[Funland] [Runner] "Chỉ có mấy thằng điên mới bỏ tiền ra để được đi hành xác!"

Chu An

Xe điện
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
4,783
Động cơ
341,785 Mã lực
Em đi 2 đôi pega36 và 38 thì thấy đôi 36 hơi bồng bềnh chút, đôi 38 thì rất chắc chân, ko rõ đôi 39 mới nhất thì sao. Em đi 1 đôi winflo 7 cũng thấy rất ổn ạ.
Của em pega35, đời cũ nên có lẽ k đc như đời mới. Nghe bảo đôi 38 hay lắm.
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
575
Động cơ
214,192 Mã lực
Của em pega35, đời cũ nên có lẽ k đc như đời mới. Nghe bảo đôi 38 hay lắm.
Em đang chạy một đôi pega 38 indo, rất là ổn luôn, cụ lên thẳng 39 rì viu cho ae đi. Em thấy dòng pega đi được của nó đấy, dòng cao cấp hơn thì ko biết ntn. Nghe mấy thằng em nó bảo race phải đi Next % ló mới chuẩn bài.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
691
Động cơ
448,211 Mã lực
Nói một chút về giày chạy. Em vốn đã từng chơi bóng đá thời sinh viên, sau đi làm thì cầu lông, tennis. Giờ còn trụ lại được với tennis (dưỡng sinh tuần 1 buổi :) ) và chạy (cũng dưỡng sinh ngày tầm 3000m! :)). Thực ra có chút may mắn là được các đàn anh dạy bảo ngay từ đầu nên cũng biết chọn giày phù hợp để bảo vệ chân cẳng.

Về tổng quan mà nói, không phụ thuộc vào các môn thể thao dính đến chuyển động thì việc chọn giày sẽ phụ thuộc vào:

A. Đặc điểm cấu tạo bàn chân của từng người:
  1. Chân cong/hoặc lõm (mu bàn chân gồ lên, diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt đất nhỏ nhất);
  2. Chân bình thường (mu bàn chân gồ vừa phải, diện tích bàn chân tiếp xúc với đất trung bình);
  3. Chân bẹt (mu bàn chân thấp, diện tích bàn chân tiếp xúc với đất lớn nhất).
Mọi người có thể xác định gần đúng (định tính) được đặc điểm chân của mình qua quan sát và lấy chân ướt dẫm lên sàn nhà để xem diện tích tiếp xúc.

B. Đặc điểm tiếp đất (xoay cổ chân) của bàn chân khi chạy (mà tiếng Anh có thuật ngữ là pronation). Đặc điểm này được phát hiện khá nhanh và chính xác qua vị trí mòn của đế giày chạy:
  1. Supination: không biết thuật ngữ ngành thể thao họ gọi là gì, mình tạm gọi là “tiếp đất non”, đó là khi tiếp đất, bàn chân tiếp chủ yếu ở mé ngoài bàn chân, gót ngoài và 3 ngón chân ngoài cùng (trừ ngón cái và cạnh nó) sẽ chịu lực là chính! Kiểu tiếp đất này hay xảy ra đối với những người có đôi chân vòng kiềng 😊 hay có bàn chân cong! Đế giày của những người này sẽ mòn vẹt cạnh ngoài trước.
  2. Neutral Pronation: tạm gọi là “tiếp đất chuẩn”, trong trường hợp này bàn chân tiếp đất đều từ gót lên mũi ở những người có bàn chân chuẩn (bình thường), không cong quá hay bẹt quá! Đế giày của những người này sẽ mòn đều ở mũi và gót.
  3. Overpronation: tạm gọi là “tiếp đất già/bẹt”, trong trường hợp này, gần như nguyên bàn chân sẽ chạm đất, nơi chịu lực chính sẽ là ngón chân cái và ngón cạnh nó và phần bên trong bàn chân. Đế giày của những người này sẽ mòn vẹt ở mũi giày phía dưới ngón chân cái và mòn cạnh bên trong đế giày!
Với những nhận định như trên, mình có thể chọn được đôi giày chạy thích hợp cho bản thân. Thường thì những đôi giày chạy hiện nay đa số được thiết kế để đảm bảo thỏa mãn cho cả 3 loại chân + tiếp đất như trên. Còn lại, có vẻ như các hãng sản xuất chỉ cho ra một số dòng giày chạy ưu tiên đối tượng chân bẹt, chẳng hạn như Asics Gel Kayano 29 hay dòng Asics GT (2000, 1000, 800…).

Ngoài ra, giày chạy còn chia nhỏ theo các đối tượng hoạt động như chạy địa hình (trail), chạy đường nhựa (road); chạy tập hàng ngày (Daily Training), chạy thi đấu (Competition) hoặc hỗn hợp cả hai.

Cá nhân em đã dùng 2 loại giày chạy dòng tập luyện hàng này của 2 hãng Nike và Saucony. Nike là dòng đã cũ (JoyRide) và Saucony là dòng mới ra 2022 là Kinvara 13. So sánh thì hơi khập khiễng, đôi Nike chạy êm nhưng đúng là có cảm giác hơi bồng bềnh, không chắc chân khi tiếp đất. Còn đôi Saucony Kinvara 13 thì không thể nói gì hơn ngoài: đỉnh cao!!! Cực nhẹ (tầm 210gr), cực ôm chân, êm và rất thoải mái, khi chạy hầu như không cảm giác được trọng lượng của đôi giày! Bây giờ chỉ còn độ bền là chưa kiểm tra được, cần thời gian!
 

Chu An

Xe điện
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
4,783
Động cơ
341,785 Mã lực
Em đang chạy một đôi pega 38 indo, rất là ổn luôn, cụ lên thẳng 39 rì viu cho ae đi. Em thấy dòng pega đi được của nó đấy, dòng cao cấp hơn thì ko biết ntn. Nghe mấy thằng em nó bảo race phải đi Next % ló mới chuẩn bài.
Ối giời, em out rồi. Giờ đi bộ dưỡng sinh thôi. Mà cá nhân em thấy pega chỉ êm chứ cảm giác thật và chắc chắn thì lại thua Brooks đấy.
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
575
Động cơ
214,192 Mã lực
Nói một chút về giày chạy. Em vốn đã từng chơi bóng đá thời sinh viên, sau đi làm thì cầu lông, tennis. Giờ còn trụ lại được với tennis (dưỡng sinh tuần 1 buổi :) ) và chạy (cũng dưỡng sinh ngày tầm 3000m! :)). Thực ra có chút may mắn là được các đàn anh dạy bảo ngay từ đầu nên cũng biết chọn giày phù hợp để bảo vệ chân cẳng.

Về tổng quan mà nói, không phụ thuộc vào các môn thể thao dính đến chuyển động thì việc chọn giày sẽ phụ thuộc vào:

A. Đặc điểm cấu tạo bàn chân của từng người:
  1. Chân cong/hoặc lõm (mu bàn chân gồ lên, diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt đất nhỏ nhất);
  2. Chân bình thường (mu bàn chân gồ vừa phải, diện tích bàn chân tiếp xúc với đất trung bình);
  3. Chân bẹt (mu bàn chân thấp, diện tích bàn chân tiếp xúc với đất lớn nhất).
Mọi người có thể xác định gần đúng (định tính) được đặc điểm chân của mình qua quan sát và lấy chân ướt dẫm lên sàn nhà để xem diện tích tiếp xúc.

B. Đặc điểm tiếp đất (xoay cổ chân) của bàn chân khi chạy (mà tiếng Anh có thuật ngữ là pronation). Đặc điểm này được phát hiện khá nhanh và chính xác qua vị trí mòn của đế giày chạy:
  1. Supination: không biết thuật ngữ ngành thể thao họ gọi là gì, mình tạm gọi là “tiếp đất non”, đó là khi tiếp đất, bàn chân tiếp chủ yếu ở mé ngoài bàn chân, gót ngoài và 3 ngón chân ngoài cùng (trừ ngón cái và cạnh nó) sẽ chịu lực là chính! Kiểu tiếp đất này hay xảy ra đối với những người có đôi chân vòng kiềng 😊 hay có bàn chân cong! Đế giày của những người này sẽ mòn vẹt cạnh ngoài trước.
  2. Neutral Pronation: tạm gọi là “tiếp đất chuẩn”, trong trường hợp này bàn chân tiếp đất đều từ gót lên mũi ở những người có bàn chân chuẩn (bình thường), không cong quá hay bẹt quá! Đế giày của những người này sẽ mòn đều ở mũi và gót.
  3. Overpronation: tạm gọi là “tiếp đất già/bẹt”, trong trường hợp này, gần như nguyên bàn chân sẽ chạm đất, nơi chịu lực chính sẽ là ngón chân cái và ngón cạnh nó và phần bên trong bàn chân. Đế giày của những người này sẽ mòn vẹt ở mũi giày phía dưới ngón chân cái và mòn cạnh bên trong đế giày!
Với những nhận định như trên, mình có thể chọn được đôi giày chạy thích hợp cho bản thân. Thường thì những đôi giày chạy hiện nay đa số được thiết kế để đảm bảo thỏa mãn cho cả 3 loại chân + tiếp đất như trên. Còn lại, có vẻ như các hãng sản xuất chỉ cho ra một số dòng giày chạy ưu tiên đối tượng chân bẹt, chẳng hạn như Asics Gel Kayano 29 hay dòng Asics GT (2000, 1000, 800…).

Ngoài ra, giày chạy còn chia nhỏ theo các đối tượng hoạt động như chạy địa hình (trail), chạy đường nhựa (road); chạy tập hàng ngày (Daily Training), chạy thi đấu (Competition) hoặc hỗn hợp cả hai.

Cá nhân em đã dùng 2 loại giày chạy dòng tập luyện hàng này của 2 hãng Nike và Saucony. Nike là dòng đã cũ (JoyRide) và Saucony là dòng mới ra 2022 là Kinvara 13. So sánh thì hơi khập khiễng, đôi Nike chạy êm nhưng đúng là có cảm giác hơi bồng bềnh, không chắc chân khi tiếp đất. Còn đôi Saucony Kinvara 13 thì không thể nói gì hơn ngoài: đỉnh cao!!! Cực nhẹ (tầm 210gr), cực ôm chân, êm và rất thoải mái, khi chạy hầu như không cảm giác được trọng lượng của đôi giày! Bây giờ chỉ còn độ bền là chưa kiểm tra được, cần thời gian!
Cụ chạy thử mấy đôi mới của nike xem! khác bọt nhiều lắm ah!
 

Chu An

Xe điện
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
4,783
Động cơ
341,785 Mã lực
tư vấn cho e đôi anta, lining chạy HM trở lên nhẹ, êm chân giúp em.
2 mã dưới đây e xài 4-5 năm trc, giờ vẫn thấy nó ngon hơn mấy con Nike revolution hay Das VN gần 2 củ

Anta, đâu như gần 500k



Lining khoảng 700k (giá này e k nhớ đã saleoff chưa nữa, lâu quá rồi)

 

Dogmatix

Xe tăng
Biển số
OF-22010
Ngày cấp bằng
5/10/08
Số km
1,714
Động cơ
512,191 Mã lực
Con 945 hay 955 có gì ưu việt hơn hẳn mấy con 45, 55 hả cụ?
Đa tạ các cụ, em sẽ cân nhắc, chắc cũng nên nghiến răng mua con tầm tầm dùng lâu dài chứ mình không có tiền để cứ chạy theo lên đời được ah.
Ko cần nghiến đâu, cho nó đau răng ra, lại phải tốn tiền đi chữa răng mà nghe nói viện RHM nó sắp hết thuốc tê rồi, chữa đau lắm :D
Với nhu cầu của cụ thì cái F45 là thừa thãi rồi. Đừng bận tâm con nào "tầm tầm" làm gì cho mệt xác.
 

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
788
Động cơ
294,689 Mã lực
Bình thường em cũng chạy lều phều trên máy chạy ở trung tâm để giữ sức uống bia là chính.. thế là hôm về quê đi bộ bị con chó nó đuổi chạy hết tốc lực khá xa thoát được nó, thấy mình cũng khỏe phết :D
Em không tin cụ chạy nhanh hơn chó :D. Em thô nhưng thật nhé.
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
575
Động cơ
214,192 Mã lực
Ko cần nghiến đâu, cho nó đau răng ra, lại phải tốn tiền đi chữa răng mà nghe nói viện RHM nó sắp hết thuốc tê rồi, chữa đau lắm :D
Với nhu cầu của cụ thì cái F45 là thừa thãi rồi. Đừng bận tâm con nào "tầm tầm" làm gì cho mệt xác.
Nhưng nó ko ha-oai cụ ah :D
 

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
788
Động cơ
294,689 Mã lực
Cụ nào phán là đường em em chạy, giày nào cũng chạy được, chủ yếu để rèn luyện sức khỏe, chả ngu gì bỏ tiền đi hành xác, thi thố không ham hố gì...v.v, đấy là các cụ nửa vời, chưa phải runner, và quan trọng nhất, chưa cảm hết những giá trị tâm lý tinh thần vô giá do môn thể thao mang lại, thứ mà những người không thật sự đam mê không bao giờ hiểu được.
Kiểu như chơi Golf có gì vui.
 

revolutions

Xe buýt
Biển số
OF-576719
Ngày cấp bằng
30/6/18
Số km
736
Động cơ
147,101 Mã lực
Tại sao các cụ mợ lại thích chạy bộ?

Dân chạy bộ hay gọi là bị sa hố. Tụi runner dụ được ai cùng chạy là khoái lắm, bảo đẩy được thằng/con ấy xuống hố.

Mới đầu đa phần là đến với chạy bộ vì giảm béo. Rồi sa dần dần. Lúc đầu thì chạy đc 5k, rùi 10k, 15k.... lúc choén được em Tây (chạy một vòng hồ tây) thì khoe loạn trên fb...

Cũng lúc đầu tặc lưỡi giày nào chả chạy được, mua đôi bata, thượng đình... rồi sau đó sa dần, mua các thể loại Nike, Adidas, Brook, Salomon,... các kiểu..

Lúc đầu chỉ định giảm cân, rồi sau mua bib chạy các giải, chạy để làm finisher thôi chứ ko cần đứng bục gì cả... bib thì đắt, đi lại ăn ở các kiểu cũng lục tốn

Quần áo cũng vậy, rồi đồng hồ. Ko phải apple watch mà phải là Garmin, Suunto,...

Rồi bỗng giật mình hoá ra môn này không hề rẻ. Các thể loại offline, challenge...

Đau nhất là hầu hết các runner sa hố thường thường bị các bà vợ/ông chồng ko ủng hộ cho mấy. Mỗi lần đi chạy là bị lườm đến khổ. Có ông phải chạy lúc qua 12h đêm, và phải về sáng trước 6h30 (như em) để không ảnh hưởng tới gia đình.

VMM qua rồi. Gấu mẹ vĩ đại sau khi được em (với giọng đầy thần tượng) cho xem ảnh các runner làm luôn câu:

CHỈ CÓ MẤY THẰNG ĐIÊN MỚI BỎ TIỀN RA CHỈ ĐỂ ĐI HÀNH XÁC..

Chân dung nhà vô địch VMM100 2019 Hùng Hải

Haizz

Sau khi chạy bộ thì cụ tăng thêm được mấy phút? Tuần tăng thêm được mấy hiệp? hehe Cụ phải cho vợ thấy lợi ích của chạy bộ thì vợ mới ủng hộ chứ. kk
 

civic trần 1987

Xe điện
Biển số
OF-814330
Ngày cấp bằng
17/6/22
Số km
2,399
Động cơ
25,925 Mã lực
Tuổi
37
Xác định nếu tập cho khoẻ, vui vẻ tinh thần thì không nói nhưng tập để thi đấu- kể cả đấu giải phong trào thôi thì môn thể thao nào cũng tốn kém- chỉ là môn nào tốn hơn môn nào thôi. Tốn kém cả thời gian luyện tập cường độ cao, chi phí ăn ở (ăn phải đủ chất, đủ lượng), lựa đồ để nâng cao thành tích.
 

hoanguyen38

Xe tải
Biển số
OF-596151
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
324
Động cơ
130,680 Mã lực
2 mã dưới đây e xài 4-5 năm trc, giờ vẫn thấy nó ngon hơn mấy con Nike revolution hay Das VN gần 2 củ

Anta, đâu như gần 500k



Lining khoảng 700k (giá này e k nhớ đã saleoff chưa nữa, lâu quá rồi)

Cảm ơn cụ. E k vodka cụ đc nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top