[Funland] Review Sách hay

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
728
Động cơ
449,956 Mã lực
Có chút thời gian em lại comment tiếp về sách. Lần này, em nói về sách Non-fiction là dòng sách không phải tiểu thuyết.

Nói về sách non-fiction/phi tiểu thuyết, đây cũng chỉ là một cách phân loại rất chung để phân biệt với tiểu thuyết. Thuộc loại này có vô vàn dòng sách khác nhau: sách “dạy làm người”, sách dạng “giáo khoa”, sách chuyên khảo về khoa học (tự nhiên lẫn xã hội), sách dạng hồi ký về bất cứ vấn đề gì (chiến tranh, tôn giáo, công danh, tình ái...), sách truyền bá quảng đại công chúng (về khoa học, tôn giáo, đời sống, tâm linh.v.v...), và các loại sách không xếp vào dòng nào được...Các loại này bao trùm cả một quãng lịch sử loài người từ thời có chữ viết cho tới tận bây giờ. Và thực ra để bình phẩm sách quả thật rất khó bởi sự đa dạng! Nó phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của người đọc.

Về cái dòng non-fiction nói chung này, cá nhân em rất ít đọc những cuốn sách có mục đích “dạy đời” kiểu như các loại “dạy làm giàu”, “các thể loại bí quyết” hay các thể loại “ba bước..., mười bước...”; không phải chúng không có ích ở một khía cạnh nào đó nhưng đọc xong, hầu như ta chả áp dụng được cái gì hoặc thấu hiểu thêm cụ thể được cái gì vì bị lạc vào một mê cung những tổ hợp lời khuyên/hướng dẫn.v.v...Đọc sách là để suy tưởng và chiêm nghiệm là chính mà!

Đối với em, có 3 cuốn non-fiction thuộc vào loại “gối đầu giường”, đọc nhẩn nha, đọc tùy theo ý thích, có thể cóc nhảy hoặc đọc đi đọc lại; hoặc bỏ bẵng 2,3 năm sau mới đọc lại một chỗ cụ thể nào đó; đó là:

1. Cuốn “On War”/ Bàn về chiến tranh của Carl Von Clausewitz;

2. Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ;

3. Cuốn “Ngũ Luân Thư” của Myamoto Mushashi.





Bàn về chiến tranh là một trong những tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên về các chiến lược quân sự hiện đại do ông tướng đế quốc Phổ Clausewitz viết. Nhà mình đã dịch ra tiếng Việt từ những năm 70 thế kỷ trước (NXB Quân đội) thuộc dòng sách tham khảo không bán rộng rãi. Mãi sau này mới cho bán ra ngoài. Cuốn sách có hơi hướng triết học này đã kết hợp được giữa các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của một cuộc chiến tranh. Ông cũng là người đưa ra định nghĩa: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác, phương tiện đấu tranh vũ trang". Các mục tiêu quân sự trong chiến tranh hỗ trợ các mục tiêu chính trị và chia làm hai loại: "chiến tranh để đạt được mục tiêu hạn chế" và chiến tranh để "giải giáp" kẻ thù: "khiến đối phương bất lực về chính trị hoặc bất lực về quân sự.

Binh pháp Tôn Tử (trong tiếng Anh nó được gọi là The Art of War/ Nghệ thuật chiến tranh) là cuốn sách bàn về chiến lược chiến thuật chiến tranh do Tôn Vũ soạn thảo vào đời Xuân Thu. Đó là cả một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Cuốn sách bao gồm 13 phần liên quan tới các “thủ thuật” triển khai trong tiến hành các hoạt động của chiến tranh như: Kế sách; Tác chiến; Mưu công; Hỏa công; gián điệp.v.v...Sách cũng đã có tiếng Việt.

Ngũ luân thư/Gorin no Sho là một cuốn sách dạy binh pháp do một kiếm khách Nhật Bản tên là Miyamoto Musashi biên soạn. Cũng giống như cuốn Binh pháp Tôn Tử, nội dung của Ngũ luân thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp. Cuốn sách thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Tên sách, Gorin no Sho hay "Ngũ Luân Thư", bắt nguồn từ quan niệm ngũ đại trong Phật giáo Mật tông. Sách gồm 5 quyển lần lượt là "địa", "thủy", "hỏa", "phong" và "không". Musashi tự xưng phái kiếm của mình là Niten Ichi-ryu, ông giới thiệu về cuộc đời và công phu binh pháp của mình và đưa ra quan điểm "Niten Ichi-ryu như dòng nước dẫn đường", trong đó thân pháp, kiếm chiêu linh hoạt uyển chuyển như nước chảy. Cuốn này cũng có tiếng Việt.

Cái hay ở 3 cuốn sách này không chỉ ở giá trị lịch sử và kiến thức trực tiếp từ chúng, mà còn ở những giá trị gián tiếp, chiêm nghiệm được qua những ý tưởng trong các cuốn sách để đưa nó vào giải quyết những vấn đề của cá nhân trong cuộc sống lẫn nghề nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở hàng loạt sách “dạy đời” ăn theo Binh pháp Tôn Tử của Tung Của. Cái hay của mấy cuốn sách này là mỗi thời kỳ của cuộc đời mình đọc lại và ngấm/chiêm nghiệm theo mỗi kiểu khác nhau. Chẳng hạn thời kỳ tiền bạc khó khăn, lại hay xem phần liên quan tới lý thuyết phòng thủ (trong Bàn về chiến tranh), hay bàn về đoản kiếm/”hậu thủ” (trong Ngũ Luân Thư) hoặc bàn về Mưu công (trong Binh pháp Tôn Tử)!...Một thực tế là càng già đi, đọc lại càng thấy vỡ ra một số thứ mà hồi trẻ chưa nghiệm ra được!
 

win7

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-101308
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
662
Động cơ
404,263 Mã lực
Tác phẩm này của Marcus Aurelius có thể xếp vào hàng kinh điển với tên gốc là "Meditations". Dịch sách triết học sang tiếng Việt đòi hỏi người dịch phải có kiến thức nhất định về trường phái triết học của tác giả. Em đồ là các bạn biên tập và dịch giả không có kiến thức về cái này nên ngay từ cái tên đã không chuyển tải được hết ý tưởng của cuốn sách. Meditations của Marcus Aurelius phải dịch là "Mặc tưởng" chứ không phải 'Suy tưởng'.

P/S: Em định nhờ cụ chụp cho xem vài trang nhưng nghĩ kỹ lại thì thôi, phiền cụ quá. Bởi dịch sách triết ngay đến Bùi Văn Nam Sơn còn có nhiều chỗ sai, thì khó trông chờ nhiều ở các bạn khác.




 

vietnamcongtru

Xe buýt
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
760
Động cơ
290,717 Mã lực
Cụ đọc cuốn này chưa ạ? Đôi khi con người ta thật mâu thuẫn giữa nhu cầu ham tìm hiểu và muốn sống một cuộc đời giản đơn cụ nhỉ. Đồng cảm với Cụ và kính Cụ một ly suông. Hôm nay máy báo em hết lượt rót rượu rồi ạ.
P/s: Chỉ vào mỗi thread này mà hết sạch cả rượu. Cảm ơn em Hoàng Trang đã mở thread hay.
Cảm ơn Cụ. Series sách của Nguyễn Tường Bách em đọc gần hết rồi, gồm Đạo của Vật lý(biên dịch), Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Mùi hương trầm...
Em thích nhất cuốn "Lưới trời ai dệt"..
Ông là một nhà khoa học, nhà kinh doanh, thiền sư...Rất đáng để chúng ta kính phục.
 

meoRabbit

Xe máy
Biển số
OF-444163
Ngày cấp bằng
11/8/16
Số km
97
Động cơ
210,366 Mã lực
Ngày xưa cháu nghe các cụ nói đọc nhiều sách sẽ mụ mẫm cả người ra. Giờ cháu cũng thấy những người đọc nhiều sách có xu hướng nhẹ nhàng, cư xử lịch thiệp, nhưng về tình cảm thì lại hơi mong manh yếu đuối và khó thành công trong cuộc sống. Có thể một phần vì họ sống trong thế giới của sách nhiều quá nên khó va chạm được với cuộc sống thực? Tuy nhiên cháu cũng gặp cả những người trí thức đọc nhiều sách và rất thành công cả về kinh tế, quan hệ xã hội lẫn nhân phẩm. Các bác có thể chỉ ra hộ cháu điểm khác biệt giữa 2 kiểu người đọc sách này được không?
 
Chỉnh sửa cuối:

tobias51185

Xe hơi
Biển số
OF-155775
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
156
Động cơ
354,126 Mã lực
hồi nhỏ em thích đọc tứ quái TKKG, 5 Sài Gòn, Sherlock Holmes,... toàn trinh thám ạ, lớn lên thích đọc trinh thám và kinh dị như mấy bộ của Quỷ cổ nữ, Trâm, và đặc biệt Higashino Keigo
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,245
Động cơ
688,419 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày xưa cháu nghe các cụ nói đọc nhiều sách sẽ mụ mẫm cả người ra. Giờ cháu cũng thấy những người đọc nhiều sách có xu hướng nhẹ nhàng, cư xử lịch thiệp, nhưng về tình cảm thì lại hơi mong manh yếu đuối và khó thành công trong cuộc sống. Có thể một phần vì họ sống trong thế giới của sách nhiều quá nên khó va chạm được với cuộc sống thực? Tuy nhiên cháu cũng gặp cả những người trí thức đọc nhiều sách và rất thành công cả về kinh tế, quan hệ xã hội lẫn nhân phẩm. Các bác có thể chỉ ra hộ cháu điểm khác biệt giữa 2 kiểu người đọc sách này hộ cháu không?
Quan trọng là họ đọc sách gì cụ ạ. Trên OF em biết có cụ giám đốc rất thành công, thông thạo vài ngoại ngữ, đọc cực nhiều sách. Em biết một số cụ khác bận tối mắt nhưng vẫn dành thời gian đọc sách, các cụ ý cũng rất thành công. Em cũng biết trường hợp ngáo sách dạy làm giàu và trường hợp khác nữa ngáo sách ngôn tình. Đồng chí ngáo sách dạy làm giàu thì không khác mấy ông đa cấp thùng rỗng kêu to là mấy, mất vài năm mới tỉnh. Còn đồng chí ngáo sách ngôn tình thì suốt ngày thụ thụ với gì gì (đại từ trong dòng sách ý - em quên rồi).
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Ngày bé em thích đọc truyện, cũng dạng tương đối mọt. Lớn rồi thì đọc sách chuyên môn.

Giờ sắp già lại toàn thích nghiên cứu sách giáo khoa. Kiểu sách vỡ lòng cho những môn ngày xưa mình bỏ qua hay chưa được học kiểu như Sinh học, Y học và các môn khoa học xã hội nói chung.

Cụ nào tình cờ có sách cũ kiểu giáo trình Mỹ cho em mua lại nhé. Mua trên amazon đắt quá :D
 

doanhmarket

Xe tải
Biển số
OF-608849
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
266
Động cơ
123,780 Mã lực
Tuổi
24
Website
korean-air.biz
em đặt cục gạch note lại thớt này
 

BRIA

Xe tải
Biển số
OF-588836
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
403
Động cơ
138,102 Mã lực
Tuổi
36
Cảm ơn Cụ. Nick em đặt đúng là theo tên nhân vật lịch sử lỗi lạc Nguyễn Công Trứ.
Hai câu thơ của ông:
"Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!" thể hiện sự phẫn uất, chán ngán cho một kiếp người. Giai thoại "che miệng thế gian" hay "ngũ thập niên tiền nhị thập tam" cũng rất độc đáo và u mặc.
Chuyện giàu có hay nghèo khổ cũng là phước phần Cụ ạ, không phải muốn là được :D Dĩ nhiên nói vâyh không có nghĩa bi quan, yếm thế, giảm sức phấn đấu nỗ lực nhưng đôi khi "lực bất tòng tâm", "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên".
Cụ nên đọc "Oma Khay Am và những bài thơ tứ tuyệt", một cách nhìn và triết lý rất hay về cuộc sống và cái chết của người Trung Đông.

Một chi tiết thú vị là nhà thơ này được Kim Dung đưa vào trong một tác phẩm của mình: Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
 

VCAPRO

Xe tải
Biển số
OF-596579
Ngày cấp bằng
29/10/18
Số km
418
Động cơ
132,600 Mã lực
Tuổi
59
Cụ mự nào review Đồi gió hú giúp em với! Xưa đọc thấy rất ấn tượng mà giờ già quên tiệt rồi. :(
 

mihkun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,928
Động cơ
367,826 Mã lực
Ngày xưa cháu nghe các cụ nói đọc nhiều sách sẽ mụ mẫm cả người ra. Giờ cháu cũng thấy những người đọc nhiều sách có xu hướng nhẹ nhàng, cư xử lịch thiệp, nhưng về tình cảm thì lại hơi mong manh yếu đuối và khó thành công trong cuộc sống. Có thể một phần vì họ sống trong thế giới của sách nhiều quá nên khó va chạm được với cuộc sống thực? Tuy nhiên cháu cũng gặp cả những người trí thức đọc nhiều sách và rất thành công cả về kinh tế, quan hệ xã hội lẫn nhân phẩm. Các bác có thể chỉ ra hộ cháu điểm khác biệt giữa 2 kiểu người đọc sách này hộ cháu không?
Làm kinh tế và đọc sách không đi cùng với nhau.
Một đằng thể hiện óc kinh doanh, hiểu biết xã hội thực tế về cung cầu, về đầu tư... còn cái kia thể hiện ham thích khám phá, học tập, tò mò...
Đọc sách chỉ là 1 trong số nhiều cách có thể hỗ trợ ai đó làm kinh tế nhưng rất chậm tác dụng và dĩ nhiên không phải yếu tố quyết đinh. Làm kinh tế thì dĩ nhiên cũng có hỗ trợ đọc sách (để có tiền mua sách hiếm chẳng hạn) nhưng sẽ mất thời gian đọc.

Để so sánh, thì đọc sách có điểm giống kinh doanh là ở quy luật cung cầu, nghĩa là thấy thiếu cái gì người ta sẽ đọc cái đó. Ví dụ sinh viên hay người mới ra trường đang mất phương hướng thì sẽ hoặc là đọc ngôn tình để ngủ quên khỏi nỗi lo hoặc đọc bí quyết làm giàu với hy vọng tìm được hướng đi. Có người vì ham mê khoa học hoặc lịch sử thì chọn sách khoa học thiên văn để bù đắp vào khoảng trống kiến thức cá nhân của họ (mà thường khoảng trống này của họ nhỏ hơn nhiều người khác). Hoặc có những người lãng mạn, mặc dù bề ngoài tỏ ra khô khan nhưng họ sẽ thường thích đọc tiểu thuyết. Hay có người hứng thú với văn hoá, người với nghệ thuật...
Tựu chung lại, đọc sách không đại diện cho kinh doanh thành công nhưng thể hiện ham muốn hoàn thiện bản thân bằng kiến thức. Và muốn kinh doanh thì đầu tiên là phải bỏ sách và đi ra đường - lúc nào rảnh đọc sau.

Một điểm cuối cùng: mỗi người sẽ lựa chọn sách theo sự hiểu biết của họ. Người biết kha khá về lịch sử - văn hoá và có trải nghiệm cuộc sống tương đối (không tính dân chuyên nghành) mới tìm những cuốn như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay các tác phẩm của cụ Nguyễn Tuân. Thanh thiếu niên thì thường ưa truyện ngôn tình, Kim Dung, tiểu thuyết.
Như cá nhân em, một năm đọc cỡ 2-3000 trang (chỉ tính sách loại 3-400 trang trở lên). Có thời sinh viên một năm đọc hơn chục tác phẩm, nhưng chỉ 1-2 tác phẩm là ấn tượng với hiểu biết và trình độ cảm thụ của mình khi đó. Còn lại phần lớn là quên sạch hoặc chỉ nhớ vài tình tiết đơn lẻ. Sau này đọc lại, lúc đó mới ngấm. Việc đọc sách có thể coi là tìm hiểu suy nghĩ logic hoặc kinh nghiệm sống hoặc cảm xúc của tác giả. Vì vậy, nếu kiên nhẫn đọc nhiều sách (vì rất mất thời gian) thì người mê đọc thường sẽ là người tỉ mỉ, chậm một cách chắn chắn, có xu hướng hướng nội. Và một lần nữa: chả liên quan gì nhiều đến kinh doanh.
Suy nghĩ ngoài lề: Trường hợp đọc sách để khoe kiến thức rằng tôi đã đọc quyển này quyển nọ hoặc để khoe cái “gu” khác người rằng “tôi không bao giờ đọc” thay vì “tôi không thích” thể loại sách này sách kia là thể hiện sự nông cạn về tư duy. Đấy là cách suy nghĩ cần tránh nhất với việc đọc sách. Cũng đừng coi thường thể loại sách hay bất cứ ai vì gu đọc của họ. Bất kỳ thể loại sách nào, nếu đủ nhiều, đều có thể khiến cho người đọc trở thành chuyên gia và có góc nhìn khác với người thường ở trong lĩnh vực đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
Cụ mự nào review Đồi gió hú giúp em với! Xưa đọc thấy rất ấn tượng mà giờ già quên tiệt rồi. :(
Cụ nên đọc lại. Giờ đọc lại cảm nhận sẽ khác và chắc chắn vẫn thấy rất hay. Cụ đã quên rồi thì review lại cũng không thấy hay đâu, em thật.
 

VCAPRO

Xe tải
Biển số
OF-596579
Ngày cấp bằng
29/10/18
Số km
418
Động cơ
132,600 Mã lực
Tuổi
59
Cụ nên đọc lại. Giờ đọc lại cảm nhận sẽ khác và chắc chắn vẫn thấy rất hay. Cụ đã quên rồi thì review lại cũng không thấy hay đâu, em thật.
Cụ dạy chí phải! Cơ mà giờ lười đọc quá. Đúng là "trẻ không hư già sinh tật"
 

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
Cụ dạy chí phải! Cơ mà giờ lười đọc quá. Đúng là "trẻ không hư già sinh tật"
Sorry cụ, em mê đọc sách lắm nhưng văn lại dốt mới đểu nên em chả dám review hỏng mất quyển tiểu thuyết mà em yêu thích :))
 

VCAPRO

Xe tải
Biển số
OF-596579
Ngày cấp bằng
29/10/18
Số km
418
Động cơ
132,600 Mã lực
Tuổi
59
Sorry cụ, em mê đọc sách lắm nhưng văn lại dốt mới đểu nên em chả dám review hỏng mất quyển tiểu thuyết mà em yêu thích :))
Em nghĩ những cảm xúc về những cuốn sách hay như vậy nó đã ngấm vào mình rồi. Chỉ là lâu ngày bị vùi lấp bởi những thông tin khác. Giờ chỉ cần gợi lại cốt truyện hoặc tình tiết là cảm xúc sẽ lại ùa về.
Mà sao có những truyện đọc không bao giờ quên được. Như Tiếng chim hót trong bụi mận gai chẳng hạn.
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,613
Động cơ
324,977 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiểu thuyết em ấn tượng lâu nhất là Kazan, tác giả thì em quên rồi. Tình tiết rất cảm động kể về 1 chú chó lai sói.
Giờ thì em đang đọc Charlotte và Wilbur cho con gái nghe trước khi ngủ.
 

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
Vâng, chuyện nói về 1 đứa trẻ đc ông chủ của Đỉnh gió hú nhận nuôi tên Heathcliff bị anh nuôi hắt hủi sau khi bố nuoi chết. Chàng đã yêu cô Catherine con của ông bố nuôi mình. Catherin lấy chồng, chàng Heathcliff bỏ đi mà ko biết Catherine yêu mình. Khi Heathcliff giầu có và trở về chàng quyễn rũ em chồng của Catherine để trả thù. Cuối cùng chàng thành chủ của Đỉnh gió hú. Chàng tiếp tục sự trả thù đối với gia đình người anh nuôi và cả đứa con của chính mình. Sự đam mê, tình cảm mãnh liệt của Heathcliff và Catherine đã đầu độc, giết chết cuộc đời của chính họ và những người xung quanh. Văn em kém cccm bỏ quá cho.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top