- Biển số
- OF-400984
- Ngày cấp bằng
- 13/1/16
- Số km
- 93
- Động cơ
- 233,412 Mã lực
- Tuổi
- 34
Cứ như đoạn văn này rất lạ: tụ binh Giao Chỉ để đánh Giao Chỉ? Chỉ có thể hiểu là lấy quân của Giao Chỉ bộ oánh vào phần chính của Giao Chỉ là mạn Hợp Phố, oánh xong thì thuận đường biển vào Thanh Hóa đánh tiếp, đánh Cửu Chân có thể gia rthieets khôgn phải vì nổi dậy, mà là nhân tiện có binh lực mạnh thì khai phá một lần cho rõ đường đất, thung thổ, đồng thời đẩy các chiêến binh bại trận của HBT ra vùng xa nhất của Giao Chỉ.
Giả thiết này để giải thích cái chuyện 65 thành phải gọn trong môột hoặc hai quận thôi, chưa kể cái trụ đồng.
Các khởi nghĩa lớn mãi về sau như của Lê Lợi thời đầu, của Phan Đình Phùng và cả Hoàng Hoa Thám cho thấy các thủ lĩnh cũng tạo đưoợc phạm vi trong một hay hai tỉnh có cùng phong tục, lỗi sống..chứ cách hai nghìn năm mà phong trao rộng khắp như Việt Minh thì hơi lạ.
Bác đọc kĩ lại đi.Hậu Hán thư, Nam Man truyện quyển 86:
“Năm [Kiến Vũ] thứ 16 [40], người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, tấn công vào quận. Trưng Trắc là người ở huyện Mi Linh (麊冷), con gái Lạc tướng, được gả cho Thi Sách người huyện Chu Diên. Trưng Trắc là người rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật ước chế họ, Trắc căm giận nên làm phản. Vì thế người man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Chiếm được 65 thành, tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ cùng các Thái thú chỉ biết tự giữ. Quang Vũ bèn xuống chiếu cho Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ chuẩn bị xe thuyền, tu sửa cầu đường, khai thông núi khe, trích trữ lương thảo. Năm thứ 18 [42], sai Phục ba tướng quân Mã Viện, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí phát hơn vạn quân Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô đến chinh phạt. Tháng Tư năm sau [43], Viện phá được Giao Chỉ, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, dư đảng đều thua phải hàng. Tiến quân đánh bọn giặc Đô Dương ở Cửu Chân, phá được, chúng xin hàng. Dời hơn ba trăm tướng soái của y đến Linh Lăng, thế là đất lĩnh biểu thảy được bình định”.
Hậu Hán thư, Mã Viện truyện viết:
“Người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh chiếm mất quận, người man di ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo, cướp được hơn 60 thành ở cõi Lĩnh ngoại. Trắc tự lập làm vua. Thế là chiếu thư phong cho Phục ba tướng quân tên là Viện, phong Phù Lạc hầu là Lưu Long làm phó, đốc thúc Lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí tiến xuống phía nam đánh Giao Chỉ. Quân đến Hợp Phố thì Chí ốm chết, chiếu trao cho Viện nắm lấy binh quyền của Chí. Viện bèn men theo biển tiến quân, men núi mở đường trên ngàn dặm. Mùa xuân năm [Kiến Vũ] thứ 18 [42], quân đến Lãng Bạc, đánh nhau với giặc, phá được chúng, chém mấy nghìn thủ cấp, trên vạn giặc đầu hàng. Viện truy đuổi Trưng Trắc đến Cấm Khê, nhiều lần đánh bại, giặc bèn tan chạy. Tháng Giêng năm sau [43], chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa thủ cấp về Lạc Dương. Phong Viện làm Tân Tức hầu, thực ấp 3 ngàn hộ. […] Viện đem trên hai ngàn lâu thuyền lớn nhỏ cùng trên hai vạn quân binh tiến đánh giặc ở Cửu Chân cùng dư đảng của Trưng Trắc là bọn Đô Dương, từ Vô Công đến Cư Phong, chém được trên 5 nghìn giặc, phía nam cõi Lĩnh kiểu đều được bình định. Viện tâu rằng huyện Tây Vu có 3 vạn 2 ngàn, địa giới xa cách triều đình đến trên 2 ngàn dặm, xin chia làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải, được chấp thuận”.
Tô Định là thái thú Giao Chỉ quận aka Bắc bộ ngày nay. Chồng bà tên Thi (Sách) quê Chu Diên cũng ở bắc bộ.
Thái thú là chức quan đứng đầu quận nên k có chuyện Tô Định làm chủ cả Giao Chỉ bộ kéo tới tận phía bắc được
Mã Viện cùng Lưu Long đem quân đến Hợp Phố thì Lưu Long ốm tèo. Viện men theo đường biển đi tiếp thì đương nhiên đến Bắc Bộ, sau đánh dư đảng hai bà ở Vô Công, Cư Phong ở Cửu Chân.
Các thái thú chỉ biết đóng cửa thành tự giữ. Các thành không bị chiếm giữ hết mà chỉ bị bao vây thôi. Khi Mã Viện đến hai bà thua nhanh là vì trong đánh ra ngoài đánh vào thôi.
Ngoài ra cũng phải nói chút. Hán thư chép là 65 thành, thực ra tính cả Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố có 34 thành mà thôi.
Tôi theo thuyết ông An Chi, người Việt cổ dùng từ chiềng để chỉ làng nhưng chiềng gốc là từ thành gốc Hán.
65 thành = 65 chiềng aka 65 làng thôi. Cuộc khởi nghĩa cũng to nhưng k quá to đâu.