Các thông tin của cụ đa số là phỏng đoán, nghĩ vậy... Em dẫn chứng cho cụ thấy rằng phi công tiêm kích tích lũy giờ bay khó thế nào và không có chuyện phi công VN thời chiến có hàng nghìn giờ bay.
Thông tin "trung bình phi công VN thời chiến tầm 200 giờ bay" là em lấy trên wiki, cứ coi như là 1 nguồn ko đáng tin cậy lắm. Nhưng còn rất nhiều thông tin khác để so sánh:
- Tính đến năm 2015, kỷ lục giờ bay của phi công Mỹ thuộc về Trung tá (Lt Col) Paul Hibbard thuộc Phi đoàn không quân 333, tổng 3,000 giờ bay. Ông này còn là giáo viên dạy bay nữa (instructor pilot) nên giờ bay bao gồm cả giờ dạy kèm. Ông này bay từ năm 1995, qua 20 năm mới đạt được số giờ này, tính ra tiền tầm 81 triệu biden (27k biden/giờ trên máy bay F-15 Strike Eagle).
For F-15E Strike Eagle aircrew at the 4th Fighter Wing here, flying through the skies is a regular part of life.
www.military.com
- Phi công tiêm kích Nga hiện nay tích lũy tầm 100 giờ bay/năm, ít hơn nhiều so với PC Mẽo, cơ bản là do vấn đề tiền.
(Kiến Thức) - Có một thực tế là số giờ bay trung bình hàng năm của các phi công lái chiến đấu cơ Nga luôn thấp hơn rất nhiều so với đồng nghiệp Mỹ.
kienthuc.net.vn
Vậy có thể suy ra thời chiến, lại đi học ké như PC Việt Nam, thời gian huấn luyện hạn hẹp (bắt đầu từ 1956, đến 1966 mới có 10 năm bao gồm cả huấn luyện và trực chiến) thì mỗi phi công trung bình có 200 giờ bay là hợp lý. Mỗi lần xuất kích huấn luyện cũng chỉ bay có vài chục phút, thực hiện xong bài tập là nghỉ. Không phải ngày nào cũng bay. Giáo án huấn luyện cũng rất chặt chẽ, ko bay lung tung được. Thời đó phi công VN rất trẻ, toàn cấp úy. Biên đội trưởng tiêm kích đầu tiên của VN là Phạm Ngọc Lan, sinh năm 1934, khi đó cũng mới có 32 tuổi. Phi công Ngô Đức Mai mà em nói khi đó 27 tuổi cũng thuộc loại già dơ mới có 300 giờ bay. Phạm Tuân thì đến tận 1967 mới tốt nghiệp và khi bắn rơi B52 mới có 25 tuổi. Số phi công hy sinh rất nhiều (74 phi công MIG hy sinh trong không chiến - wiki).
Nói thêm về MIG-17 mà em gọi là cổ lỗ khi đó mặc dù mới ra đời tầm 15 năm. MiG-17 thực chất là phiên bản nâng cấp của Mig-15, thay đổi chút ít về tuyến hình khí động học, còn lại động cơ, trang thiết bị giống nhau. Có 1 pháo 37mm và 2 pháo 23mm, không có tên lửa, không có radar, ngắm bắn quang học (bằng mắt). Nó là máy bay tiêm kích thế hệ thứ nhất, tốc độ cận âm (dưới tốc độ âm thanh). Trong khi đối thủ của nó là F-4, F-105 thuộc thế hệ 3, đều là máy bay siêu âm tốc độ trên Mach-2, trang bị đầy đủ tên lửa không đối không, radar, hệ thống điện tử hiện đại (MIG-21 cũng mới chỉ là thế hệ 2).
Thời kỳ đó khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh nên các loại vũ khí hiện đại cải tiến liên tục, không như bây giờ mấy chục năm mới ra được 1 dòng mới. F-16 mà các cụ đang mong muốn đưa về VN đã ra đời từ năm 1974, biên chế từ 1978, tất nhiên bây giờ đã được nâng cấp và hiện đại hóa hơn rất nhiều và vẫn được sử dụng rộng rãi.