Em có bảo ko dành cho đại chúng đâu ạ
Về sách thiếu nhi, em mong cụ review giúp em vài chục cuốn sách hay nữa vì em có 4 nhóc ạ
. Cảm ơn cụ!
Sách thiếu nhi để hôm lào iem chộp cho ló dễ hiểu vì tuyền ..sách tranh, vui mà đẹp mợ ạ!
Hôm nay mưa, ế khứa quá nên em viết hơi dài 1 chút...
" Cái gì có trên thế giới đều có ở Mahabharata
Cái gì không có trên thế giới vẫn có ở Mahabharata"
Đó là cách người Ấn Độ tự hào nói về
Mahabharata, bộ sử thi kỳ diệu và có nhẽ là đồ sộ nhất thế giới.
Chuyện bắt đầu bằng sự ra đời của
Đê Va Ra Ta, kết quả của tình yêu giữa nhà vua
Xăng Ta Nu và nữ thần
Găng Ga. Mọi rắc rối bắt đầu khi Đê Va Ra Ta khôn lớn và vua Xăng Ta Nu gặp 1 cô gái làng chài cực kỳ xinh đẹp. Bố cô này tuyên bố chỉ gả con gái cho nhà vua với 1 điều kiện, cháu trai ông ta phải được làm người kế vị. Dĩ nhiên là vua buồn rầu lắm lắm, vì vua đã có một người con trai đẹp như 1 thiên thần và giỏi cũng như 1 thiên thần. Thấy vua cha buồn phiền, Đê Va Ra Ta dò hỏi và biết được câu chuyện. Chàng đã đến hỏi vợ cho cha và thề sẽ từ bỏ ngôi thái tử. Ông lão láu cá kia nói rằng ông ta tin lời chàng, nhưng còn con cháu chàng thì sao? Dồi chúng cũng sẽ tài dư cha ông của chúng và khi ấy thì cháu chắt của ông ta tất nhiên thua thảm. Đê Va Ra Ta liền cất lời thề rằng chàng sẽ không bao giờ lấy vợ. Ngay khi chàng trai vừa nói xong, các thiên thần đã rắc hoa xuống đầu chàng và những tiếng hô
" Bhisma! Bhisma..." rền vàng trong không trung. Bhisma có nghĩa là một người đã thề 1 lời ghê gớm và sẽ thực hiện lời thề đó. Nhà vua bèn cô gái đẹp làm vợ.
Gần như ngay lập tức, 1 hình tượng vô cùng đẹp đẽ đã xuất hiện và làm lu mờ tất cả các nhân vật khác, kể cả
Ac Giu Na – được coi là nhân vật chánh và là cung thủ tài giỏi nhất…thế giới thời đó. Dù có 1 vài trò đặc biệt và rất hay xuất hiện,
Bhisma chỉ là 1 nhân vật phụ. Có thể nói Bhisma là 1 hình mẫu hoàn hảo của 1 người liền ông Ấn Độ. Thông mính, đẹp trai, cao lớn, cao thượng, võ nghệ cao cường, tinh thông kinh sử, nói được làm được… tất cả những thứ tốt đẹp nhất đều hội tụ ở Bhisma. Và trớ trêu làm thao, 1 trong những đức tính tốt đẹp lại làm Bhisma bại trận.
1 công chúa đã đề nghị Bhisma lấy mình, nhưng Bhisma không thể phá bỏ lời thề nên công chúa đã treo vòng hoa vào 1 cành cây trước khi vào rừng tu luyện với mục đích phải hạ thủ bằng được Bhisma. Công chúa qua đời và ở kiếp sau, nàng trở thành 1 dũng sĩ tên là
Xi Khan Đin. Xi Khan Đin tới cửa rừng, thấy vòng hoa của công chúa năm nào đã khô cong. Chàng đeo vòng hoa vào cổ trước sự bang hoàng của người thân, họ sợ Bhisma nổi giận. Sau này, trong chiến trận, Ac Giu Na đã lấy Xi Khan Đin làm người oánh xe. Bhisma biết Xi Khan Đin kiếp trước vốn là 1 phụ nữ, nên ông quay đi không giao chiến ( không bao h oánh phụ nữ dù chỉ bằng 1 nhành hoa). Nhờ thế, Ac Giu Na mới có thể phóng những mũi tên chết chóc vào người ông mà chàng vô cùng kính trọng. Hình ảnh Bhisma nằm hấp hối trên chiếc giường bằng các mũi tên được chạm khắc ngay ở đầu bức tường đá lừng danh của đền ...Angkor Wat và tất nhiên cũng có rất nhiều cảnh Mahabharata xuất hiện trên bức tranh đá lớn nhất thế giới này.
Mahabharata có nghĩa là
"các truyện vĩ đại của triều đại Bharata", nói về cuộc chiến khốc liệt diễn ra khoảng 1000 5 TCN, giữa hai dòng con chú con bác là
Kô Ra Va và
Pan Đa Va (cả hai đều là dòng dõi vua Bharata) .
Lồng ghép trong cuộc chiến và các diễn biến liên quan là rất nhiều tích hay về các vị thần, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những câu chuyện tình diễm lệ như chuyện nàng
Savitri đấu lý với thần chết để được cưới 1 chàng tiều phu, chuyện phiêu lưu ly kỳ dư chuyện
Bhima đùa giỡn với con yêu tinh
Baka trược khi bẻ xương nó, hay chuyện lạ lùng về 1 cái đầm lầy đã lấy đi toàn bộ sức mạnh của 5 anh em nhà Pandava mà những câu đối đáp trong đó thực sự làm người ta choáng ngợp về trí tuệ của người Ấn Độ từ 3000 niên trước…
- Cái gì cứu ta trong lúc nguy khốn?
Lòng can đảm!
-
Cái gì cao hơn trời?
Người cha!
-
Cái gì nhanh hơn gió?
Ý nghĩ!
-
Cái gì khô héo hơn cọng rơm khô?
Một trái tim đau buồn!
-
Cái gì cần mang theo khi đi đường?
Trí khôn!
-
Cái gì mất đi sẽ đem lại niềm vui chứ không phải nỗi buồn?
Cơn giận.
...
1 sử thi hay vô cùng tận, khó mà diễn tả bằng lời.
Đọc xong, không những ta biết được về Ấn Độ giáo mà cũng biết thêm về….phật giáo và tại sao hoàng tử
Tất Đạt Đa lại được coi là hóa thân thứ 9 của thần
Vishnu, 1 trong 3 vị thần của Ấn giáo và là vị thần được thờ phụng nhiều nhất tại Ấn Độ ( Hóa thân thứ 7 của thần Vishnu chính là hoàng tử
Rama, nhận vật chánh trong sử thi
Ramayana. Trong Mahabharata thì Vishnu xuất hiện với hóa thân thứ 8, thần
krisna ).
Theo các ban ngành đoàn thể trong và ngòai nước thì không có sử thi nào vĩ đại hơn
Mahabharata cả độ lớn về câu chữ lẫn sự kỳ vĩ về nội dung. Iem cực lực đồng ý với họ!