quan, chứ còn tên thì k chắc.
 

chessgenius

Xe máy
Biển số
OF-400984
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
93
Động cơ
233,412 Mã lực
Tuổi
34
Ngoài khởi nghĩa của hai bà, sau đấy cũng có khởi nghĩa Lương Long khá to, còn kéo được cả dân Hải Nam.

Hậu Hán thư chép: “Năm Kiến Ninh thứ ba thời Linh Đế(năm 170), Úc Lâm Thái thú Cốc Vĩnh dùng uy tín dụ hơn mười vạn người Ô Hử nội thuộc, đều trao cho dải mũ, đặt ra mười bảy huyện. Tháng mười hai mùa đông năm Hi Bình thứ hai(năm 173), người ở vùng Kiếu Ngoại quận Nhật Nam qua nhiều lần phiên dịch cống nạp. Năm Quang Hòa đầu tiên(năm 178), người Ô Hử Man ở quận Giao Chỉ, Hợp Phố làm phản, chiêu dụ người Cửu Chân, Nhật Nam, tụ hội mấy vạn người, đánh chiếm quận huyện. Năm thứ tư(năm 181), Thứ sử Chu Tuấn đánh phá chúng. Năm thứ sáu(năm 183), người ở vùng Kiếu Ngoại quận Nhật Nam lại đến cống nạp”.

An Nam chí lược:
Châu-Tuấn
Tự là Công-Vỹ, người Cối-Kê. Năm Quang-Hoà thứ 4 của Linh-Đế (181), Lương-Long ở quận Giao-
Châu cùng với Thái-Thú quận Nam-Hải là Khổng-Chỉ làm phản, vua Hán sai Tuấn làm Thứ-Sử quận
Giao-Châu. Khi đi qua quận nhà, Tuấn chiêu mộ người nhà hợp với 5.000 quân chia hai đạo tiến vào.
Trước tiên đã cho người tới quận để do thám tình hình hư thiệt của giặc và tuyên truyền oai đức để
chấn-động nhân-tâm của bọn giặc, liền đó kéo các đạo quân ở bảy quận (3) áp tới đánh chém Lương-
Long, rồi quân giặc đầu hàng, ước mấy vạn người. Nhân công đó, được phong tước Đô-Đình-Hầu.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
bây giờ tôi sẽ tóm lại các mốc thời gian nhé. Xem rồi bổ sung:
thời điểm 1790 lúc NGuyễn Huệ đi sang Thanh thì Trần Quang Diệu và Vũ Văn Uyên đem quân sang đánh lào số quân 3000 cộng với quân lào bản địa là 3000 quân tổng cộng 6000 quân và bị thua trên đất lào. Lào gửi từ binh cho Xiêm Xiêm báo tin thắng trận cho nhà Nguyễn theo Đại nam thực lục tháng 5 -1791
Tháng 6, năm Tân Hợi (1791), Trần Quang Diệu tiến đánh Trấn Ninh bắt được tù trưởng xứ đó là Thiệu Kiểu, Thiệu Đế. Tháng 8, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Trần Quang Diệu đã đánh thắng hai xứ Trịnh Cao và Quỳ Hợp. Tháng 10 năm đó, quân của ông tiến vào Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan phải bỏ trốn. Trần Quang Diệu vào thành Viêng Chăn và cho quân truy kích Chao Nan. Quân Tây Sơn đánh đuổi quân Vạn Tượng đến tận biên giới nước Xiêm, vua Vạn Tượng phải chạy trốn sang Xiêm. Tháng 10 ông rút về
tháng 3/ 1792 thực hiện kế hoạch nam tiến của Nguyễn Huệ:
  • Nguyễn Nhạc và quân "Tàu ô" (hải tặc Trung Hoa) cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định
  • Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm
  • Quân thuỷ của Quang Trung sẽ tiến vào đón lõng tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Nguyễn Ánh chạy ra biển
như vậy có 1 cánh quân bọc đường vạn Tượng đánh xuống Chân Lạp qua ngõ Cao Miên Tây sơn đánh Vạn Tượng do đích thân Nguyễn Huệ chỉ huy Vạn Tượng thua to cầu cứu người Xiêm.
Xiêm đề nghị vua Gia Long phối hợp đánh với tây sơn nhưng Gia Long chưa chấp thuận.
Xiêm cử 2 cánh quân kết hợp với Vạn tượng đánh quân Tây Sơn và chặn đứng quân tây sơn ở biên giới Cao Miên Vạn Tượng thắng lợi này Xiêm bắt 4000 tù binh. Thời điểm diễn ra trận thắng này khoảng tháng 5 hoặc tháng 6/1792.
tháng 5/1792 Gia Long nhận tin tình báo về kế hoạch đánh Chân Lạp bọc ngã tây ninh và 3 cánh quân của Tây sơn nên viết thư cho Xiêm đề nghị phối hợp. Vua Xiêm nhận thư hồi âm là đã thắng và chặn đứng cánh quân Tây sơn trên đất lào bắt 4000 tù binh mang về và từ chối kế họach phối hợp.
căn cứ vào thư giáo sĩ tháng 6/1792 thì tây sơn đã rút lui khỏi biên giới Cao Miên vì đụng 2 đội quân Xiêm và 40 chiếc tàu hải tặc tàu ô lỡn vỡn ở Bình Thuận vì gặp quá nhiều tàu buôn nước ngoài nên không dám tấn công.
Tạ chí Đại Trường có viết như sau:
Kế hoạch đánh Gia Định có vẻ thực vì toan tính to lớn, hung bạo hợp với thói quen của Nguyễn Huệ. Và sau đó quả có 40 thuyền Tề Ngôi của Quang Trung lần mò vào đánh phá ở Bình Thuận. Không biết vì sao kế hoạch không thành. Sử quan không cần nhắc lại nếu sự việc không xảy ra để cho họ ghi. Lelabousse đưa hai giả thuyết: hoặc Tây Sơn sợ những chiếc tàu Âu lúc này đến buôn bán rất nhiều ở Gia Định, hoặc quân họ đã gặp hai đạo quân Xiêm đưa lên ngăn họ vào Miên. Rốt cục họ đã rút lui. Sự thực, như đã nói, Nguyễn Huệ thật khó mà hi vọng thắng khi đưa quân đi vòng tránh đất Vua Anh để đến đánh. Còn đường bộ thì núi rừng chập chùng, quân Lào, Xiêm, Miên sẵn sàng tiêu hao, đánh tập hậu; đường nước thì gió bấc đã dứt và gió nam đang thổi mạnh. Cuộc viễn chinh chỉ chậm lại nếu không có bất ngờ xảy ra cho Nguyễn Huệ.
http://isach.info/story.php?story=lich_su_noi_chien_o_viet_nam_tu_1771_den_1802__ta_chi_dai_truong&chapter=0006

sau khi nhận được thư của vua Xiêm biết kế hoạc bọc đường Ai lao qua Chân lạp và đánh Gia Định của tây sơn đã thất bại nên ông quyết định đánh Thị nại vào tháng 8/1792 trận này ông thắng lớn phá hủy toàn bộ thủy quân tây sơn.
sau 2 thất bại trên đất lào và ở Thị Nại Nguyễn Huệ giận bấy gan mới phát hịch kêu gọi đánh Gia định và đề nghị dân 2 phủ Bình khang mở đường Ngày 27/8/1792, như vậy ông ta bỏ qua 2 kế hoạch đánh đường bộ trên đất lào và đánh đường thủy bọc ngõ Kiên Giang.
căn cứ lời hịch thì ông ta đã thay đổi cách đánh bằng cách mượn đường vua anh.
trích Tạ Chí Đại Trường:
Dự định của Nguyễn Huệ báo cáo cho dân chúng là quân Phú Xuân sẽ đem toàn lực lượng thuỷ bộ tung vào Gia Định, đánh đến tận Cao Miên, đập tan quân Nguyễn Ánh "như gỗ mục vậy". Đáng chú ý là tờ hịch nói "theo lệnh Vua Anh". Có thể thực hai bên đã đồng ý với nhau về điểm Huệ trợ giúp cho Nhạc này vì rõ ràng là họ đang đứng trước sự tồn vong của gia đình họ. Vì cũng chính trong tờ hịch, Nguyễn Huệ khuyến khích dân hai phủ trung thành với Nhạc và nói rõ rằng việc đánh Gia Định là để tỏ cho mọi người biết Nhạc - Huệ thực là anh em và họ không bao giờ quên họ cùng một dòng máu. Lời lẽ có tính cách trấn an và cũng lộ có sự tương nhượng. Có lẽ chính có sự nhượng bộ về phía Nhạc nên Nguyễn Huệ hiểu dụ các làng trong hai phủ phải lo làm cầu, đường để quân dễ trẩy đi..
như vậy kế hoạch 3 đạo quân vào Gia Định của Huệ đã phá sản chỉ còn 1 đạo quân.
20 ngày sau tờ hịch công bố Nguyễn Huệ chết 16 tháng 9 năm 1792
Về Xiêm thì sau trận Rạch Gầm, sử Nguyễn đã bảo là Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Họ không nói suông mà căn cứ vào hành động của Xiêm sau này. Cả 2 bên Nguyễn Ánh-Xiêm đều muốn mượn bên kia chống Tây Sơn, nhưng lần nào cũng vậy cả 2 bên chả bên nào chịu giúp bên nào, chả ai muốn đứng ra chịu đòn thay. Việc Xiêm có thắng Tây Sơn hay không thì chỉ là ngôn ngữ ngoại giao mà thôi, chả ai lại nhận là tao đang thua mày ra cứu nhé, mà phải nói là chúng ta cùng tiến lên tấn công kẻ thù thôi! Tấn công vào Phú Xuân luôn cho nó oách!

Nói về Nguyễn Huệ dự kiến 4 đường bao vây Nguyễn Ánh. Ai cũng thấy ngay là đường bộ từ Phú Xuân sang Lào sang Campuchia, toàn núi rừng, trước giờ chưa thấy đoàn quân nào đi. Mãi mấy trăm năm sau mới có quân mở đường Trường Sơn. Còn đường thủy xuống Kiên giang chặn hậu thì ai cũng thấy là lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh rất mạnh, chia nhỏ ra đi trước xuống Kiên Giang khác nào tự sát! Do đó mục đích 2 đường trên có thể là nghi binh, hoặc phao tin đồn để đối phương phân tán binh lực, hoặc là sau khi khảo sát thì thấy 2 đường là hoàn toàn không khả thi thì tự rút thôi. Còn lại đường bộ thì thông báo cho dân Bình Định biết. Đường thủy thì không cần phải thông báo và cũng phải giữ bí mật, nhưng chắc là sẽ dùng.

Một điểm nữa là chuyện Nguyễn Huệ có sang Lào hay không. Xét tình hình chiến sự có Nguyễn Ánh ở Gia Định thì không có lý do gì Nguyễn Huệ lại phải sang Lào mà bỏ trống Phú Xuân. Bao nhiêu tướng giỏi thì tại sao vua phải đi chuyện vụn vặt này? Đánh Lào chỉ cần 10.000 lính thì Nguyễn Huệ sao phải mang đại quân đi? Mà nếu chỉ mang 10.000 người thì số quân chục vạn còn lại sao có thể giao quyền cho người khác được?

Đề nghị mấy ông làm sử phải rời khỏi tháp ngà, suy nghĩ 1 tí. Có ông còn bảo Nguyễn Huệ đi du lịch Bắc Kinh Trung Quốc hàng tháng trời nữa cơ, sao rảnh mà bỏ nước đi như thế được!
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ok, ta bắt đầu từ 1 nhé, dứt điểm lần lượt từng khoản.

1- Lào thắng Diệu 1790 và Xiêm gửi tin mừng dâng lễ vật 5/1791.

Xin cụ dẫn bằng chứng, trích đoạn ngắn gọn thôi.
nguồn sử Xiêm
Sử triều Nguyễn chép tương đối giản lược về những chiến dịch của Tây Sơn đánh với liên quân nhà Lê và Lào[33] nhưng cũng đưa ra một số chi tiết về việc Trần Quang Diệu đánh sang Lào năm 1790 là thời gian vua Quang Trung vắng mặt. Theo sử Xiêm La thì:

… Vua Sisattanakhanahut tại Vientiane đã gửi một báo cáo nói rằng Ong Long Yuang, Ong Duk, và Ong Aem [Ông Long Nhương tức Nguyễn Huệ, Ông Thái Ðức tức Nguyễn Nhạc, Ông Em tức Nguyễn Lữ] đã chỉ định Ong Chiang Ba [Trần Quang Diệu?] và Ong Chiang Wian [Nguyễn Văn Uyên?] cầm một đạo quân Tây Sơn ba nghìn người. Ðoàn quân này kết hợp với ba nghìn quân Lào ở Phuan, tổng cộng là sáu nghìn, tiến vào đất Lào. Vua Vientiane điều động một đội quân Lào để ngăn chặn quân Việt, hai bên đụng độ tại Phuan. Quân Lào đánh bại quân Việt từ Ðàng Ngoài khiến họ phải tan tác, nhiều người bị giết. Họ tịch thu được một số lớn súng ống và vũ khí. Họ cũng bắt được một số người Lào làm tù binh, trong số đó có Nai Phu-thahan, Nai Thong và Nai Pan. Ba người này và ba mươi binh sĩ được gửi sang Bangkok.

Vua [Xiêm La] ra lệnh giao Nai Phu-thanhan, Nai Thong, Nai Pan và ba mươi người lính Việt có tên tuổi cho Ong Bo Ho, Ong Bet Luang, và Ong Doi Wian để họ hỏi cung và lấy tin tức từ các tù nhân ngõ hầu báo về cho vua nước An Nam
https://nghiencuulichsu.com/2017/09/08/tuong-quan-xiem-viet-cuoi-the-ki-xviii/
5/1791 báo Lào thắng và dâng chiến lợi phẩm. ĐNTL trang 246

 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
40 vạn cái con khỉ ấy =)) toàn bốc phét cả. cụ tưởng tượng 40 vạn quân nó kinh khủng tới mức nào không :D, đến 29 vạn quân Thanh còn nghe bảo là con số phóng đại cơ mà =)) thời đó thì chắc cũng kiểu Lương Sơn Bạc là hết mức thôi, cũng khởi nghĩa do mấy anh quan chức bị thất sủng, bất mãn, chạy về vùng sơn cước dấy binh :D
Thường hồi xưa là tính theo số đinh đàn ông từ 15 tuổi đến 70 tuổi, cả nước được 40 vạn thì cũng không có gì là lạ. Thời đó khởi nghĩa nông dân thì cũng chả phải trả lương cho lính hay may áo quần gì nên khỏi lo. Dĩ nhiên là số cầm vũ khí đánh trực tiếp thì ít hơn nhiều, nhưng số còn lại nếu cần thì cũng lấy đòn gánh ra đập địch được!
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Về Xiêm thì sau trận Rạch Gầm, sử Nguyễn đã bảo là Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Họ không nói suông mà căn cứ vào hành động của Xiêm sau này. Cả 2 bên Nguyễn Ánh-Xiêm đều muốn mượn bên kia chống Tây Sơn, nhưng lần nào cũng vậy cả 2 bên chả bên nào chịu giúp bên nào, chả ai muốn đứng ra chịu đòn thay. Việc Xiêm có thắng Tây Sơn hay không thì chỉ là ngôn ngữ ngoại giao mà thôi, chả ai lại nhận là tao đang thua mày ra cứu nhé, mà phải nói là chúng ta cùng tiến lên tấn công kẻ thù thôi! Tấn công vào Phú Xuân luôn cho nó oách!

Nói về Nguyễn Huệ dự kiến 4 đường bao vây Nguyễn Ánh. Ai cũng thấy ngay là đường bộ từ Phú Xuân sang Lào sang Campuchia, toàn núi rừng, trước giờ chưa thấy đoàn quân nào đi. Mãi mấy trăm năm sau mới có quân mở đường Trường Sơn. Còn đường thủy xuống Kiên giang chặn hậu thì ai cũng thấy là lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh rất mạnh, chia nhỏ ra đi trước xuống Kiên Giang khác nào tự sát! Do đó mục đích 2 đường trên có thể là nghi binh, hoặc phao tin đồn để đối phương phân tán binh lực, hoặc là sau khi khảo sát thì thấy 2 đường là hoàn toàn không khả thi thì tự rút thôi. Còn lại đường bộ thì thông báo cho dân Bình Định biết. Đường thủy thì không cần phải thông báo và cũng phải giữ bí mật, nhưng chắc là sẽ dùng.

Một điểm nữa là chuyện Nguyễn Huệ có sang Lào hay không. Xét tình hình chiến sự có Nguyễn Ánh ở Gia Định thì không có lý do gì Nguyễn Huệ lại phải sang Lào mà bỏ trống Phú Xuân. Bao nhiêu tướng giỏi thì tại sao vua phải đi chuyện vụn vặt này? Đánh Lào chỉ cần 10.000 lính thì Nguyễn Huệ sao phải mang đại quân đi? Mà nếu chỉ mang 10.000 người thì số quân chục vạn còn lại sao có thể giao quyền cho người khác được?

Đề nghị mấy ông làm sử phải rời khỏi tháp ngà, suy nghĩ 1 tí. Có ông còn bảo Nguyễn Huệ đi du lịch Bắc Kinh Trung Quốc hàng tháng trời nữa cơ, sao rảnh mà bỏ nước đi như thế được!
căn cứ vào sử liệu ở Nghệ An thì ít nhất NGuyễn Huệ 2 lần sang lào nhé:
Theo các thư tịch còn giữ được thì vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất hai lần. Lần thứ nhất, tháng 5 năm 1791, vua Quang Trung từ đây kéo quân lên vùng thượng du Nghệ An, vượt sang Lào đánh các lực lượng ********* đang có âm mưu cấu kết với bè lũ Lê Duy Chỉ chống lại triều Tây Sơn. Lần thứ hai, tháng 1 năm 1792, trên đường đánh giặc từ thượng du Nghệ An về, vua Quang Trung đã dừng chân ở đây.
http://baonghean.vn/bai-6-dau-an-hoang-de-quang-trung-tren-dat-nghe-an-32036.html
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top