Chất lượng đi xuống là rõ, cộng với lỗi thiết kế nên con 737Max nó mới rụng liên tiếp 2 phát.
Cơ bản là lỗi thiết kế cộng với cách làm cực mất dạy của Boeing mới thành ra lỗi chết không thể đỡ.
Để cạnh tranh với con NEO mới của Airbus tiết kiệm xăng hơn, Boeing cut cost bằng cách dùng lại thân của con 737 NG cũ, lắp động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu.
Cái động cơ mới này lại to hơn để lắp vào thân con 737NG nên nó không lắp được như các động cơ cũ mà phải lắp nhoài ra phía trước và cao hơn 1 chút. Chính đoạn này làm cho mũi con 737MAX liên tục nhao lên do lực đẩy của động cơ không nằm ở điểm cân bằng của cả máy bay.
Để khắc phục đoạn này, Boeing cài thêm phần mềm điều khiển gọi là MCAS để tự bù trừ sự nhao lên này. Đơn giản là nó sẽ kiểm soát cánh elevator, dúi cái máy bay xuống. Cái MCAS này lấy thông tin từ 1 cái cảm biến duy nhất gắn ở đầu máy bay. Cảm biến này theo dõi hướng của thân máy bay.
Với hệ thống này thì con 737MAX sẽ được coi như là 1 loại máy bay mới, phải xin giấy phép lại từ đầu. Chưa kể sẽ làm cho hàng ngàn phi công ở các hãng hàng không phải mất vài tuần học thêm, đội thêm chi phí.
Boeing dấu luôn hệ thống này để lọt qua các công đoạn trên. Kết quả là khi cái cảm biến kia chết thì MCAS sẽ hiểu là máy bay đang nhao lên và phải đè nó xuống. Trên thực tế là cắm mũi xuống đất.
Ngay cả khi các phi công đã được đào tạo rồi thì việc liên tục phải đè cái máy bay mấy chục tấn này xuống tạo ra rất nhiều áp lực lên cánh elevator. Thường xuyên và liên tục như vậy thì tuổi thọ của bộ phận này sẽ ngắn đi rất nhiều và cũng tạo ra nhiều rủi ro trong quá trình vận hành.
Yêu cầu đơn giản nhất với máy bay là nó phải có thể bay ngang, với thân nằm ngang, mà không cần bất cứ áp lực hỗ trợ nào trừ áp lực tự nhiên trên 2 cánh chính nâng đỡ nó.
Thế mà bọn nó vẫn rêu rao là an toàn thì cũng hãi ra phết.