- Biển số
- OF-694345
- Ngày cấp bằng
- 11/8/19
- Số km
- 209
- Động cơ
- 102,759 Mã lực
Dạo này mua sách trên tiki hay bị tình trạng bảo quản vận chuyển sách không tốt. Mua trên Fahasa rất ưng ý về khoản bảo quản sách mới, vận chuyển bọc các thứ rất ổn.
Cảm ơn cụ, em bận quá, hôm nay mới vào trả lời được. Trong 3 cuốn này thì em đã đọc quyển "5 phương trình", hai quyển còn lại sẽ tìm đọcCụ học toán thì iem lại mạnh dạn giới thiệu thêm 3 cuốn sách về toán, tuyền hay ghê gớm cả.
( Ngoài da còn có "cuốn 17 phương trình làm thay đổi thế giới" , dưng lại dưới 3 cuốn trong ảnh 1 bực)
Phải chăng cụ đang nói đến Đối thoại sử học và quyển Thực chất Đối thoại sử học.Ổng quê độ thì đã nhân văn. Ổng về nghĩ miu, sau ra cái lệnh cho mấy ông kia là " hội nghị sử học sắp tới các anh không được lên phát biểu, không đồng ý dư thế là tôi cho ở nhà!". Đây là chiện thật, các bài báo hẵng còn. Tiếc là cuốn sách kể về cái sai của 2,3 sử gia lổi tiếng đã bị... Thu hồi. Iem có 1 bản, cho 1 ông chú ( không làm ở Việt teo) mượn để cuối cùng chính ông ý cũng không biết sách để nơi nào, thật là nản và thấm thía hết sức.
Em chỉ mua tiki khi fahasa không có hàng.Dạo này mua sách trên tiki hay bị tình trạng bảo quản vận chuyển sách không tốt. Mua trên Fahasa rất ưng ý về khoản bảo quản sách mới, vận chuyển bọc các thứ rất ổn.
Cảm ơn cụ, em note được 1 danh sách dài để mua cho bọn trẻ con. Em tiếp tục hóng tiếp ạ.Hồi bé thì cứ nghe thấy " phiêu liu" là thích dồi. Iem đọc nhiều chuyến phiêu liu da phết, trong số đó có cuốn rất hay, rõ ràng là cho tuổi thiếu niên dư kiểu "Những cuộc phiêu liu của Tôm Soy Ơ"( Có lần nhân vật chính sau khi được tuyên dương đã cho rằng 2 vị tông đồ nổi bật của chúa Jê Su chính là... Đê Vít và Gô Li Át) hay cho lứa tuổi nhớn hơn 1 chút dư "Những cuộc phiêu liu của Hắp Kbe Ri Phin" ( iem nghĩ cuốn này là hay nhất của của Mác Tu Ên, nhân vật chính có những suy luận hết sức tài tình dư kiểu " Bóng ma thì không biết nói câu Đ.M").
Có đôi cuốn phiêu liu khác cũng hay, mỗi cuốn 1 vẻ dù đều là chuyện huyễn hoặc cả, dư vầy...
Những cuộc phiêu lưu của Nils Holgerssons
Nils, một chú bé xấu tính 14 tuổi phải ở nhà 1 mình trong khi bố mẹ cậu đi công chuyện. Bỗng đâu Nils thấy 1 vị thần tí hon, kiểu dư thổ địa ở VN ta, xuất hiện. Nils khoái trá lấy vợt lưới bắt vị thần nhỏ bé kia và bị thần trừng phạt. Cậu bị thu nhỏ lại, đến nỗi con dao cậu mang theo chỉ dài bằng que diêm. Trong lúc đi tìm vị thần để xin lỗi, tình cờ Nils bám vào cổ con ngỗng trong sân nhà đúng lúc nó vỗ cánh đi theo đàn ngỗng giời đang bay ngang qua. Vậy thì cuộc phiêu liu của Nils bắt đầu.
Tác giả đã kể rất hay, lồng ghép rất khéo léo chuyện các con vật, các chuyện lịch sử với các vùng đất của Vương quốc Thụy Điển. Cùng với đàn ngỗng, Nils đã có những trải nghiệm cực kỳ thú vị khi thì trong những khu rừng rậm, khi thì trên những hồ băng, khi thì một bến cảng hay 1 pháo đài cổ, khi thì một lễ hội nhiều màu sắc...
Tác giả đã giành giải Nô Beo, iem nghĩ chủ yếu với cuốn sách nầy với thứ văn chương sống động, linh hoạt dưng rất chau chuốt. Hồi nhỏ iem xem phải 1 bản rút gọn và cũng nhớ là kết thúc khá bất ngờ. Gần đây mua được cuốn của nhà xb Trẻ với bản dịch của dịch giả Hoàng Thiếu Sơn, người đã dịch rất hay cuốn những tấm lòng cao cả nên iem thú vô cùng. Bản của Kim Đồng thì do người khác dịch, không rõ văn phong dư lào.
Những cuộc phiêu liu của Nam tước Muyn Khao Den
Thật da đây có nhẽ là chiện cho người nhớn, nhằm châm biếm thói háo danh và khoác lác của ối kẻ trong xã hội Đức thời đó ( Vẫn nhan nhản khắp thế giới bi hờ). Cơ mà tuổi nhỏ đọc vẫn hay dư thường, đặc biệt là lứa tuổi cấp 2 dở lên, khi đã có 1 số kiến thức về vật lý.
Trong hơn 200 trang sách là 34 cuộc phiêu liu lớn nhỏ của nam tước Muyn Khao Den mà cuộc phiêu liu nào cũng đầy những tình tiết bố láo bố lếu, làm người đọc cứ bò da mà cười, iem đoán trẻ trâu thì cười khoái trá há há còn người nhớn sẽ cười hô hô.
Iem cũng cho rằng đọc lúc bé sẽ thích hơn dù chưa thật hiểu hết và có nhẽ cũng không biết 1 số nhân vật trong sách (ví dư hiệp sĩ lừng danh Đôn Ki Hô Tê và nàng Đun Xi Nê A xinh đẹp, người yêu của hiệp sĩ lừng danh).
Nhớn lên thì những chiện dư kiểu tóm tóc lôi lên, nhảy lên viên đạn đại bác... lại hóa da không có gì chê gớm so mấy lị các chiện hoàn toàn có thật vẫn xuất hiện nhan nhản ở nước ta dư buôn chổi đót xây biệt phủ, chạy xe ôm cả đêm xây biệt thự, ăn được cả sắt thép, ngồi túi ni lông vượt qua sông. Thậm chí nhiều người ở ta còn chạy nhanh hơn U San Bôn vì tan sở là 4h30 dưng mới 4h đã có mẹt ở nhà.
Vầng! Ngay cái tên sách " thực chất..." đã ngô nghê khó tả dồi. Cơ mà iem đọc cũng thấy vui da phết vì thấy đủ các kiểu oánh võng, láo lơ trong đám học trò đương bảo vệ sư phụ ( Có lần vị sư phụ nầy còn được gọi là ...tồng chí cho thêm phần nghiêm trọng) và vị sư phụ thì hỏi 1 đàng giả nhời 1 nẻo rất khéo léo.Phải chăng cụ đang nói đến Đối thoại sử học và quyển Thực chất Đối thoại sử học.
Em cũng thấy buồn cười, thu hồi sách rồi còn ra sách Thực chất làm gì ???
Em ủng hộ việc tranh luận học thuật, cần có góc nhìn khác nhau. Có các nhóm, trường phái khác nhau - nhưng cần tôn trọng sự thật. Kiểu độc tài tư tưởng vừa đá bóng, vừa thổi còi thì em ghét.Vầng! Ngay cái tên sách " thực chất..." đã ngô nghê khó tả dồi. Cơ mà iem đọc cũng thấy vui da phết vì thấy đủ các kiểu oánh võng, láo lơ trong đám học trò đương bảo vệ sư phụ ( Có lần vị sư phụ nầy còn được gọi là ...tồng chí cho thêm phần nghiêm trọng) và vị sư phụ thì hỏi 1 đàng giả nhời 1 nẻo rất khéo léo.
Cuốn " Thực chất..." vẫn khớ hơn cuốn gì mà các học trò của 1 GS văn chương (chuyên lèo lái, làm văn mẫu, viết SGK văn học cho học sinh phổ thông) làm da để bênh thầy. Vị GS nọ đuối lý bèn bẩu nhà phê bình nọ là chỉ có trình độ... cử nhân, ta đây trình độ GS không thèm chấp, không thèm giả nhời cho mất thì h. Nhà phê bình nọ mời hô ầm lên rằng ông GS này bị... ngáo vì không phân biệt nổi học hàm mấy lị học vị, vì ông GS được phong GS dưng trình độ vẫn chỉ là cử nhân ( tức bằng nhà phê bình) chứ có phải thạc sĩ tiến sĩ gì đâu. Vị GS tẽn tò lắm lắm, vì mọi thứ đã tung hê lên mẹt báo chí hết cả dồi!
Em cũng thích truyện của Belyaev. Thích nhất là truyện Người cá, sau là Đầu giáo sư Đô-oen. Hồi còn trẻ con em vốn thích dòng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mà! Truyện Người cá sau còn được được dựng thành phim, em là cứ chết mê chết mệt cái cô diễn viên đóng vai nữ chính Gutierrez, cặp mắt chao ôi cứ là xanh biếc sâu thẳm!!! KkkkCó mấy cuốn sách Liên Xô dành cho tuổi thiếu niên cũng khá là hấp dẫn dư là Bác sĩ Ai Bô Lít, chuyện phiêu liu của Mít đặc và các bạn hay Con Bim trắng tai đen, một cuốn truyện chả rõ cho trẻ em hay người nhớn… cơ mà iem thấy vẫn hơi kém hơn so mấy lị mấy cuốn khoa học viễn tưởng của nhà văn A. Bê Li A Ép. Có 1 dạo sách của Bê Li A Ép cứ dư là mốt, được tung hê liên tục trên các hiệu sách, nào là Đầu giáo sư Đô Oen, người bay A Ri En… em cũng xem nghiến ngấu. Sau iem vớ được 2 cuốn, 1 cuốn cực cũ và 1 cuốn cực mới, dư sau
Người cá
Người cá có nhẽ là cuốn truyện hay nhất của Bê Li A Ép, đã được dựng thành phin cả màn ảnh rộng lẫn truyền hình. Lúc iem vớ được cuốn này thì nó đã trong tình trạng dở đằng lào cũng được.
Một giáo sư nọ ở tận Ác Hen Ti Na xa xôi đã tạo ra Ích Chi An, một người có thể sống dưới nước dư cá vậy. Ích Chi An đã vô tình gây ra 1 số xáo động và làm một số kẻ hay đi lại trên giang hồ chú ý.
Dồi một cô gái xinh đẹp có đôi mắt xanh ( Tất nhiên là làm say đắm bao người) gặp nạn và lúc cô chuẩn bị đi gặp hà bá thì Ích Chi An đã tới kịp. Cứu cô gái mắt xanh, say mê cô ( Có lần chàng vất viên ngọc quý đáng giá ngàn vàng dư người ta vứt đi 1 viên sỏi làm nàng phát hoảng), bị bắt phải đi mò ngọc trai dưới đáy bể, trốn thoát... đó là những gì người cá phải trải qua để rồi lặng lẽ chìm vào quên lãng. Phải chăng người cá đã sợ hãi cuộc sống đầy rẫy những kẻ tham lam, những miu đồ rình rập…
Một cuốn truyện của Liên Xô dưng kết thúc lại dư phin Hô Ly Út, cơ mà đó cũng là cái kết ổn thỏa.
Bột mỳ vĩnh cửu
Ít lâu sau, iem có một cuốn truyện mới, khổ to giấy tắng chữ đen, minh họa rất đẹp, sách của nhà xuất bản cầu vồng mà lị. Sách đẹp thế thì cứ mở da xem tình hình dư lào, nghe tên thì khá …chán, cơ mà đọc lại khá hay.
Ở 1 làng chài ở nước Đức, mấy người oánh cá thấy ông già nghèo khó Han Xơ bỗng nhiên… béo lên trông thấy. Họ ngạc nhiên lắm, quyết định đến nhà ông Han Xơ để hỏi cho ra nhẽ. Ông già nghèo ( dưng béo) Han Xơ thấy mọi người kéo đến thì cho là chuyện thế là hỏng bét dồi, và ông tiết lộ bí mật là làm dư lào mà ông đang gầy gò trở nên béo tốt. Bí mật đó là món bột mỳ vĩnh cửu do giáo sư Brôi E tới tặng ông trong một đêm tối giời. Món bột đó có nhẽ đã từng nằm trong niêu cơm của Thạch Sanh vì …có thể tự nở da và ăn mãi không hết.
Bột mỳ vĩnh cửu dĩ nhiên làm náo loạn cả nước Đức, đâu đâu người ta cũng nói về ló, về thứ bột thần kỳ chỉ cần mua 1 kg là đủ sống cả đời. Dồi thì lắm chiện bi hài xảy ra quanh món bột mỳ vĩnh cửu.
Một cuốn truyện, ngắn thôi, khá là lôi cuốn của Bê Li A Ép, iem cho là thế.
Iem vẫn nhớ xem phin màn ảnh rộng Người cá trên đảo Thanh niên ở hồ Thiền Quang, lúc cô nàng Gút Ti Ê Rê vừa xuất hiện thì cả đám dông đã ồ lên, vì máy quay đã cận cảnh vào mặt cô này với cái miệng nhỏ xinh và đôi mắt xanh biếc xanh. Đám trẻ trâu chỗ iem từ ấy hễ có ai khen cô lào xinh thì lại đắc ý mà hỏi rằng " Có xinh bằng cô người cá không?" , kiểu dư cứ đẹp giai là lôi ra so mấy lị Đê A Nốp. Dồi thì cũng từ phin Người cá mà có liên khúc " đất đỏ mùa dông mấy lị Vàm cổ đông" mà iem còn nhớ vài câu dư sau:Em cũng thích truyện của Belyaev. Thích nhất là truyện Người cá, sau là Đầu giáo sư Đô-oen. Hồi còn trẻ con em vốn thích dòng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mà! Truyện Người cá sau còn được được dựng thành phim, em là cứ chết mê chết mệt cái cô diễn viên đóng vai nữ chính Gutierrez, cặp mắt chao ôi cứ là xanh biếc sâu thẳm!!! Kkkk
Cũng vì mê khoa học viễn tưởng nên hồi tầm những năm 70 còn có một cuốn nữa tên là Tinh vân Tiên nữ của nhà văn LX Efremov em cũng rất thích, truyện đưa ta tới những chuyến du hành rất xa trong vũ trụ đầy nguy hiểm nhưng cũng không kém phần lãng mạn...
Chuyện này thật là hay, xem phim không thể lột tả được dù có hài ước, dí dỏm.Nhiều cuốn sách có cái tên không có chữ " Phiêu liu", cơ mà nội dung thì lại phiêu liu kinh khủng, hấp dẫn cả trẻ lẫn già.
Ví dư ở cuốn Mowgli - người sói, chú bé mới có ...1 tuổi đã bắt đầu phiêu liu dồi.
Trong hang, gia đình sói đang chuyện phiếm thì bỗng 1 thằng người bé bỗng xuất hiện. Con hổ già thọt chưn đã săn đuổi cha mẹ cậu bé khi họ đi ngang qua khu rừng và tình cờ thế nào cậu bé mới chỉ 1 tuổi đã mò mẫm đi vào hang sói. Sói bố sói mẹ đã bảo vệ cậu bé khỏi con hổ dữ đang rình rập ngay ngoài cửa hang và quyết định nuôi cậu. Vợ chồng Sói gọi cậu là Mowgli (con ếch, vì người cậu bé trơn tuột không có lông, giống dư con ếch vậy) và đưa cậu ra giới thiệu trước hội đồng bày sói. Do có sự bảo lãnh của 1 con gấu già thông thái, kẻ chuyên dạy các điều luật của rừng xanh và một con báo đen uy mãnh mà cậu bé được bầy sói chấp nhận. Từ đó cậu là thành viên thứ 7 của gia đình nhà sói và bắt đầu cuộc sống rừng xanh.
( Iem để 2 cái bìa cho dễ bề so sánh, để thấy cái bìa đen ngòm lố bịch và thảm hại đến nhường nào)
Kipling đã khéo léo dẫn dắt câu truyện qua hành động của những con vật chủ chốt dư sói đầu đàn, hổ thọt già, trăn khổng lồ, qua những mẩu đối thoại đậm chất hoang dã, qua những trận đánh khốc liệt trong rừng và cũng chấm phá vài nét về cái thế giới thần bí trong đa số các ngôi làng Ấn Độ (đến h chắc vẫn thế), nơi mà sự lạc hậu từ chối Mowgli khi cậu trở về với đồng loại.
Với sự giúp đỡ của những người bạn trung thành, với trí óc của con người cộng với 1 con dao và vũ khí tối thượng “hoa đỏ “ ( cách mà muông thú trong rừng gọi ngọn lửa), Mowgli đã trở thành chúa tể rừng xanh khi chỉ mới 17 tuổi.
Một cuốn sách mỏng, dựa trên một chuyện có thật, đã hớp hồn ngay cả những giám khảo khó tánh của ủy ban Nô Beo về văn học. Nhanh nhạy vô cùng, Hô Li Út mau chóng tung ra các phiên bản sách tranh, sách chữ, phin hoạt hình, phin truyền hình dựa trên cuốn truyện của R. Kipling mà đa số lấy tên là Jungle book, tên gốc tiếng Anh của cuốn sách. Hẳn có cụ cũng đã xem phiên bản phin mới nhất có tên là “Huyền thoại rừng xanh – Mowgli” ( Mowgli do người đóng) được chiếu trên HBO, dù tình tiết có hơi khác 1 chút so với truyện gốc.
Cuốn sách được tái bản liên tùng tục với nhiều thứ tiếng và vẫn ăn khách cho đến tận bi hờ. Ở VN, sách cũng được tái bản vài phen với ít nhất là 2 bản dịch. Em thấy bản của dich giả Hoàng Hưng hay hơn, nhời văn rất uyển chuyển và chuyển ngữ rất khéo léo.
Iem hoàn toàn đồng ý với cụ vì iem cũng định sẽ rì viu cuốn Người cuối cùng của bộ lạc Mô Hi Can ngay sau cuốn bên trên vì cũng thấy 2 cuốn có mối liên hệ…rừng rú.Chuyện này thật là hay, xem phim không thể lột tả được dù có hài ước, dí dỏm.
Một quyển nữa tuy không giống quyển này nhưng cũng về sống trong thiên nhiên, hoang dã mà em cũng rất thích là cuốn Những người cuối cùng của bộ lạc Mohican. Cuốn truyện về sự tranh đấu của các bộ tộc da đỏ với người da trắng xâm chiếm, giữa quân Anh với quân Pháp cùng những bộ tộc đồng minh. Về tình yêu và lòng thù hận, về danh dự, sự quả cảm, về tâm hồn cao đẹp, chất phác, sự thiện chiến của những chiến binh da đỏ chiến đấu cho quê hương, xứ sở cho sự sống còn của bộ tộc giữa vùng rừng núi hùng vĩ mà hoang dại của nước Mỹ. Một cuốn chuyện về cuộc sống, tâm hồn và sự tranh đấu của người da đỏ mà em chưa thấy có cuốn nào sánh được.
Em cũng thích chương trình " nghệ sĩ và đời sống" của bác Trường Kỳ.Lâu lâu ko có gì hay, nay em xin rì viu 1 cuốn. Vẻ ngoài khá xấu xí nhưng nội dung thú vị.
Tác giả Trường Kỳ viết một phóng sự dài về những bạn trẻ những năm 60 70 tại Saigon. Khi đó họ ở lứa tuổi dưới đôi mươi. Trường Kỳ gọi họ là những bạn choai choai với lối sống Hippy kiểu Saigon.
Đóng vai một người anh, Trường Kỳ muốn vẽ nên một toàn cảnh ăn chơi, nhảy nhót, hút hít, trộm cắp của những bạn trẻ mà nguyên nhân sâu xa đẩy họ va vào cuộc sống ấy chính là vì chiến tranh.
Giọng văn của Trường Kỳ không lên gân lên cốt, không bề trên, không ra chiều răn dạy. Trái lại ông dùng ngôn ngữ Hippy Saigon, sống kiểu Hippy Saigon để hòa nhập vào đời sống của lũ choai choai. Từ đó người đọc tự rút ra những bài học, những thức tỉnh cho riêng mình, những xét lại lối cư xử với con em mình, để giúp bản thân và lứa con em tránh được lỗi lầm.
Trên hết, Trường Kỳ giành một tấm lòng trìu mến cho thế hệ trẻ. Phía sau trang viết là một khẩu hiệu quen thuộc trước 75: "ngày nay vun trồng, ngày sau cậy trông". Ông viết: "Xưa Chúa Gésu đã phán rằng: "Hãy thương yêu trẻ con vì nước thiên đàng là của chúng". Dù sao chăng nữa đối với quý cô quý cậu choai choai anh cũng triều mến và thương yêu ra rít để sau này còn dựa hơi các cô các cậu mà lên thiên đàng chứ: Nhớ cho anh quá giang với nhé!".
Theo Wikipedia:
Trường Kỳ (1946 - 2009) là một nhạc sĩ Việt Nam, là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và là nhà biên khảo về tân nhạc Việt Nam. Cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, ông được mệnh danh là vua nhạc trẻ từ những thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam.
Ông cũng là người viết tiểu thuyết, tiểu thuyết "Tuổi choai choai" của ông đã được dựng thành phim "Vết chân hoang".
Những năm cuối đời, ông cộng tác với Đài VOA trong chương trình "Nghệ sĩ và đời sống", chương trình phát thanh hàng tuần vào khuya thứ bảy về âm nhạc Việt và đời sống nghệ sĩ.
(Giờ đây ta có thể đính chính cho Wikipedia, tên chính xác tác phẩm của Trường Kỳ là "Sài gòn choai choai" và dường như gọi đó là tiểu thuyết thì chưa đúng lắm, đó phần nhiều là phóng sự)
Em cũng thích chương trình " nghệ sĩ và đời sống" của bác Trường Kỳ.
Để em thử chuột bạch 1 lần, không ưng em ăn vạ cụ nhá!
Rất tiếc là lần này em không có cơ hội ăn vạ cụ rồi .Vầng! Mợ chuột bạch xong nhớ rì viu đới nhá!
Vầng! Thế để lần khác mợ nhá!Rất tiếc là lần này em không có cơ hội ăn vạ cụ rồi .
Em đang đọc dở cuốn sách cụ giới thiệu: 5 phương trình làm thay đổi thế giới. Cảm nhận cá nhân của em là nội dung rất cuốn hút, cầm cuốn sách không muốn dứt ra . Rất cảm ơn cụ!