Thời trước 75 thì không thể nói là in nhiều hay " hoàng kim" của sách dịch được, vì vẫn quá ít ỏi, quanh đi quẩn lại vẫn là mấy cuốn dư cụ vừa nhắc đến. Không những thế có nhiều bản dịch còn bị " kiểm duyệt" hết sức kỳ lạ. Ví dư iem đi mua sách cũ, mua được 1 cuốn NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ bị xén đi khoảng 1/3 ( kỳ lạ ghê gớm, cuốn ấy thì có tró gì mà kiểm)
Cuốn Đa Vít Co Pơ Phin in niên 1976, cuốn Hội chợ phù hoa ( Dư của cụ và dư của iem) in niên 1978.
Sách Tung của thì in da dưng sau niên 1979 thì bị cấm, đâm da lại thành của hiếm. Người ta phải đọc khá là "dấm dúi" mấy cuốn
Tam Quốc Diễn nghĩa ( nhà xuất bản phổ thông in từ niên 1963),
tây Du ký ,
đông chu liệt quốc... mất đầu mất cả đuôi.
"Hoàng kim" của sách dịch là phải từ 1980 giở đi và trở nên náo nhiệt vào khoảng niên 1983, với nhiều cuốn sách được tái bản và nhiều kiệt tác đông tây kim cổ được dịch theo bản hoàn chỉnh (chứ không theo bản rút gọn dư trước) và được...cho phép phổ biến rộng rãi da công chúng. Sau năm 1980 thì đọc giả VN ( Cả nhớn tuổi và nhỏ tuổi) mới có dịp tiếp xúc với rất rất nhiều kiệt tác văn chương ( kinh điển cóa mà hiện đại cũng cóa) của thế giới.
Ví dư trước 7X thì có nhẽ người ta chỉ biết đến E.M. Rơ Mác qua cuốn
Phía Tây không có gì lạ hoặc
Thời gian để sống và thời gian để chết (phản chiến mà). Sau 80 thì cả sê ri Rơ Mác đã được xuất bản.
Hoặc 1 thí rụ dư cụ nói về nhà văn người Áo ( không phải người Đức) Stefan Zweig ( Ste-phan Sờ-vây). Cuốn
bức thư của người đàn bà không quen sau nầy được in lại và...bổ sung những chỗ bị kiểm duyệt trước kia, lấy tên là
Ngõ hẻm dưới ánh trăng (Iem có 1 bản giấy đen ngòm kiêm chữ lờ mờ, in niên 1984).
Nói là " Hoàng kim ", vì từ đầu những niên 80, sách ra rất nhiều và dịch cũng rất tốt ( Do hồi ý có rất nhiều nhà xuất bản và nhà nào cũng làm ăn khá là có trách nhiệm). Sách Nga cũng được tăng cường. Ngoài việc cho in lại các tác phẩm xưa cũ, người ta đã giới thiệu rất nhiều tác phẩm mới của các tác giả mới mà trước 75 không hề xuất hiện. Sách do người anh em Nga La Tư in tặng lại càng nhiều hơn, khiến iem cũng vớ được ối cuốn.
Ngày nay thì sách dịch lại là nhiều gấp bội so mấy li thời " hoàng kim", cơ mà dịch ẩu lại chiếm phần nhớn, kiểu dư 1 dịch giả đã dịch đoạn văn dư sau:
Nàng buồn rầu nói qua điện thọai " Cha em vừa qua đời, ông bị ung thư cổ tử cung".