Iem nhớ một cuốn sách Ba Lan khác cũng giành cho trẻ con, ấy là cuốn trên
“sa mạc và trong rừng thẳm”, tiếc là iem không cảm thấy thú vị vì đọc nó sau rất nhiều cuốn sách hay khác, nên với em thì cuốn sách của Si en ki e vic còn không len được vào hạng 2.
“Những cuộc phiêu lưu của Ca Ríc và Va Li A”, “ Những cậu con trai phố Phan” hay
“ Hảo hớn nơi trảng cát” cũng vậy. Iem tạm phân loại da như thế vì hồi bé không ai hướng dẫn nên thôi thì cứ vớ cuốn lào thì xào cuốn ý, kết quả là mất rất nhiều thời gian cho những cuốn sách mà bi hờ iem chỉ còn nhớ tên kiểu dư
“ Ti Mua và đồng đội” của A. Gai Đa hay
“ Thanh đoản kiếm” của Rư Ba Cốp… Iem nhớ rất rõ rằng mấy cuốn của Nga La Tư này ( Mà hồi ý lắm truyện Nga la Tư thế không biết) thậm chí còn không hấp dẫn bằng mấy cuốn sách Việt Nam dư
“Phía núi bên kia”, “ Đội thiếu niên du kích Đình Bảng”( Cuốn này và cuốn trước đều của nhà văn Xuân Sách, tác giả bài thơ nổi tiếng “Đường chúng ta đi”),
“Chuyện tôi và các bạn” ( Khá hấp dẫn với chuyện mấy cô cậu học cấp 2 học hành dồi đi thi học sinh giỏi toán, có nhân vật chính tên là Lập),
“đất rừng phương Nam” hay
“ tôi đi học” ( Hồi ký rất hay của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký) vv.
Hạng nhất thì có nhẽ không cần rì viu, vì toàn những tên sách được tái bản liên tục dư
Không gia đình, Rô Bin Sơn Cru xô, Gu Li Vơ du ký, Những tấm lòng cao cả, túp lều bác Tôm, những cuộc phiêu lưu của Tôm Soy Ơ, hai vạn dặm dưới biển…
Iem lại xin rì viu vài cuốn mà theo iem cũng rất hấp dẫn với lứa tuổi cấp 2 dở xuống.
Những đưa con của thuyền trưởng Grant
( Bìa trái là của nhà Măn non xuất bản 5 1985 gì đó, bên phải là bìa của sách gần đây của nhà thanh niên. Dù rất muốn mua lại cuốn này dưng nhìn cái bìa ẩu tả iem đâm nản, đành chờ mua của nhà khác)
Ét Uốt, một quý tộc người Xcốt len câu được một con cá mập và dư thường lệ thì thủy thủ đoàn sẽ mổ nó ngay trên sàn tàu. Con cá có vẻ …nghiện diệu khi người ta thấy trong bụng ló 1 cái chai, cơ mà không phải, trong cái chai có 3 bức thư kêu kíu bằng 3 thứ tiếng do 1 một nhà thám hiểm nổi tiếng, thuyền trưởng Grant, viết. Khi gặp nạn, thuyền trưởng Grant đã viết rất nhiều thư, cho vào những cái chai được nút lại kín mít và thả xuống biển với hy vọng có ai đó sẽ vớt được chai và đọc được thư và 1 trong những cái chai ấy đã đạt được mục đích.
Ét Uốt cho đăng tin về Grant lên 1 tờ báo và đi Luôn Đôn để thu xếp tàu kíu hộ. Cô vợ xinh đẹp của Ét Uốt đương rầu rĩ lo lắng ở nhà thì bỗng đâu có 2 thiếu niên 1 gái một trai tìm tới xin gặp mẹt. 2 thiếu niên đó chính là 2 đứa con của thuyền trưởng Grant.
Vậy thì 1 đoàn thám hiểm được thành lập và bắt đầu từ đây độc giả tưởng dư mình đang dấn thân vào khi thì ngàn trùng sóng vỗ, khi thì leo lên dãy An Đéc tận Nam Mỹ dồi lại vòng qua châu Úc về Thái Bình Dương, khi thì quân ta oánh quân mình, khi thì lạc giữa những thổ dân bặm trợn…
Đây có nhẽ là cuốn sách hay thứ nhì của J. Véc Nơ ( Iem thấy thú hơn “80 ngày vòng quanh thế giới” hay “ Cuộc du hành vào lòng đất”) , chỉ sau “2 vạn dặm dưới biển”.
Chú bé trong va li.
Séc Gây ( đương học lớp 6 thì phải, iem cũng không nhớ rõ), một chú bé rất chi là tinh nghịch, tình cờ gặp một chú bé người máy. Cả 2 giống nhau dư hệt, có lẽ vì nhà khoa học chế tạo ra người máy đã lấy Séc Gây ra làm khuôn mẫu ( lấy ảnh từ ai đó hay từ trên …báo thì iem cũng không rõ lắm). Séc Gây kéo người máy về nhà, cho người máy ngủ trong va li và khi đêm xuống, người máy lại soi đền để…đọc sách.
Séc Gây vui lắm, chú nghĩ da 1 mẹo, liền cho người máy …đi học thay, còn mình thì đi chơi cho thoải mái cái hẵng.
Ở trường, người máy làm tất cả ngạc nhiên. Cậu làm toán, làm khoa học, thi chạy, làm đủ mọi thứ và tất nhiên là vượt xa ngay cả các …thày cô. Cơ mà lúc đá bóng, đáng lẽ sút bóng thì cậu lại lẩn thẩn ghi vài công thức lên khung thành, (mà Séc Gây lại là một cầu thủ giỏi mới tức chứ lị…).
Rồi thì sau những vui vẻ ban đầu, những phiền toái đã xuất hiện và càng lúc càng dồn dập…
Truyện nầy đã được dựng thành phin chiếu trên TV hồi 198 mấy. Kiểu người máy này h iem thấy cũng nhiều, cơ mà hồi ý thì đọc lần đầu nên thú hết sức, thầm mong mình có 1 ông bạn dư thế để nổi tiếng 5 châu 4 bể chứ tội gì.
Ông già Khốt ta Bít
Thời ông chú làm Việt teo của iem còn trai tráng thì đã có bài hát:
Ông già Khốt ta Bít
Ăn mít …ị da dưa
Ăn dừa …ị da táo
Mua báo không biết xem
Mua kem không biết mút
Mua bút không biết cầm
Lái dầm da quần mới...
Chính là ông già Khốt ta Bít trong cuốn truyện nầy.
Vôn Ca, một thiếu niên sắp 13 tuổi, tình cờ vớ được 1 cái bình nom có vẻ cổ khi đi tắm ở sông. Vôn Ca cạy cái nắp bình và 1 ông già râu dài đến rốn hiện da. Ông tự xưng mình là Khốt Ta Bô Víc, 1 vị thần, do bố láo nên bị vua Sa lô Mông, con trai Đê Vít, bắt nhốt vào bình. Ông hắt hơi liên tục vì mặc bệnh sổ mũi do đã mấy nghìn 5 không được thấy ánh sáng mặt giời.
Từ đó ông già Khốt Ta Bít ( Gọi thế cho thân mật) có nhiều phép thuật kè kè với Vôn Ca dư hình với bóng. Ông quá tự tin vào phép thuật, nhưng lại không thể dùng phép thuật để hiểu được những thứ trong thời đại mới nên vấp phải những tình huống hết sức khôi hài. Với dụng ý tốt, nhưng cách thức lạc hậu của ông nhiều phen đẩy người bạn nhỏ và đẩy chính mình vào tình cảnh khóc dở mếu dở ( Dư có lần ông suýt bị dân khát vé đè bẹp khi hóa phép thần thông da cả tập vé xem bóng đá trên tay hay phá đám trận bóng đang được nhiều người theo dõi...)...
Chuyện của hai người bạn 1 già 1 trẻ đầy tình tiết hài hước dí dỏm làm bạn đọc khi thì cười phá lên, lúc lại cười mủm mỉm. Một cuốn sách đầy sảng khoái nhưng cũng mang nhiều ngấm ngầm châm biếm ( châm biếm hiển hiện rõ nhất lại là châm biếm 1 …du khứa Mẽo, cho ló đúng với một tác phẩm xô viết).
Cho đến h, những “ ông già Khốt Ta Bít” vẫn hiện hĩu ở quanh đây, iem thật.